Tổng Hợp

Màu sắc trong tranh – Nghiên cứu tổng hợp

Màu sắc hiện hữu, tồn tại từ đời này sang đời khác. Từ lúc sinh ra con người đã được tiếp xúc với màu sắc. Mắt ta cảm nhận được màu sắc và rung động khi được ngắm nhìn những hòa sắc đẹp trong thiên nhiên. Sảng khoái thích thú khi được sở hữu, nhìn ngắm các đồ vật có  sắc màu đẹp…mỗi người đều có cảm nhận riêng với màu sắc. Thế nhưng đối với những cảm năng thô lỗ thì màu sắc chỉ có những tác dụng hời hợt. Con người càng phát triển và hoàn thiện mình thì phạm vi những đặc tính nhận biết được cũng ngày một cao hơn. Những người có chiều sâu về tâm hồn thì xem màu sắc là ngôn ngữ hữu hình nhưng có sức mạnh vô hình. Các giai điệu, ý thơ, hồn nhạc, nội tâm…  đều là cái bóng, là linh hồn của màu sắc. Sẽ như thế nào khi cuộc sống không còn có màu sắc ? Xung quanh ta chỉ toàn là những đồ vật đen, trắng, xám ngoét hay chỉ là một màn tối bao phủ… Nhưng ngược lại cho chúng ta sống trong một môi trường, một căn phòng tiện nghi với những đồ dùng đắt tiền nhưng màu sắc đối chọi, gay gắt, tương phản quá mạnh hay những màu quá ảm đạm ta cũng cảm thấy bức bối khó chịu, hoặc xem một bức tranh có bố cục chắc, đường nét đẹp nhưng màu sắc không hài hòa thì bức tranh cũng không còn giá trị, không đem lại cảm xúc cho người xem… Chính vì điều này mà các họa sĩ đã luôn nghiên cứu, tìm tòi, chắt lọc để đưa những cái đẹp từ thiên nhiên vào hội họa đồng thời nghiên cứu  để vận dụng  màu sắc như thế nào nhằm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của con người ngày một đạt kết quả mỹ mãn hơn.

Contents

                   Phương pháp nghiên cứu

Đọc, xem tranh, tìm hiểu cách sử dụng màu sắc trong tác phẩm hội họa, nghiên cứu bài viết của các họa sĩ, các đồng nghiệp kể cả tranh thiếu niên, nhi đồng…Nhận định, phân tích, vận dụng những lý thuyết đã học được vào phân tích, sáng tác tranh và giảng dạy.

 

 

CHƯƠNG 1

 

CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VỀ  MÀU SẮC VÀ CÁCH THỂ HIỆN MÀU  SẮC TRONG HỘI HỌA

 

1.1.    KHÁI NIỆM VỀ MÀU SẮC

Màu là từ chỉ các màu xanh, đỏ, cam, tím, vàng… Sắc là sắc độ đậm nhạt, nóng lạnh. Màu sắc là một hiện tượng của thiên nhiên được con người đúc kết, nhưng nếu không có ánh sáng thì không có màu và ánh sáng đã làm màu sắc thay đổi. Ở trong bóng tối đen nhất màu hoàn toàn biến mất.Vì thế màu sắc cũng thay đổi tùy theo ánh sáng nhiều hay ít. Màu sắc của vật thể mà chúng ta nhìn thấy là tổng hòa giữa màu sắc của ánh sáng, màu sắc của chính bản thân nó, màu của môi trường và màu của bầu khí quyển đang bao bọc xung quanh các vật thể ấy. Ví dụ: nhìn ra phía chân trời ta thấy màu sắc của biển lúa, đồi núi … khác nhau trong các thời điểm của ngày, càng về tối màu sắc của bầu trời và cây cối càng hết màu và dần chuyển sang tối đen nếu không có ánh trăng. Vậy ánh sáng là do quang phổ của mặt trời và có màu tức là có ánh sáng. Màu sắc biểu hiện cụ thể ở trên cầu vồng. Cầu vồng là hiện tượng thiên nhiên, biểu hiện màu sắc của quang phổ. ( Người ta có thể làm một lăng trụ để trong buồng tối, dùng tia nắng dọi vào qua lăng trụ và hắt lên tường  thì thấy được những màu chính của cầu vồng như: tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ.)

Trắng và đen không có trong hệ thống quang phổ mặt trời của cầu vồng, bởi vì đen là hiện tượng không có ánh sáng còn trắng là kết quả của 7 màu trộn lại (trên cơ sở quang học) do tác động của ánh sáng. Điều này có thể chứng minh như sau: cắt miếng bìa cứng hình tròn, chia làm 7 phần mỗi phần là một màu chính, làm trục giữa hình tròn và quay càng mạnh, màu càng nhạt dần và sau thành màu trắng. Ta nhìn thấy trắng hay màu hơi xám là do hình tròn quay nhanh hay chậm. Nói một cách khác đen không ảnh hưởng ở ánh sáng, còn trắng sẽ thành màu khác khi có màu nào đó chiếu vào. Ví dụ: chiếu màu đỏ thì hóa đỏ, màu xanh thì hóa xanh, có nghĩa là chịu ảnh hưởng của màu khác ( tự học vẽ – họa sĩ Phạm Viết Song).  Trên thực tế nếu lấy loại  màu nhân tạo giống như  màu trong  7  sắc cầu vòng pha cùng với nhau không thể nào tạo ra trắng như màu ánh sáng mà cho ra màu xám đậm. Như vậy chúng ta đã nhận biết có  2  loại màu sắc đó là: màu tự nhiên do ánh sáng chiếu vào và màu nhân tạo do con người chế tạo ra qua thủ công, qua công nghệ hóa màu để phục vụ cuộc sống.

1.1.1   MÀU CƠ BẢN (FUNDAMENTAL  COLORS ) VÀ MÀU HAI THÀNH PHẦN  ( BINAIRE  COLORS ) :

Qua quang phổ mặt trời, người ta thấy 7 sắc màu nhưng thực chất chỉ có 3 màu là  Đỏ – Vàng – Lam. Ba màu này trong công nghệ hóa màu, trong hội họa gọi là màu cơ bản  (fundamental), màu bậc một, màu gốc hay màu nguyên sắc, nghĩa là những màu đang ở tình trạng nguyên chất, nguyên vẹn độ tươi thắm.

Khi pha trộn hai màu cơ bản vơi nhau người ta tìm ra  ba màu khác gọi là màu hai thành phần hay màu bậc hai (binare color) như màu cam, lục, tím.        (hình 1)      

        Đỏ (bậc 1)       +  Vàng (bậc 1)       =    Da cam (bậc 2)

Vàng (bậc 1)  +  Lam  (bậc 1)       =    Xanh lá cây (bậc 2)

Đỏ   (bậc 1)    +  Lam (bậc 1)                    =    Tím (bậc 2)

       Màu chàm nhìn thấy ở quang phổ là do sự pha trộn thêm của lam và tím nên không kể là màu bậc hai. (tùy mức độ pha trộn tím nhiều hay lam nhiều sẽ cho nhiều sắc chàm khác nhau)

Tím    +      Lam          =         Chàm

1.1.2.   MÀU BẬC BA – MÀU BẬC BỐN   ( Hình 2 )

            Màu bậc ba: (Tertiary) màu  bậc 3 có được là do sự pha trộn giữa từng cặp màu bậc 1 và bậc 2 như

Vàng chanh (bậc 1) + Cam (bậc 2)              = Vàng nghệ  (bậc 3)

Cam  (bậc 2)            + Đỏ (bậc 1)                =  Đỏ cam  ( bậc 3)

Lam (bậc 1)             + Lục (bậc 2)               =  Lam lục  ( bậc 3)

Lục (bậc 2)               + Vàng chanh (bậc 1)         =  Lá mạ  (bậc 3)

            Màu bậc 4?   ) có được là do sự pha trộn  giữa màu bậc 1 và 3 hay bậc 2 và 3 với phân lượng gần bằng nhau mà ra. Từ cách này ta cũng có thể pha ra các màu bậc 5 hay 6 …Các màu bậc 4, 5, 6 … còn có vai trò như những màu trung gian.

1.1.3.   MÀU TRUNG GIAN : ( Intermedairy Colors )

Màu trung gian có được là do sự pha trộn của hai màu đang đứng cạnh nhau, pha với cân lượng gần như bằng nhau. Trên thực tế sử dụng thì màu trung gian là màu thứ ba trong khi sử dụng không nhất thiết phải pha với cân lượng bằng nhau, màu nào nhiều cũng được miễn là vừa tạo được sự kết nối giữa hai màu và hòa hợp được với tổng thể, với màu chủ đạo, tác dụng của màu trung gian là làm cho tác phẩm có sự liên lạc một cách hài hòa. Nó nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ của hai màu đầu tiên đứng cạnh nhau, làm cho các mảng màu trong tác phẩm có sự liên lạc một cách dịu dàng, hài hòa, thuận mắt nhìn.

 1.2.     MÀU TƯƠNG PHẢN – BỔ TÚC – MÀU NHẤN

 1.2.1.   MÀU TƯƠNG PHẢN  ( CONTRARY COLORS )

Là những cặp màu khi đặt cạnh nhau có sự đối lập nhau về sắc độ mạnh mẽ hay đối lập nhau về sáng, tối.Về bản chất và một số hình thái vừa cụ thể vừa tinh tế. Màu tương phản làm tôn nhau thêm rực rỡ, lung linh. Thường được dùng trong  trang trí. Trong vẽ tranh cổ động … qua thực tế người ta đã tìm được các cặp màu tương phản như:

Đỏ –  Vàng;      Vàng – Lam;      Đỏ – Trắng;      Lam –  Trắng   ….

Khi phối màu ta cần lưu ý mốt số dạng tương phản sau:

+   Tương phản về nóng lạnh tạo được sự sống động và chiều sâu trong tranh.

+   Tương phản về số lượng, về đậm nhạt của màu: Ví dụ khi vẽ hai nhóm người một nhóm có diện tích lớn sử dụng màu đậm bên cạnh một nhóm diện tích nhỏ hơn lại dùng màu nhạt  Sự tương phản này thường dẫn tới sự mất thăng bằng và tạo sức hút thị giác. Sử dụng màu tương phản về đậm nhạt như: hồng nhạt- đỏ đậm, xanh lá đậm- xanh lá non …

+   Tương phản về sắc độ, cường độ tươi tái, độ rực hay xỉn của màu.

+   Tương phản về độ rõ, độ mờ của màu sắc. Nếu sử dụng  tốt còn tạo được chiều sâu trong tranh.

Trường hợp sử dụng tương phản trở thành rợ quá , ta có thể làm dịu đi bằng cách xen màu xám hay trung tính vào hoặc làm mờ bớt một màu nguyên chất đi. Ví dụ thêm trắng giữa đỏ và lam. Thêm xám giữa vàng chanh và đen hoặc giảm lam bên cạnh đỏ. Giảm đen bên cạnh vàng chanh.Màu tương phản đặt bên nhau tuy khó nhưng lại đạt được tính ưu việt về màu sắc. Các loại tranh dân gian như Đông Hồ. Hàng Trống của dân tộc Kinh. Thổ cẩm màu các dân tộc miền núi thường dùng bạo dạn các lọai hòa sắc tương phản và đã đạt được những đặt  tính ưu việt.

1.2.2.   MÀU BỔ TÚC:  ( COMPLEMENTARY )   ( Hình 3)

Màu bổ túc là hai màu khi đặt gần nhau có khả năng hỗ trợ, làm hửng màu và tôn nhau lên thêm rực rỡ, thêm tươi sáng,. Ví dụ màu xanh lá gần màu đỏ thì xanh càng xanh và đỏ càng đỏ mạnh hơn. Đó là do ấn tượng từ thiên nhiên mà tìm ra quy luật của màu bổ túc. Ví dụ nhìn màu đỏ lâu thì có cảm giác là màu xanh lá bên cạnh. Cũng như ta nhìn đỏ thì thấy có màu xanh bao bọc xung quanh. Qua nghiên cứu người ta tìm ra các cặp màu bổ túc như:

       Đỏ  –   Lục  ;        Vàng  –   Tím  ;        Cam   –   Lam

Cũng cần nhấn mạnh là những màu bổ túc không nhất thiết là chỉ có ba cặp màu trên, đó chỉ là những cặp màu cơ bản Trên phạm vi hình vành khăn của vòng thuần sắc chúng ta thường nói hai màu đối diện nhau  qua tâm điểm vốn bổ sung trực tiếp cho nhau. Nếu nói theo dạng hình học thì hai màu có góc đối đỉnh với nhau sẽ làm tôn nhau lên. Trong thực tế phối màu còn có màu bổ túc xen kẽ có nghĩa là nó không phải là màu bổ túc nằm ở vị trí đối diện mà nằm ở vị trí hơi lệch sang hai bên. Màu bổ túc képcó nghĩa là hai màu này bổ túc cho một màu kia. Ví dụ ta gọi màu tím gốc là màu bổ túc trực tiếp, trực diện với màu vàng thì hai màu bổ túc xen kẽ cho màu vàng  chính là hai màu tím nằm liền kề hai bên màu tím gốc. Nếu đảo ngược lại màu vàng cũng là màu bổ túc gốc trực diện của màu tím gốc và hai màu xen kẽ hay gọi là bổ túc kép cho màu tím chính là hai màu vàng ở hai bên màu vàng gốc một màu ửng cam, một màu ửng xanh đọt chuối. Màu bổ túc dùng ít thì quý, dùng nhiều thì lòe loẹt, rợ, không hài hòa. Muốn dùng nhiều không rợ thì phải có màu đệm hoặc hai màu không cùng diện tích. Do vậy việc tìm hai màu bổ sung kép có tính chất gần giống  nhau để làm nền, bổ sung cho màu đối diện là nhằm thực hiện việc tìm cách tạo diện tích lớn hơn nó cũng là một trong những ý tưởng để tìm màu chủ đạo. Những định luật về màu bổ túc thường được các họa sĩ dùng một cách phổ biến từ xưa đến nay bên cạnh màu trung tính như họa sĩ Matisse vẽ bức tranh Thiếu nữ và chiếc mũ  (1905-sơn dầu ) Nhảy múa (1910 –sơn dầu.)…Những hòa sắc của các màu bổ túc xen lẫn nhau, thường tăng cường cho ánh sáng trên tranh nên các họa sĩ ấn tượng chuyên  tả sự diễn biến của ánh sáng thường hay dùng những định luật trên để phân tích hòa sắc, phân tích sắc độ của mọi vật trong ánh sáng và không khí ngoài trời.Nhưng nếu đem cặp màu bổ túc pha trộn với nhau thì thành màu xám xỉn. Biết được những màu bổ túc cho nhau giúp người vẽ tìm được những hòa sắc tươi sáng, rực rỡ hoặc êm dịu.

1.2.3.  MÀU NHẤN  ( EMPHATIC COLORS )

            Màu nhấn là thuật ngữ dùng để nói đến vai trò của một màu nào đó mà người vẽ sử dụng để làm rõ hình tượng, ý tưởng, làm cho người xem tập trung vào nhân vật, hay hình tượng muốn nói trong tác phẩm. Màu nhấn là màu có khả năng làm tôn hình ảnh, ý tưởng tác phẩm,Vì vậy màu nhấn thay đổi theo từng tình huống. Sử dụng màu nhấn phải tùy thuộc vào màu chủ đạo,Trong trường hợp sử dụng màu nhấn nhưng chưa hiệu quả thì cần tăng giảm độ sáng, độ tươi hay tái, diện tích màu nhấn trong tranh đòi hỏi sự tinh tế về cảm giác màu sắc khi phối hợp. Một lý luận vô cùng đơn giản là trong một bức tranh mà mọi nhân vật, mọi hình tượng, chi tiết đều nổi bật thì có nghĩa là không có cái nào nổi cả. Về nguyên lý tương phản thì cái mờ làm tôn cái rõ, cái xấu làm nổi cái đẹp, cái tĩnh làm tôn cái động, màu nóng làm tôn màu lạnh, sần sùi làm tôn cái mịn màng, bóng láng… Qua đó ta có thể nói rằngmàu nhấn luôn là những màu  vốn tương phản với màu chủ đạo, nghĩa là gần nóng nhấn lạnh, gần trầm nhấn tươi, gần mờ nhấn đậm …

1.3.      HÒA SẮC- ĐẬM NHẠT- MÀU TRUNG TÍNH-MÀU CHỦ ĐẠO

1.3.1.   HÒA SẮC: ( COLORS HARMONY )

Hòa sắc là một thuật ngữ mô tả một tổ hợp màu sắc được phối hợp bởi một số lượng màu sắc nào đó theo chủ ý người vẽ. Có  3  lọai hòa sắc tiêu biểu là:  Hòa sắc đồng màu  –  Hòa sắc nóng – Hòa sắc lạnh

+        Hòa sắc đồng màu là sự phối hợp  nhiều độ đậm nhạt của một màu.

+       Hòa sắc nóng: là sự phối hợp màu sắc, trong đó các màu nóng là chủ đạo. Hòa sắc nóng cho ta cảm giác trầm, ấm, nóng, vui, gần …

+       Hòa sắc lạnh là sự phối hợp màu sắc trong đó các màu lạnh là chủ đạo. Ngược với hòa sắc nóng thì hòa sắc lạnh đưa người xem đến cảm giạc mát mẻ, dịu êm, lạnh lẻo …dùng màu lạnh còn tạo cho hình sâu hút.

            Để hiểu rõ hơn về hòa sắc, chúng ta trở lại phần trên nói về quang phổ của mặt trời, bản thân của quang phổ đã là một hòa sắc tốt, hoàn chỉnh, vì nó hài hòa  không chói mắt, đồng thời có màu nóng, lạnh dung hòa từ tím lam đến da cam và đỏ.Nếu ta tước đi một màu giữa lam, tím, đỏ thì sẽ rất chói mắt. Bởi vậy những màu  hai thành phần xanh lá cây, da cam, tím (màu bậc 2) là những màu dung hòa của ba màu căn bản (màu bậc 1) nó có tác dụng làm dịu mắt, không có  những đối chọi đột ngột giữa hai màu. Nếu giữa vàng và da  cam, giữa da cam và đỏ, đỏ với tím, tím với lam, lam với xanh lá cây, giữa xanh lá cây với vàng, người ta thêm một màu pha kết hợp hai màu cạnh nhau, hòa sắc sẽ càng dịu hơn. Nói chung hòa sắc có nghĩa là những màu  ở gần nhau mà ăn nhịp, không chói mắt. Qua những phần trình bày ở trên, ta có thể đơn cử  5  cách biểu hiện để màu ăn nhịp với nhau:

–           Những màu ở gần nhau pha thành một màu không chết. Ví dụ:

Đỏ   +   Cam   =   Cam đỏ  (nếu nhiều cam)  Đỏ cam  (nếu nhiều đỏ )

Cam +   Vàng  =  Cam vàng  (nếu nhiều cam) Vàng cam (nếu nhiều vàng)

–           Một màu mà đậm nhạt khác nhau do pha liều lượng ít, nhiều trắng khác nhau, cách này  gọi là sắc đồng màu  (tonsurton).  Ví dụ:

Xem Thêm :   Xe cũ 1 triệu 200 Sym đến 4 5 6 triệu Honda Yamaha Suzuki 0966930046 – 0868971371 xe máy Hoàng Minh

Xem thêm :  Cách làm bánh trung thu rau câu nhân trà xanh ngọt mát, ngon thơm, lạ miệng

Lam     +       Trắng     =      Da trời.

Tím      +       Trắng     =     Tím hoa cà.

–           Những màu cùng hệ  nóng hay lạnh cũng gọi là sắc đồng màu. Ví dụ:

Xanh lá  +     Vàng      =      Xanh lá mạ.

Nâu       +      Vàng      =      Nâu vàng

–           Những màu đối chọi như xanh  với đỏ nếu đặt gần  nhau thì thấy chói mắt nhưng cùng ở trên nền dịu ( thuộc lọai màu xám  hoặc để cách nhau bởi một màu trung gian ) thì mức độ rực màu sẽ mềm hơn.  Ví dụ xanh  lam –  đỏ nằm trên nền xám xanh nhạt, xám hồng nhạt, trên nền trắng …

–           Hai màu để gần nhau chói mắt nhưng có diện tích nhỏ  to khác nhau, hình dạng khác nhau thì mức độ hạn chế rực màu khác nhau.

          Bất kỳ một màu nào cũng có những sắc độ phối hợp để tạo nên một hòa sắc mà người vẽ muốn. Họa sĩ Picasso phát biểu về khả năng biến hóa của màu sắc một khi mà chúng ta đặt nó dúng chỗ  “Quả  thật, bạn sáng tác với một ít màu sắc. Nhưng khi số màu ít ỏi đó được đặt đúng chỗ thì nó sẽ cho chúng ta thấy chúng trở thành nhiều màu”.  Một màu có thể đẹp trong khi ở hòa sắc này nhưng ngược lại đưa sang hòa sắc khác không hợp thì nó trở nên xấu.

1.3.2.   SẮC ĐỘ: ( TONALITI )

Sắc độ là độ đậm hay nhạt của một màu, khi ta pha màu đó với đen, trắng. Nếu pha với trắng hoặc đen có thể tạo ra nhiều sắc từ đậm nhất đến sáng nhất còn gọi là chuỗi sắc độ (từ độ đậm nhất đến nhạt nhất), ví dụ đỏ pha với đen thành đỏ thẫm. Đỏ pha với trắng tùy liều lượng mà có đỏ cánh sen, đỏ hồng, đỏ phớt hồng, trắng hồng… Các màu khác cũng tương tự như thế. Tuy có sự khác nhau về độ nhưng vẫn cùng một màu. Người ta có thể pha trộn  các màu sắc với nhau làm cho nó có sắc độ khác đi, tạo ra được một cảm giác mới khác nhau: sắc độ này êm dịu, sắc độ kia rực rỡ  còn gọi là sắc biến ví dụ từ vàng chanh chuyển sang màu cam thì có nhiều màu khác nhau do hai màu này pha trộn với nhau tạo sự chuyển biến từ màu này qua màu kia một cách mạch lạc…trên kinh nghiệm dùng màu để tả khối, vẽ tranh thì người ta cũng dùng sắc biến. Trong bóng tối thì dùng màu lạnh, ngoài sáng dùng màu nóng.

1.3.3.   MÀU TRUNG TÍNH: ( NEUTRAL  COLORS )

Là những màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh như trắng, đen, xám, nhũ bạc… Màu xámkhông nguyên chất như các màu trung tính khác mà phải do sự pha trộn từ hai nguồn gốc. Nguồn gốc thứ nhất là pha trộn từ  trắng và đen sẽ cho màu xám tro với màu xám này khi phối hợp nên cộng thêm vào đó một ít màu chủ đạo. Gốc thứ hai của màu xám được pha trộn giữa ba màu chính với nhau, có khi ửng hơi ấm, hơi lạnh. Màu xám lọai này dễ phối trí với các màu khác… Người ta có thể tìm thấy vô vàn màu xám khác nhau do nhiều màu khác nhau pha thành. Đồng thời do pha trắng vào ít hay nhiều cũng tạo sắc thái khác nhau giữa các màu xám, nếu so với các màu nguyên chất thì thế giới màu xám cũng thật vô cùng phong phú và muôn màu muôn vẻ.

Tác dụng của màu trung tính là làm dịu những màu đối lập ở gần nhau, làm tăng độ chắc chắn, đậm đà và độ tươi cho hòa sắc, bảng màu ở những tình huống khác nhau.

–           Khi hòa sắc nóng, lạnh đang tương phản thì dùng đen, trắng hoặc xám xen vào hoặc pha trộn với những liều lượng khác nhau để làm giảm bớt sự tương phản.

–           Khi hòa sắc đang bị nóng nhiều thì dùng xám đậm, đen, xen vào sẽ làm cho màu trầm hơn, chắc hơn.

–           Khi hòa sắc nghiêng về lạnh quá nhiều có thể dùng xám nhạt, xám ửng hồng, xám ửng cam … hoặc trắng xen vào màu sẽ ấm và tươi sáng hơn.

 1.3.4.  MÀU CHỦ ĐẠO  ( DOMINANT COLORS )

Trong một bản nhạc phải có âm giai chủ đạo thì trong một bức tranh đẹp tất yếu phải có màu chủ đạo. Màu chủ đạo là màu chiếm diện tích nhiều nhất trong bức tranh, giữ vai trò làm nền…, nó chi phối tất cả các màu khác. Ví dụ như  khi gọi màu chủ đạo là màu nóng nghĩa là trong bức tranh dùng nhiều màu nóng khác nhau, mối tổng hòa đó tạo ra một không khí chung cho toàn bức tranh và ngược lại với màu lạnh cũng như thế. Màu chủ đạo phải là màu có khả năng gợi nên hay mô tả được tinh thần nội dung, không gian, thời gian của chủ đề, ý tưởng của tác giả và tác phẩm. Trong thực tế việc cảm thụ màu sắc còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

1.4.      MÀU SẮC CỦA TRANH QUA MỘT SỐ CHẤT LIỆU

Về công  nghệ hóa màu thì màu sắc là những sắc tố, chất màu vô cơ hay hữu cơ được các nhà hóa học chế tạo ra, bắt chước các màu sắc thiên nhiên và ánh sáng giúp cho lãnh vực trang trí, kiến trúc, làm đẹp cuộc sống, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp của con người. Trong hội họa màu sắc còn thể hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc của người  họa sĩ thông qua những hình tượng nghệ thuật. Và mỗi chất liệu có khả năng gợi cảm khác nhau. ở bài viết này chỉ xin được nêu sơ lược về cách dùng một số chất liệu thông dụng.

1.4.      MÀU BỘT: (FLOUR  COLORS)

            Là chất liệu tiền thân của sơn dầu tuy kỹ thuật thể hiện có khác nhau. Màu bột là bột  pha với hồ keo… Kỹ  thuật của vẽ  màu bột là  phải trong.  Muốn vẽ được màu trong, trước hết phải vẽ  khái quát các “màu gốc” của thực tế trên toàn bộ tranh. Ví dụ quả cà màu đỏ, lá là màu xanh …Màu pha loãng, có thể chưa cần pha hồ, keo cũng được, nên vẽ màu từ nhạt đến đậm, vẽ màu kín giấy, đúng vị trí các màu. Sau đó mới tìm sáng tối với các màu mà người vẽ cảm thấy trên thực tế, vẽ phủ các màu gốc. Cuối cùng  vẽ chi tiết, đồng thời kiểm tra lại sắc độ sáng và đậm. Vì sắc độ màu bột khác nhau trong lúc ước và khô nên: phải luôn giữ được độ ẩm của các màu bằng cách nếu là mùa hanh chóng khô thì phun nước cho ẩm mặt tranh. Nếu màu loãng quá thì sẽ bị chảy và khi khô mảng màu sẽ loang lổ. Vẽ màu bột nếu chồng lên nhau nhiều lượt tranh sẽ bị bẩn, đục thì phải rửa tranh. Ngâm hay rửa tranh còn có tác dụng cơ bản là làm cho màu sắc hài hòa, lúc nào màu trong một bức tranh cũng có ảnh hưởng ít nhiều qua lại lẫn nhau.

1.4.2.          SƠN DẦU  (OIL PAINTINGS )

            Là chất liệu được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới bởi màu sắc phong phú, sự tiện lợi khi sử dụng cùng sự biểu cảm sâu sắc của chất liệu. Sơn dầu đã tạo nên cuộc cách mạng trong hội họa với nhiều trường phái khác nhau. Thời kỳ phục hưng ta có thể kể đến những danh họa bất hủ như Raphael Leonadvanhxi, thời kỳ sau là Vangoh, Picasso… Màu trong sơn dầu được kết hợp với nhau theo nguyên tắc của sự ảnh hưởng, các màu được hòa trộn vào nhau, được chồng lên nhau để thể hiện những sắc thái mới của màu sắc, từ đó không gian được tạo dựng bởi sự đậm nhạt, sáng tối. Sự biến ảo của màu sắc trong sơn dầu là vô cùng vô tận, nó phụ thuộc vào việc sử dụng các tông màu tài tình của người nghệ sĩ trong việc thể hiện tình cảm của mình. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới được bảo tồn được lâu,  nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ  làm màu ấy mau ngả vàng. Thời cổ điển các hoạ sĩ thường sử dụng 1/3 nhựa thông pha với 1/3 dầu lanh + với 1/3 vecni demar.(Bí quyết vẽ sơn dầu của Huỳnh Phạm Hương Trang, Nhà xuất bản Mỹ thuật.) Ngày nay công nghệ  hoá phát triển, kỹ thuật tinh luyện tốt nên nên cách pha trộn cũng đơn giản hơn, tuy  vậy Kỹ thuật pha chế hay cách thể hiện cũng tùy thuộc vào thói quen, kỷ năng … mỗi người vẽ đều có những thủ pháp riêng nhưng thông thường lên một lớp mỏng, loãng trước để nắm tương quan chung sau đó có thể sử lý theo hai hướng là vẽ ướt và vẽ khô. Nếu là vẽ ướt thì vẽ liên tục theo mạch cảm xúc hoặc nặng  màu lên toan, dùng cọ hoặc bay kết nối quan hệ của chúng tạo những chuyển động sinh khí cho màu, bắt chúng phải phục vụ đúng ý đồ tác phẩm. Nếu là vẽ khô thì để màu se lại sau đó  lên màu từng phần cho đến khi ý đồ được thực hiện. Nếu cần bảo quản tranh lâu dài có thể dùng vecni max  hoặc vẹc-ni bóng.

1.4.3.   MÀU NƯỚC  ( WATER  COLORS )

Khi vẽ màu nước đòi hỏi thuốc màu phải sạch, nước phải trong. Có thể vẽ màu nước theo cách tạo lớp màu lót và phết bằng cọ có kích cở thích hợp, pha thêm nước cho vùng nhạt hơn, vẽ nhanh các lớp tiếp theo. Nếu muốn bỏ phần màu khô thì quết nước sạch vào đó và lấy đi màu dư. Một cách vẽ  khác là làm ẩm giấy, dùng màu loãng hoặc nhỏ màu lên giấy màu sẽ loang ra tạo thành mép lởm chởm, cách này sử dụng vẽ hoa, cỏ, tĩnh vật, phong cảnh  …vẽ thêm lớp màu khô hơn vào lớp màu lót sẽ tạo sự hòa trộn màu sắc tinh tế.

1.4.4.   SƠN MÀI:  (LACQUER COLORS)

Là  thể lọai tranh dùng ít màu. Toàn bộ tranh thường toát lên một màu  chủ đạo: nâu đỏ của cánh dán, đen của sơn then, trắng của vỏ trứng điểm thêm ánh sáng của vàng bạc.Sơn mài vốn có đặc thù của qui luật đồng sắc, thường dùng một màu chính làm chủ đạo và thường là hòa sắc nóng nâu, đỏ, vàng rất thuận tiện trong biểu hiện những sắc thái tình cảm sâu sắc của người nghệ sĩ. Ngày nay ở nước ta còn du nhập vào thể lọai sơn của Nhật thường gọi là sơn Nhật có màu tươi hơn, nhưng độ bền màu cũng như độ bóng kém hơn so với sơn ta. Cách sử dụng đơn giản không phức tạp như sơn ta tuy nhiên màu sắc cũng không đạt được như sơn ta nên vẫn không được ưa chuộng. Sơn mài đã trở thành nét đặc trưng của nền hội họa Việt Nam bởi vẻ đẹp dung dị của màu sắc.

Vì thời gian và khả năng hạn hẹp nên tác giả bài viết này  chỉ xin trình bày sơ lược một vài chất liệu thường sử dụng để vẽ tranh, trong thực tế các họa sĩ trên thế giới cũng như họa sĩ nước ta đã sử dụng chất liệu vô cùng đa dạng và phong phú cũng có khi dùng chất liệu đơn lẻ hoặc phối kết hợp giữa các chất liệu với nhau trong cùng một tác phẩm ( chất liệu tổng hợp) là tùy vào thói quen, phong cách hay chủ đề sáng tác. Chất liệu chỉ  là phương tiện để tác giả truyền đạt cảm xúc, ý tưởng qua tác phẩm.

1.5.      CÁCH DÙNG MÀU TRONG TRANH

1.5.1.   PHÂN LOẠI  MÀU

Khi sử dụng màu trong tác phẩm ta nên định hình, phân loại màu trước, có thể  chia màu ra làm ba loại chính.

–           Loại màu chiếm diện tích nhiều nhất trong tranh còn gọi là màu nền hay màu chủ đạo. Đối với người vẽ việc chọn màu chủ đạo cho tranh nên dựa vào các đặc điểm như: Nội dung, chủ đề tác phẩm. Không gian, thời gian… mà tác phẩm đề cập. Dựa vào màu sắc, môi trường mà tác phẩm phải phối hợp. Dựa vào tâm lý, lứa tuổi, giới tính, trình độ của người sử dụng, thưởng thức. Dựa vào môi trường, thời tiết, khí hậu. Dựa vào mục đích gây ấn tượng mà tác giả muốn dẫn dắt cảm xúc của người xem.

–           Tìm màu nhấn trong tranh để nhấn mạnh vào các hình chính. Sử dụng màu nhấn hay còn gọi là màu bổ túc, màu tương phản với màu chủ đạo. thường thì lọai màu này chỉ dùng rất ít so với diên tích trong tranh tuy nhiên khi vẽ màu cần chú ý đặc điểm, tính chất, yêu cầu của từng thể loại tranh để quyết định dùng mảng màu, diện tích màu nhấn nhiều hay ít, lớn hay nhỏ

–           Tìm màu trung gian, trung tính: có vai trò kết nối màu nền và màu nhấn, tạo sự liên kết chặt chẽ của hai màu đứng kề nhau, làm cho nó có sự liên lạc một cách dịu dàng, đem lại hài hoà chung cho toàn bộ bức tranh

1.5.2.   CẢM GIÁC VỀ MÀU

Khi xem tranh  thường cho ta những cảm nhận thị giác vô cùng phong phú và kỳ diệu,.đó còn là những cảm nhận  dưới dạng ảo giác như:

–           Mùi vị của màu sắc: như gam màu ngọt ngào, màu chua, màu khét, màu khê

–           Trọng lượng của màu sắc: những mảng màu nhạt, sáng, mỏng, nhỏ cho ta cảm giác về sự nhẹ nhàng và ngược lại   ( HÌNH 4 )

–              Ảo giác về không gian của màu sắc: làm cho hình kéo gần lại hay đẩy lùi xa do sử dụng màu gần đậm xa nhạt, gần tươi, xa tái, gần nóng, xa lạnh, gần rõ xa mờ…

–           Nhiệt độ của màu sắc mang lại cho người xem cảm giác nóng bức, ấm áp là do sự kết hợp các màu đỏ, cam … là những màu của lửa. Còn màu sắc lạnh là những màu gần với thiên nhiên, cây cỏ … vì vậy đã tạo cảm giác mát, lạnh.

–           Màu sắc có khả năng làm rõ hình, gom hình, tăng giá trị bức tranh khi dùng đậm nhạt, màu nhấn đúng chỗ họăc  phá hình, làm vở mảng, khối hay còn gọi là  “có màu mà không có mảng” là do khi vẽ màu không quán xuyến được tổng thể, thiếu quy kết mảng nhỏ thành mảng lớn. Làm cho bức tranh không rõ chính, phụ. Khi bài vẽ rơi vào trường hợp này thì việc cấn thiết đầu tiên là phải xác định lại màu chủ đạo,  sử dụng màu nhấn  cho hình mảng chính. Cảm giác về màu giúp cho người vẽ tự điều chỉnh để tác phẩm đạt hiệu quả hơn.

1.5.3.   MÀU TRONG TỐI VÀ NGOÀI SÁNG

Màu sắc trong tối thường sẫm,nhưng không phải là đen nguyên chất, ngay cả đen của tóc, của vải đen. Khi tiếp thu ánh sáng và đặt nó cạnh một màu nào đó, chúng cũng đã chuyển màu theo hướng của màu bên cạnh  một chút. Vì vậy cần nhận xét màu trong tối thuộc màu gì, phải so sánh với những màu cạnh nó. Màu ngoài sáng cũng vậy, các mẫu vẽ do ánh sáng chiếu mạnh vào nên ở phía sáng cũng có màu sáng vàng, sáng xanh…nếu vật có độ láng bóng như sành, sứ, thủy tinh…chúng sẽ có thêm điểm sáng chói. Vì vậy màu sắc và độ sáng của mẫu còn tùy thuộc vào màu của bản thân vật đó cùng với màu sắc của xung quanh, tùy thuộc vào vật ở ngoài sáng hay trong tối… Ví dụ  bản thân màu đỏ vốn nóng khi để vào chỗ có bóng tối sẽ biến thành lạnh vì trong tối đỏ sẽ biến thành tím thẩm, nhưng không phải bao giờ ánh sáng cũng đem theo nóng và bóng tối cũng biến thành lạnh vì phản quang và khúc xạ của ánh sáng luôn phức tạp cộng với thời tiết thay đổi thường tạo ra hiện tượng trái ngược về nóng, lạnh … chỉ có quan sát thực tế mới kết luận đúng. Tóm lại  phải nhìn nhận màu sắc trong tương quan chung của nó, không nên tách rời một màu nào đó để nói là đúng hay đẹp. Và  khi muốn diễn tả màu sắc ngoài sáng thì không chỉ dùng trắng và màu  sắc trong tối không chỉ là đen nguyên chất, cũng  không hẳn hoàn  toàn là màu ấm hay lạnh mà phai quan sát thực tế và vận dụng nguyên tắc ảnh hưởng màu của các màu gần kề.

 


CHƯƠNG 2

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC DÙNG MÀU SẮC  TRONG HỘI HỌA

2.1.      PHỐI HỢP MÀU ĐỂ TẠO ĐƯỢC HOÀ SẮC ĐẸP

            Việc chọn lựa màu để tạo nên một bảng màu đẹp cho tranh là cả một quá trình nghiên cứu, sáng tạo. Là yêu cầu quan trọng trong nghệ thuật phối hợp và sáng tạo màu sắc. Trong bất cứ hoà sắc nào cũng hàm chứa hai khái niệm cơ bản khi phối màu là màu chủ đạo và chủ sắc.Trong hội hoạ thì “ không có màu đẹp hay màu xấu mà chỉ có hoà sắc đẹp hay hoà sắc xấu ” điều này cho thấy rõ vai trò, tài năng của mỗi hoạ sĩ khi sử dụng màu. Đánh giá hoà sắc đẹp thường dựa vào các tiêu chí như:

Xác định được màu chủ đạo, chủ sắc. Dùng màu trung gian, trung tính, màu nhấn hợp lý. bảo đảm được chính, phụ, trọng tâm, nêu được tinh thần, nội dung, chủ đề tác phẩm, cá tính, cảm xúc của tác giả. Hợp với tâm sinh lý đối tượng phục vụ. Hợp với không gian dự kiến phối hợp …

2.1.1.   PHƯƠNG PHÁP HOÀ HỢP MÀU SẮC

            Phương pháp hoà hợp dựa theo màu chủ định: Dựa vào màu chủ định để chọn lựa màu tương đồng hợp với màu chủ đạo của tranh. Từ hệ thống này mới tìm màu  tương phản để làm màu nhấn cho trọng tâm tranh. Trường hợp màu nhấn và màu chủ đạo có sự tương phản mạnh quá thì phải tìm  màu trung gian để điều giải. Tùy theo tính chất của bức tranh để chọn độ tươi, độ sáng, độ tương phản của màu nhấn, nếu  màu chủ đạo và màu nhấn tương phản gay gắt thì sử dụng thêm màu trung gian,  trung tính.

            Phương pháp hoà hợp không có màu chủ định: đối với trường hợp này việc đầu tiên người vẽ phải dựa vào chủ đề, ý tưởng, tính chất của tranh mà xác định màu chủ đạo, chủ sắc sau đó dựa vào màu chủ đạo để tìm màu tương đồng, tương phản, màu nhấn với chủ sắc

Muốn tìm hoà sắc cho màu chủ đạo thì cách nhanh nhất là tìm một lọat màu tương đồng làm nền. Nếu hoà sắc là lạnh thì tìm thêm một diện tích nhỏ màu nóng (ngược lại) để nhấn  xen vào cho sự chuyển độ của màu chủ đạo phong phú hơn.

Xem Thêm :   Background CV xin việc ấn tượng – thu hút nhà tuyển dụng

Xem thêm :  Những loại nước súc miệng nhật bản tốt nhất 2021 đang hot

Dù sử dụng phương pháp nào thì vẫn phải áp dụng quy luật hoà hợp sắc độ. Quy luật về sự chênh lệch lẻ về sáng tối, tươi trầm. Về diện tích của các sắc, các màu, về tính chất nóng lạnh.

2.1.2.  ỨNG DỤNG QUY LUẬT  HÒA SẮC TRONG HỘI HỌA

Bản thân mỗi màu sắc đều có thuộc tính nóng, lạnh, tươi, trầm hoặc  trung tính. Màu sắc để riêng lẻ thì chưa bộc lộ hết bản sắc, chỉ khi phối hợp chúng với nhau hay khéo xếp đặt hai hoặc nhiều màu bên nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng họăc tươi sáng rực rỡ, êm dịu, trầm ấm, dung dị, ngọt ngào, sang trọng, tái xỉn, lòe lọet….Ví dụ : màu sắc lòe lọet là những từ thường nói để chỉ những hiện tượng phối màu không đúng quy luật, thường lạm dụng màu tươi, sử dụng quá nhiều màu nguyên chất mà thiếu màu trung gian không có sự dung hòa. Những mặt gối, khăn, áo…cách xếp màu của dân tộc Thái, thổ cẩm của dân tộc Tày. Lô Lô, H’mông, Churu…cũng đều xếp màu ưa nhìn,“ thuận mắt ta cả nhà cùng  thuận”  Đã rèn luyện khiếu thẩm mỹ dân gian thành thạo như thói quen về tâm lý, dân tộc, vùng, miền … có thể dùng màu  tương  phản, nguyên sắc đặt  bên nhau  như  đỏ cạnh vàng  hay đen. Vàng bên lam. Trắng bên đỏ… nhìn xa giữa hai  màu tạo cho ta ảo giác một màu thứ ba. Trong một bảng màu tươi có toàn sắc độ mạnh  có thể làm dịu đi bằng cách xen lẫn màu xám  hay trung tính vào giữa với những hình mảng có diện  tích to, nhỏ  khác nhau để làm nhẹ bớt sắc độ của các màu mạnh. Thổ cẩm một số dân tộc đã sử dụng các màu tươi, màu bổ túc, tương phản trên nền đen cũng tạo được những gam màu đặc sắc, hiệu quả. Cặp mắt chúng ta vốn tinh vi nhưng vẫn chưa khám phá ra được hết những ảo giác của màu sắc và ánh sáng. Những  chuyên đề khoa học về màu sắc và ánh sáng đã giải thích một cách lý thú về mục này. Sở dĩ có những hiệu quả khác nhau như thế là do sự hiểu biết về qui luật màu sắc và trình độ sử dụng màu sắc, cảm xúc về màu sắc khác nhau. Muốn có sự hài hòa khi dùng màu sắc phải hiểu và vận dụng được quy luật hòa sắc.

Hòa sắc trong hội họa là tạo sự hòa hợp giữa các màu khi phối hợp chúng với nhau, khi tìm hòa sắc cần  chú ý đến:  Độ đậm nhạt cùng sắc, cùng gam – Màu bổ túc – Màu tương phản.  Đó là ba đầu mối để tìm ra hòa sắc khác nhau. Nhận thức được hòa sắc cũng là thói quen nhạy bén của thị giác, của óc quan sát được rèn luyện luôn mà có. Thường  màu nóng, cho chúng ta cảm giác vui tươi, sôi nổi,  phấn khởi…tăng thêm ánh sáng cho hiện vật. Trái lại màu lạnh gợi nên sự  lạnh lẽo, trầm ngâm hay buồn bã.Tác động của màu sắc thuộc về tình cảm, cảm xúc. Ví dụ như vẽ người buồn mặc áo đỏ thì sắc đỏ vẫn tạo nên sắc thái vui tươi… Ngoài ra màu nóng làm cho hiện vật gần lại với mắt ta và ngược lại màu lạnh làm lùi xa hiện vật.Cùng một ngôi nhà nếu sơn màu nóng thì cho cảm giác gần mắt nhìn, làm cho ngôi nhà như to lớn hơn, nhưng nếu sơn màu lạnh  thì trông như xa hơn, nhỏ hơn vì màu lạnh đã lẫn vào thiên nhiên,  ánh sáng và khí trời đồng sắc. Đó là những ảo giác của các hòa sắc nóng, lạnh giúp chúng ta sử dụng được đúng chỗ từng màu. Tuy nhiên sự kiểm tra của mắt nhìn để đánh giá từng sắc độ, cân nhắc hiệu quả của màu nọ đặt cạnh màu kia có tầm quan trọng quyết định trong phương pháp vẽ màu của người họa sĩ.

2.1.3.    MỘT SỐ ĐIỂM  CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH VẼ MÀU TRONG TRANH

            Chọn  bảng màu (hòa sắc) : Xuất phát từ ý đồ nội dung mà người vẽ chọn bảng màu cho phù hợp nhằm tôn vinh vẻ đẹp của tác phẩm và cũng là làm rõ thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người xem, màu sắc của tác phẩm  này không thể dựa dẫm, vay mượn từ tác phẩm hay của họa sĩ  khác mà phải chính  từ cảm xúc, trái tim, từ rung động sâu thẳm bên trong tâm hồn của  tác giả. Lý tính, cảm tính hòa hợp với nhau. Màu sắc có tiếng nói và ngôn ngữ ám chỉ rất riêng biệt, nếu sử dụng không đúng lúc, không đúng chỗ hoặc quá lạm dụng kỹ thuật sẽ làm mất đi cái hồn, cái sinh khí của tranh. Giống như sự diêm dúa quá sẽ làm mất đi cái trong sáng, cái dung dị của người thiếu nữ.

            Đặt lớp màu đầu tiên Thường lớp màu đầu tiên nên vẽ mỏng. ta thường gọi là lớp màu nền mang ý nghĩa thăm dò hòa sắc, tạo sự ổn định, thuận mắt ban đầu. Khi các diện mảng hình được đặt cạnh nhau hài hòa trong một tổng thể thì tiếp tục vẽ chồng lên, lớp màu mới đậm đặc hơn. Thông qua tiếng nói của màu sắc ý tưởng được thăng hoa. Để không đơn điệu trong quá trình đặt màu ta có thể sử lý mọi thủ pháp như dùng nét cọ để tạo sự mạnh mẽ, uyển chuyển. Nét bay, dao tạo sự trong trẻo, dứt khoát, khỏe khoắn. Máy phun tạo sự loang chảy gây cảm giác bay bỗng nhẹ nhàng…Như vậy phương tiện để đưa màu lên tranh còn trực tiếp chuyển tải cảm xúc của người vẽ. Việc đặt màu có lúc dày, lúc mỏng, lúc vạch  ngang, lúc vung lên, hạ xuống rồi vụt biến mất để lại trên tranh những hiệu ứng thẩm mỹ, sự sống động của những thủ pháp nhiều khi xuất hiện ngoài dự kiến khiến ta không ngờ tới lại tạo thích thú cho công chúng thưởng lãm.

            Bớt, thêm chi tiết làm tăng tính ổn định bố cục, màu sắc cho tranh. Sự sắp đặt của màu trên mặt tranh luôn cần phải quan tâm, bởi nó có khả năng thiết lập nhịp điệu độc đáo, làm rõ nội dung,làm gia tăng hoặc giảm nhẹ sự chú ý của thị giác… Khi hình, mảng bị vụn có thể dùng màu hợp nhất chúng lại. Song quá tham lam sẽ làm  hỏng tổng thể, làm rời rạc, đứt đọan nhịp điệu màu, nét, hình, diện mảng trong tranh. Vì vậy cần phải chọn lọc chi tiết, xử lý khéo chi tiết sẽ làm tôn lên những mảng hình màu chủ đạo và như thế chính, phụ sẽ nương tựa vào nhau mà tồn tại trong  một tổng thể đẹp, chặt chẽ.

            Điều chỉnh độ nóng, lạnh trong tranh. Nếu thấy  trong bức tranh màu nóng và lạnh ngang nhau gây sự tranh chấp phải xử lý ngay bằng cách tăng màu trung tính hoặc xác định lại gam màu thuộc nóng hay lạnh. Nếu  xác định là gam lạnh thì tăng lên bằng những hình mảng có màu sắc lạnh hoặc ngược lại…Một bức tranh sử dụng gam nóng khi xem lại ta cảm thấy có sự bức bối phải tìm cách  điều chỉnh nóng bằng cách đưa màu lạnh vào những vị trí hợp lý. Làm ngược lại với bức tranh quá lạnh. Ngoài ra  nên đưa thêm màu bổ túc, tương phản, trung tính  hay màu trung gian vào nhưng cũng phải khéo léo cũng như khi sử dụng chất gia vị phải phù hợp với món ăn.

Một bức tranh khi đã lên màu toàn diện, có thể gọi là căn bản đã xong, người vẽ còn phải có động tác cuối cùng, thông qua hình mẫu để: Điểm sắc độ sáng, thường thì diện này không nhiều trong tranh gọi là điểm thêm để tôn tranh, hấp dẫn hơn. Nhấn những chỗ đậm nhất  để góp phần nổi khối, tạo sự vững vàng của cấu trúc bức tranh, đồng  thời phân định được khoảng cách không gian của vật này với vật kia trong tranh tĩnh vật, lớp trước và lớp sau trong tranh phong cảnh, tranh bố cục, tranh trang trí…cần chú ý vận dụng quy luật  “gần tỏ xa mờ ”.

2.2.      MÀU SẮC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ THỂ LỌAI TRANH

2.2.1.   MÀU SẮC TRONG VẼ TẢ THỰC

iễn tả thiên nhiên qua màu sắc hội họa tức là diễn tả thực tế qua nhận xét, xúc cảm của họa sĩ. Mẫu vẽ là hiện thực, phải tả được cái thực dù có sáng tạo thêm bớt để nâng cao,màu sắc của thiên nhiên, của mẫu thực về mặt căn bản không giống như màu sắc trong trang trí mà còn chịu sự tác động của ánh sáng, của màu  sắc các vật thể xung quanh … Ví dụ vẽ cây lá xanh không thể vẽ nguyên màu xanh hay vẽ thành một màu nào khác.Trong thực tế màu đỏ của thiên nhiên cũng không cụ thể như màu đỏ trong trang trí. Chẳng hạn như màu của lá cờ trong huy hiệu, trong tranh cổ động … thì màu đỏ thật là đỏ nhưng nếu vẽ lá cờ treo ở ngoài phố thì đỏ ấy không còn nguyên vẹn của đỏ nữa. Vì thế, nhiệm vụ của màu sắc trong tranh tả thực là phải gây được ấn tượng cho người xem về màu sắc của cái có thực. Nghệ thuật là xúc cảm. Mà xúc cảm cần phải chân thành. Mỗi người có một tính cách, suy nghĩ khác nhau thì cảm xúc cũng khác nhau. Người không biết hay không học vẽ thì quan niệm, nhìn nhận màu sắc trong thiên nhiên rất đơn giản: vẽ trời thì dùng xanh, mái nhà màu đỏ… Nhưng với cách nhận xét của nghệ thuật hòa sắc thì thấy mỗi màu ấy trên thực tế đều có ảnh hưởng qua lại và  biến chuyển rất phong phú. Vậy thì đặc trưng của màu sắc tả thực là không còn ở trạng thái nguyên chất và không có những màu giống nhau.Sở dĩ như vậy vì ba lý do:

+ Không khí chúng ta thở là màu lam nhẹ. Đồng thời ánh sáng xuyên qua không khí, tạo nên rất nhiều màu.

+ Mỗi vật đều có tối sáng. Trong từng khu vực của sáng và tối có tỷ trọng ánh sáng và bóng tối khác nhau, khu vực sáng thì ảnh hưởng màu nóng, còn khu vực tối thì ảnh hưởng của màu lạnh.

+ Mỗi vật  bị ảnh hưởng màu phản ánh của những vật xung quanh. Ví dụ: ta nhìn hoa cà phê thực chất trắng muốt nhưng nhìn xa vẫn ngả sang màu trắng xanh bởi lá, trắng hồng bởi quả chín … mặt khác, khi vật ở trong một vị trí nhất định, không phải chỉ chịu sự phản ánh của một bề mà cả bốn bề. Nếu mỗi bề có những màu khác nhau thì cũng chịu sự phản ánh khác nhau, nhưng dù có chịu ảnh hưởng thế nào đi nữa vẫn bảo đảm màu gốc. Sau đây là một số kinh nghiệm qua thực tế pha màu: vẽ cây thì chủ yếu là xanh lá cây nhưng có thêm màu khác trong từng trường hợp cụ thể. Xanh lá cây + lam + vàng thư + vàng thổ + vàng chanh + nâu + đỏ, nhưng chú ý màu xanh lá cây là chính nếu là cây xanh, có lúc pha thêm lam, có lúc thêm vàng nhưng có lúc là nâu, tức là tùy hoàn cảnh thực tế. Đây không phải là pha tất cả các màu ấy cùng lúc, mà có trường hợp pha trộn hai màu, có lúc ba màu… lượng mỗi màu cũng tùy theo thực tế mà thêm, bớt.

2.2.2.   VẼ MÀU TRONG TRANG TRÍ  ( HÌNH 5 )

Không phụ thuộc vào thiên nhiên, người vẽ có thể vận dụng hoàn toàn vào chủ quan để sáng tạo thông qua những nguyên tắc về màu sắc. Trong số thể loại trang trí như sân khấu, áp phích…có trường hợp cũng dựa vào màu sắc thiên nhiên nhưng không yêu cầu như màu sắc của hiện thực, mà chỉ có mục đích để gợi cảm cho người xem. Ví dụ như vẽ lá màu xanh, da người màu hồng, nâu… Màu sắc của trang trí không lệ thuộc vào thiên nhiên nên sự sáng tạo của người vẽ được hoàn toàn chủ động, nhưng cũng vì thế đòi hỏi người họa sĩ phải tìm màu cho hài hòa, bắt mắt. Màu sắc trong trang trí có thể dùng nguyên chất  hoặc có pha trộn không hạn chế, nhưng cũng phải tùy thuộc vào từng thể lọai, bởi vì màu trang trí là để nâng cao nội dung. Tăng giá trị về hình về bố cục … Ví dụ: vẽ bằng khen nếu màu sắc sặc sỡ, rườm rà quá sẽ không làm nổi được sự trang trọng, đặc trưng … như vậy khó diễn tả nội dung, cái thần bên trong cũng như người xem chỉ chú ý vào cái riêng, cái hình thức. Nhưng nếu vẽ màu minh họa truyện tranh thiếu nhi thì màu sắc cần tươi tắn, sinh động …

Nghệ thuật phải sáng tạo có  nghĩa là không áp dụng nguyên xi những điều mình biết qua nguyên tắc, như thế sẽ làm nghèo màu sắc và mọi người sẽ vẽ và pha màu giống nhau gây nhàm chán, trái lại, nếu không dựa vào nguyên tắc pha màu, nhận xét không có lý thuyết, chỉ đơn thuần là do bản năng thì  không nâng cao được trình độ. Bởi vậy pha màu theo chủ quan để vẽ trang trí, hay dựa vào thiên nhiên để  diễn tả thực tế, nên chú ý tìm nhiều cách pha trộn thì mới tạo được hiệu quả bất ngờ cho tác phẩm.

2.2.3.  MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Đồ họa ứng dụng thuộc phân môn trang trí vì vậy cách dùng màu sắc cũng theo những quy tắc trong trang trí, tuy nhiên khi vận dụng phải chú ý  đối tượng sử dụng, từng đồ vật… và phải trải qua sáng tác, chiêm nghiệm …người họa sĩ mới rút ra được bài học cho riêng từng lãnh vực.

Màu sắc trong thiết kế quảng cáo: Sự mở cửa để hội nhập của Việt Nam  ra ngoài  thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành đồ họa phát triển một cách mạnh mẽ… quảng cáo là một giải pháp tối ưu để giới thiệu sản phẩm Nhiệm vụ cho các hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ là  làm thế nào để thông tin từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng một cách nhanh và ấn tượng nhất. nhiều phương án được thực thi nhưng có lẽ đơn giản nhất và cũng là phức tạp nhất đó là cách sử dụng màu sắc trong quảng cáo.Bởi màu sắc có sức thu hút rất lớn, con mắt chúng ta thường nhạy cảm với màu sắc hơn là với hình khối, hình thể… màu sắc thường có tác động mạnh đến tâm lý và tình cảm con người. Thực tế cho thấy màu sáng đặt trên nền tối, màu rực rỡ đặt trên nền trầm đều làm tăng sự tương phản về khoảng cách xa gần, cho cảm giác lớn hơn diện tích thực của nó, do đó gây cảm giác chiếm chỗ trong không gian nhiều hơn so với các màu sắc khác. Ảnh hưởng của các màu tương phản, màu bổ túc được thể hiện rõ khi hai màu đặt cạnh nhau hoặc bao quanh nhau. Mỗi màu đều có sự biến đổi bởi màu này tác động lên màu kia. Màu sắc và hình khối còn có một mối quan hệ tương hỗ nhất định. Màu sắc có khả năng hoàn thiện khối, tạo cho hình khối sự đa dạng về biểu chất, làm gia tăng hoặc giảm nhẹ sự chú ý của thị giác. Khi hình khối bị phân thành nhiều nhóm thì có thể dùng màu hợp nhất chúng lại. Tính chất nóng, lạnh của màu còn làm tăng tính động hoặc tĩnh. Đây là biện pháprất hữu ích trong việc thiết kế quảng cáo, gây sự tập trung chú ý của khách hàng.

2.3.     SỰ THỂ HIỆN MÀU SẮC  CÒN TÙY VÀO CẢM  NHẬN CỦA MỖI NGHỆ SỸ

Thời kỳ cổ điển hội họa thiên về diễn hình, nên tác phẩm khô cứng, nặng nề, thiếu cảm xúc, thiếu chất thơ chỉ vì thiếu màu sắc. Hội họa cận đại quay trở về lối nhìn màu tươi trẻ với cách vẽ màu khác nhau. Lúc phân tích cảnh vật như ánh sáng cầu vồng, Lúc thì tổng hợp thành mảng màu nguyên sắc như trên bức thổ cẩm, trên y phục, trên tranh dân gian. Khuynh hướng hội họa mới  thích màu tươi sáng của các dân tộc trẻ sống gần gũi với rừng, biển, với thiên nhiên. Màu sắc trên tấm thảm Ba tư, hòa sắc của thổ cẩm các dân tộc thiểu số, tranh dân gian phương Đông…. là một trong những nguồn cảm hứng mát lành của hội họa hiện đại.…Những màu vẽ, dụng cụ vẽ lấy từ khoáng vật, từ thực vật thường tươi nguyên. Màu hóa chất nếu pha trộn nhiều dễ biến thành  xám bẩn khác hẳn màu thiên nhiên rực rỡ ánh sáng. Họa sĩ phải  dựa vào quy  luật thiên nhiên mà biến hóa màu sắc theo ý muốn của mình. Bàn tay người nghệ sĩ  phải tạo  những vật chất cầm nắm được kia  thành  hòa sắc có âm vang, có trầm  bổng, có nóng  lạnh  thì mới miêu tả được cảnh thiên nhiên và đời sống hiện thực đồng thời lồng vào tác phẩm  ước mơ, hoài bão, tâm hồn người nghệ sĩ. Mỗi gam màu  chỉ phù hợp  riêng từng chủ đề bức tranh. Qua kinh nghiệm sáng tác sẽ giúp người  vẽ tạo ra những hòa sắc mới dựa theo những công thức pha màu và cách sắp xếp những màu đứng bên nhau một cách ăn ý trên bức tranh. Nhưng Không phải cứ dùng nhiều màu tươi mới đẹp, mới có hài hòa. Một nét nhạc hay, ta nghe cũng rung động như một bè nhiều âm hưởng du dương. Có những họa sĩ dùng màu rất tinh giản, gần như một màu với những sắc độ khác nhau để biểu  hiện tình cảm, tính chất chủ đề cũng như phong cách của mình. Tranh thủy mặc  là một thể loại như thế.

Tranh Vương Duy, Mã Viễn , Hạ Khuê …cho ta có cảm giác là ánh sáng và không khí chan hòa, có ánh xuân trên dòng suối, có sương lam bốc trên đỉnh núi … Đó là tác giả khéo dùng màu với nhiều sắc độ, gợi ra ảo giác lung linh của ánh sáng.

Tranh của trường phái  hội hoạ Ấn tượng   lại dùng ngay những màu nguyên sắc trong từng nét bút đứng bên nhau để diễn hình, diễn bóng, tả những cảm xúc về  sáng, chiều, mưa, nắng, sương mù, bình minh, hoàng hôn  … Ví dụ bức tranh  Ấn tượng mặt trời mọc  còn có tên là Ấn tượng bình minh. Của họa sĩ  Claude Monet vẽ năm 1872  là một điễn hình.

Xem Thêm :   Employer Branding là gì? Bí quyết phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng

Xem thêm :  Hướng dẫn cách ghép tên 2 người vào hình viết chữ tình cảm, ghép tên 2 người vào hình

Họa sĩ  Rrămbrăng hầu như chỉ dùng màu nâu và  màu vàng trong toàn bộ tác phẩm với nhiều độ, sắc thái khác nhau của nâu vàng  mà cũng tạo nên hòa sắc kỳ diệu.

Họa sĩ  Matisse  thường để trắng giữa đỏ và lam, thêm xám giữa vàng chanh và đen, hoặc dùng những màu tương phản táo bạo biến thành hòa sắc tươi trẻ, mới lạ, nâng những màu dân gian lên mức cao hơn, nói lên nguồn mỹ cảm yêu đời. Từ trên tranh, màu sắc còn đi vào đời sống, trong nhà, ngoài phố tạo nên cảnh sắc đặc thù của từng vùng miền, từng dân tộc, từng thời kỳ lịch sử.

Họa sĩ  Picasso  đã  có thời kỳ vẽ toàn  lam, sau đó đến thời kỳ hồng. Nhân vật, chủ đề không khác nhau là bao, vẫn  những đề tài gần gũi trong cuộc sống như Ông già mù, Mẹ con, người hát rong, Con chó…( thời kỳ vẽ màu lam ) Người vợ. Chị phụ nữ gầy.Gia đình xiếc và con khỉ…( là thời kỳ  vẽ màu hồng ). Màu lam của họa sĩ vẫn gợi cảm sâu sắc về bi kịch con người, màu hồng lại cho ta cảm giác tươi sáng, hy vọng hơn, tuy nhân vật, đề tài ít thay đổi. Ảo thị của nóng, lạnh có sức mạnh vượt cả đề tài bức tranh cũng ví như cô gái có nước da xanh mặc chiếc áo hồng cũng tăng vẻ nồng nàn của nét mặt.

Tranh của họa sĩ Mudian  là một  minh chứng về  ứng dụng màu sắc trong tranh còn đi vào đời sống con người tạo nên sự đa dạng, biến tấu trong màu sắc. Các mảng màu được đặt cạnh nhau theo cách hài hòa hoặc tương phản mạnh đã được ứng dụng tương đối rộng trong mỹ thuật ứng dụng như bàn ghế, trang trí cốc chén, bình lọ,  vải hoa, quần áo, gạch hoa …tạo nên một phong cách hiện đại, đặc sắc. Trái lại hội họa Việt Nam hiện nay ưa dùng những màu khái quát hơn là phân tích.

Tranh dân gian Đông Hồ tô những màu nguyên sắc vàng, đỏ, lam và những màu pha tím – cam – xanh  lá  trên những mảng lớn nhưng nhìn xa lại tạo ra một ảo thị về ánh sáng chói chang. Thói quen ưa nhìn, thuận mắt, đã đặt các cặp màu bổ túc hay màu đối chọi  cạnh  nhau.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ tranh  Chị phụ nữ cầm gươm  vùng lên  (1948 )  tượng trưng cho Hà Nội kháng chiến. Bức tranh toàn sắc đỏ, lam, xanh dịu, bút pháp tung hoành, hòa sắc đẹp nhưng sau đó tranh được sữa  toàn sắc  độ đỏ, cũng bút pháp như thế  nhưng hòa sắc mới này ăn ý với nội dung  tác phẩm hơn, tiếng nói của tranh rõ ràng,  mạnh mẽ có ý nghĩa hơn.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh  đã dùng  những mảng màu nâu, đen, đỏ chuyển qua lam xanh của cảnh núi rừng rồi đến những hòa sắc sáng dần trên tranh lụa.

2.4.      HÌNH THỨC CỦA VIỆC  DÙNG MÀU SẮC TRONG HỘI HỌA

2.4.1.          DÙNG MÀU ĐỂ TẢ CHẤT TRONG TRANH TĨNH VẬT

+ Bức tranh tĩnh vật thứ nhất  (HÌNH 6)  của  họa sĩ LEON  FRANK   (vẽ  lọ và quả ) Được xem là thành công, tác giả sử dụng nền  là  màu xanh lá  viridian  pha loãng + màu  xanh lơ  ultramarine. Chiếc lọ thủy tinh cùng màu với hậu cảnh nhưng thêm trắng ở phần trên làm tăng độ sáng, đưa mẫu nhô ra trước, đồng thời cũng dùng trắng sáng để tạo diểm sáng tả chất thủy tinh của lọ và vàng ở phần đáy lọ để tả chất của dây cói, của mây tre, tạo  nên sự hài hòa cùng với màu  sắc của lọ ở bên cạnh. Phần quả sử dụng vàng chanh làm màu lót rồi vẽ chồng lên trên màu đỏ Cadmium, dùng vàng chanh, trắng nhấn vào điểm sáng để tả độ bóng, căng, giòn của quả táo. Chùm nho vắt chéo tạo đường lượn có màu đậm để nối hậu cảnh và tiền cảnh cũng được chuyển sắc độ từ màu sậm sang  sắc màu sáng hơn với sắc đỏ Alizarin và  một lớp màu  nhẹ xanh lơ Ultranmarine chỗ không đón ánh sáng. Khăn trải sử dụng màu vàng chanh lợt, trắng, đỏ sậm Alizarin loãng đã làm nền cho toàn bộ mẫu vật nổi lên  trong tranh tạo được gần, xa, đâm nhạt rõ  ràng, đã dẫn mắt người xem tập trung  vào trọng tâm tranh.

+ Bức  tranh tĩnh vật thứ hai  (HÌNH 7 ) của nữ họa sĩ  MADADAM  KHITON.  Diễn tả rất thành công những giọt sương trên cánh hoa hồng. trên lá Dùng  ba  màu đỏ, xanh lá, vàng pha trộn để tạo nền tối, thể hiện sáng trong tối bằng cách dùng xanh lơ cho màu lá trong tối và thêm vàng, trắng cho màu lá ngoài sáng, đã tạo được chiều sâu trong tranh. Hoa màu  hồng được dùng màu đỏ pha trắng thêm  màu xanh lơ. Hoa trắng sử dụng  màu xanh lá, màu vàng,  màu xanh lơ pha thêm trắng để làm màu lợt. Vẽ giọt sương bằng nâu Burnt trộn thêm xanh lơ ở đỉnh giọt sương một màu nhạt nhất. Kỹ thuật sử dụng màu vẽ  sáng ở ngoài  và sáng trong tối bằng cách phối màu, tăng giảm sắc đã tạo được khối, độ lồi lõm của hoa, sự căng tròn, long lanh  của giọt sương.

2.4.2.  HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DÙNG MÀU TRONG TRANH CHÂN DUNG

+     Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân (HÌNH 8 ) sáng tác 1943. Kích thước 60 x 45. Chất liệu sơn dầu. Là một trong những tác phẩm thành công và sống mãi với thời gian. Tranh vẽ một thiếu nữ duyên dáng và mềm mại trong tà áo dài dân tộc, ngồi nghiêng đầu bên cạnh bình hoa loa kèn trắng muốt, đang khoe sắc hương ở thời điểm đẹp nhất. Để diễn tả vẻ đẹp tinh khiết trắng trong của người thiếu nữ, họa sĩ đã sử dụng một gam màu nhẹ nhàng, thay đổi sắc độ trắng sáng, trắng vàng, trắng xanh … một cách tinh tế. Ông dành đậm nhạt mạnh ở phần trọng tâm của bức tranh, màu đậm nhất ở mái tóc, trắng sáng nhất ở hai bông hoa, màu đỏ trên môi, trên má người thiếu nữ như hút đôi mắt người xem, tất cả nổi bật trên nền màu xanh nhẹ nhàng càng tăng thêm vẻ đẹp, vẻ duyên dáng của người thiếu nữ Hà Nội trước thời cách mạng .

+      Sử dụng sự tương phản của màu và sắc độ   ( Hình 9 )

Trong tranh này một thế giới thần tiên của màu sắc đã tạo nên chân dung bé thơ với gương mặt trầm tư và mong mỏi. Màu sắc tương phản bên nhau nhưng vẫn giữ riêng sự đối chọi ở các khu vực thật sậm và lợt với nhau.Cách dùng  ánh sáng, sắc độ, màu đồng sắc, tương phản  đậm nhạt, sáng, tối, bút pháp đã tạo được khối, lồi lõm … ở phần mặt và cổ. Tạo  được cảm giác ba  chiều bằng cách dùng sắc độ màu tương phản quanh đầu và vai để làm nổi bật  hai  nơi này như chúng từ bóng tối tiến ra ánh sáng.

2.4.3.   KỸ THUẬT CỦA VIỆC VẼ MÀU TRONG TRANH PHONG CẢNH

         + Bức tranhKho trữ đường ở Griffin (HÌNH 10) Kích thước 30 x 41 cm. Chất liệu sơn dầu. Của họa sĩ PAUK STRISIK.. Là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các màu sắc. Họa sĩ  đã tạo sự tương phản giữa sắc màu đậm và lợt, núi vẽ màu xanh biển pha đỏ cadmium trung hòa, bóng sử dụng xanh biển và đất sienne cháy. Nơi tối đen đều dùng một màu để khoanh lại sự phối sắc. Tiền cảnh dùng màu lợt của vàng đất, mái nhà gỉ sơn màu đỏ nóng xỉn, đất sienne cháy, hơi lạnh có thêm xanh cobalt và trắng. Phần tối trong nhà dùng màu nóng đất sienne  lại cho ta cảm tưởng như đi vào một vùng mờ tịch huyền bí. Đặt thêm cây phía trước nhà chái bằng những màu sáng để thu hút cái nhìn về phía rừng thưa. Nhấn sáng ở phần nóc nhà và cửa ra vào để phân biệt rõ hơn với phần dưới bóng ở phía trước, phần nhấn màu này cũng đồng nghĩa với cách rải màu, chạy màu tạo nhịp điệu trong tranh nhằm tăng thêm phần thống nhất các màu sắc.

+ Bức tranh  Đường dưới  bóng.  Kích thước  61cm  x 76 cm  Chất liệu sơn dầu của họa sĩ   F. CADELL   ( HÌNH 11 )  Muốn thể hiện ảnh hưởng  sắc màu mùa thu bao quanh ngôi nhà gỗ trắng, tác giả đã dùng màu trời xanh để bổ sung cho ánh sáng trên cành, trên lá và còn tăng thêm phần sáng chói của những  hàng cây  làm tăng vẻ sống động.  Họa sĩ còn hạn chế khối lượng ánh sáng, dùng bóng lạnh để tạo tương phản do đó tăng cường được sự rực rỡ. Ông đã khai thác rất hay những màu sắc bóng lạnh. Màu xanh cỏ có màu đỏ sẫm  Alizarine như trên trời, phản ánh lên tường nhà phía có bóng. Bóng mát trên con đường cũng vẽ cùng kiểu nghĩa là với màu xanh, tím trước và thêm sắc màu đất ấm lên trên trước khi lớp màu dưới khô. Ngôi nhà trắng vẽ đậm hơn, lạnh hơn màu cỏ nắng trước nhà tạo cho ta cảm giác mát dịu của trời thu.

2.4.4.   DÙNG MÀU SẮC ĐỂ DIỄN HÌNH VÀ Ý TRONG TRANH ĐỀ TÀI

+ Bức tranh Phụ nữ nông thôn làm giàn đậu của họa sĩ CAMITLE  PISSRRO  Chất liệu bột màu. Vẽ năm1890  (HÌNH 12)  thể hiện trên tranh quạt. Một thực tế lao động được  Pissarro phối hợp những hình mảng, đường nét, màu sắc để thể hiện lại như một điệu vũ nhịp nhàng, duyên dáng.Pissarro sử dụng màu nhấn như trong màu hồng của hoa phía trên đầu các nhân vật, làm nổi bật vẻ đẹp trang trí cho chiếc quạt.Cách sử dụng màu táo bạo của Pissarro có thể thấy rõ trong chi tiết thật của nhân vật phía trước. Những vệt hồng nhạt ở mặt, tay. Những chấm vẽ phấn màu đỏ sáng dưới cổ và miệng. Cánh tay cong được hình thành bằng những vệt hồng, xanh nhạt và đỏ. Ở phần trọng tâm tác giả sử dụng màu tương phản rất khéo léo làm  tăng sinh khí và sự tươi trẻ cho tranh. Cũng với hòa sắc này nhưng dùng với sắc độ lạnh, mờ, nhạt hơn ở viễn cảnh đã tạo được chiều sâu cho tranh.Phần cận cảnh tác giả đã tăng sắc độ vàng ấm và cam trầm làm cho người xem có cảm giác  như có ánh nắng đang rọi xuống xuyên qua các cành lá nơi làm việc của các cô gái hết sức tự nhiên và sinh động.

+ Bức tranh Tiếng đàn bầu của họa sĩ  Sĩ Tốt  sáng tác năm 1963 bằng chất liệu sơn dầu. Kích thước  60 cm x 80 cm. Vẽ anh bộ đội đang gảy đàn bầu cho các em bé nghe. Với hình ảnh rất gần gũi, dung dị. Họa sĩ đã rất tinh tế để khai thác được một tình cảm sâu lắng và chan chứa hơn thông qua tiếng đàn bầu của anh chiến sĩ lũ trẻ như phát hiện ra một điều mới mẻ…Trên tường bức tranh dân gian gà đàn với màu sắc ấm áp càng gợi thêm không khí đầm ấm, các mảng màu biến đổi và xốp diễn tả mảng nền phía sau anh bộ đội làm tăng thêm hiệu quả của tiếng đàn bầu ngân nga xao động cả không gian. Màu sắc trong tranh như gợi tả được cái sâu xa trong nội tâm của từng nhân vật.  Đã xây dựng nên một cảnh tượng rất thân quen mà giản dị.

2.4.5.  VAI TRÒ CỦA MÀU SẮC TRONG ĐỒ HỌA

            Màu sắc trong thiết kế bao bì nhãn mác ngoài nhiệm vụ chính để đựng, bao bọc sản phẩm, bao bì cần thể hiện văn hoá, trình độ thẩm mỹ, sự sáng tạo của con người, tạo sự thu hút, chú ý của khách hàng. Màu sắc nhãn mác luôn là mối băn khoăn cho bất kỳ một người họa sỹ thiết kế đồ họa nào. Bởi yếu tố ban đầu thu hút sự chú ý của khách hàng chính là hình thức của sản phẩm. Để thiết kế được một bao bì nhãn mác đẹp đòi hỏi người hoạ sỹ phải có sự hiểu biết thấu đáo về ý nghĩa  màu sắc. Mỗi một lĩnh vực đều có những màu sắc để biểu hiện riêng.

            Thiết kế bao bì cho sản phẩm phục vụ ăn uống  thì màu sắc trông phải thật ngon lành hấp dẫn. Chính vì vậy việc sử dụng màu sắc mô phỏng từ tự nhiên sẽ gợi sự tưởng tượng từ phía người sử dụng, thường  tông màu đỏ, cam, vàng, xanh… sẽ  kích thích thị giác tạo cảm giác hấp dẫn làm cho người sử dụng hình dung tưởng tượng đến mùi vị thơm ngon của thực phẩm…bởi những màu như vậy đã được cô đọng, xúc tích,  điển hình hoá.

Thiết kế bao bì cho những sản phẩm ngành y tế  sự đơn giản về màu sắc sẽ là yếu tố được chú trọng cho sản phẩm ngành y tế. Các tông màu hay được sử dụng như: xanh, lơ, đỏ, vàng… sẽ tạo một cảm giác an toàn, tin cậy. Tránh sử dụng nhiều màu lòe loẹt, rực rỡ hay tương phản mạnh.

            Thiết kế bao bì cho những sản phẩm ngành thể thao  những màu thường được sử dụng như: tím, vàng, đỏ, đen, xanh có khi là những màu đối lập, rực rỡ, tạo sự tương phản. Những màu trên như khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, táo bạo, những tính chất được coi trọng hàng đầu trong thi đấu.

            Màu sắc trong bao bì nhãn mác mỹ phẩm  sự quyến rũ, lôi cuốn là yếu tố hàng đầu được đặt ra cho sản phẩm của mỹ phẩm. Chính vì vậy tông màu được phái nữ  sử dụng thường là những màu nhẹ như: các tông màu tím, hồng… Những sắc màu này thưòng gợi sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, sang trọng và quyến rũ.

            Màu sắc bao bì, nhãn mác trong lễ hội  Lễ hội luôn là những ngày được mọi người coi trọng bởi nó gắn liền với truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Để đưa ra những màu sắc thích hợp trên các sản phẩm phục vụ trong ngày lễ tết đòi hỏi người họa sỹ thiết kế sự hiểu biết sâu  về màu sắc và tâm lý người tiêu dùng. Ở Việt Nam trong ngày tết cổ truyền thì màu đỏ, vàng là gam màu chủ đạo được mọi người ưa thích bởi màu đỏ là màu của vui vẻ, đầm ấm, may mắn, hạnh phúc, màu vàng tượng trưng cho sự bình an, quý phái…

Màu sắc trong thiết kế Logo (HÌNH 13) : Logo là mối liên kết hữu hiệu để giới thiệu các sản phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu vì vậy  màu sắc logo phải đặc trưng và gây ấn tượng, phải có hàm ý thể hiện một tiêu chí nào đó của doanh nghiệp, của đòan thể…Chính vì vậy trong logo càng sử dụng ít màu càng tốt. Tùy từng màu nền mà logo có những màu sắc tương ứng phù hợp. Một logo bao giờ cũng có một màu chính gọi là màu nguyên bản. Từ màu nguyên bản, người họa sỹ  triển khai các phương án biến đổi khác nhau. Cùng là một màu, ở mỗi logo thể hiện những ý tưởng riêng. Sắc màu trên logo còn thể hiện tính đa nghĩa của màu sắc.

 

    

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Nói tóm lại: “ Vai trò của màu sắc trong hội họa ” là một đề tài vô cùng quan trọng, vô cùng thực tế, thú vị hấp dẫn đối với người họa sĩ, người học vẽ vì vậy việc tìm hiểu Cơ sở  lý luận về màu sắc, cách thể hiện màu và Tầm quan trọng của việc dùng màu sắc trong hội họa. Để áp dụng vào vẽ tranh là vô cùng thiết yếu. Qua phần trình bày trên tuy chưa thể nói hết công năng, vai trò  của màu sắc nhưng cũng đủ cho ta thấy  màu sắc  đóng vai trò  quan trọng trong hội họa. Đầu tiên do sự pha trộn những màu sắc trong thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đơn giản, thô sơ  hàng ngày, qua nhiều thế hệ, qua bao thăng trầm trong đời sống…ngôn ngữ, đời sống, nhu cầu con người ngày càng phát triển thì số lượng màu sắc, tên gọi màu sắc cũng song hành ngày một được khám phá và sử dụng  rộng rãi hơn. Thiên nhiên xinh đẹp luôn làm cho con người ngây ngất, bất ngờ trước vẻ đẹp của sắc màu bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Của những bình minh rạng ngời trên biển cả, những hoàng hôn bên những triền đồi ven suối… đã là cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ ca, văn học, nhạc, họa ra đời. Hội họa là một bộ môn nghệ thuật phục vụ cuộc sống, phản ánh cuộc sống có trách nhiệm làm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người vì vậy việc các họa sĩ dày công tìm tòi, khám phá thêm những chất liệu, màu sắc mới, sáng tác nên những tác phẩm đẹp cũng chỉ một mục đích duy nhất là làm đẹp cho cuộc đời, làm thăng hoa cho cuộc sống. Màu sắc còn  là tâm hồn của mỗi dân tộc thuộc về mặt tâm lý và phong tục, là tiếng nói quan trọng của bức tranh, tiếng nói tình cảm của người họa sĩ. Màu sắc không thể tách rời khỏi môi trường nuôi sống con người, nó tạo nên nét đặc sắc cho từng dân tộc. Bản thân của màu sắc không có cá tính nhưng việc sử dụng, kết hợp màu sắc lại phần nào nói lên được suy nghĩ, cá tính, sức khỏe, tâm trạng… của người thể hiện. Nó phụ thuộc vào thị hiếu của từng người sử dụng cũng như sự biểu cảm của người nghệ sĩ.

Họa sĩ càng hiểu biết những nguyên tắc cơ bản về màu sắc thì việc sử dụng màu càng sắc bén, màu sắc có ngôn ngữ riêng, là tiếng nói sâu thẳm  của mỗi người mà đôi khi ta không thể diễn đạt bằng lời, nó mang đến cho tác phẩm cái thần hồn truyền cảm đặc biệt. Hay nói cách khác màu sắc trong tranh là tiếng nói từ trái tim, là tâm hồn của chủ nhân nó. Màu sắc luôn mang đến cho cuộc sống niềm hân hoan, sung sướng. Màu sắc thông qua hội họa  lại cho ta cái nhìn mới lạ, sự dịu ngọt sâu thẳm trong tâm hồn, cũng như tận hưởng những cảm xúc tuyệt vời trong đời sống mà khó có thể thay thế bằng một hình thức nào.

Share this:

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button