Cây Xanh

Mai kiểng – các thế mai cơ bản

Trồng mai mà chỉ chờ đến dịp Tết có hoa để chưng chơi thì dễ nản lắm. Cả một năm dài bỏ biết bao công sức ra tưới bón mà chỉ nhờ cậy có mấy ngày ngắn ngủi sao? Đã thế, nếu gặp năm… hoa mất mùa hoặc nở không đúng ngày Tết thì lại càng chán chường hơn nữa!

Chính vì vậy, đa số người chơi mai xưa nay đều thích tự tay tạo ra những cây mai kiểng. Chơi theo cách này tuy công sức bỏ ra có phần vất vả hơn, nhưng bù lại được vui vì nó hợp với sỏ thích của mình, lại có những cây kiểng giá trị. Đó là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá mà bất cứ ai cũng ngưỡng vọng.

Cái thú chơi cây kiểng nói chung và mai kiểng nói riêng đã có từ lâu đời. Phân tích kỹ ra thì trò giải trí mang tính nghệ thuật này có ý nghĩa sâu xa thâm thúy lắm.

Ngày xưa, người chơi cây kiểng thường là các vị hưu quan, hoặc là những người già lão có cuộc sống nhàn nhã, họ chơi cây kiểng là để giải muộn tiêu sầu, là để nghiền ngẫm một thứ triết lý sâu xa nào đó. Còn ngày nay, thú chơi cây kiểng không còn hạn định tuổi tác, cũng không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai đam mê thì nhập cuộc. Có điều người có tiền thì chơi theo kiểu có tiền, dám mua cây mai kiểng vài ba lượng vàng nếu thấy… vừa mắt. Còn người ít tiền thì cũng có cách chơi của kẻ ít tiền: họ chơi mai ghép, chơi mai bonsai, hoặc tự tay uốn tỉa mai con để hy vọng tạo ra những cây mai cổ… Ý nghĩ đó, thiết nghĩ đâu có khó khăn gì, trở ngại gì mà không thực hiện được?

Để có một cây mai kiểng, nghệ nhân phải bắt tay uốn thế sửa cành từ lúc cây mai còn nhỏ, thân còn dẻo, cành còn mềm… Ngày qua ngày, mỗi lúc uốn tỉa một chút, khi thì nhắm vào thân, khi thì cành, khi thì rễ, theo những thế mà mình thích, mình chọn; hoặc tùy vào dáng y có sẵn để theo đó mà tạo những đường nét hợp với tự nhiên…

Xem thêm :  Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi lợn sọc dưa tại tỉnh kon tum

Đó là công việc của trí tuệ, của nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự cân nhắc, nghĩ suy.

Thế cây thì khuôn mẫu đã có, xưa nay thường cứ thế mà theo. Nhưng giá trị cao thấp ra sao là còn tùy vào khả năng sáng tạo của mỗi người.

Sau đây là năm thế căn bản của cây kiểng:

  1. Thế trực

Thế trực là thế đứng, hay thẳng đứng. Theo thế này, cây kiểng với thân ngay mọc thẳng lên trời, thân to gốc nở càng đẹp; nhất là tạo được những cái rễ hằn cộm lên trên mặt đất tạo thêm thế đứng vững chắc cho cây. Phần trên các nhánh cho phân tán đều ra, nếu uốh được thành tầng mang một ý nghĩa sâu xa nào đó lại thêm giá trị.

Hình ảnh một cây mai kiểng với thế trực tượng trưng hình ảnh của một người anh hùng với chí khí bất khuất theo quan niệm của người xưa. Đó cũng là hiện thân của người biết sống tự lập, có ý chí phấn đấu, tự tin cao. Cây trồng theo thế này không khó.

  1. Thế cận trực

Thế cận trực còn gọi là thế xiên. Theo thế này, cây mai kiểng có thân hơi nghiêng về một phía, thân vẫn thẳng, nhưng phần ngọn phải uốn hướng thượng. Phần rễ càng lồi lên gân guốc càng hay, tạo được thế bám chắc níu kéo giữ cho cây khỏi nghiêng hơn nữa.

Hình ảnh này tượng trưng cho hạng người có ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước nghịch cảnh.

Cây trồng theo thế này vẫn ở vị trí giữa chậu, thân cây hơi nghiêng về một phía, với độ nghiêng từ 20 đến 30 độ là vừa. Phần ngọn nếu uốn theo thế hồi đầu càng tốt, nếu không cứ để mọc thẳng lên trời cho được tự nhiên.

  1. Thế hoành

Còn gọi là thế nghiêng. Mai kiểng trồng theo thế này phải cho cây nghiêng hơn thế cận trực một chút nữa, thay vì có độ nghiêng 30 độ thì cho nghiêng đến mức 50 độ. Và trong thế hoành, ngọn cây phải uốn theo thế hồi đầu, tức hướng về phía gốc.

Cây trồng theo thế hoành, phần gốc phải nằm gần sát mép chậu bên này, để ngọn ngả về phía mép chậu bên kia, tạo sự cân bằng.

Đây là hình ảnh của người có nghị lực phi thường, lòng can đảm cao độ, cuộc sống đã bị phong ba bão táp vùi dập tưởng chừng như bị chôn vùi, nhưng vẫn cố gắng gượng ngoi lên với niềm tin vững chắc.

Xem thêm :  Trồng rau diếp cá bằng cành (1)

Cây trồng theo thế này không khác gì thế cân trực, có điều dứt khoát phần ngọn phải uốn theo thế hồi đầu mới tạo được ấn tượng mạnh cho người thưởng ngoạn.

  1. Thế ngọa

Thế ngọa còn gọi là thế nằm. Cây mai trồng theo thế ngọa, chẳng khác gì cây bị lật nằm ngang trên mặt đất. Nói là nằm ngang, nhưng chỉ ngả theo độ nghiêng từ 70 đến 80 độ là vừa.

Vị trí của cây trồng trong chậu kiểng cũng cách trên. Cây mang hình ảnh của người có tài nhưng không gặp vận may, tức anh hùng mạt vận. Nếu phần ngọn hồi đầu thì có nghĩa là ý chí phấn đấu vẫn còn, nghịch cảnh tuy có bất như ý nhưng vẫn chưa tuyệt vọng…

Cách trồng: Nên uốn từ cây con khi thân cây còn dẻo mới tạo được thế đẹp.

  1. Thế huyền nhai

Thế huyền nhai còn gọi là thế thác đổ. Cây trồng bên mép chậu, phần thân ngả chúi xuống như ngọn thác hướng xuống vực thẳm. Cây trồng theo thế này có dáng đẹp lại gây ấn tượng mạnh cho người xem. Đối với cây thì rõ ràng cây chịu uốn mình dưới tác động thường xuyên của gió. Nhưng đối với người nhìn thì lại gặp hình ảnh của một con người khôn khổ gặp môi trường sống không thuận lợi nên mới bị vùi giập thảm thương. Mai vàng uốn theo lối này không đẹp bằng mai chiếu thủy.

Ngoài năm thế căn bản đó ra, còn có rất nhiều thế phụ cũng gây ấn tượng mạnh cho người thưỏng ngoạn.

Nói đến cây kiểng không thể không bàn đến nghệ thuật uốn,, tỉa. Chính nhờ vào nghệ thuật này mà từ một cây mai bình thường, cơ hồ không gây được sự chú ý nhỏ của một ai, lại trở thành một… kiệt tác để cho mọi người chiêm ngưỡng.

Kết quả to lớn này do đâu mà có? Xin thưa, đó là do tài năng và óc sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân chơi cây kiểng, chuyên nghiệp có mà nghiệp dư cũng có.

Trên tay chỉ cần một số dụng cụ (đồ nghề) thô sơ mà đa số lại là đồ tự tạo, như kềm, búa, đục, kéo cắt cành, dây đồng, dây kẽm… nhưng với bàn tay khéo léo, với sự nhẫn nại cần cù, cộng vào đó là lòng đam mê, óc sáng tạo của nghệ nhân, đã khổ công uốn nắn, tỉa tót cho cây nên hình nên dáng, gây được ấn tượng mạnh đối với người xem.

Xem thêm :  Làm cá kho tiêu đơn giản mà đậm vị

Rễ cây mọc dưới đất được độn lên cao, rồi uốn nắn cho ra những hình dáng kỳ lạ như rồng nằm, như chân thú trông rất ấn tượng, khó quên.

Phần gốc cây với nhiều thế uốn với hang hốc, với chỗ lõm chỗ lồi, nhìn xa trông như lân, như hổ, như hươu nai trong rừng với đủ tư thế nằm ngồi ngoạn mục. Đó là nhờ vào sự uốn nắn khéo tay lúc gốc còn tơ, thân còn dẻo, qua những nhát đục, vết dao mà tạo được sự già nua, cằn cỗi nhìn hoài không chán.

Thân cây to là thế mà vẫn chịu uốn mình cong qua ngả lại với đường nét uyển chuyển tự nhiên, qua sự uốn nắn của dây kẽm rịt rị, căng kéo lâu ngày chầy tháng mà thành.

Đến tán lá rườm rà, nhưng qua bàn tay cắt tỉa, sắp xếp tài tình của nghệ nhân, trông mai không còn là mai mà là tùng, là bách với những tầng lá lớp lang rất đẹp.

Phải chăng nghệ nhân đã có công phả vào cây kiểng một chút “hồn” nên mới có nét sinh động đến thế?


Bứng mai vàng chơi tết 2020 ai ngờ gặp ngay góc có bộ đế như thế này


♫ Đăng Kí Miễn Phí : https://www.youtube.com/c/CánhĐồngMiềnTây
Liên hệ nhắn tin qua Zalo : 0869.22.17.09
Chú ý chỉ nhận cuộc gọi từ 8h sáng đến 17h chiều mong anh em thông cảm
Ngân Hàng AGRIBANK chi nhánh Cai Lậy
Số Tài Khoản : 6907205253815
Chủ Tài Khoản : Nguyễn Hoàng Phương
Ngân Hàng VietTinBank chi nhánh Cai Lậy
Số Tài Khoản : 104869627350
Chủ Tài Khoản : Nguyễn Hoàng Phương
Cánh Đồng Miền Tây chúc mọi người xem video vui vẻ
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đón xem video của mình
canhdongmientay
maivangchoitet2020
maitet2020
Nhấn like và Subcribe để theo dõi Clip mới nhất của mình các bạn nhé

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button