Tổng Hợp

Luồng: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi bồ câu gà????

 
  

18/07/2011

4:30:19 PM

huuhale

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi bồ câu gà????

Chào mọi người!

Bạn em mới mua được 3 cặp bồ câu gà, em xin hỏi các dụng cụ và kỹ thuật nuôi bồ câu gà, những điều chú ý khi nuôi như chăm sóc như thế nào? cho ăn ra sao, nơi ở, những điều chú ý khi bồ câu bị bệnh hay sinh sản?

Mong mọi người biết thì ủng hộ bạn em?

 

Trích dẫn  

 
  

18/07/2011

4:43:23 PM

phongbatbinh

Kỹ thuật nuôi bồ câu.

Chào bạn!

Mình thấy trên mạng có tài liệu về kỹ thuật nuôi chim bồ câu, mình nghĩ bồ câu gà hay giống bồ câu gì khác thì cũng là họ bồ câu mà thôi, nên đặc điểm sinh lý là giống nhau và vì vậy kỹ thuật chăn nuôi cũng là giống nhau, nên mình copy & past lại đây cho bạn xem.

Tuy nhiên bồ câu gà tất nhiên có yêu cầu khác so với các bồ câu còn lại nên ở đây chỉ mong bạn tham khảo thôi, trong quá trình nuôi bạn sẽ rút được kinh nghiệm, rút ra quy trình, kỹ thuật đúng nhất trong điều kiện chăn nuôi của bạn.

Chúc bạn thành công.


Thịt bồ câu non mịn, vị tươi ngon, có đặc điểm lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp, đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu, do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt bồ câu cao hơn thịt gà, cá, thịt bò…

 

 

Dân gian hay nói “một con bồ câu hơn chín con gà” vì tác dụng bổ dưỡng của nó, thường xuyên ăn thịt chim bồ câu có thể kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần, thể lực sung mãn, da mịn, hơn nữa phòng chống lão hoá sớm và bạc tóc sớm. Khoa học còn chỉ ra rằng thịt chim bồ câu dễ tiêu hoá và hấp thu tốt đối với người cao tuổi có chức năng tiêu hoá kém, còn đối với trẻ em thì tác dụng bổ dưỡng càng rõ rệt. Ngoài ra ăn thịt chim bồ câu có thể làm vết thương mau kín miệng.

 

Chọn giống chim bồ câu

 

Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, vấn đề giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

 

Khi nuôi chim bồ câu sinh sản nên mua loại chim từ 4 tháng – 5 tháng tuổi, có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm. Do bồ câu là loài chim đơn phối vì vậy khi nuôi sinh sản nên nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, do vậy cần phải tuyển lựa loại bỏ và thay chim bố mẹ mới.

 

Chuồng nuôi và thiết bị nuôi

 

– Chuồng nuôi: môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi, do vậy chuồng nuôi chim phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh gió lùa, mưa tạt, ồn ào quá mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, và chuồng có độ cao vừa phải… Đặc biệt chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh. Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể.

 

+ Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi): mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể làm bằng tre, gỗ, hay lưới sắt… Trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Kích thước của một ô chuồng: Chiều cao: 40cm, chiều dài 60cm, chiều rộng: 50cm.

 

+ Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi): tùy theo số lượng cần nuôi mà thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp kích thước chuồng nuôi dựa trên mật độ nuôi 6-8 con/m2. Máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng để phù hợp với nhu cầu quần thể ở kiểu chuồng này.

 

+ Chuồng nuôi dưỡng chim bồ câu thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21 – 30 ngày tuổi): mật độ nuôi giai đoạn này 45 – 50 con/m2, ở nuôi bồ câu thịt thì không sử dụng máng ăn mà ta nhồi thức ăn trực tiếp cho chúng 50-80g/con/ngày thức ăn được nghiền nhỏ thành viên, hạn chế không gian rộng nhằm giảm hoạt động của chúng.  

 

– Ổ đẻ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con: do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới, ổ đẻ có thể làm bằng gỗ, hoặc chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ đẻ. Kích thước của ổ: Đường kính: 20 cm – 25cm, chiều cao: 7cm – 8cm.

– Máng ăn: đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn). Tùy theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: chiều dài: 15cm, chiều rộng: 5cm.

 

– Máng uống: máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia, cốc nhựa… với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5cm – 6cm, chiều cao: 8 cm – 10cm, nước phải sạch và có thường xuyên định kỳ bổ sung thêm vitamin và kháng sinh nhằm tăng sức đề kháng và phòng bệnh.

 

– Máng đựng thức ăn bổ sung: do chim bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.

Xem Thêm :   Cá Rô Đồng Ăn Mồi Gì – Hướng Dẫn Làm Mồi Câu Cá Rô Đồng Cực Nhạy – Thdcanada.com.vn

Xem thêm :  # 10 concept chụp ảnh bầu đẹp sáng tạo

 

– Mật độ nuôi chim: nếu nuôi chim dò được 28 ngày tuổi sau khi tách mẹ mật độ 10 – 14 con/m2, nuôi chim trưởng thành 2-6 tháng mật độ 6-8 con/m2.

 

– Chế độ chiếu sáng: chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4 – 5W/m2 nền chuồng, với thời gian 3h – 4h ngày.

 

– Thức ăn: thức ăn dùng: lúa, bắp, gạo, đậu, trong đó lúa là thành phần chính của khẩu phần, yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lư­ợng tốt, không mốc, mọt. Chim bồ câu cần một l­ượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đư­ờng kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên cho thêm sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn tùy nhu cầu có thể trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix.

 

– Cách phối trộn thức ăn

 

+ Thức ăn bổ sung: Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.

 

+ Thức ăn chính: lượng hạt đậu từ 25-30%; bắp và lúa 75-75%.

 

+ Cách cho ăn:  2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. định l­ượng tùy theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lư­ợng thức ăn khác nhau, thông th­ường l­ượng thức ăn bằng 1/10 trọng l­ượng cơ thể

 

Nguyễn Hữu Đức-TTGNNVL

Trích dẫn  

 
  

18/07/2011

5:06:17 PM

nonghoc08

Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu

Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

– Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.

– Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.

– Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

– Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim.

– Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Trích dẫn  

 
  

18/07/2011

5:07:58 PM

lhha98

Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu

Viêm đường hô hấp

Bồ câu bị bệnh ở hai thể:

Thể cấp tính: Thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhầy trắng, vàng xám. Chim bị chết sau 7-10 ngày.

Thể mạn tính: Thường xảy ra ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Hecpervirus. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường. Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị.

Bệnh giun

Có thể tẩy giun bằng Piperazin adipinat (dùng liều 0,3g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ) hoặc Mebendazol (dùng liều 0,1g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy).

Phòng bệnh: Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim 4-6 tháng /lần bằng Piperazin; thực hiện vệ sinh chuồng trại.

Bệnh cầu trùng

Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhầy và đôi khi có màu sô -cô-la do bị xuất huyết.

Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu như Esb3, Grigecoccin, Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin…, dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

.

Trích dẫn  

 
  

19/10/2014

1:46:49 AM

admin

Kinh nghiệm nuôi Bồ Câu Gà

Qua hơn 1.500.000 ngày kinh nghiệm nuôi bồ câu pháp, rùi chuyển nuôi bồ câu gà em cũng tích lũy một số kinh nghiệm:

* Kiểu chuồng nuôi bồ câu gà của em:

– chuồng là một khu nhà lồng tương đối rộng có lưới bao bọc kín đáo, bố trí chuồng thành những ngăn giống kệ để sách rồi đi thu gom mấy cái thùng xóp mà người ta hay để trái cây đục khoét lỗ rồi gác lên từng lớp ( chi phí đở tốn kém dữ lắm) 

– tiến hành ghép 2 hộp xốp dán băng keo cùng màu giống nhau, và khác màu với thùng bên cạnh, giữa 2 mối ghép cũng khoét một cái lổ thông ở giữa để rảnh con trống mò qua ấp phụ.

– nguyên nhân ghép 2 thùng thành 1 và cùng màu

1- là: bồ câu thích đẹp và chọn một tổ sống đến già luôn

2-là: một bên cho chim đẻ. một bên cho chim trống nuôi con

Bồ câu gà đơn giản dễ nuôi, lợi nhuận cao

Bồ câu gà đơn giản dễ nuôi, lợi nhuận cao

* Phương pháp nuôi bồ câu đẻ đúng và liên tục

với kiểu chuồng nuôi như vậy, khi chim ấp nỡ được 10-12 ngày ta tiến hành lấy chim con sang ô chuồng bên cạnh cho chim trống nuôi, để chim mái bay ra chạy nhạy khỏang 5-7 ngày là lại đẻ vào chổ đó tiếp,…và chu trình lại tiếp tục

* Phương pháp cho ăn ( cần tiết kiệm, mà no lại mà rất tốt)

Xem Thêm :   Nên Trồng Ngay Giống Bí Ngòi Xanh Một Loại Rau Rất Cần Cho Bữa Ăn Hằng Ngày

1-là bắp hạt xay 2-3 ta dem ngâm trong nước vào buổi chiều + thêm ít muối i-ốt vào cho( thông minh) sau đó sáng ta vớt ra thì bắp nỡ to hơn gấp đôi, đem ráo nước trước khi cho ăn,

2-là lúa hạt ta đem ủ cho lên tí mần trắng rồi đem ráo nước cho ăn

Xem thêm :  Xe bán trái cây lưu động

mỗi ngày cho ăn 2 lần thôi, 8h sáng rồi 4h chiều,

– lâu lâu cho ăn cám thiên long loại cho chim hạt dài dài 

– tuần 2 tuần trộn hỗn hợp bột khoáng vi lượng ngâm chung với bắp lúa 

* Phương pháp phòng bệnh:

– phòng bệnh là chủ yếu chữa bệnh là trọng tâm

chuồng nuôi khô thoáng, có ánh nắng chiếu vào là tốt, dọn dẹp, xịt thuốc diệt khuẩn hàng tuần lại càng hay

– tháng 2 tháng lại tảy giun một lần cũng trọn chung với bắp lúa ngâm, nhưng trước khi tẩy giun cần cắt thức ăn vào 1 buổi chiều

– 4-5 ngày trộn thuốc gọi là men tiêu hóa sống dùng cho người vào nước cho cả đàn uống

-6 tháng chích chủng ngừa đậu gà 1 lần, (rất la quan trọng) chích thì dể ẹc thôi, lấy cây kim chích thuốc heo mũi to to chút rồi cầm cái cánh nó đâm lụi đại 2-3 mũi xong lấy bông gòn chấm vac sin đậu mùa quẹt vào chổ chích là ok, ** nhớ là chổ cánh cỏ màng da mỏng nhé” cứ đâm đại 5 6 phát cũng được

– ngoài đậu mùa là cũng gọi là nguy hiểm thì còn một số bệnh nữa cũng rất kinh, nhưng rất ít gặp, bệnh này chủ yếu là do ta làm biến lau dọn tẩy trùng mà có, 

Trích dẫn  

 
  

19/10/2014

1:55:06 AM

admin

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp 

Thịt bồ câu ngon và bổ. Khi bồ câu ra giàng ( 28 ngày tuôi), thịt chứa 17.5% protein, 3% lipit. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ đạt khối lượng 300-400g/ con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay, có nhiều giống bồ câu ngoại được chọn lọc, cho năng suất thịt rất cao, trong đó có giống chim bồ câu Pháp. 

 

Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. 

 

Theo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Duy Điều, trong quá trình nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp, cần chú ý các kỹ thuật sau: 

 

1. Chọn giống 

 

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế. 

 

 

– Tiêu chuẩn con giống: 

 

+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. 

 

+ Chim đạt từ 4-5 tháng. 

 

-Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: 

 

+ Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. 

 

+ Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. 

 

2. Chuồng nuôi 

 

-Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa. 

 

-Chuồng nuôi gồm có nhiều loại: 

 

Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi): 

 

Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm 

 

Chuồng nuôi quần thể( Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi): 

 

Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái) 

 

Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2 

 

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi): 

 

Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2 

 

3. Thiết bị nuôi chim 

 

– Ổ đẻ 

 

+ Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. 

 

+ Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo. 

 

+ Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên. 

 

+ Kích thước của ổ: 

 

Đường kính: 20-25cm 

 

Chiều cao: 7-8 cm 

 

-Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. 

 

-Bóng đèn: Cần vào mùa đông ở miền Bắc, lắp bóng 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm từ 3-4h với cường độ 5w/m2 nền chuồng 

 

4. Thức ăn và cách cho ăn 

 

 

– Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường 

 

Chim sinh sản: Ngô (50%) + Đỗ xanh( 30%)+ Gạo xay(20%) 

 

Chim dò: Ngô (50%)+ Đỗ xanh( 25%) + Gaọ xay( 25%) 

 

– Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp 

 

Chim sinh sản: Cám viên công nghiệp(60%)+ Ngô hạt đỏ( 40%) 

 

Chim dò: Cám viên công nghiệp (48%)+ Ngô hạt đỏ (52%) 

 

– Ngoài ra, cần cung cấp thức ăn bổ sung cho bồ câu. 

 

– Cách phối trộn là: Khoáng (85%)+ Muối( 10%)+ Sỏi( 5%) 

 

 

– Thời gian: Sáng lúc 8-9h, chiều 14-15h. 

 

– Khối lượng: Thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. 

 

Chim dò: 40-50g /con/ngày 

 

Chim sinh sản: Khi nuôi con: 125- 130g / đôi/ngày; Không nuôi con:90-100g/ đôi/ ngày 

 

5. Nước uống 

 

-Nước uống: sạch sẽ, không màu, không mùi, được thay hằng ngày. 

 

-Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết. 

 

6. Chăm sóc 

 

 

-Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ. 

 

-Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng. 

 

-Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ) 

 

-Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ. 

 

 

– Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần) 

 

– Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào. 

 

Thời kỳ nuôi vỗ béo 

 

-Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo. 

 

-Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%) 

Xem Thêm :   TOUR THĂM CON GIỐNG BẮC – TRUNG – NAM & Tư Vấn Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cho Các Trại |FULL VIDEO 4K|

Xem thêm :  Mẫu CV xin học bổng bằng tiếng Anh file Word

 

-Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1 

 

-Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính. 

 

 

-Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi. 

 

-Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu. 

 

 

 Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

 

Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

 

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu – hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài – đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta. 

Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

 

1.

 Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.

 

==> 

Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ – 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.

 

Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và “đẹp” hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,….) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng “ngon miệng” của khách hàng.

      

==>

 Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 – 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

  

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 – 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 – 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống. 

      

==>

 Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn. 

  

==>

 Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,… Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,…. sau này. 

 

 

 

 

— 10/19/2014 9:49:26 AM: chỉnh sửa bởi admin.

Trích dẫn  

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Làm Vườn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button