Tổng Hợp

Huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Huyện Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, với diện tích tự nhiên 103.253,05ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 31.757ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp 51.992ha. Huyện Lục Ngạn có 29 xã, 01 thị trấn với 380 thôn, trong đó có 12 xã vùng cao; toàn huyện còn 11 xã và 35 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực 2. Dân số 22,5 vạn người, gồm 8 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hoa); năm 2018, giá trị sản xuất/1ha đất canh tác nông nghiệp đạt 107,3 triệu đồng, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 66,3 triệu đồng.

Xác định, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn là tiền đề phát triển các lĩnh vực khác, tạo diện mạo, sức sống mới khởi sắc cho bộ mặt nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị của sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đại hoá công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa.

Xác định, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn là tiền đề phát triển các lĩnh vực khác, tạo diện mạo, sức sống mới khởi sắc cho bộ mặt nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị của sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đại hoá công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa.

Về phát triển cây có múi phù hợp với điều kiện của địa phương

Huyện Lục Ngạn có hai dải núi Bảo Đài và Huyền Đinh bao bọc nên địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt, vùng núi cao và vùng đồi thấp, vùng núi cao có độ dốc trên 250, độ cao trung bình 300 – 400m so với mực nước biển, chiếm gần 60% diện tích tự nhiên. Vùng đồi thấp chiếm trên 40% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 80 – 100m các đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loạị cây ăn quả, là một yếu tố đem lại cho cây ăn quả của huyện có chất lượng và mẫu mã vượt trội so với các vùng khác trong và ngoài tỉnh; với khoảng 80% dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, nông nghiệp đã trở thành thế mạnh của địa phương đặc biệt là phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: vải thiều, cam, bưởi, nhãn, táo, ổi, thanh long… sản lượng các loại quả hàng năm đạt từ 150.000 đến 200.000 tấn/năm; thu nhập từ sản xuất cây ăn quả hàng năm đạt khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng/năm đã góp phần quan trọng trong xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng riêng của huyện Lục Ngạn trong phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Xem thêm :  Xu hướng 12/2021 # hướng dẫn cách làm lẩu cá trắm ngon chuẩn vị cho bữa cơm gia đình # top view

Huyện Lục Ngạn có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp nói chung và đặc biệt quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân Lục Ngạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng, canh tác các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; nên từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Lục Ngạn rất quan tâm, coi trọng tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất, đã chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình sản xuất điểm nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công các tiêu chí khác trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – 2015, huyện Lục Ngạn đã ban hành Chương trình phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hoá giai đoạn 2011 – 2015 gắn với xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện tập trung vào 6 cây (lúa nếp cái hoa vàng Phì Điền, vải thiều, bưởi ngọt, cam ngọt, táo Đài Loan và cây lâm nghiệp); tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Chương trình sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung chuyên canh, nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm.

Với định hướng quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả nói chung và vùng sản xuất cây có múi nói riêng để định hướng cho công tác chỉ đạo sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để thuận lợi cho việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Ủy ban nhân dân huyện đã đề xuất và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đưa huyện Lục Ngạn vào quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích vải thiều là 300ha, tại xã Hồng Giang, 300ha cây có múi tại xã Tân Quang; ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn đã xây dựng Đề án vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Tân Mộc với diện tích 313ha với các sản phẩm chủ lực của địa phương như vải thiều, cây có múi.

Từ sự chỉ đạo, quyết tâm cao của đảng, chính quyền, sự mạnh dạn của người dân Lục Ngạn đã tạo được sự khởi sắc trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt diện tích cây có múi của huyện không ngừng được nâng lên, trong vòng 10 năm qua diện tích chuyển đổi cây trồng của Lục Ngạn có sự biến động đáng kể cụ thể năm 2010 diện tích Vải thiều Lục Ngạn 18.500ha,  Hồng 960ha, Nhãn 730ha, diện tích cây có múi 276ha; sản lượng cây có múi năm 2010 ước đạt 567 tấn. Đến năm 2019 diện tích Vải thiều Lục Ngạn giảm xuống còn 15.290ha, diện tích Hồng Nhân Hậu giảm xuống còn 6ha, diện tích Nhãn tăng lên 825ha, diện tích cây có múi tăng lên 6.740ha (trong đó diện tích cam Ngọt 2.180ha, cam Lòng Vàng 1.728ha, cam V2 là 240,5ha, bưởi Ngọt 1.715ha, bưởi Da Xanh 537,1ha, cây có múi khác 346ha) sản lượng cây có múi năm 2019 ước đạt 58.560 tấn.

Xem thêm :  Mô hình bán cháo dinh dưỡng- Bán là có lời

Diện tích và sản lượng cây có múi của huyện Lục Ngạn không ngừng nâng lên góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích sử dụng đất, đồng thời mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cao cho người nông dân nông thôn từ minh chứng cụ thể 1 sào lúa sau khi trừ đi các chi phí cho thu nhập khoảng 500 – 700 nghìn đồng, một sào Vải Thiều sau khi trừ chi phí cho thu nhập khoảng 10 – 12 triệu đồng, một sào Cam sau khi trừ chi phí cho thu nhập khoảng 25 – 30 triệu đồng. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đặc biệt trồng đa dạng các loại cây ăn quả sẽ giúp bà con nông dân giảm gánh nặng mùa vụ, giải vụ thu hoạch, tận dụng được nguồn lao động sẵn có của địa phương, đa dạng hóa các loại sản phẩm giúp cho Nhân dân Lục Ngạn có nguồn thu nhập ổn định quanh năm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tạo tiền đề phát triển kinh tế địa phương góp phần thành công trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Thông qua việc xây dựng các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang phát triển đa dạng các loại cây ăn quả nói chung và phát triển cây có múi nói riêng trong thời gian qua huyện Lục Ngạn đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến luôn đi đầu trong phong trào trồng, chăm sóc cây có múi của toàn huyện mỗi năm cho thu nhập cao từ 2 – 5 tỷ đồng tiêu biểu như hộ gia đình ông Bùi Đức Long ở thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang, ông Trịnh Sư Hòa ở thị trấn Chũ, ông Bùi Xuân Chỉnh ở thôn Đồng Quýt xã Tân Mộc, ông Nguyễn Duy Tuấn ở thôn Kim Thạch xã Thanh Hải, Nguyễn Văn Hữu ở thôn Xẻ Cũ xã Thanh Hải, Trần Duy Hà xã Tân Quang…

Kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất

Quá trình chuyển đổi sản xuất thành công và không ngừng phát triển diện tích cây có múi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân nông thôn. Huyện Lục Ngạn rút ra được một số kinh nghiệm cơ bản sau:

Một là, cần tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, của các cấp, ngành địa phương trong công tác quán triệt, tổ chức thực hiện, định hướng phát triển sản xuất mang tính phát triển, phù hợp, lâu dài theo đúng quy hoạch.

Hai là, cần có sự chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai thực hiện cụ thể, chủ động sáng tạo, mạnh dạn, sâu sát, liên tục của cấp ủy, chính quyền nhất là vai trò của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tuyên truyền cho Nhân dân hiểu được ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất theo hướng hàng hóa, quy mô lớn gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm.

Xem thêm :  Sữa tắm cho mèo dùng loại nào tốt?

Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân, theo phương châm (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi), mọi vấn đề liên quan đến quy hoạch vùng sản xuất, chọn giống cây trồng, triển khai tổ chức thực hiện quy trình sản xuất, thành lập tổ liên kết sản xuất, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm phải được bàn bạc công khai, minh bạch, rõ ràng trước dân.

Bốn là, tăng cường mối liên kết 4 nhà, lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã, có đủ năng lực tài chính tham gia vào quá trình liên kết xản suất; lựa chọn áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đưa công nghệ cao vào sản xuất đặc biệt là sản xuất cây có múi để giảm được công chăm sóc, tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ngoài ra nó còn phù hợp với định hướng, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn liền xây dựng nông thôn mới.

Năm là, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: hỗ trợ xây dựng mô hình dự án mới, hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn đầu tư ban đầu cho Nhân dân từ đó người dân yên tâm phát triển sản xuất.

Sáu là, tăng cường quan tâm đào tạo tập huấn những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông cơ sở, để tổ chức tốt hướng dẫn, khuyến cáo Nhân dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc biệt là các loại cây trồng có múi vì đây là các loại cây trồng khó tính.

Bảy là, cần thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất từ sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình sang doanh nghiệp, hợp tác xã, khuyến khích người dân cần thành lập các tổ hợp tác nhằm thuận lợi cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ chăm sóc cây trồng, dịch vụ bảo quản, đóng gói, vận chuyển sản phẩm nông sản.

Tám là, tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu các hàng nông sản đặc trưng của huyện thông qua các buổi họp báo, các buổi hội trợ, hội nghị trưng bày các sản phẩm đặc trưng trong và ngoài nước… để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có sự chủ động trong việc quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông sản của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước và có cơ hội tìm hiểu thông tin thị trường để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.

 

Anh Cao (Tài liệu của Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020)


Vùng đất mới toanh của Bắc Giang thị trấn Chũ Lục Ngạn/Khảo sát bất động sản thực tế


Vùng đất mới toanh của Bắc Giang thị trấn Chũ Lục Ngạn/Khảo sát bất động sản thực tế
?Liên hệ hợp tác:
Facebook Lê Cường: https://www.facebook.com/Lecuongbds360/
? contact.bds360@gmail.com
? 0981.70.97.43
? Kết Nối Với BĐS 360
Facebook Page: https://www.facebook.com/batdongsancongnghiep360
BĐS 360 Group: https://www.facebook.com/groups/22796…
Group :https://www.facebook.com/groups/muabanbatdongsanbacgiang

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button