Tổng Hợp

LICH SU TIEP NHAN BAI THO TAY TIEN CUA QUANG DUNG

LICH SU TIEP NHAN BAI THO TAY TIEN CUA QUANG DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.53 KB, 23 trang )

LỊCH SỬ TIẾP NHẬN
BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG
1. Giới thiệu chung.
Quang Dũng thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống
Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng trên hết,
Quang Dũng được biết đến nhiều nhất là một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa. Nét phong cách nghệ thuật đặc sắc ấy được in đậm trong bài
thơ Tây Tiến.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
cùng bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và làm tiêu hao lực lượng Pháp. Địa bàn
chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, hiểm trở bao gồm các tỉnh miền Tây Bắc
Việt Nam và Thượng Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến
đấu trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn sống rất lạc quan, chiến đấu rất
dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân ấy. Cuối năm 1948 ông
chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, một buổi chiều tại Phù Lưu
Chanh, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, khi in lại trong tập thơ
Mây đầu ô năm 1986, tác giả đổi tên bài thơ thành Tây Tiến.
Tây Tiến là một bài thơ lạ đến mức “lệch chuẩn” so với quan niện về tinh thần
thơ của người đương thời, nhưng đây cũng là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca kháng
chiến. Có điều, chính sự “lệch chuẩn” đó đã khiến nhiều người không nhận thấy cái
hay, cái độc đáo của bài thơ. Trong hơn nửa thế kỷ qua, bài thơ đã dược các nhà
nghiên cứu, phê bình tiếp cận ở nhiều gọc độ khác nhau với những quan điểm khác
nhau, người khen nhiều mà người chê cũng không ít. Nay chúng ta nhìn nhận lại
quãng đường 69 năm thăng trầm của bài thơ cũng là để góp thêm một cách tiếp cận,
đồng thời để khẳng định rằng: cho đến nay Tây Tiến vẫn sống.
2. Lịch sử tiếp nhận bài thơ “Tây Tiến”
2.1. Tiếp nhận về nhan đề
Về nhan đề bài thơ, việc tác giả sửa nhan đề bài thơ đã dẫn đến sự thiếu nhất
quán trong cách hiểu ý nghĩa nhan đề của các nhà phê bình. Quang Dũng từng về việc
bỏ bớt chữ “Nhớ” chỉ còn lại “Tây Tiến” là vì “Tây tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ
rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa” (Báo An ninh Thủ đô, 27/01/2008). Nhà thơ Trần Lê

Văn – người bạn chí thân của Quang Dũng, cũng đưa ra ý kiến tương tự. Phải chăng
những ý kiến trên đã xác định ý nghĩa nhan đề cho Tây Tiến, nên khi phân tích, bình
luận, các nhà phê bình thường ít chú ý đến việc khai thác ý nghĩa của nhan đề?
Tuy nhiên, theo một số nhà phê bình, nhan đề Tây Tiến còn một lượng ẩn nghĩa
lớn hơn. Đặng Anh Đào trong “Tây Tiến, khúc độc hành” cho rằng: “Tây Tiến, tên gọi
ấy của bài thơ đã gợi lên âm hưởng quân hành vào cái thời đặc biệt phát triển những
khúc hát Nam Tiến, Tiến Quân Ca,…”, và việc bỏ chữ “Nhớ” “khiến cảm giác về
hành khúc mạnh mẽ hơn”. Chu Văn Sơn (trong bài “Tây Tiến hào hùng và hào hoa”),
cũng nói việc Quang Dũng sửa nhan đề không chỉ vì “sợ thừa chữ… Sợ lộ đề …”.
Ông tiếp cận tác phẩm ở sự hoàn quyện hai sắc thái hào hung và hào hoa đã phân tích
1

ý nghĩa hai nhan đề để khẳng định cái hay của nhan đề thứ hai – Tây Tiên. Ông cho
rằng, “Nhớ Tây Tiến là xoáy vào tâm trạng, nỗi niềm riêng của cá nhân. Còn Tây Tiến
khái quát hơn, nó muốn thâu tóm cả đất trời Tây Tiến vào một bức tranh toàn cảnh
hoành tráng, hào hùng mà trữ tình, thơ mộng”. Tương tự như vậy, Vũ Nho, (trong
Những nét độc đáo trong bài thơ kiệt tác Tây Tiến của Quang Dũng), cho rằng “bỏ
chữ “Nhớ” đi, nhan đề gọn hơn. Mặt khác, không chỉ có nỗi nhớ, mà ở đấy còn có sự
ngợi ca, sự tôn vinh những chiến sĩ Tây Tiến. Có thêm “Nhớ” hóa ra lại thu hẹp mạch
cảm xúc của bài thơ. Tuy đổi tên, nhưng nỗi nhớ trong bài thơ vẫn là một nét chủ đạo,
quán xuyến.”. Như vậy, ngay ở nhan đề bài thơ cũng đã có những cách cảm nhận thú
vị.
2.2. Tiếp nhận về các đoạn thơ, câu thơ
2.2.1. Đoạn thơ thứ nhất (14 câu đầu)
– Hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! – Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
Hầu hết các nhà phê bình đều cảm nhận thấy hai câu thơ mở đầu bài thơ đã thể
hiện nỗi nhớ thiết tha, da diết, lan tỏa,… Cách cảm nhận này có cơ sở từ hoàn cảnh ra
đời của bài thơ. Như Anh Ngọc (trong bài Ma lực của Tây Tiến) cho rằng hai câu mở
đầu “đã cho người đọc biết ngay hoàn cảnh ra đời của bài thơ trong không gian và

thời gian: Bài thơ viết dưới dạng hồi ức về một thời gian đã qua, một không gian đã
xa…”.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình, khi tiếp cận hai câu thơ này, họ chú ý nhiều
hơn ở góc độ nghệ thuật ngôn từ, vì thế, ý nghĩa cai câu thơ đầu không đơn gian như
vậy. Trần Đăng Xuyền (trong Giảng văn văn học Việt Nam) một mặt cảm nhận ý nghĩa
chung của hai câu thơ và nhận định rằng, “cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một
nỗi nhớ da diết, bao trùm lên tất cả không gian và thời gian… Nỗi nhớ đơn vị cũ trào
dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi”. Mặt khác ông còn đi
sâu phân tích hai “chữ chơi” để chỉ ra cái hình thái bên trong và khả năng khơi nguồn
của nó: “Hai chữ “chơi vơi” như vẻ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhơ, hình tượng hóa
nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dôc sâu, vực thẳm, rừng dày… liên tiếp xuất
hiện ở những câu sau”. Thái Văn Vinh lại cho rằng chính hai chữ “chơi vơi” này
“diễn tả một nỗi nhớ không có hình, không có lượng nhưng hình như rất nặng mà
mênh mang đầy ắp.”. Nỗi nhớ là vô hình, dù những chữ choi vơi kia có khả năng hữu
hình hóa, thì nỗi nhớ hiện về vẫn chập chờn, như gần, như xa, như thực, như ảo, mông
lung mà da diết. Cùng cách cảm nhận đó, Nguyễn Thành Thi (trong bài Tây Tiến
Đường lên heo hút, nỗi nhớ chơi vơi”) đã nói đến không gian nỗi nhớ,“một không
gian trong, đầy, có bề rộng, bề sâu nơi ký ức”, quá khứ oanh liệt của đoàn quân “giữa
một vùng non nước chơi vơi, với hận cừu, mộng ước chơi vơi”.
Những ý kiến trên như tựu chung trong cách cảm nhận của Nguyễn Văn Long
(trong Văn học Việt Nam hiện đại – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy), khi ông
phân tích hai câu thơ ở nhiều góc độ khác nhau: “nỗi nhớ chất đầy trong lòng nhà thơ
thốt lên thành lời, vang lên như lời bộc bạch tình cảm nhớ nhung tiếc nuối; bốn chữ là
tên riêng ở câu thứ nhất là nơi gửi, nơi về; nỗi nhớ hiện lên thành hình ảnh với “nhớ
chơi vơi”, khi thì rõ nét, khi thì mờ ảo, nhưng đều sống động,…”
2

Nguyễn Đức Quyền lại thể hiện một cái nhìn khác, chú trọng đến yếu tố âm
điệu như trong thơ cổ và tình cảm như trong Thơ Mới. Ông cho rằng với “âm điệu của

câu thơ thất ngôn như từ thời Lý Bạch. Tình cảm thì dạt dào như các nhà thơ lãng
mạn thời Thơ Mới”. Cũng từ góc độ âm thanh, nhưng Chu Văn Sơn lại nói câu thơ đầu
như một “tiếng kêu tiếc nuối muốn vọng qua không gian, dội vào tâm tưởng… Nó là
tiếng vọng của quá khứ không chịu ngủ yên trong tâm can thi sĩ.”. Về tên địa danh,
ông lại tính toán số chữ và thấy được ý nghĩa bề sâu của nó: “Chưa có hình ảnh nào,
và bảy chữ đã tới bốn chữ là địa danh. Nhưng kể từ nay nó không là những địa danh
trung tính, vô cảm, vô can trên bản đồ nữa”.
Còn Đặng Anh Đào, ở góc độ Tây Tiến – một khúc độc hành, hai câu thơ này lại
mang nét nghĩa của một con đường: “Đoàn quân đã đi xa, một mình nhà thơ ngược lại
con đường – trong ký ức…. Khi ký ức mãnh liệt, nó có khả năng hiện tại hóa quá
khứ.”.
Điểm qua một số ý kiến về hai câu thơ trên, ta thấy có nhiều cách hiểu, cách
tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung, các nhà phê bình chú ý nhiều đến các yếu tố
nổi bật, như âm thanh, âm điệu, địa danh,…. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn từ, ta có thể
thấy hai câu thơ còn có những dấu hiệu nghệ thuật độc đáo khác như: phép nhân hóa
khiến hai địa danh trung tính trở nên có linh hồn, như là người bạn để nhà thơ giải bày
tâm sự; phép điệp từ “nhớ”, vận dụng thán từ “ơi” (trong câu cảm thán) gieo vần với
từ láy “chơi vơi” tạo âm hưởng ngân xa, lan tỏa,… đã hình tượng hóa nỗi nhớ, gợi lên
chiều không gian của nỗi nhớ,…
– Hai câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi – Mường Lát hoa về trong
đêm hơi”
Thực tế, nhiều nhà phê bình không phân tích riêng hai câu này mà gộp chung với
hai câu mở đầu. Có lẽ vì bốn câu thơ mang tính chỉnh thể của một khổ thơ thất ngôn.
Khi đó, các nhà phê bình thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào hai câu đầu.
Đào Ngọc Đệ (trong “Tây Tiến” – Bài thơ đặc sắc của nhà thơ Quang Dũng) đã khái
quát ý nghĩa bốn câu thơ trong một lời bình: “Ta như nghe thấy tiếng gọi thiết tha, đầy
yêu thương của tác giả đối với Tây Bắc, với đồng đội”. Còn giáo sư Trần Đăng Xuyền
khi phân tích bốn câu này chỉ xoáy vào nỗi nhớ, và hai câu sau diễn tả đối tượng,
không gian của nỗi nhớ. Tiếp cận, bình giảng khái quát theo trọng điểm đó cũng là
cách Nguyễn Văn Long thể hiện, và hai câu thơ trên được đặt trong mối quan hệ với

phần còn lại của bài thơ với hai hình tượng kết đọng: “miền Tây và người lính Tây
Tiến”. Từ cách tiếp cận đó, ta thấy hai câu đầu được chú ý hơn, đó là tinh thần của cả
bài thơ.
Tuy nhiên, nhiều người lại không nở bỏ qua những “Sài khao sương lấp”,
“Mường Lát hoa về”, “đêm hơi” lạnh lẽo, khắc nghiệt mà lãng mạn nên thơ. Anh
Ngọc thấy hai câu thơ như có “ma lực”, nên “không thể cắt nghĩa câu thơ này bằng
chữ nghĩa thông thường”, “người tỉnh táo quá, lôgích quá sẽ bất lực”. Ông thấy các
từ ngữ trong câu có “mối liên hệ rất mù mờ, … có vẻ như lúc viết câu ấy tác giả hoàn
toàn bối rối. Cảm xúc trong ông xô bồ, lộn xộn, mù mờ nên câu thơ làm ra cũng vậy”.
Lý giải cho sự bối rối ấy, ông cho rằng “bài thơ viết về một thời gian đã qua, một
3

không gian xa”, nên những hình ảnh cuộc sống dữ dội, đầy ấn tượng “sẽ được bao
phủ bởi lớp sương mù của thời gian. Cùng với sự khúc xạ của trí tưởng tượng… đủ
khiến chúng trở nên thăng hoa, lấp lánh khác thường”. Thái Văn Vinh cũng nói về sắc
thái mờ ảo ấy: “Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớp sương dày của núi rừng, sương lấp
cả người. Đêm nhẹ như hơi hay đêm mờ hơi sương, không biết nữa! Tất cả chỉ lung
linh trong lớp sương mờ ảo, như thực, như mộng. Thế nhưng mỗi địa danh gắn liền
với một đặc điểm của địa vật; nên ta chỉ thay Sài Khao bằng một tên gọi khác lớp
sương huyền ảo ấy tan biến ngay.”. Như vậy, sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên là
hiện thực, nhưng qua lăng kính của hoài niệm và trí tưởng tượng của tâm hồn bay
bổng, hiện thực đó lại nên thơ, lãng mạn, đầy ấn tượng. Còn trong cách lý giải của
Thái Văn Vinh, chất lãng mạn của hai câu thơ không chỉ xuất phát từ tâm hồn, hoài
niệm, mà trước hết đó là nét đẹp vốn có của thiên nhiên miền Tây, của cả địa vật đến
tên gọi của nó.
Việc hướng đến hai sắc thái cơ bản hiện thực và lãng mạn của cặp câu này cũng
là cách tiếp cận của Nguyễn Đức Quyền, nhưng cách diễn đạt của ông lại khác. Ông
không chú ý đến cái mơ hồ, mù mờ, mà khẳng định một thủ pháp nghệ thuật rõ ràng, ý
nghĩa hình ảnh thơ cũng khá cụ thể: “Thủ pháp đối lập được Quang Dũng sử dụng

triệt để. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” gian khổ biết bao! “Mường Lát hoa về
trong đêm hơi thi vị biết bao”.
Nguyễn Khác Đàm có cách nhìn khách quan hơn cả, trong quyển Văn chương
của đời, ông nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên, còn người lính như đi trên cái nền của vẻ
đẹp ấy. “Sài Khao, Mường Lát mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ, câu thơ diễn tả vẻ đẹp
huyền ảo. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng,
với gió núi hoa rừng… đầy lãng mạn. Nỗi gian khổ vì thế cũng vơi đi.” . Mặt khác,
ông còn phân tích góc độ âm tiết “trong 14 âm tiết chỉ có ba âm tiết là thanh trắc.
Mười một thanh bằng tạo âm hưởng đều đều lan tỏa, lung linh, huyền ảo trong nỗi
nhớ.”.
Nhìn chung các nhà phê bình chủ yếu khai khác hai sắc thái cơ bản, đối lập
trong hai câu thơ – hiện thực gian khổ, khắc nghiệt với sự lãng mạn, nên thơ, và chú ý
đến các từ ngữ hình ảnh như: từ chỉ địa danh, sương lấp, hoa về, đêm hơi. Tuy nhiên,
các việc lý giải cụ thể các từ ngữ hình ảnh này lại chưa được chú ý.
– Bốn câu thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Đối với đoạn thơ này, khi phân tích, hầu hết các nhà phê bình đều chú ý khai
thác giá trị tạo hình, âm điệu, thanh điệu để đi đến khái quát về một bức tranh thiên
nhiên trên đường hành quân hiểm trở mà lãng mạn qua cái nhìn hào hoa, tinh nghịch
của người lính Tây Tiến. Đó là hướng tiếp cận của giáo sư Trần Đăng Xuyền: “Khổ
thơ này là một bằng chứng “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa). Chỉ bằng bốn câu
thơ, Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng, diễn tả rất đạt sự hiểm trở và
4

dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc”. Giáo sư đặc biệt chú ý đên hai
chữ “ngửi trời” và câu thơ thứ ba. Theo ông, hai chữ “ngửi trời” ở đây “được dùng

rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có tính chất tinh nghịch của
người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính
trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh
trời.”. Đến câu thứ ba, ông thấy “câu thứ ba như bẻ làm đôi, diễn tả dốc núi vút lên,
đổ xuống như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm”, và đối
sánh với câu thứ tư để thấy hướng nhìn, điểm nhìn của người lính, hai câu trên là
“nhìn lên, nhìn xuống thì câu thứ tư là nhìn ngang”. Từ đó thể hiện khung cảnh
“người lính tạm dừng chân bên dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua môt không
gian mịt mùng sương rừng mưa núi”. Từ việc phân tích đường nét, âm thanh, âm điệu,
giáo sư cho rằng “Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt.
Sau ba câu được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét vẽ rất
mềm mại (câu thứ tư toàn thanh bằng)”. Trong lời bình giảng về bốn câu thơ trên,
giáo sư trần Đăng Xuyền đã đề cập đến nhiều yếu tố nghệ thuật, và đặc biệt chú ý đến
tính nhạc, tính họa.
Nguyễn Đức Quyền lại chỉ ra “những thanh trắc (dốc, khúc, khuỷu, thẳm) tức
ngược miêu tả được thế núi hiểm trở”. Khác với Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Đức
Quyền không lý giải điểm nhìn, hướng nhìn, mà chú ý đến thủ pháp đòn bẩy độc đáo,
“miêu tả chiều sâu thăm thẳm để tả chiều cao của dốc lên khúc khuỷu”. Còn hai chữ
“ngửi trời”, đó là một “cách nhân hóa thú vị cũng là để nói cách đo chiều cao riêng
của những người lính”. Nhận xét cả đoạn thơ, Nguyễn Đức Quyền thấy ở Quang
Dũng, một tâm hồn lãng mạn chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ. Nên khi
phân tích hai câu sau, Nguyễn Đức Quyền muốn truy về ngọn nguồn của vẻ đẹp đó:
“Ta lại thấy một ông Lý Bạch trong thơ Quang Dũng. Cảm hứng lãng mạn tô đậm cái
phi thường của câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” có khác gì với câu
“Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước” trong bài Xa ngắm thác núi Lư. Ta cũng lại
nghe âm điệu của Tản Đà trong giai điệu buông thả mê ly của Quang Dũng: “Nhà ai
Pha Luông mưa xa khơi” – (Giang hồ mê chơi quên quê hương – Tản Đà)”. Theo
Nguyễn Đức Quyền, hình ảnh thiên nhiên trong thơ không chỉ hùng vĩ, hiểm trở, mà
còn có nét phi thường; không chỉ mềm mại, lãng mạn mà còn ngây ngất, mê ly; tâm
hồn Quang Dũng không chỉ có nét hào hoa của người lính thời hiện đại mà còn phảng

phất chút phiêu lẵng, ngạo nghễ của tiền nhân.
Với câu thơ cuối, Đào Ngọc Đệ cũng có cách lý giải tương tự: “Câu thơ “Nhà
ai Pha Luông mưa xa khơi”… toàn thanh “không” và “bằng”, làm ta nhớ đến âm
điệu câu thơ diệu nghệ của thi sĩ Tản Đà: “Giang hồ mê chơi quên quê hương” (trong
bài Thăm mả cũ bên đường) và hai câu thơ tuyệt mĩ của Xuân Diệu: “Sương nương
theo trăng ngưng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (bài Nhị hồ).”.
Nhưng đối với Văn Giá, ông lại phủ nhận những cách so sánh như ở trên. Ông
cho rằng câu “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” và cả những câu chủ yếu là thanh bằng
khác trong bài thơ không phải là kết quả của một nghệ thuật “tôi xao”, đẽo gọt, mỹ
hóa ngôn từ, mà là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên của cảm xúc hồi nhớ mãnh liệt và
5

đầy ấn tượng trong tâm hồn thi sĩ. Khác với những câu Sương nương theo trăng
ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu)…”. Theo ông, những
câu thơ của Quang Dũng không phải hay bởi sự gia công cầu kỳ mà làm mất vẻ tự
nhiên cần thiết.
Cũng cảm nhận về nét cổ điển của đoạn thơ, Nguyễn Đức Quyền thấy thơ
Quang Dũng ảnh hưởng bởi nhạc điệu thơ cổ, Chu Văn Sơn lại thấy thơ Quang Dũng
được tổ chức theo nguyên tắc đối xứng về nhạc điệu, mang đậm sắc thái của mỹ học
cổ điển: “Bên cạnh những câu mà nét nhạc dày đặc những thanh trắc là những câu
thơ như một chuỗi thanh bằng, cái trúc trắc nặng nhọc được cân bằng bởi cái nhẹ
nhõm, lâng lâng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi…”. Và theo ông chính nguyên tắc đối xứng này đã đem lại cho bài thơ một phong
vị cổ điển mà vẫn rất hiện đại. Còn về hình ảnh thơ, ông thấy “một miền Tây nhòe mờ
kiểu tranh lụa cũng là một miền Tây hiểm trở và hùng vĩ, góc cạnh gân guốc của điêu
khắc”. Để minh chứng cho điều đó, ông dùng những ngôn từ đầy góc cạnh để bình
luận: “những khối núi non chất ngất, lởm chởm như muốn đâm toạc cả chân mây…
câu thơ như những nhát khắc kỳ vĩ đầy mãnh lực tạc vào thiên nhiên.”.
Một số nhà phê bình khác cũng đóng góp những cách cảm nhận thú vị về bốn

câu thơ này. Đặng Anh Đào đặt câu thơ trong chỉnh thể của cả sáu câu miêu tả thiên
nhiên (từ câu thứ hai đến câu thứ tám) và nhận thấy “Tây Tiến dẫn con người lên độ
cao, vào chốn thâm u của biên giới. Bởi vậy bức tranh vẽ lên con đường hành quân …
không hề có màu sắc mà giống như một bức thủy mạc, chỉ có những biến thái của
sương khói.”. Bà cũng nói về câu thứ bảy giống như cách nói của Trần Đăng Xuyền,
nhưng theo bà, câu thơ “như bẻ làm gãy đối” ấy lại thể hiện một “trạng thái mất
thăng bằng”. Đến Tạ Đức Hiền lại đi vào cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp đối,…
để làm sáng tỏ sự hoang vu của bức tranh thơ, “dốc tiếp dốc, đèo nối đèo, với bao
khúc khuỷu, quanh co, với bao thăm thẳm gập ghềnh”. Đặc biệt, ông cảm nhận về tư
thế người lính trong tương quan với thiên nhiên: “Tư thế người lính sánh ngang với
trời”.
Điểm qua một số ý kiến như trên, về phương diện từ ngữ, chúng tôi nhận thấy
hai chữ “ngửi trời” được chú ý đến nhiều nhất. Như đã giới thiệu, việc dùng hai chữ
“ngửi trời” theo cách hiểu của Trần Đăng Xuyền là hồn nhiên, táo bạo, tinh nghịch;
theo Nguyễn Đức Quyền là cách nhân hóa, cách đo chiều cao của lính. Đến Nguyễn
Thành Thi cũng nhận xét “súng ngửi trời – một hình ảnh chơi vơi ngất ngưởng mà
tinh nghịch, rất lính tráng”. Còn Vũ Quần Phương như muốn góp thêm một cách hiểu
cho thấu đáo: “Súng ngửi trời, đúng là cách nói tếu táo của anh vệ quốc hồi đó, nhưng
trong văn cảnh của đoạn thơ rất thục đạo nan (tên một bài thơ của Lý Bạch) …, ba
chữ đó thành trung tâm hùng tráng của bức tranh hiểm trở, bởi ở chỗ cao nhất ấy, có
con người”. Đến cách phân tích của Nguyễn Đăng Điệp, những chữ dùng này đã rõ
nghĩa hơn. Ông cho rằng, “chữ ngủi là một trong những động từ gây cảm giác mạnh
tạo nên nội lực của bài thơ…. có thể thay chữ “ngửi” bằng chữ “chạm” được, nếu nói
về độ cao thuần túy. Nhưng chữ “chạm” dễ làm cho ý thơ yếu đi, chữ “ngửi” mới là
yếu tố làm cho câu thơ sinh động hẳn lên.”. Sau đó ông phân ba lớp nghĩa của chữ
6

“ngửi”: “thứ nhất, đó là một độ cao chóng mặt (trước là núi, sau là trời). Thứ hai,
“ngửi” nói về sự tinh nghịch, một cách nói rất lính… Như vậy, cái độ cao kia có thể

làm ai sợ hãi chứ lính thì không. Vả lại, “ngửi” biến cây súng thành người. Biện pháp
nhân hóa này nhấn mạnh một thực tế, những chàng trai Hà Nội vừa hào hoa thanh
lịch vừa không kém phần dầu dãi, phong trần. Thứ ba, cả câu thơ cho thấy “chí ta cao
hơn đèo”. Không một độ cao nào có thể cản nổi bước chấn những anh hùng vệ
quốc.”. Cách phân tích của Nguyễn Đăng Điệp vừa khái quát được những cách hiểu ở
trên, vừa chỉ ra những nét độc đáo trong khả năng diễn đạt của một động từ, một phép
nhân hóa.
Hầu hết các nhà phê bình đều cảm nhận bốn câu thơ này ở các yếu tố chủ yếu
như tính nhạc, tính họa, thủ pháp nhân hóa, phép đối,… để đi đến khái quát về bức
tranh thiên nhiên và hình tượng người lính. Nhìn chung, sự khái quát ý nghĩa bốn câu
thơ trên của các nhà phê bình là dựa trên những góc nhìn khác nhau, ít có những nhận
định đối lập, trái chiều.
– Bốn câu thơ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Nhận xét, đánh giá chung về bốn câu thơ này, các nhà phê bình đều chỉ ra
những nỗi gian lao, vất vả, và sự hy sinh cao cả trên đường hành quân Tây Tiến qua
những vùng hoang vu, huyền bí, dữ dội. Như cách phân tích của Nguyễn Đức Quyền:
“Hình ảnh người lính “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” cho ta thấm thía thêm những
gian lao, vất vả, hy sinh của người lính Tây Tiến. Hình ảnh núi rừng hoang vu, huyền
bí tăng thêm chất bi tráng… Những nét lạ, những chi tiết rùng rợn càng tăng sức hấp
dẫn của bút pháp lãng mạn”. Đó cũng là cách cảm nhận chung của Đặng Anh Đào,
Thái Văn Vinh,… và nhiều nhà phê bình khác. Nhưng khi phân tích từng câu thơ, từng
từ ngữ, hình ảnh thì lại có những khác biệt đáng kể.
– Trước hết, chúng tôi xin nêu lên những ý kiến trái chiều về ý nghĩa hai câu
trên. Trong bài viết có nhan đề Tây Tiến in trong Đến với thơ Quang Dũng do Ngô
Viết Dinh chọn và biên tập. Tác gải bài viết này cho rằng ở đây Quang Dũng không
miêu tả cái chết. “Thực ra người chiến binh chưa chết và cũng không dễ chết đến thế.

Người lính trong cơn mệt mỏi gục lên súng mũ và như quên hết mọi sự đời…”. Đặng
Anh Đào cũng cảm nhận tương tự: “Quang Dũng đã tạc nên cái tư thế buông thả tự
nhiên của người chiến sĩ ở một phút nào đó trong cuộc hành quân mỏi mệt”. Và bà lý
giả thêm, “Chính những câu thơ như hai câu thơ trên đã khiến Tây Tiến trở thành một
khúc độc hành. Nếu là khúc độc hành ta chỉ thấy người chiến sĩ ở tư thế tiến lên”. Đó
cũng là cách cảm nhận của Nguyễn Khắc Đàm, ông cho rằng ở đây Quang Dũng
“không hề nói tới cái chết…. cái bi thảm bị lút đi để cái hào hùng nổi lên”. Những
cách lý giải như trên phải chăng bị chi phối bởi chủ đề bài viết mà các tác giả hướng
tới – cuộc hành quân Tây Tiến là một khúc tráng ca, một khúc độc hành. Nhưng lý giải
theo chiều ngược lại, tức là cho rằng Quang Dũng đang miêu tả cái chết, thì cái chất
7

tráng ca hào hùng ấy cũng không hề mất đi, thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi nó được
biểu hiện ngay trong cái chết. Như ý kiến của Thái Văn Vinh, ông cho rằng “Quang
Dũng nói cái sự thực trên con đường Tây Tiến. Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên con
đường hành quân. Nhưng có một điều lạ làm sáng tỏ cả ý thơ là người lính Tây Tiến
đến lúc gục xuống vẫn cố gắng gục xuống trong tư thế của người lính”, nghĩa là chết
rồi nhưng vẫn như đang tiếp tục cuộc hành quân. Đó cũng là ý kiến của nhà thơ Mai
Bá Ấn. Nhà thơ đã đặt những chữ “không bước nữa, gục lên sũng mũ, bỏ quên đời”
vào hệ thống những từ ngữ miêu tả cái chết trong bài thơ, và lý giải rõ về cách nói
giảm, sự hy sinh cao cả, sự ra đi thanh thản của người lính.
Mỗi tác giả đều có lý do riêng, và mỗi cảm nhận đều có cơ sở. Ở đây chúng tôi
xin dẫn thêm ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp để làm rõ hơn vấn đề từ góc độ từ ngữ.
Điểm mấu chốt của vấn đề nằm trong chữ “gục”. “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là
một lối dụng từ rất lạ. “Chữ “gục” trong câu thơ này vừa có tính tạo hình vừa có tính
biểu cảm cao. Một mặt, “gục” giúp Quang Dũng tránh được việc dùng các từ chết, hi
sinh…, mặt khác, nó vẫn giữ được cái thực tế nghiệt ngã và trần trụi của cuộc chiến.
Câu thơ vì thế, không rơi vào bi luỵ, hình ảnh thơ không bị thô. Đặc biệt, việc kết hợp
“gục” với “bỏ quên đời” đã làm nảy lộ một cái nhìn: với người lính Tây Tiến, cái chết

trở nên “không đáng kể”, nó chỉ là một chuyện “nhỏ” mà thôi. Cái nhìn ấy chỉ có thể
có được ở những chàng trai ngang tàng, dám xả thân vì nghĩa lớn”. Như vậy dù nhà
thơ có miêu tả cái chết, nhưng ngay trong cái chết và sự đón nhận cái chết vẫn toát lên
phẩm chất anh dũng, ngang tàng, ngạo nghễ của những người lính Tây Tiến.
– Hai câu thơ sau cũng được nhiều nhà phê bình chú ý phân tích. Theo Trần
Đăng Xuyền, hai câu thơ này là sự tiếp nối của “cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí
mật ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ ra
theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối
đe dọa khủng khiếp đối với con người”. Lời bình của giáo sư bao quát ý nghĩa hai câu
thơ, nhưng chưa đi sâu phân tích, lý giải. Cũng cảm nhận ý nghĩa chung như vậy, Thái
Văn Vinh nói thêm về hai chữ “Mường Hịch” – “nghe nặng như chân cọp.”. Ông
dùng phép thế để đánh giá sức nặng của hai chữ này: “nếu ta thay địa danh này bằng
hai chữ khác cũng là hai thanh bằng trắc đi với nhau, như Châu Thuận chẳng hạn, thì
hiệu lực của câu thơ sẽ giảm sút ngay”. Nguyễn Đăng Điệp lại phân tích mối tương
quan giữa hai âm tiết khác: “chữ “Hịch” thanh trắc gắn với chữ “cọp” cũng thanh
trắc làm cho người đọc liên tưởng đến những bước chân của chúa sơn lâm đang rình
rập, đe doạ con người. Rõ ràng, Quang Dũng không sử dụng từ địa danh một cách tuỳ
hứng mà ông biết chọn lựa và biết “điều phối” để tạo sức ám ảnh cho thơ. Đây cũng
là một tài nghệ tạo lực hút của nhà thơ khi nhìn về độc giả.”. Nguyễn Đức Quyền lại
chú ý đến “âm thanh dữ dội của tiếng thác hòa điệu với âm thanh rùng rợn của tiếng
“cọp trêu người” đêm đêm thành một bản hòa tấu vang động núi rừng”. Còn Nguyễn
Văn Long thì nhận ra đây là “những ấn tượng in đậm trong ký ức người lính Tây Tiến
về miền Tây”. Phải chăng cái ấn tượng mà Nguyễn Văn Long muốn nói đến là nỗi
rùng rợn khi đối diện với thú dữ, với thần chết chốn rừng thiêng nước độc? Đó là cái
ấn tượng không thể phai mờ về một lần Quang Dũng bất ngờ được làm dung sĩ diệt hỗ
8

ở Mường Hịch gần sông Mã? (theo lời của nhạc sĩ Quang Vĩnh – con trai Quang
Dũng).

Đến đây ta có thể cảm nhận đầy đủ hơn vẻ hoang vu, bí hiểm, man dại của chốn
“rừng thiêng nước độc” với những mối nguy hiểm luôn rình rập, ám ảnh con người.
– Hai câu cuối đoạn 1: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói – Mai Châu mùa em thơm
nếp xôi:
Trong cảm hứng về một Mùa sương – Mai Châu , hai tác giả Minh Châu, Lưu
Hương từng chia sẻ “Tôi từng có một Tây Bắc xa xôi oai hùng và khắc nghiệt trong
thơ Quang Dũng… Giờ đây còn môt Mai Châu quyến rũ, huyền bí, vừa đến đã xa”.
Đó là sự hoài niệm về vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng trên hêt là vẻ đẹp của con người,
tình người Mai Châu. Khi phân tích hai câu thơ này, các nhà phê bình hầu hết đều
hướng vào hoài niệm và vẻ đẹp đó. Bảo Ngọc đã mượn câu thơ Mai Châu mùa em
thơm nếp xôi làm nhan đề, làm cảm hứng cho một bài viết, đúng hơn là một câu
chuyện về những kĩ niệm gắn với đất và người Mai Châu. Và ông nhận xét “cội nguồn
của cảm xúc đã làm nên những vần thơ tài hoa từ những kỹ niệm khó quên với nhà thơ
ở đất Mai Châu thuở ấy”. Vũ Quần Phương, ông chỉ dùng một câu ngắn gọn mà vẫn
làm rõ được vẻ thanh tao, nhẹ nhàng, thơm thảo của cả “Mai Châu” và “em”: “Mai
Châu thanh nhẹ như đã ủ sẵn một loài hương”.
Còn một số nhà phê bình khác cũng giải mã tinh thần chung ấy, nhưng mỗi
người lại chọn một lối riêng. Nguyễn Đức Quyển chú ý đến cái “lạ” của chữ dùng, và
ông chú ý đến chữ “em”: “Quang Dũng đã trả lại cho chữ em cái trinh bạch ban đầu.
Hương nếp hay là em đã làm bâng khuâng cả núi rừng, bâng khuâng cả lòng người”.
Văn Giá lại phân tích lối kết hợp từ: “Mai Châu mùa em”…: hai từ vần “m” phụ âm
đầu môi đi cạnh nhau, đi cạnh từ “em” và “thơm” tạo cho câu thơ mấp mé một cảm
giác ái ân. Và như thế là vừa đủ để đạt tới vẻ trang nhã, nõn nã quyến rũ của ngôn
từ”. Từ cách cảm nhận đến chữ dùng để diễn đạt của Văn Giá cũng thật khác lạ.
Tuy mỗi người một vẻ, nhưng trong cách cảm nhận trên các nhà phê bình đều
hướng đến hoài niệm của nhà thơ về một kỷ niệm đẹp, ấm áp, thắm tình quân dân.
2.2.2. Đoạn thơ thứ hai (8 câu)
– Bốn câu thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Nguyễn Đức Quyền cảm nhận đây là đêm liên hoan văn nghệ giữa biên cương
với những nét rất lạ: “y phục lạ (xiêm áo), nhạc cụ lạ (khèn), âm điệu lạ (man điệu),
dáng vẻ lạ (nàng e ấp)”. Những cái “lạ” mà Nguyễn Đức Quyền khái quát cũng là
những điểm gây chú ý cho nhiều nhà phê bình. Thái Văn Vinh có nói rõ hơn về ý
nghĩa của những cái “lạ” trên, nó thể hiện một cuộc sống thanh bình và tâm hồn phong
phú. Theo ông, “hội đuốc hoa” ở đây “là những hình ảnh có sức gợi, gợi cho ta cái
cảm giác vui tươi như được chứng kiến những lễ hội đông vui”. Nếu hiểu như vậy,
phải chăng “hội đuốc hoa” cũng giống như bao nhiêu lễ hội đông vui khác? Vũ Quần
9

Phương dường như băn khoăn về chủ nhân của những “man điệu”, “nàng e ấp”:
“những buổi liên hoan, theo Quang Dũng kể, có cả nam đóng vai nữ rất đẹp”.
Ý kiến của Tạ Đức Hiền có thể giải tỏa được điều băn khoăn này, ông cho rằng,
đây là “hình ảnh cô gái Thái vùng Tây Bắc nõn nà, các cô phù xao Lào tình tứ, duyên
dáng trong bộ xiêm y rực rỡ, trong điệu khèn điệu xòe e ấp..”. Ngoài ra, tác giả còn
chú ý đến chữ “kìa”: “vừa để chỉ, vừa để nói lên sự ngắm nghía đầy ngạc nhiên, thốt
lên, cất lên trầm trồ. Đằng sau chữ “kìa” ta như thấy được ánh mắt, nụ cười của
những tràng trai trẻ đa tình, phong nhã hào hoa”. Với hướng tiếp cận tương tự, giáo
sư Trần Đăng Xuyền làm rõ hơn về không khí của hội đuốc hoa: “Doanh trại bừng
sáng, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sắng lung linh
của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật con người đều nghả
nghiêng, bốc men say ngây ngất, rạo rực”.
Khác với những cách cảm nhận trên, Đăng Anh Đào chú ý phân tích việc thay
chữ “chúc” bằng chữ “đuốc” – “chúc hoa” thành “đuốc hoa” đã gợi lên bao ý nghĩa
mới lạ, “hội đuốc hoa” trở thành “ẩn dụ về hội lễ hợp cẩn lứa đôi (động phòng hoa chúc) của truyền thống”. Mặt khác “đuốc”, “hoa” lại tắm trong ánh sáng của “những
đêm rước đuôc, của lễ hội cách mạng, trở thành ẩn dụ của tình quân dân”.
Trần Lê Văn lại như nói lên một sự thật, “Hội đuốc hoa” thực chất là những

đêm hội diễn văn nghệ mà các chiến sĩ Tây Tiến tổ chức để phục vụ nhân dân, trong
những đêm hội ấy “có cả trai giả gái” để biểu diến. Đó là thực, cái thực vốn đã toát lên
tình nghĩa quân dân cá – nước. Nhưng qua cái nhìn hào hoa, lãng mạn, đa tình, đầy
khát vọng yêu đương của những người lính trẻ, thì đêm liên hoan ở đây lại được liên
tưởng với đêm tân hôn, rạo rực, tình tứ, đắm say.
– Nói về bốn câu thơ sau của đoạn thơ này hầu hết các nhà phê bình đều cảm
nhận về vẻ hoang vu như một bờ tiền sử, hình ảnh thơ đậm sắc thái cổ điển gợi lên từ
nỗi nhớ về sông nước miền Tây trong một chiều sương giăng mắc. Nhưng đến hình
ảnh “dáng người trên độc mộc” trong tương quan với hình ảnh “hoa đong đưa” lại có
nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo Trần Đăng Xuyền, giữa không gian sông nước “nổi bật lên dáng hình
mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Và hòa hợp với
con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ”. Đó
cũng là cách hiểu của Nguyễn Thành Thi. Đến Nguyễn Văn Long lại nói về tính chất,
cốt cách bên trong: “một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng
nước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bức tranh thiên
nhiên thơ mộng, mềm mại.”. Nguyễn Khác Đàm thì nghĩ khác: “Nổi bật giữa thiên
nhiên thơ mộng ấy là hình ảnh người lính Tây Tiến trên con thuyền độc mộc. Chèo
thuyền chở các các anh bộ đội là người dân địa phương. Quang Dũng đã ghi lại trong
thơ mình “dang người”, với đôi mắt “đong đưa”. Như vậy “dáng người” ở đây là ai?
Dù là thiếu nữ Tây Bắc hay người lính cũng đều là bóng dáng của hoài niệm, là sự
nhắc nhở về kỷ niệm không thể nào quên.
Đặng Anh Đào lại phân tích nghệ thuật của hai câu thơ sau: lối “trùng điệp từ
ngữ rất tinh tế và nằm ở hai cặp từ đứng ở cuối hai câu thơ: độc mộc và đong đưa”.
10

Và bà lý giải về điểm giống nhau giữa hai cặp từ này là sự tương đồng về mặt từ kép,
mỗi cặp đều có điệp âm, điệp thanh tạo âm hưởng độc đáo.
Những cách phân tích, cảm nhận khác nhau như trên cho chúng ta những hình

dung trọn vẹn hơn, thấu đáo hơn về vẻ đẹp của đoạn thơ. Đặc biệt, những cách phân
tích đó còn chỉ ra cái hay, cái lạ trong nghệ thuật tạo dựng hình ảnh của Quang Dũng
với những “hội đuốc hoa”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa”,…
2.2.3. Đoạn thơ thứ ba (tám câu)
– Bốn câu thơ:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Ý nghĩa bốn câu thơ này được xem là hồn cốt của hình tượng người lính. Cũng
bởi cái hồn cốt mang nhiều dấu ấn khổ cực, tiều tụy và tinh thần lãng mạn, bay bổng
đó đã góp phần nhiều nhất cho cái thân phận thăng trầm của bài Tây Tiến lúc mơi ra
đời. để minh chứng cho điều này, Bùi Việt Phương, trong bài Sứ mệnh của bài thơ Tây
Tiến, đã dẫn lời của Hoài Thanh trong cuốn Hoài Thanh nói chuyện thơ kháng chiến
(NXB Văn Nghệ): “Hoài Thanh phê phán kịch liệt những hơi hướng phảng phất của
Thơ Mới mà ông gọi là “mộng rớt”, “buồn rớt”. Ông chẳng đã lấy Tây Tiến ra làm
một vật hy sinh đó sao.”. Và ông cho biết, khi đó Hoài Thanh đã dẫn mấy câu thơ trên
đây để chứng minh cho cái gọi là“mộng rớt”, “buồn rớt”.
Tuy nhiên, khi giá trị của Tây Tiến đã được xác định, các nhà phê bình không
còn băn khoăn về cách hiểu tinh thần bài thơ, họ đều thấy những câu thơ này không hề
ủy mị, cái bi thương tiều tụy chỉ càng tô đậm thêm vẻ oai hùng, lãng mạn của người
Tây Tiến. Tất nhiên mỗi người lại có cách tiếp cận, lý giải khác nhau.
Phân tích sự tương phản giữa ngoại hình, hoàn cảnh với tình cảm, tâm hồn
người lính là cách tiếp cận của Nguyễn Văn Vĩnh, và cũng là cách mà Thái Văn Vinh
thực hiện: “hình ảnh oai hùng của anh vệ trọc nổi tiếng một thời vì sốt rét mà rụng hết
tóc. Vả lại cách nói “đoàn quân không mọc tóc” ấy phần nào cũng dựng hình ảnh
người chiến sĩ với dáng dấp hùng dũng và hiên ngang,… quân lại “xanh màu lá”.
Màu xanh ấy có thể do cành lá ngụy trang, nhưng chủ yếu là do sốt rét rừng”. Trần
Đăng Xuyền cũng phân tích rất kĩ hoàn cảnh, ngoại hình của người lính Tây Tiến.
Đồng thời, ông còn cho rằng những chàng trai Tây Tiến trở thành những “anh vệ trọc”

Xem Thêm :   KHO BÁU CUỘC ĐỜI | Sách Tóm Tắt – Bí Quyết Thành Công

Xem thêm :  Băng đô cài tóc đẹp con gái nhất định phải có một chiếc, mua online cài tóc giá cực tốt

không chỉ vì đói rét, bệnh tật mà còn bởi “nhiều người thì cạo trọc đầu để thuận tiện
khi đánh nhau giáp la cà với địch,… Còn cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét.”. Tuy
nhiên vẻ bề ngoài in hằn vết tích của khổ cực, hiểm nghèo đó lại góp phần tạo nên
“hình tượng tập thể của người lính Tây Tiến … với một vẻ đẹp đầy tinh thần bi tráng.”
. Nguyễn Kim Lan cũng chú ý đến điều này và gợi thêm một lý do khác cho cái “xanh
màu lá” là vì “người mặc áo chàm hay là lây sắc lá, hay là ốm tái màu da…”. Thiết
nghĩ việc tìm nguyên nhân cho sự tiều tụy, bệnh tật bề ngoài cũng chỉ là để phát hiện
vẻ đẹp bi tráng, oai hùng, ẩn trong bên trong. Rõ rang trong các ý kiến dẫn trên đây
cũng đã thể hiện ý nghĩa này.
11

Từ góc độ nghệ thuât, tác giả Phong Lan cho rằng hình ảnh những người lính
mang vẻ khác thường bởi lối vẽ phiếm chỉ: “tác giả cố tình không miêu tả gương mặt
người lính riêng biệt với tên tuổi cụ thể nào, ông muốn dồn đúc tất cả những phẩm
chất tốt đẹp của những tráng sĩ Tây Tiến thành gương mặt chung của một đoàn quân,
dùng lối vẽ phiếm chỉ để khái quát nên chân dung rất oai hùng của những chiến sĩ vô
danh”. Chu Văn Sơn lại chú ý đến góc độ từ ngữ, ông nhận thấy “ở đây cũng đoàn
quân thôi nhưng trông đoàn binh, gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế
xung trận, át đi được vẻ ốm yếu của bệnh tật.”. Còn “không mọc tóc”, ông lại thấy “y
như là không thèm mọc tóc! Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy cả giọng bốc tếu rất
lính tráng”. Đối với hai chữ “đoàn binh”, Nguyễn Đăng Diệp cũng có cách lý giải
tương tự: “Quang Dũng không dùng “đoàn quân” mà ông dùng đoàn binh vì đoàn
binh gợi lên khí thế “xung trận” sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt, Quang Dũng có ý thức
gợi không khí để nhấn mạnh gam màu hùng tráng.”.
Mai Bá Ấn đi vào phân tích nghệ thuật đối, ông phủ nhận cách hiểu: “cả câu 1
và nửa đầu câu 2 cùng đối lập với nửa cuối câu 2 về ý. Điều này hoàn toàn không thể
xảy ra trong biện pháp nghệ thuật đối lập của thơ ca Việt Nam từ trước đến nay”. Ông
cho rằng: “Ở đây, rõ ràng, Quang Dũng đã sử dụng hoàn toàn lối bình đối trong cả
khổ thơ này: câu 1 đối với câu 2, câu 3 đối với câu 4: nghĩa lý đúng của câu 2 trong

khổ thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” là: dù Tây Tiến là đoàn binh bị sốt rét rừng
làm rụng hết tóc (không mọc tóc) nhưng đội quân ấy không ngả nghiêng, rệu rã mà
vẫn “quân lệnh như sơn”, chỉnh tề quân phục (Quân xanh màu lá) với khí thế lẫm liệt,
mạnh mẽ (dữ oai hùm). Hiểu 2 câu đầu như thế thì mới logic với cách hiểu 2 câu thơ
sau: “Mắt trừng gởi mộng qua biên giới” đối lập với “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm”.”. Như vậy, Mai Bá Ấn có cách hiểu khác về câu thơ “Quân xanh màu lá dữ
oai hùm” so với cách hiểu của các nhà phê bình đã dẫn ở trên.
Đối với việc cảm nhận hai câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm
mơ Hà Nội dáng kiều thơm” cũng có nhiều cách hiểu, đặc biệt là trong việc cắt nghĩa
hình ảnh “dáng kiều thơm”.
Theo Nguyễn Đức Quyền, với người lính Tây Tiến, cái “mộng” là ý chí quyết
tâm hoàn thành nhiệm vụ; cái “mơ” là tình cảm hướng về Hà Nội quê hương thân yêu,
mơ về một “dáng kiều thơm” – thiếu nữ yêu kiều nào đó. Tạ Đức Hiền cũng cảm nhận
tương tự, người chiến sĩ Tây Tiến ra đi từ đô thành hoa lệ, mang theo nhiều mơ, mộng:
“mộng” chiến công, truy kích giặc “qua biên giới” Việt Lào. “Mơ” một mái tóc thề,
một tà áo trắng, một đôi mắt huyền, một “dáng kiều thơm”.”
Đào Ngọc Đệ cho rằng giâc mơ của người chiến sĩ là “nỗi nhớ nhà, nhớ người
yêu, nhớ các thiếu nữ Hà thành duyên dáng”. Trần Đăng Xuyền thấy đó là khát vọng
bên trong: “những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương”. Thái Văn
Vinh cho rằng người chiến sĩ “đang gửi cả suy nghĩ của mình qua giấc mộng, có thực,
có mơ. Dáng kiều thơm gợi lên cái dáng vẻ yêu kiều của người con gái thủ đô, chữ
thơm được dùng với nghĩa “sắc nước hương trời vậy!”. Văn Giá lại thấy cái chất ngạo
nghễ, kiêu hùng của chí trai thời loạn, đến đây được xen lẫn với “những mộng mơ
thèm nhớ rất người,…”.
12

Đặng Anh Đào lại phân tích câu thơ theo hướng khác, cách hiểu của bà cũng
khá thú vị: “Trong bài thơ, chỉ có một cái tên thành thị, hoa lệ: đó là Hà Nội. Nhưng
đó không phải là cái mốc có thật trên đường Tây Tiến, mà là Đêm mơ Hà Nội dáng

kiều thơm. Hà Nội ở đây trở thành một cái mốc của độ cao bởi giấc mơ chính là một
đỉnh điểm”. Vũ Quần Phương đánh giá về tầm bao quát của hai câu thơ: “chỉ hai câu
thơ mà nhốt cả hai thế giới”.
Những cách cảm nhận, lý giải trên cho thấy mọi người đều có những đánh giá
tích cực về đoạn thơ, đề cao vẻ đẹp hình tượng người lính, không có những ý kiến
khen – chê trái chiều mà chỉ có những cách cảm nhận khác nhau, góp phần thể hiện
sức gợi mở rất lớn của nghệ thuật thơ Quang Dũng.
– Bốn câu thơ:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Theo Mai Bá Ấn, Quang Dũng đã dùng một hệ thống từ Hán – Việt và cách nói
giảm khi nói đến cái chết, sự hi sinh. Ông phân tích như sau: “Tây Tiến dù nói về
chuyện chết chóc, hy sinh,… nhưng toàn bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng hoàn toàn
không hề sử dụng một từ “chết” hay “hi sinh”, “tử trận” nào cả. Nghĩa đen của cái
chết được nhòe đi trong những cụm từ đồng nghĩa và gần nghĩa với cái chết để thể
hiện lý tưởng “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của một thế hệ “quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh”, nào là “bỏ quên đời”, “mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về
đất”, “hồn về Sầm Nứa”… Những từ này rất phổ biến trong ngôn ngữ người Việt khi
nói về cái chết đã được Quang Dũng tận dụng một cách hiệu quả nhằm làm “nhẹ” đi
cái chết giữa trận tiền.”. Và theo ông, Tây Tiến là “một “lệch chuẩn” tài hoa và độc
đáo”.
Nhiều nhà phê bình khác cũng chú ý đến lớp từ Hán – Việt trong cách vận dụng
độc đáo của Quang Dũng và cảm nhận về vẻ đẹp tráng sĩ, tinh thần bi tráng trong đoạn
thơ. Chu Văn Sơn còn xem đó là “phép lãng mạn hóa hiện thực”. Nguyễn Khắc Đàm
thì đếm trong đoạn thơ “có 28 chữ thì mười ba chữ là từ Hán – Việt. Cách sử dụng từ
ngữ đó tạo nên sự tôn kính trang nghiêm”. Giáo sư Trần Đăng Xuyền, cũng chú ý đến
giá trị của nhóm từ Hán Việt: “Những nấm mồ chiến sĩ rãi rác nơi rừng hoang biên
giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổ

kính, trang trọng… mặt khác, chính cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lý tưởng
quên mình, xả thân vì Tổ quốc….”. Còn vẻ đẹp của người chiến sĩ thì “mang dáng dấp
của những người tráng sĩ thuở xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng”.
Một số nhà phê bình lại chú ý phân tích nghệ thuật đối lập giữa đau thương và
hào hùng. Nhưng Đặng Anh Đào lại phủ nhận giá trị của thủ pháp này: Lẽ nào người
bình văn ngày nay chỉ thấy nghệ thuật đối lập như: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Nơi đó, cái chết ở khắp nơi. Mà cuộc đời, người
thanh niên chỉ có một. Đó là sự thật viết bằng máu của người lính Tây Tiến.”. Nghĩa

13

là, theo bà, ta cần cảm nhận được hiện thực, chú ý bút pháp tả thực của Quang Dũng
khi ông tạo nên “sự trùng khít tuyệt vời giữa sự thực cuộc đời và thơ”.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy có nhiều cách hiểu về hình ảnh “áo bào”. Giáo sư
Trần Đăng Xuyền cho rằng “người chiến sĩ Tây Tiến gục ngả bên đường không có đến
cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng lại được bọc trong những tấm
áo bào sang trọng”. Nguyễn Đức Quyền thì dẫn lời kể của Trần Lê Văn: vì rét, chiến
sĩ Tây Tiến được đồng bào “cho chiếu khoác thay cho áo bào. Khi chết, đồng đội dùng
chiếu bó lại để liệm vì không có quan tài”. Nguyễn Khắc Đàm cho rằng: “người lính
ngã xuống, đồng đội chỉ có thể khâm liệm bằng chính áo quần của họ”. Thái Văn Vinh
nhấn mạnh, “áo bào chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướng
thời xưa”… Dù hiểu theo cách nào, hình ảnh này vẫn gợi lên sự trang trọng, tôn
nghiêm. Như Vũ Quần Phương nhận định: “một mảnh chiếu khâm liệm cũng đủ thấy
cái thiêng liêng nhuốm một chút cái oai hùng cổ xưa, bi thương, kỳ vĩ.”.
Còn âm thanh của sông Mã “gầm lên” cũng để lại không ít cách hiểu khác
nhau. Theo Nguyễn Đức Quyền, tiếng “gầm” ấy là tiếng “đau đớn, tiếc thương. Khúc
nhạc bi tráng hợp với sự hy sinh cao quý của những hiệp sĩ Tây Tiến”. Nguyễn Thành
Thi thấy đây là âm thanh duy nhất, “tiếng gầm than trầm uất…. là biểu hiện dữ dằn
trước cái chết nhẹ tựa lông hồng, song lại nặng tình sông núi của người đi không hẹn
ước hôm qua”.  Đặng Anh Đào lại nghe được sự chuyển hóa từ “Khúc hát tang lễ

thành tiếng gầm, khúc độc hành của dòng sông hoang dại”. Nguyễn Đăng Diệp cũng
xem câu thơ là một khúc độc hành, và đánh giá: “Chữ “gầm” được dùng rất đắc địa.
Nó là âm vang của sông núi, là điệu kèn vĩnh quyết, là khúc hát bi tráng… Vì cảnh bi
hùng như vậy, sông Mã mới gầm lên và chỉ gầm lên đơn độc: “khúc độc hành”. Cái
tiếng vang rung chuyển và ngự trị cả một vùng thiên nhiên trời đất sinh ra từ những
mất mát câm lặng cùa con người. Bài thơ mang phẩm chất anh hùng ngay trong nổi
buổn.”. Nguyễn Đăng Diệp cũng bày tỏ sự đồng tình với lời bình chí lý của nhà thơ
Vũ Quần Phương -“nội lực trong cảm hứng thơ Quang Dũng thường dội xuống các
động từ: Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Nội lực cảm hứng của câu thơ đó không ở
bản thân nó, mà rơi xuống từ câu trên: Áo bào thay chiếu anh về đất”.
Có thể nói, tám câu thơ trong đoạn này được các nhà phê bình chú ý nhiều nhất
và để lại nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau về từ ngữ, hình ảnh. Sở dĩ có điều
này, có lẽ cũng bởi nó lạ, nó “lệch chuẩn” mà độc đáo.
2.2.4. Đoạn thơ cuối (4 câu)
“Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi.”.
So với đoạn thơ trên, bốn câu thơ này ít được các nhà phê bình phân tích kỹ.
Nhiều người chỉ khái quát ý nghĩa, nói ngắn gọn về ý chí “nhất khứ bất phục hoàn”,
về lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tuy nhiên cũng có một số cách tiếp cận,
phân tích đáng chú ý.

14

Giáo sư Trần Đăng Xuyền nhấn mạnh một số ý như: tinh thần “nhất khứ bất
phục hoàn”, tâm hồn người lính gắn bó máu thịt với những ngày Tây Tiến; “Tây Tiến
mua xuân ấy” trở thành thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc sẽ không bao
giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh

khó nhăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.”. Vũ Quần Phương nhìn nhận theo hướng
khác. Theo ông, cả bài thơ nói nhiều đến mất mát, đau thương, đến câu thơ cuối lại bộc
lộ “ý kiến của bài thơ là một sự tiến lên, đi tiếp”.
Đặc biệt là Văn Giá, ông đã đóng góp một cách hiểu về chữ “về” trong đoạn
này và trong cả bài thơ: “nhớ về, nhạc về, về đất, và đặc biệt là “hồn về…”. Theo ông
phân tích, chỉ có chữ “về” trong “nhớ về” là giới từ, còn các trường hợp khác đều là
động từ. “Dù là giới từ hay động từ, thì chữ về đều gợi sự định hướng theo chiều
thuận, tức là hướng đến nơi có khả năng kết nạp, bao dung, lưu giữ… “Hồn về Sầm
Nưa chẳng về xuôi” là suốt đời mắc nợ, suốt đời để nhớ.”.
Từ những phần đã trình bày ở trên, chúng ta thấy cách tiếp cận, cách hiểu, cách
lý giải của mỗi người về một đoạn thơ, câu thơ, từ ngữ, hình ảnh đều có những khác
biệt nhất định, thậm chí trái ngược nhau (nhất là cách hiểu đối với mỗi câu thơ, từ ngữ,
hình ảnh). Sở dĩ có điều này là bởi tính đa nghĩa là một đặc trưng cố hữu của văn
chương, chính nó làm cho văn chương trở nên có sức gợi để rồi từ đó cuốn hút người
đọc hơn. Do vậy, chúng ta cũng không cần quá cứng nhắc gán ghép cho nó một cách
hiểu cố định nào vì mỗi cách hiểu là một sự khám phá về vẻ đẹp mới, một tầng nghĩa
mới, một nội hàm tư tưởng, tình cảm của nhà thơ về cuộc đời.
2.3. Tiếp nhận về nội dung, nghệ thuật
Ở phần này chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến, nhận định của các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học về nội dung khái quát, cảm hứng chủ đạo và những đặc điểm
nổi bật về nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
2.3.1. Về nội dung:
Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, để nói rõ hơn về cái thời thăng trầm của Tây
Tiến , chúng tôi xin mượn lời của nhà thơ Trần Lê Văn – một người bạn thân của
Quang Dũng: “Đã có lúc, có người cho rằng bài thơ Tây Tiến không có tác dụng tích
cực, vì nó buồn, nó tô đậm cái gian khổ, cái tổn thất, “làm nhụt nhuệ khí” quân ta.” ;
và của Bùi Việt Phương trong “Sứ mệnh của bài thơ Tây Tiến” khi dẫn lời của Hoài
Thanh (trong Hoài Thanh nói chuyện thơ Kháng Chiến): “Hoài Thanh phê phán kịch
liệt những hơi hướng phảng phất của Thơ Mới mà ông gọi là “mộng rớt”, “buồn rớt”.
Cũng xin dẫn thêm lời của một nhân vật quan trong trên thi đàn Việt Nam, đó là

Xuân Diệu. Xuân Diệu là người có công đầu trong việc giớ thiệu bài Tây Tiên đến với
công chúng, nhưng chính Xuân Diệu cũng là người “chê” Tây Tiên mạnh nhất. Trong
bài Dứt khoát (Tạp chí Văn nghệ số 41 – tháng 7/1953 – khi đó, Xuân Diệu tham gia
chỉnh huấn và làm kiểm khảo), Xuân Diệu cho rằng “bài thơ Tây Tiến, một bài thơ
phiêu lưu, tài tử, anh hùng cá nhân, con người ở trong này khiếp sợ trước thiên nhiên,
dao động trước gian khổ, sợ cây rừng, sợ hổ, sợ thác núi, sợ súng đạn, sợ chết,…”.
(theo Nguyễn Kim Lan trong Đến với thơ Quang Dũng). Đó cũng là cách nhìn nhận,
đánh giá bài thơ của nhiều văn sĩ cách mạng đương thời.
15

Sở dĩ bài thơ bị “chê” như vậy là bởi, thời đó “người ta cho rằng vấn đề đồng
nhất tâm trạng, tâm tình là một sự cần thiết để thống nhất ý chí, tâm trạng được chấp
nhận phải là tâm trạng vui, phấn khởi tự hào, những dạng thức tình cảm khác không
đại diện cho công nông, nhất là cái buồn, đều bị phê phán.” (Vũ Quần Phương).
“Trong lúc, mọi người theo tinh thần thời đại phải đưa văn học về gần lời ăn tiếng nói
quần chúng, … thì Quang Dũng làm ngược lại nhằm khắc hoạ đúng cái “chất tráng
sĩ” của những chàng trai Hà Nôi hào hoa tham gia cách mạng…” (Mai Bá Ấn).
Sau này, bài thơ Tây Tiến được nhắc đến nhiều hơn khi giá trị của nó đươc nhìn
nhận lại. Cái mốc chứng tỏ sự trở lại mạnh mẽ của Tây Tiến là khi Tây Tiến được nhắc
đến trong tác phẩm Chiến đấu trong vòng vây (NXB Quân đội Nhân dân, 1995) của
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: “Một người chiến sĩ trẻ tài hoa trong đoàn quân Tây
Tiến ngày đó, sau này là nhà thơ Quang Dũng, đã có những câu thơ: Tây Tiến đoàn
quân không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Mắt trừng gởi mộng qua biên
giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.”.
Tây Tiến như một lần nữa đươc khai sinh trong lòng công chúng. Bài thơ được
hiểu đúng với giá trị của nó, giới phê bình hầu như đều đống nhất trong cách hiểu,
cách đánh giá, cảm nhận bài thơ. Và hầu hết mọi người đều thấy rằng: Tây Tiến cũng
mang “hồn thời đại” nhưng khác hơn là ở chỗ nó mang thật cái hồn bằng khúc ca bi
tráng. Trong khi các nhà thơ đi “đúng chuẩn” thiên về cái hào hùng, lạc quan, ít dám

nói đến cái bi thì Quang Dũng lại lấy cái bi làm nền tảng để lộ dần, lộ dần trên nền
cái bi ấy mà vút lên khúc bi hùng” (Mai Bá Ấn).
Không còn những lời khen – chê trái chiều, nhưng trong phê bình văn học vẫn
tồn tại những cách khái quát nội dung, ý nghĩa bài thơ không hoàn toàn nhất quán.
Theo Giáo Sư Hà Minh Đức, “Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng
đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh
Tây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.”.
Còn Vân Long lại nhận xét bài thơ là sự hòa quyện của nhiều yếu tố: “Bài thơ
Tây Tiến hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người
tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn, nhưng cũng
đồng thời đón nhận một gian nan lớn…”.
Ngoài ra còn một số cách cảm nhận ở những phương diện khác nhau về nội
dung bài thơ. Như ý kiến của Ngô Văn Phú: “Một bài thơ đầy hoài niệm của một thời
sống hết mình cho đất nước mà vẫn hào hoa của người Hà Nội”; của Trinh Đường:
“Bài thơ là một nhật ký hành quân… nói lên khí thế hào hùng, sánh ngang thời Tây
Sơn”; Đặng Anh Đào: “Tây Tiến là một khúc độc hành hơn là một khúc quân hành,
…”.
Như vậy, có rất nhiều cách đánh giá khái quát khác nhau về nội dung tư tưởng
bài thơ. Mỗi người nhìn nhận bai thơ từ một phương diện riêng theo theo hướng mà họ
tiếp cận, nghiên cứu. Điều đặc biệt là, dù nhìn theo phương diện nào, đánh giá theo
cách nào, Tây Tiến vẫn toát lên vẻ đẹp và mang ý nghĩa sâu sắc. Điều đó càng làm
phong phú thêm những biểu hiện về hàm lượng nội dung, tư tưởng bài thơ.

16

2.3.2. Về nghệ thuật
Một lần nữa, xin nói về “số phận” của Tây Tiến như được định đoạt bởi những
yếu tố nghệ thuật. Theo cách phân tích của Mai Bá Ấn, đó là ba “cái lạ” mà độc đáo.
Trong số đó, “cái lạ” thứ hai thuộc về nghệ thuật: “là sự “lệch chuẩn” trong phương

thức biểu hiện”. Đó là việc Quang Dũng dùng nhiều từ Hán – Việt trong một bài thơ
kháng chiến, và cách cấu trúc câu thơ đầy lạ lẫm: như “hoa về trong đêm hơi”, “mùa
em thơm nếp xôi”, “thăm thẳm một chia phôi”… Kiểu cấu trúc thơ qua những cụm từ
này khiến nghĩa lý bị mờ nhoè đưa đến đa tầng nghĩa cho mỗi người tiếp nhận. Quả
đúng là lớp từ ngữ quá đặc phong cách Quang Dũng này không thể tìm thấy trong
cách diễn đạt “dúng chuẩn” của thơ ca kháng chiến, và cả trước đó nữa trong thơ
lãng mạn.”. “Cái lạ” thứ ba cũng thuộc về nghệ thuật, “đó là sự bứt phá lớn về vần
điệu, nhạc tính, cấu trúc ngữ, câu.… Cách sử dụng cách vận và độc vận được phối
hợp trong 34 câu thơ hợp cùng biện pháp tu từ đối lập đã khiến vần, nhịp Tây Tiến lạ
đi rất nhiều… Cứ một câu trắc vận lại một câu bằng vận, tác giả cứ nén lại rồi dãn ra
tưởng chừng như một câu ngắn một câu dài, trong khi thực ra nó vẫn là bảy chữ…. và
cứ cuối mỗi đoạn lại kết thúc bằng một hoặc nhiều thanh bằng trung tính (không dấu)
khiến câu thơ đã hết mà âm nhạc thì rung đến vô cùng (Đoạn 1: “Mai Châu mùa em
thơm nếp XÔI”… Đoạn 2: “Trôi dòng nước lũ HOA ĐONG ĐƯA”… Đoạn 3: “Hồn về
Sầm Nứa chẳng về XUÔI”…)”.
Chính từ cách phân tích như trên, Mai Bá Ấn đã phủ nhận ý kiến của một số
nhà phê bình cho rằng bài thơ không có sáng tạo đáng kể mà chỉ là sự tiếp nối dòng
thơ lãng mạn trước đây. Như ý kiến của Phong Lan: “Thực ra trong Tây Tiến, Quang
Dũng không có sáng tạo gì khác thường, đột xuất. Bài thơ vẫn là sự tiếp tục của dòng
thơ lãng mạn tiền chiến,…”; hay ý kiến của Anh Ngọc: “Tây Tiến là sự gặp nhau giữa
bút pháp của thơ lãng mạn tiền chiến và thực tế bi hùng của nhứng ngày đầu trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp…”.
Còn theo Mai Bá Ấn, Tây Tiến không chỉ mới mẻ, trẻ trung ở tinh thần con
người, mà ngay ở nghệ thuật ngôn từ nó đã mới lạ so vơi Thơ Mới và cả thơ kháng
chiến nói chung. Ông lý giải như sau: “Nói chung, thơ ca thời kháng Pháp vẫn nằm
trong tiến trình của Thơ Mới về hình thức, song, với Tây Tiến, hình như đã có sự bứt
phá lớn về vần điệu, nhạc tính, cấu trúc ngữ, câu… Thơ Mới nói chung là nhẹ nhàng,
du dương nhờ vào vần điệu và tính nhạc. Thơ kháng chiến nói chung dù phản ảnh
hiện thực vẫn còn hiền hậu trong cấu trúc câu thơ và vần điệu. Riêng Tây Tiến, vần
điệu cứ trúc tra trúc trắc khiến câu thơ như bị dồn nén, siết chặt đến gân guốc, cộc

lốc.”.
Sự độc đáo, mới lạ trong về nghệ thuật ngôn từ của Tây Tiến cũng được Nguyễn
Đăng Điệp ghi nhận. Ông Phân tích Nghệ thuật tổ chức chất liệu ngôn từ trong bài
Tây Tiến với năm biểu hiện cơ bản: “Sử dụng các từ địa danh một cách hợp lí; Nội lực
các câu thơ của Quang Dũng chủ yếu dồn vào các động từ gây cảm giác mạnh; Sự có
mặt của các từ Hán Việt cùng góp phần tạo nên thành công của thi phẩm; Chất keo
kêt dính các thành tố đã nói ở trên chính là cường độ và trường hợp của một nỗi nhớ

17

chơi vơi; việc sử dụng cảm hứng và bút pháp lãng mạn để tái hiện chân dung những
chàng trai kiêu dũng, hào hoa đã đem đến vẻ đẹp của thi phẩm.”.
Nhà thơ Văn Giá, cũng đóng góp thêm một phương diện tiếp cận nghệ thuật thơ
trong Tây Tiến: “Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên vốn có gốc gác từ
thơ Đường. Thể thơ này ở dạng phổ biến nhất là giữ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 đi suốt toàn
bài. Nhà thơ Quang Dũng không có cải cách gì đáng kể ở cấu trúc nhịp điệu, nhưng
về mặt phối âm thanh, ông có những sáng tạo khá thành công.”.
Việc kế thừa, tiếp thu thành tựu của tiền nhân và tìm tòi, sáng tạo cái mới trong
nghệ thuật là thiên chức của người nghệ sĩ. Với Tây Tiến, một thi phẩm độc đáo,
Quang Dũng đã thực hiện thiên chức của mình một cách xuất sắc. Ta không thể phủ
nhận sự tiếp thu những tinh hoa từ thời Đường đến Thơ Mới, ta càng không thể không
công nhận những bứt phá mạnh mẽ, những sáng tạo mới lạ, đẹp đẽ của Quang Dũng
với Tây Tiến trong bối cảnh nó được khai sinh. Chính điều đó đã làm nên sức sống của
bài thơ.
Có thể nói, lịch sử tiếp nhận Tây Tiến vẫn chưa dừng lại. Cho đến hôm nay vẫn
còn nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, nhiều cách tiếp nhận khác nhau, những cách nhìn
mới, những tìm tòi mới… Mỗi một cách nhìn nhận sẽ góp thêm sự phong phú cho tác
phẩm và cũng là yếu tố khiến Tây Tiến còn tồn tại mãi.
3. Cảm nhận của nhóm:

3.1. Về nhan đề và cảm hứng chủ đạo:
3.1.1. Ý nghĩa nhan đề:
– “Nhớ Tây Tiến”: thể hiện nỗi nhớ được trải dài theo không gian, thời gian,
theo những chặng đường hành quân.
– “Tây Tiến”: nhan đề gọn, hay và hàm súc hơn, vẫn thể hiện nỗi nhớ in sâu
trong tâm hồn tác giả, đó là những kí ức, những kỉ niệm không thể nào quên của một
thời lãng mạn, hào hùng.
3.1.2. Cảm hứng chủ đạo:
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về Tây Tiến. Qua đó,
tác giả đã khắc tạc thành công bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến một thời
chống Pháp.
3.2. Vẻ đẹp của từng đoạn thơ :
3.2.1. Đoạn 1: “Sông Mã………….nếp xôi” : Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng
vĩ và hình ảnh người lính trên con đường hành quân
– Cảm xúc khơi nguồn của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ (Hai câu đầu: “Sông Mã…
chơi vơi”): Kiểu câu cảm thán kết hợp với yếu tố nhân hóa “Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi!”, vang lên như tiếng gọi Tây Tiến ơi, bộc lộ sự lưu luyến, tiếc nuối. Điệp từ “nhớ”
kết hợp với từ láy “chơi vơi” và lối gieo vần “ơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi
nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ: bồng bềnh, lơ lửng ,da diết, lan tỏa.
– Nỗi nhớ thiên nhiên miền Tây thơ mộng, hoang sơ, hùng vĩ và hình ảnh người lính
trên con đường hành quân: (Mười câu thơ “Sài Khao … trêu người”):

18

Những tên địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai
Châu… gợi đến một chốn núi non kì bí, hoang dã, kích thích trí tưởng tượng, óc phiêu
lưu những chàng trai Hà Nội. Những cái tên đã gợi lên cả một hành trình chiến đấu,
mỗi địa danh mang một đặc điểm riêng biệt của từng vùng gợi một kỷ niệm đáng nhớ
với người lính: “Sài Khao sương lấp” – mịt mùng, lạnh lẽo; “Mường Lát” – “hoa về”

(không phải hoa nở) – nhân hóa, “đêm hơi” (không phải là đêm sương) – thi vị hóa, tạo
nên một thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn; còn “Pha Luông” trong câu thơ toàn thanh
bằng hiện lên mờ ảo trong màn “mưa xa khơi”. Bút pháp lãng mạn, tài hoa của tác giá
không chỉ gợi lên sự dàn trải, xa xôi, hoang vắng mà còn thể hiện ấn tượng sâu đậm
của người lính về vẻ đẹp lung linh huyền ảo của thiên nhiên.
Bốn câu thơ tiếp theo là bức họa về cảnh đèo cao, vực sâu (“Dốc lên khúc
khuỷu… xa khơi”): một bức tranh thơ hoành tráng, khắc nghiệt, dữ dội, hoang vu, heo
hút… Hàng loạt từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”, kết hợp với điệp
từ “dốc” đã diễn tả sự trùng điệp và liên tiếp của núi ngất trời, vực thẳm thẳm. Cách
nói nhân hóa “súng ngửi trời” rất hồn nhiên, táo bạo, ngộ nghĩnh, tinh nghịch của
người lính. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” như một đoạn thẳng bị
bẻ làm đôi và dấu phẩy giữa dòng thơ là đỉnh điểm của góc nhọn ấy. Nếu câu thơ
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi lên chiều cao và chiều sâu thì câu thơ
“Nhà ai Pha luông mưa xa khơi” toàn thanh bằng mang âm hưởng nhẹ nhàng, mở ra
không gian chiều rộng mênh mông, thể hiện cảm giác ấm áp, êm ả trong lòng người
lính. Bốn câu thơ mang âm hưởng rất đặc biệt, vừa trúc trắc trục trặc gợi cảm giác vất
vả, nhọc nhằn của người lình trên con đường hành quân, vừa gợi cảm giác nhẹ nhàng,
bình lặng, lắng đọng, cân bằng.
Thiên nhiên Tây Bắc còn hiện lên với sự dữ dội, hoang dại, bí ẩn của (“Chiều
chiều … trêu người”). Âm thanh ghê rợn “thác gầm thét” và “cọp trêu người” , những
cụm từ chỉ thời gian “Chiều chiều”, “Đêm đêm”, kết hợp với hai tiếng “hịch – cọp” đi
liền nhau tô đậm vẻ hoang dã, bí ẩn của chốn “rừng thiêng nước độc”, đe dọa tính
mạng của con người. Nhưng qua cái nhìn lãng mạn, xem thường gian nguy, người lính
lại thấy như tham gia một trò mạo hiểm thú vị: “cọp trêu người” mà không phải cọp
vồ người.
Trên đường hành quân ấy, sự hi sinh của người lính như một tất yếu (“Anh bạn
dãi dầu … bỏ quên đời”). Biện pháp nói giảm “không bước nữa”,”bỏ quên đời”, hiện
thực trần trụi của sự gian khổ, hy sinh bị nhòe đi, nỗi bi thương dịu bớt, cũng có thể
hiểu đây chỉ là sự mệt mỏi, kiệt sức của người lính giữa chặng hành quân. Điều đáng
chú ý là giọng điệu và từ ngữ ở hai câu này gợi lên nỗi xót xa nhưng cũng có sự ngang

tàng, cứng rắn. Đây là yếu tố góp phần tạo nên nét bi tráng của bài thơ.
– Nỗi nhớ kỉ niệm thân thương trên con đường hành quân thơ mộng, trữ
tình (“Nhớ ôi Tây Tiến … thơm nếp xôi”). Đoạn thơ khép lại bằng cảnh yên vui, nồng
ấm. Hai hình ảnh “cơm lên khói” và “thơm nếp xôi” như vẽ ra một làn khói thoang
thoảng mùi thơm nếp mới, tạo cảm giác êm dịu, gợi lên không khí đầm ấm gia đình.
Hương thơm ấy còn là mùi thơm từ bàn tay, từ tâm hồn cô gái Mai Châu xinh đẹp. Ba
thanh trắc Nhớ, Tiến, khói như tạc hình tia khói ấm áp trong nỗi nhớ da diết. Cụm từ
19

“Nhớ ôi” và vần “ôi” ở cuối câu sau hiệp nhau, tạo âm hưởng ngân nga, xôn xao trong
lòng người lính. Đặc biệt, hai chữ “mùa em” là sự sáng tạo ngôn từ độc đáo, bạo lạ gợi
lên nét đa tình, lãng mạn.
Đoạn thơ đầu với hệ thống ngôn ngữ giàu sức tạo hình, bút pháp hiện thực, lãng
mạn Quang Dũng đã khắc họa đậm nét nỗi nhớ về con đường hành quân gian lao vất
vả; đặc tả thiên nhiên Tây Bắc khắc nghiệt, bí hiểm, hùng vĩ để làm nền ngợi ca vẻ đẹp
lạc quan yêu đời, hào hùng, lãng mạn của người lính thời chống Pháp.
3.2.2. Nỗi nhớ những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh
sông nước miền Tây (Đoạn 2: “Doanh trại………đong đưa”)
– Nỗi nhớ về khung cảnh đêm liên hoan văn nghệ (Bốn câu thơ “Doanh trại bừng
lên …xây hồn thơ”). Hai chữ “bừng lên” gợi sự bừng lên đột ngột của ánh sáng, không
khí tưng bừng, của niềm vui bất ngờ trong tâm hồn người lính trẻ, và phải chăng, đó
còn là những kỉ niệm sống động bỗng ùa về trong kí ức nhà thơ? Các động từ “bừng
lên”, “khèn lên”, “nhạc về” diễn tả không khí vui tươi, rạo rực. Cụm từ “hội đuốc
hoa” vừa diễn tả sự tưng bừng, sôi nổi của doanh trại trong đêm liên hoan, vừa gợi
khung cảnh đêm tân hôn – “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa” (Truyện Kiều).
Hình ảnh “đuốc hoa” được Quang Dũng sáng tạo lại một cách hóm hỉnh, khiến cho
đêm liên hoan được hình dung thành đêm diễn ra lễ “hợp cẩn” lãng mạn đáng nhớ. Hai
chữ “kìa em” vừa là lời chào đón, vừa thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê, trầm
trồ của những chàng lính trẻ khi gặp những cô gái vùng sơn cước rực rỡ với xiêm y,

nhưng vẫn giữ nguyên vẻ “e ấp”, dịu dàng, tình tứ. Cách gọi “kìa em”, “nàng e ấp”
thật trìu mến, yêu thương. Người lính trẻ đa tình đã liên tưởng các cô gái trong đêm
liên hoan như những nàng dâu trong lễ cưới. Tất cả vẻ đẹp, niềm rạo rực, vui tươi, nhất
là vẻ kiều diễm của các cô gái miền Tây đã tạo nên “hồn thơ” trong tâm hồn người
lính, để họ mơ tưởng đến ngày mai tươi vui trên hành trình đến Viên Chăn. Bốn câu
thơ chan hòa màu sắc, âm thanh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, yêu đời, hào hoa,
nghệ sĩ của nhà thơ Quang Dũng và người lính Tây Tiến một thời.
– Nhớ cảnh vật và con người Tây Bắc trong một buổi chiều sương giăng mắc (Bốn
câu thơ: “Người đi Châu Mộc – hoa đong đưa”). Khung cảnh sông nước miền Tây
trong chiều sương mênh mang, mờ ảo, xa xăm được gợi lên qua những thủ pháp nghệ
thuật độc đáo. Điệp từ, điệp cấu trúc “có thấy…”,“có nhớ…” tựa như hai câu hỏi bâng
quơ. Thi nhân hỏi “người đi” hay tự vấn chính lòng mình, nhắc nhở về kỉ niệm ngỡ đã
lìa xa. Chữ “ấy” cuối câu trên hiệp vần với chữ “thấy” ở câu dưới, âm điệu như trĩu
xuống, như nhấn vào cõi tâm linh. Yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật qua hình
ảnh“chiều sương” gợi về thế giới hoang sơ, lặng tờ nhuốm màu cổ tích. “Hồn lau nẻo
bến bờ” là hình ảnh độc đáo, như Bà huyện Thanh Quan từng gọi tên nỗi nhớ “hồn
thu thảo”. Tâm tình của con người đắm chìm trong cái xôn xao của “hồn lau nẻo bến
bờ”. Cảnh vật Tây Bắc đượm buồn mà thi vị, mang đậm hồn thi nhân, hồn kháng
chiến. Hình ảnh “dáng người trên độc mộc” mộc mạc, dân dã mà nên thơ, làm bật nổi
dáng vẻ thanh nhẹ, mềm mại nhưng hùng tráng, vững vàng của những chàng trai, cô
gái đang điều khiển con thuyền độc mộc lướt nhẹ trên dòng nước lũ. Chữ “trôi” gợi

20

trạng thái nhẹ nhàng, thanh thản cùng hình ảnh “hoa đong đưa” tình tứ, thiên nhiên
như hòa hợp cùng với con người.
Tám dòng thơ không chỉ đẹp ở thi liệu, hình sắc mà còn hấp dẫn ở sự phong
phú của nhạc điệu, vần điệu giúp cho khổ thơ tươi nhạc, thắm vần. Đoạn thơ như một
bức tranh thủy mặc với vài nét vẽ tinh tế, mềm mại hội tụ những nét đẹp tinh túy của

phương Đông đã làm bừng lên cái hồn cảnh trong sự hòa quyện với hồn người.
3.2.3. Nỗi nhớ về chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng (đoạn 3:
“Tây Tiến đoàn binh.… khúc độc hành”:
– Chân dung người lính với một dũng khí dữ dội trong gian khổ cùng cực (Hai câu
thơ “Tây Tiến đoàn… dữ oai hùm”). Hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ nhờ cách tạo
từ ngữ mạnh bạo, khỏe khoắn. Chữ “đoàn binh” giúp cho câu thơ có âm vang mạnh
mẽ. Hình ảnh “không mọc tóc” không chỉ gợi lên nét bi thương mà còn gợi ra nét
ngang tàng, dữ dội, lẫm liệt. Hai cụm từ gợi tả và so sánh “không mọc tóc” và “xanh
màu lá” nói về cuộc sống thiếu thốn, gian khổ mà người lính Tây Tiến phải chịu đựng.
Hình ảnh ẩn dụ “dữ oai hùm” diễn tả ý chí oai hùng của người lính Tây Tiến đủ sức áp
đảo quân thù. Vì thế, đằng sau cái vẻ xanh xao, tiều tụy vì thiếu thốn, vì sốt rét rừng,
người lính vẫn toát lên khí phách anh hùng, vẻ oai phong, lẫm liệt vượt lên hoàn cảnh.
– Người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và khát khao lý tưởng (Hai
câu thơ: “Mắt trừng …. dáng kiều thơm”). Trong cái nhìn của Qung Dũng, người
chiến sĩ Tây Tiến luôn khát khao lí tưởng “gửi mộng qua biên giới”, luôn rạo rực yêu
đương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Hình ảnh “dáng kiều thơm” gợi vẻ yêu kiều
của người con gái thủ đô thường trực trong tâm hồn người thanh niên trí thức sẽ trở
thành sức mạnh tinh thần giúp người lính vượt qua muôn ngàn gian lao và cái chết.
Trong ánh “mắt trừng” và giấc mơ của người lính tập trung những đặc điểm dường
như mâu thuẫn nhưng lại hợp lí: khí phách anh hùng, đa tình lãng mạn; vừa căm ghét
quân thù vừa khao khát yêu thương; vừa yêu nước vừa yêu người…. Quang Dũng đã
hình tượng hóa chân dung người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét, dáng
vẻ bên ngoài mà còn làm bật nổi nét hào hoa trong tâm hồn nhiều mơ mộng của họ.
– Cái chết bi thương mà hào hùng (Bốn câu thơ: “Rải rác biên cương…. khúc độc
hành). Qung Dũng đã miêu tả cái chết một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái
chết thật bi đát, thương tâm với hình ảnh những nấm mồ rải rác suốt một dãi biên
cương. Các từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” cổ kính, trang nghiêm nhưng cũng
không làm giảm đi vẻ bi thương của từ thuần Việt “rải rác” mà còn làm tăng thêm
không khí lạnh lẽo, thê lương của chiến trường ác liệt với bao cảnh chết chóc rùng rợn.
Giọng thơ chùng xuống và gợi lên âm hưởng bi thương. Nhưng ngay sau đó, bằng lối

đảo ngữ, câu thơ tiếp theo vút lên mạnh mẽ, hào hùng như một lời thề đầy ý chí:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Câu thơ mang âm hưởng của tứ thơ cổ “Tráng
sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn”. Từ đó, Quang Dũng đã khẳng định khí phách mạnh mẽ
của tuổi trẻ một thời sẵn sàng dâng hiến cả sự sống của mình cho Tổ quốc.
Người lính ngã xuống nơi chiến trường, đồng đội chỉ có thể khâm liệm họ bằng
những bộ quần áo đơn sơ, bằng manh chiếu cũ lại được Quang Dũng lãng mạn hóa
thành hình ảnh “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Với những từ Hán Việt như biên
21

cương, viễn xứ, áo bào, hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên thật oai nghiêm,
hùng dũng như những trang dũng tướng. Cái bi như vơi đi khi người đọc liên tưởng
đến hình ảnh của người chiến sĩ hào hùng ngã xuống với chiến bào đẫm máu quân thù.
Trong bài thơ, Quang Dũng nhiều lần nói đến cái chết nhưng bằng cách nói giảm
“bỏ quên đời”,“không bước nữa”,“về đất”,“hồn về” vừa làm giảm bớt nỗi bi thương,
vừa thăng hoa cái chết. Với cụm từ “anh về đất”, tác giả đã biến cái chết thành sự hóa
thân. Anh không chết mà đang trở về với đất mẹ, hóa thân thành máu thịt quê hương
để sống mãi trong lòng Tổ quốc thân yêu. Chính vì thế, trong giây phút thiêng liêng,
đau đớn xé lòng ấy, đất trời và con người đều khâm phục, ngưỡng mộ sâu xa: “Sông
Mã gầm lên khúc độc hành”. Cụm từ Hán Việt “khúc độc hành” tạo không khí cổ kính
với âm thanh “gầm” lên hoành tráng, dữ dội, trầm hùng, uy nghi. Trong âm thanh
cuồng nộ đó có tiếng khóc cố nén sự tiếc thương của đồng đội, thể hiện tình cảm đau
xót vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
Với cảm hứng bi tráng và bút pháp lãng mạn, giọng thơ trang trọng, trầm hùng,
Quang Dũng đã khắc họa bức chân dung tập thể của người lính với hai nét bi và tráng
đan xen nhau, lấy cái bi để làm nổi bật cái tráng, từ đó cái bi được giảm nhẹ và tạo
niềm tiếc thương, khâm phục, tự hào.
3.2.4. Tình cảm gắn bó với Tây Tiến và núi rừng miền Tây (đoạn cuối: Tây Tiến
người đi… chẳng về xuôi)
Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng linh hồn đoạn thơ lại rất hào hùng, mạnh

Xem Thêm :   5 cách giảm dung lượng file PowerPoint thông dụng nhất

Xem thêm :  3 cách làm nộm chân gà rút xương giòn ngon sần sật tại nhà

mẽ. Đó là ý chí, là tâm nguyện của người lính Tây Tiến một thời. Tinh thần sẵn sàng
dấn thân vì Tổ quốc, “một đi không trở lại” thấm nhuần trong tư tưởng của cả đoàn
quân Tây Tiến. Tinh thần ấy chính là vẻ đẹp chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam. Tâm hồn, tình cảm của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt
với những ngày, những nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy”
đã trở thành thời điểm lịch sử, đánh dấu một thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng trong
hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.
3.3. Khái quát nội dung, nghệ thuật:
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, độc đáo, Quang Dũng đã hình
tượng hóa người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên của núi rừng miền Tây
Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. “Tây Tiến” mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng. Có
thể nói, “Tây Tiến” là một bức tượng đài bất tử về người lính một thời mà Quang
Dũng đã dựng bằng cả tâm hồn mình để tưởng niệm một thế hệ thanh niên đã hăng
hái, anh dũng ra đi và nhiều người trong số ho đã mãi mãi không về!
4. Kết luận
Qua việc sơ lược những điểm nổi bật trong lịch sử tiếp nhận bài thơ Tây Tiến,
chúng tôi nhận thấy đây là một thi phẩm được giới phê bình chú ý nhiều. Thời điểm
mới ra đời, có nhiều ý kiến khen chê trái chiều về bài thơ, nhưng về sau các nhà phê
bình đều thống nhất quan điểm nhìn nhận, đánh giá về giá trị bài thơ. Trên cơ sở lịch
sử tiếp nhận, chúng tôi cũng đưa ra cách cảm nhận của mình về bài thơ. Tuy nhiên, bởi
sự đặc sắc của bài thơ, nhất là cái chất liệu nghệ thuật ở đây được vận dụng và tạo dự
bởi một ngòi bút tài hoa, chắc chắn sự cảm nhận, phân tích của chúng tôi không tránh
22

khỏi những thiếu sót và cũng sẽ có những điểm chưa thật sự thỏa đáng. Qua đó, chúng
ta có thể khẳng định rằng lịch sử tiếp nhận bài thơ vẫn chưa dừng lại.

23

Văn – người bạn chí thân của Quang Dũng, cũng đưa ra ý kiến tương tự. Phải chăngnhững ý kiến trên đã xác định ý nghĩa nhan đề cho Tây Tiến, nên khi phân tích, bìnhluận, các nhà phê bình thường ít chú ý đến việc khai thác ý nghĩa của nhan đề?Tuy nhiên, theo một số nhà phê bình, nhan đề Tây Tiến còn một lượng ẩn nghĩalớn hơn. Đặng Anh Đào trong “Tây Tiến, khúc độc hành” cho rằng: “Tây Tiến, tên gọiấy của bài thơ đã gợi lên âm hưởng quân hành vào cái thời đặc biệt phát triển nhữngkhúc hát Nam Tiến, Tiến Quân Ca,…”, và việc bỏ chữ “Nhớ” “khiến cảm giác vềhành khúc mạnh mẽ hơn”. Chu Văn Sơn (trong bài “Tây Tiến hào hùng và hào hoa”),cũng nói việc Quang Dũng sửa nhan đề không chỉ vì “sợ thừa chữ… Sợ lộ đề …”.Ông tiếp cận tác phẩm ở sự hoàn quyện hai sắc thái hào hung và hào hoa đã phân tíchý nghĩa hai nhan đề để khẳng định cái hay của nhan đề thứ hai – Tây Tiên. Ông chorằng, “Nhớ Tây Tiến là xoáy vào tâm trạng, nỗi niềm riêng của cá nhân. Còn Tây Tiếnkhái quát hơn, nó muốn thâu tóm cả đất trời Tây Tiến vào một bức tranh toàn cảnhhoành tráng, hào hùng mà trữ tình, thơ mộng”. Tương tự như vậy, Vũ Nho, (trongNhững nét độc đáo trong bài thơ kiệt tác Tây Tiến của Quang Dũng), cho rằng “bỏchữ “Nhớ” đi, nhan đề gọn hơn. Mặt khác, không chỉ có nỗi nhớ, mà ở đấy còn có sựngợi ca, sự tôn vinh những chiến sĩ Tây Tiến. Có thêm “Nhớ” hóa ra lại thu hẹp mạchcảm xúc của bài thơ. Tuy đổi tên, nhưng nỗi nhớ trong bài thơ vẫn là một nét chủ đạo,quán xuyến.”. Như vậy, ngay ở nhan đề bài thơ cũng đã có những cách cảm nhận thúvị.2.2. Tiếp nhận về các đoạn thơ, câu thơ2.2.1. Đoạn thơ thứ nhất (14 câu đầu)- Hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! – Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”Hầu hết các nhà phê bình đều cảm nhận thấy hai câu thơ mở đầu bài thơ đã thểhiện nỗi nhớ thiết tha, da diết, lan tỏa,… Cách cảm nhận này có cơ sở từ hoàn cảnh rađời của bài thơ. Như Anh Ngọc (trong bài Ma lực của Tây Tiến) cho rằng hai câu mởđầu “đã cho người đọc biết ngay hoàn cảnh ra đời của bài thơ trong không gian vàthời gian: Bài thơ viết dưới dạng hồi ức về một thời gian đã qua, một không gian đãxa…”.Tuy nhiên, một số nhà phê bình, khi tiếp cận hai câu thơ này, họ chú ý nhiềuhơn ở góc độ nghệ thuật ngôn từ, vì thế, ý nghĩa cai câu thơ đầu không đơn gian nhưvậy. Trần Đăng Xuyền (trong Giảng văn văn học Việt Nam) một mặt cảm nhận ý nghĩachung của hai câu thơ và nhận định rằng, “cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là mộtnỗi nhớ da diết, bao trùm lên tất cả không gian và thời gian… Nỗi nhớ đơn vị cũ tràodâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi”. Mặt khác ông còn đisâu phân tích hai “chữ chơi” để chỉ ra cái hình thái bên trong và khả năng khơi nguồncủa nó: “Hai chữ “chơi vơi” như vẻ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhơ, hình tượng hóanỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dôc sâu, vực thẳm, rừng dày… liên tiếp xuấthiện ở những câu sau”. Thái Văn Vinh lại cho rằng chính hai chữ “chơi vơi” này“diễn tả một nỗi nhớ không có hình, không có lượng nhưng hình như rất nặng màmênh mang đầy ắp.”. Nỗi nhớ là vô hình, dù những chữ choi vơi kia có khả năng hữuhình hóa, thì nỗi nhớ hiện về vẫn chập chờn, như gần, như xa, như thực, như ảo, mônglung mà da diết. Cùng cách cảm nhận đó, Nguyễn Thành Thi (trong bài Tây TiếnĐường lên heo hút, nỗi nhớ chơi vơi”) đã nói đến không gian nỗi nhớ,“một khônggian trong, đầy, có bề rộng, bề sâu nơi ký ức”, quá khứ oanh liệt của đoàn quân “giữamột vùng non nước chơi vơi, với hận cừu, mộng ước chơi vơi”.Những ý kiến trên như tựu chung trong cách cảm nhận của Nguyễn Văn Long(trong Văn học Việt Nam hiện đại – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy), khi ôngphân tích hai câu thơ ở nhiều góc độ khác nhau: “nỗi nhớ chất đầy trong lòng nhà thơthốt lên thành lời, vang lên như lời bộc bạch tình cảm nhớ nhung tiếc nuối; bốn chữ làtên riêng ở câu thứ nhất là nơi gửi, nơi về; nỗi nhớ hiện lên thành hình ảnh với “nhớchơi vơi”, khi thì rõ nét, khi thì mờ ảo, nhưng đều sống động,…”Nguyễn Đức Quyền lại thể hiện một cái nhìn khác, chú trọng đến yếu tố âmđiệu như trong thơ cổ và tình cảm như trong Thơ Mới. Ông cho rằng với “âm điệu củacâu thơ thất ngôn như từ thời Lý Bạch. Tình cảm thì dạt dào như các nhà thơ lãngmạn thời Thơ Mới”. Cũng từ góc độ âm thanh, nhưng Chu Văn Sơn lại nói câu thơ đầunhư một “tiếng kêu tiếc nuối muốn vọng qua không gian, dội vào tâm tưởng… Nó làtiếng vọng của quá khứ không chịu ngủ yên trong tâm can thi sĩ.”. Về tên địa danh,ông lại tính toán số chữ và thấy được ý nghĩa bề sâu của nó: “Chưa có hình ảnh nào,và bảy chữ đã tới bốn chữ là địa danh. Nhưng kể từ nay nó không là những địa danhtrung tính, vô cảm, vô can trên bản đồ nữa”.Còn Đặng Anh Đào, ở góc độ Tây Tiến – một khúc độc hành, hai câu thơ này lạimang nét nghĩa của một con đường: “Đoàn quân đã đi xa, một mình nhà thơ ngược lạicon đường – trong ký ức…. Khi ký ức mãnh liệt, nó có khả năng hiện tại hóa quákhứ.”.Điểm qua một số ý kiến về hai câu thơ trên, ta thấy có nhiều cách hiểu, cáchtiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung, các nhà phê bình chú ý nhiều đến các yếu tốnổi bật, như âm thanh, âm điệu, địa danh,…. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn từ, ta có thểthấy hai câu thơ còn có những dấu hiệu nghệ thuật độc đáo khác như: phép nhân hóakhiến hai địa danh trung tính trở nên có linh hồn, như là người bạn để nhà thơ giải bàytâm sự; phép điệp từ “nhớ”, vận dụng thán từ “ơi” (trong câu cảm thán) gieo vần vớitừ láy “chơi vơi” tạo âm hưởng ngân xa, lan tỏa,… đã hình tượng hóa nỗi nhớ, gợi lênchiều không gian của nỗi nhớ,…- Hai câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi – Mường Lát hoa về trongđêm hơi”Thực tế, nhiều nhà phê bình không phân tích riêng hai câu này mà gộp chung vớihai câu mở đầu. Có lẽ vì bốn câu thơ mang tính chỉnh thể của một khổ thơ thất ngôn.Khi đó, các nhà phê bình thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào hai câu đầu.Đào Ngọc Đệ (trong “Tây Tiến” – Bài thơ đặc sắc của nhà thơ Quang Dũng) đã kháiquát ý nghĩa bốn câu thơ trong một lời bình: “Ta như nghe thấy tiếng gọi thiết tha, đầyyêu thương của tác giả đối với Tây Bắc, với đồng đội”. Còn giáo sư Trần Đăng Xuyềnkhi phân tích bốn câu này chỉ xoáy vào nỗi nhớ, và hai câu sau diễn tả đối tượng,không gian của nỗi nhớ. Tiếp cận, bình giảng khái quát theo trọng điểm đó cũng làcách Nguyễn Văn Long thể hiện, và hai câu thơ trên được đặt trong mối quan hệ vớiphần còn lại của bài thơ với hai hình tượng kết đọng: “miền Tây và người lính TâyTiến”. Từ cách tiếp cận đó, ta thấy hai câu đầu được chú ý hơn, đó là tinh thần của cảbài thơ.Tuy nhiên, nhiều người lại không nở bỏ qua những “Sài khao sương lấp”,“Mường Lát hoa về”, “đêm hơi” lạnh lẽo, khắc nghiệt mà lãng mạn nên thơ. AnhNgọc thấy hai câu thơ như có “ma lực”, nên “không thể cắt nghĩa câu thơ này bằngchữ nghĩa thông thường”, “người tỉnh táo quá, lôgích quá sẽ bất lực”. Ông thấy cáctừ ngữ trong câu có “mối liên hệ rất mù mờ, … có vẻ như lúc viết câu ấy tác giả hoàntoàn bối rối. Cảm xúc trong ông xô bồ, lộn xộn, mù mờ nên câu thơ làm ra cũng vậy”.Lý giải cho sự bối rối ấy, ông cho rằng “bài thơ viết về một thời gian đã qua, mộtkhông gian xa”, nên những hình ảnh cuộc sống dữ dội, đầy ấn tượng “sẽ được baophủ bởi lớp sương mù của thời gian. Cùng với sự khúc xạ của trí tưởng tượng… đủkhiến chúng trở nên thăng hoa, lấp lánh khác thường”. Thái Văn Vinh cũng nói về sắcthái mờ ảo ấy: “Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớp sương dày của núi rừng, sương lấpcả người. Đêm nhẹ như hơi hay đêm mờ hơi sương, không biết nữa! Tất cả chỉ lunglinh trong lớp sương mờ ảo, như thực, như mộng. Thế nhưng mỗi địa danh gắn liềnvới một đặc điểm của địa vật; nên ta chỉ thay Sài Khao bằng một tên gọi khác lớpsương huyền ảo ấy tan biến ngay.”. Như vậy, sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên làhiện thực, nhưng qua lăng kính của hoài niệm và trí tưởng tượng của tâm hồn baybổng, hiện thực đó lại nên thơ, lãng mạn, đầy ấn tượng. Còn trong cách lý giải củaThái Văn Vinh, chất lãng mạn của hai câu thơ không chỉ xuất phát từ tâm hồn, hoàiniệm, mà trước hết đó là nét đẹp vốn có của thiên nhiên miền Tây, của cả địa vật đếntên gọi của nó.Việc hướng đến hai sắc thái cơ bản hiện thực và lãng mạn của cặp câu này cũnglà cách tiếp cận của Nguyễn Đức Quyền, nhưng cách diễn đạt của ông lại khác. Ôngkhông chú ý đến cái mơ hồ, mù mờ, mà khẳng định một thủ pháp nghệ thuật rõ ràng, ýnghĩa hình ảnh thơ cũng khá cụ thể: “Thủ pháp đối lập được Quang Dũng sử dụngtriệt để. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” gian khổ biết bao! “Mường Lát hoa vềtrong đêm hơi thi vị biết bao”.Nguyễn Khác Đàm có cách nhìn khách quan hơn cả, trong quyển Văn chươngcủa đời, ông nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên, còn người lính như đi trên cái nền của vẻđẹp ấy. “Sài Khao, Mường Lát mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ, câu thơ diễn tả vẻ đẹphuyền ảo. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng,với gió núi hoa rừng… đầy lãng mạn. Nỗi gian khổ vì thế cũng vơi đi.” . Mặt khác,ông còn phân tích góc độ âm tiết “trong 14 âm tiết chỉ có ba âm tiết là thanh trắc.Mười một thanh bằng tạo âm hưởng đều đều lan tỏa, lung linh, huyền ảo trong nỗinhớ.”.Nhìn chung các nhà phê bình chủ yếu khai khác hai sắc thái cơ bản, đối lậptrong hai câu thơ – hiện thực gian khổ, khắc nghiệt với sự lãng mạn, nên thơ, và chú ýđến các từ ngữ hình ảnh như: từ chỉ địa danh, sương lấp, hoa về, đêm hơi. Tuy nhiên,các việc lý giải cụ thể các từ ngữ hình ảnh này lại chưa được chú ý.- Bốn câu thơ:“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây, súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi”Đối với đoạn thơ này, khi phân tích, hầu hết các nhà phê bình đều chú ý khaithác giá trị tạo hình, âm điệu, thanh điệu để đi đến khái quát về một bức tranh thiênnhiên trên đường hành quân hiểm trở mà lãng mạn qua cái nhìn hào hoa, tinh nghịchcủa người lính Tây Tiến. Đó là hướng tiếp cận của giáo sư Trần Đăng Xuyền: “Khổthơ này là một bằng chứng “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa). Chỉ bằng bốn câuthơ, Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng, diễn tả rất đạt sự hiểm trở vàdữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc”. Giáo sư đặc biệt chú ý đên haichữ “ngửi trời” và câu thơ thứ ba. Theo ông, hai chữ “ngửi trời” ở đây “được dùngrất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có tính chất tinh nghịch củangười lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người línhtrèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnhtrời.”. Đến câu thứ ba, ông thấy “câu thứ ba như bẻ làm đôi, diễn tả dốc núi vút lên,đổ xuống như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm”, và đốisánh với câu thứ tư để thấy hướng nhìn, điểm nhìn của người lính, hai câu trên là“nhìn lên, nhìn xuống thì câu thứ tư là nhìn ngang”. Từ đó thể hiện khung cảnh“người lính tạm dừng chân bên dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua môt khônggian mịt mùng sương rừng mưa núi”. Từ việc phân tích đường nét, âm thanh, âm điệu,giáo sư cho rằng “Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt.Sau ba câu được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét vẽ rấtmềm mại (câu thứ tư toàn thanh bằng)”. Trong lời bình giảng về bốn câu thơ trên,giáo sư trần Đăng Xuyền đã đề cập đến nhiều yếu tố nghệ thuật, và đặc biệt chú ý đếntính nhạc, tính họa.Nguyễn Đức Quyền lại chỉ ra “những thanh trắc (dốc, khúc, khuỷu, thẳm) tứcngược miêu tả được thế núi hiểm trở”. Khác với Trần Đăng Xuyền, Nguyễn ĐứcQuyền không lý giải điểm nhìn, hướng nhìn, mà chú ý đến thủ pháp đòn bẩy độc đáo,“miêu tả chiều sâu thăm thẳm để tả chiều cao của dốc lên khúc khuỷu”. Còn hai chữ“ngửi trời”, đó là một “cách nhân hóa thú vị cũng là để nói cách đo chiều cao riêngcủa những người lính”. Nhận xét cả đoạn thơ, Nguyễn Đức Quyền thấy ở QuangDũng, một tâm hồn lãng mạn chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ. Nên khiphân tích hai câu sau, Nguyễn Đức Quyền muốn truy về ngọn nguồn của vẻ đẹp đó:“Ta lại thấy một ông Lý Bạch trong thơ Quang Dũng. Cảm hứng lãng mạn tô đậm cáiphi thường của câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” có khác gì với câu“Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước” trong bài Xa ngắm thác núi Lư. Ta cũng lạinghe âm điệu của Tản Đà trong giai điệu buông thả mê ly của Quang Dũng: “Nhà aiPha Luông mưa xa khơi” – (Giang hồ mê chơi quên quê hương – Tản Đà)”. TheoNguyễn Đức Quyền, hình ảnh thiên nhiên trong thơ không chỉ hùng vĩ, hiểm trở, màcòn có nét phi thường; không chỉ mềm mại, lãng mạn mà còn ngây ngất, mê ly; tâmhồn Quang Dũng không chỉ có nét hào hoa của người lính thời hiện đại mà còn phảngphất chút phiêu lẵng, ngạo nghễ của tiền nhân.Với câu thơ cuối, Đào Ngọc Đệ cũng có cách lý giải tương tự: “Câu thơ “Nhàai Pha Luông mưa xa khơi”… toàn thanh “không” và “bằng”, làm ta nhớ đến âmđiệu câu thơ diệu nghệ của thi sĩ Tản Đà: “Giang hồ mê chơi quên quê hương” (trongbài Thăm mả cũ bên đường) và hai câu thơ tuyệt mĩ của Xuân Diệu: “Sương nươngtheo trăng ngưng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (bài Nhị hồ).”.Nhưng đối với Văn Giá, ông lại phủ nhận những cách so sánh như ở trên. Ôngcho rằng câu “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” và cả những câu chủ yếu là thanh bằngkhác trong bài thơ không phải là kết quả của một nghệ thuật “tôi xao”, đẽo gọt, mỹhóa ngôn từ, mà là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên của cảm xúc hồi nhớ mãnh liệt vàđầy ấn tượng trong tâm hồn thi sĩ. Khác với những câu Sương nương theo trăngngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu)…”. Theo ông, nhữngcâu thơ của Quang Dũng không phải hay bởi sự gia công cầu kỳ mà làm mất vẻ tựnhiên cần thiết.Cũng cảm nhận về nét cổ điển của đoạn thơ, Nguyễn Đức Quyền thấy thơQuang Dũng ảnh hưởng bởi nhạc điệu thơ cổ, Chu Văn Sơn lại thấy thơ Quang Dũngđược tổ chức theo nguyên tắc đối xứng về nhạc điệu, mang đậm sắc thái của mỹ họccổ điển: “Bên cạnh những câu mà nét nhạc dày đặc những thanh trắc là những câuthơ như một chuỗi thanh bằng, cái trúc trắc nặng nhọc được cân bằng bởi cái nhẹnhõm, lâng lâng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Nhà ai Pha Luông mưa xakhơi…”. Và theo ông chính nguyên tắc đối xứng này đã đem lại cho bài thơ một phongvị cổ điển mà vẫn rất hiện đại. Còn về hình ảnh thơ, ông thấy “một miền Tây nhòe mờkiểu tranh lụa cũng là một miền Tây hiểm trở và hùng vĩ, góc cạnh gân guốc của điêukhắc”. Để minh chứng cho điều đó, ông dùng những ngôn từ đầy góc cạnh để bìnhluận: “những khối núi non chất ngất, lởm chởm như muốn đâm toạc cả chân mây…câu thơ như những nhát khắc kỳ vĩ đầy mãnh lực tạc vào thiên nhiên.”.Một số nhà phê bình khác cũng đóng góp những cách cảm nhận thú vị về bốncâu thơ này. Đặng Anh Đào đặt câu thơ trong chỉnh thể của cả sáu câu miêu tả thiênnhiên (từ câu thứ hai đến câu thứ tám) và nhận thấy “Tây Tiến dẫn con người lên độcao, vào chốn thâm u của biên giới. Bởi vậy bức tranh vẽ lên con đường hành quân …không hề có màu sắc mà giống như một bức thủy mạc, chỉ có những biến thái củasương khói.”. Bà cũng nói về câu thứ bảy giống như cách nói của Trần Đăng Xuyền,nhưng theo bà, câu thơ “như bẻ làm gãy đối” ấy lại thể hiện một “trạng thái mấtthăng bằng”. Đến Tạ Đức Hiền lại đi vào cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp đối,…để làm sáng tỏ sự hoang vu của bức tranh thơ, “dốc tiếp dốc, đèo nối đèo, với baokhúc khuỷu, quanh co, với bao thăm thẳm gập ghềnh”. Đặc biệt, ông cảm nhận về tưthế người lính trong tương quan với thiên nhiên: “Tư thế người lính sánh ngang vớitrời”.Điểm qua một số ý kiến như trên, về phương diện từ ngữ, chúng tôi nhận thấyhai chữ “ngửi trời” được chú ý đến nhiều nhất. Như đã giới thiệu, việc dùng hai chữ“ngửi trời” theo cách hiểu của Trần Đăng Xuyền là hồn nhiên, táo bạo, tinh nghịch;theo Nguyễn Đức Quyền là cách nhân hóa, cách đo chiều cao của lính. Đến NguyễnThành Thi cũng nhận xét “súng ngửi trời – một hình ảnh chơi vơi ngất ngưởng màtinh nghịch, rất lính tráng”. Còn Vũ Quần Phương như muốn góp thêm một cách hiểucho thấu đáo: “Súng ngửi trời, đúng là cách nói tếu táo của anh vệ quốc hồi đó, nhưngtrong văn cảnh của đoạn thơ rất thục đạo nan (tên một bài thơ của Lý Bạch) …, bachữ đó thành trung tâm hùng tráng của bức tranh hiểm trở, bởi ở chỗ cao nhất ấy, cócon người”. Đến cách phân tích của Nguyễn Đăng Điệp, những chữ dùng này đã rõnghĩa hơn. Ông cho rằng, “chữ ngủi là một trong những động từ gây cảm giác mạnhtạo nên nội lực của bài thơ…. có thể thay chữ “ngửi” bằng chữ “chạm” được, nếu nóivề độ cao thuần túy. Nhưng chữ “chạm” dễ làm cho ý thơ yếu đi, chữ “ngửi” mới làyếu tố làm cho câu thơ sinh động hẳn lên.”. Sau đó ông phân ba lớp nghĩa của chữ“ngửi”: “thứ nhất, đó là một độ cao chóng mặt (trước là núi, sau là trời). Thứ hai,“ngửi” nói về sự tinh nghịch, một cách nói rất lính… Như vậy, cái độ cao kia có thểlàm ai sợ hãi chứ lính thì không. Vả lại, “ngửi” biến cây súng thành người. Biện phápnhân hóa này nhấn mạnh một thực tế, những chàng trai Hà Nội vừa hào hoa thanhlịch vừa không kém phần dầu dãi, phong trần. Thứ ba, cả câu thơ cho thấy “chí ta caohơn đèo”. Không một độ cao nào có thể cản nổi bước chấn những anh hùng vệquốc.”. Cách phân tích của Nguyễn Đăng Điệp vừa khái quát được những cách hiểu ởtrên, vừa chỉ ra những nét độc đáo trong khả năng diễn đạt của một động từ, một phépnhân hóa.Hầu hết các nhà phê bình đều cảm nhận bốn câu thơ này ở các yếu tố chủ yếunhư tính nhạc, tính họa, thủ pháp nhân hóa, phép đối,… để đi đến khái quát về bứctranh thiên nhiên và hình tượng người lính. Nhìn chung, sự khái quát ý nghĩa bốn câuthơ trên của các nhà phê bình là dựa trên những góc nhìn khác nhau, ít có những nhậnđịnh đối lập, trái chiều.- Bốn câu thơ:“Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”Nhận xét, đánh giá chung về bốn câu thơ này, các nhà phê bình đều chỉ ranhững nỗi gian lao, vất vả, và sự hy sinh cao cả trên đường hành quân Tây Tiến quanhững vùng hoang vu, huyền bí, dữ dội. Như cách phân tích của Nguyễn Đức Quyền:“Hình ảnh người lính “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” cho ta thấm thía thêm nhữnggian lao, vất vả, hy sinh của người lính Tây Tiến. Hình ảnh núi rừng hoang vu, huyềnbí tăng thêm chất bi tráng… Những nét lạ, những chi tiết rùng rợn càng tăng sức hấpdẫn của bút pháp lãng mạn”. Đó cũng là cách cảm nhận chung của Đặng Anh Đào,Thái Văn Vinh,… và nhiều nhà phê bình khác. Nhưng khi phân tích từng câu thơ, từngtừ ngữ, hình ảnh thì lại có những khác biệt đáng kể.- Trước hết, chúng tôi xin nêu lên những ý kiến trái chiều về ý nghĩa hai câutrên. Trong bài viết có nhan đề Tây Tiến in trong Đến với thơ Quang Dũng do NgôViết Dinh chọn và biên tập. Tác gải bài viết này cho rằng ở đây Quang Dũng khôngmiêu tả cái chết. “Thực ra người chiến binh chưa chết và cũng không dễ chết đến thế.Người lính trong cơn mệt mỏi gục lên súng mũ và như quên hết mọi sự đời…”. ĐặngAnh Đào cũng cảm nhận tương tự: “Quang Dũng đã tạc nên cái tư thế buông thả tựnhiên của người chiến sĩ ở một phút nào đó trong cuộc hành quân mỏi mệt”. Và bà lýgiả thêm, “Chính những câu thơ như hai câu thơ trên đã khiến Tây Tiến trở thành mộtkhúc độc hành. Nếu là khúc độc hành ta chỉ thấy người chiến sĩ ở tư thế tiến lên”. Đócũng là cách cảm nhận của Nguyễn Khắc Đàm, ông cho rằng ở đây Quang Dũng“không hề nói tới cái chết…. cái bi thảm bị lút đi để cái hào hùng nổi lên”. Nhữngcách lý giải như trên phải chăng bị chi phối bởi chủ đề bài viết mà các tác giả hướngtới – cuộc hành quân Tây Tiến là một khúc tráng ca, một khúc độc hành. Nhưng lý giảitheo chiều ngược lại, tức là cho rằng Quang Dũng đang miêu tả cái chết, thì cái chấttráng ca hào hùng ấy cũng không hề mất đi, thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi nó đượcbiểu hiện ngay trong cái chết. Như ý kiến của Thái Văn Vinh, ông cho rằng “QuangDũng nói cái sự thực trên con đường Tây Tiến. Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên conđường hành quân. Nhưng có một điều lạ làm sáng tỏ cả ý thơ là người lính Tây Tiếnđến lúc gục xuống vẫn cố gắng gục xuống trong tư thế của người lính”, nghĩa là chếtrồi nhưng vẫn như đang tiếp tục cuộc hành quân. Đó cũng là ý kiến của nhà thơ MaiBá Ấn. Nhà thơ đã đặt những chữ “không bước nữa, gục lên sũng mũ, bỏ quên đời”vào hệ thống những từ ngữ miêu tả cái chết trong bài thơ, và lý giải rõ về cách nóigiảm, sự hy sinh cao cả, sự ra đi thanh thản của người lính.Mỗi tác giả đều có lý do riêng, và mỗi cảm nhận đều có cơ sở. Ở đây chúng tôixin dẫn thêm ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp để làm rõ hơn vấn đề từ góc độ từ ngữ.Điểm mấu chốt của vấn đề nằm trong chữ “gục”. “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” làmột lối dụng từ rất lạ. “Chữ “gục” trong câu thơ này vừa có tính tạo hình vừa có tínhbiểu cảm cao. Một mặt, “gục” giúp Quang Dũng tránh được việc dùng các từ chết, hisinh…, mặt khác, nó vẫn giữ được cái thực tế nghiệt ngã và trần trụi của cuộc chiến.Câu thơ vì thế, không rơi vào bi luỵ, hình ảnh thơ không bị thô. Đặc biệt, việc kết hợp“gục” với “bỏ quên đời” đã làm nảy lộ một cái nhìn: với người lính Tây Tiến, cái chếttrở nên “không đáng kể”, nó chỉ là một chuyện “nhỏ” mà thôi. Cái nhìn ấy chỉ có thểcó được ở những chàng trai ngang tàng, dám xả thân vì nghĩa lớn”. Như vậy dù nhàthơ có miêu tả cái chết, nhưng ngay trong cái chết và sự đón nhận cái chết vẫn toát lênphẩm chất anh dũng, ngang tàng, ngạo nghễ của những người lính Tây Tiến.- Hai câu thơ sau cũng được nhiều nhà phê bình chú ý phân tích. Theo TrầnĐăng Xuyền, hai câu thơ này là sự tiếp nối của “cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bímật ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ ratheo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mốiđe dọa khủng khiếp đối với con người”. Lời bình của giáo sư bao quát ý nghĩa hai câuthơ, nhưng chưa đi sâu phân tích, lý giải. Cũng cảm nhận ý nghĩa chung như vậy, TháiVăn Vinh nói thêm về hai chữ “Mường Hịch” – “nghe nặng như chân cọp.”. Ôngdùng phép thế để đánh giá sức nặng của hai chữ này: “nếu ta thay địa danh này bằnghai chữ khác cũng là hai thanh bằng trắc đi với nhau, như Châu Thuận chẳng hạn, thìhiệu lực của câu thơ sẽ giảm sút ngay”. Nguyễn Đăng Điệp lại phân tích mối tươngquan giữa hai âm tiết khác: “chữ “Hịch” thanh trắc gắn với chữ “cọp” cũng thanhtrắc làm cho người đọc liên tưởng đến những bước chân của chúa sơn lâm đang rìnhrập, đe doạ con người. Rõ ràng, Quang Dũng không sử dụng từ địa danh một cách tuỳhứng mà ông biết chọn lựa và biết “điều phối” để tạo sức ám ảnh cho thơ. Đây cũnglà một tài nghệ tạo lực hút của nhà thơ khi nhìn về độc giả.”. Nguyễn Đức Quyền lạichú ý đến “âm thanh dữ dội của tiếng thác hòa điệu với âm thanh rùng rợn của tiếng“cọp trêu người” đêm đêm thành một bản hòa tấu vang động núi rừng”. Còn NguyễnVăn Long thì nhận ra đây là “những ấn tượng in đậm trong ký ức người lính Tây Tiếnvề miền Tây”. Phải chăng cái ấn tượng mà Nguyễn Văn Long muốn nói đến là nỗirùng rợn khi đối diện với thú dữ, với thần chết chốn rừng thiêng nước độc? Đó là cáiấn tượng không thể phai mờ về một lần Quang Dũng bất ngờ được làm dung sĩ diệt hỗở Mường Hịch gần sông Mã? (theo lời của nhạc sĩ Quang Vĩnh – con trai QuangDũng).Đến đây ta có thể cảm nhận đầy đủ hơn vẻ hoang vu, bí hiểm, man dại của chốn“rừng thiêng nước độc” với những mối nguy hiểm luôn rình rập, ám ảnh con người.- Hai câu cuối đoạn 1: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói – Mai Châu mùa em thơmnếp xôi:Trong cảm hứng về một Mùa sương – Mai Châu , hai tác giả Minh Châu, LưuHương từng chia sẻ “Tôi từng có một Tây Bắc xa xôi oai hùng và khắc nghiệt trongthơ Quang Dũng… Giờ đây còn môt Mai Châu quyến rũ, huyền bí, vừa đến đã xa”.Đó là sự hoài niệm về vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng trên hêt là vẻ đẹp của con người,tình người Mai Châu. Khi phân tích hai câu thơ này, các nhà phê bình hầu hết đềuhướng vào hoài niệm và vẻ đẹp đó. Bảo Ngọc đã mượn câu thơ Mai Châu mùa emthơm nếp xôi làm nhan đề, làm cảm hứng cho một bài viết, đúng hơn là một câuchuyện về những kĩ niệm gắn với đất và người Mai Châu. Và ông nhận xét “cội nguồncủa cảm xúc đã làm nên những vần thơ tài hoa từ những kỹ niệm khó quên với nhà thơở đất Mai Châu thuở ấy”. Vũ Quần Phương, ông chỉ dùng một câu ngắn gọn mà vẫnlàm rõ được vẻ thanh tao, nhẹ nhàng, thơm thảo của cả “Mai Châu” và “em”: “MaiChâu thanh nhẹ như đã ủ sẵn một loài hương”.Còn một số nhà phê bình khác cũng giải mã tinh thần chung ấy, nhưng mỗingười lại chọn một lối riêng. Nguyễn Đức Quyển chú ý đến cái “lạ” của chữ dùng, vàông chú ý đến chữ “em”: “Quang Dũng đã trả lại cho chữ em cái trinh bạch ban đầu.Hương nếp hay là em đã làm bâng khuâng cả núi rừng, bâng khuâng cả lòng người”.Văn Giá lại phân tích lối kết hợp từ: “Mai Châu mùa em”…: hai từ vần “m” phụ âmđầu môi đi cạnh nhau, đi cạnh từ “em” và “thơm” tạo cho câu thơ mấp mé một cảmgiác ái ân. Và như thế là vừa đủ để đạt tới vẻ trang nhã, nõn nã quyến rũ của ngôntừ”. Từ cách cảm nhận đến chữ dùng để diễn đạt của Văn Giá cũng thật khác lạ.Tuy mỗi người một vẻ, nhưng trong cách cảm nhận trên các nhà phê bình đềuhướng đến hoài niệm của nhà thơ về một kỷ niệm đẹp, ấm áp, thắm tình quân dân.2.2.2. Đoạn thơ thứ hai (8 câu)- Bốn câu thơ:“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”Nguyễn Đức Quyền cảm nhận đây là đêm liên hoan văn nghệ giữa biên cươngvới những nét rất lạ: “y phục lạ (xiêm áo), nhạc cụ lạ (khèn), âm điệu lạ (man điệu),dáng vẻ lạ (nàng e ấp)”. Những cái “lạ” mà Nguyễn Đức Quyền khái quát cũng lànhững điểm gây chú ý cho nhiều nhà phê bình. Thái Văn Vinh có nói rõ hơn về ýnghĩa của những cái “lạ” trên, nó thể hiện một cuộc sống thanh bình và tâm hồn phongphú. Theo ông, “hội đuốc hoa” ở đây “là những hình ảnh có sức gợi, gợi cho ta cáicảm giác vui tươi như được chứng kiến những lễ hội đông vui”. Nếu hiểu như vậy,phải chăng “hội đuốc hoa” cũng giống như bao nhiêu lễ hội đông vui khác? Vũ QuầnPhương dường như băn khoăn về chủ nhân của những “man điệu”, “nàng e ấp”:“những buổi liên hoan, theo Quang Dũng kể, có cả nam đóng vai nữ rất đẹp”.Ý kiến của Tạ Đức Hiền có thể giải tỏa được điều băn khoăn này, ông cho rằng,đây là “hình ảnh cô gái Thái vùng Tây Bắc nõn nà, các cô phù xao Lào tình tứ, duyêndáng trong bộ xiêm y rực rỡ, trong điệu khèn điệu xòe e ấp..”. Ngoài ra, tác giả cònchú ý đến chữ “kìa”: “vừa để chỉ, vừa để nói lên sự ngắm nghía đầy ngạc nhiên, thốtlên, cất lên trầm trồ. Đằng sau chữ “kìa” ta như thấy được ánh mắt, nụ cười củanhững tràng trai trẻ đa tình, phong nhã hào hoa”. Với hướng tiếp cận tương tự, giáosư Trần Đăng Xuyền làm rõ hơn về không khí của hội đuốc hoa: “Doanh trại bừngsáng, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sắng lung linhcủa lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật con người đều nghảnghiêng, bốc men say ngây ngất, rạo rực”.Khác với những cách cảm nhận trên, Đăng Anh Đào chú ý phân tích việc thaychữ “chúc” bằng chữ “đuốc” – “chúc hoa” thành “đuốc hoa” đã gợi lên bao ý nghĩamới lạ, “hội đuốc hoa” trở thành “ẩn dụ về hội lễ hợp cẩn lứa đôi (động phòng hoa chúc) của truyền thống”. Mặt khác “đuốc”, “hoa” lại tắm trong ánh sáng của “nhữngđêm rước đuôc, của lễ hội cách mạng, trở thành ẩn dụ của tình quân dân”.Trần Lê Văn lại như nói lên một sự thật, “Hội đuốc hoa” thực chất là nhữngđêm hội diễn văn nghệ mà các chiến sĩ Tây Tiến tổ chức để phục vụ nhân dân, trongnhững đêm hội ấy “có cả trai giả gái” để biểu diến. Đó là thực, cái thực vốn đã toát lêntình nghĩa quân dân cá – nước. Nhưng qua cái nhìn hào hoa, lãng mạn, đa tình, đầykhát vọng yêu đương của những người lính trẻ, thì đêm liên hoan ở đây lại được liêntưởng với đêm tân hôn, rạo rực, tình tứ, đắm say.- Nói về bốn câu thơ sau của đoạn thơ này hầu hết các nhà phê bình đều cảmnhận về vẻ hoang vu như một bờ tiền sử, hình ảnh thơ đậm sắc thái cổ điển gợi lên từnỗi nhớ về sông nước miền Tây trong một chiều sương giăng mắc. Nhưng đến hìnhảnh “dáng người trên độc mộc” trong tương quan với hình ảnh “hoa đong đưa” lại cónhiều cách hiểu khác nhau.Theo Trần Đăng Xuyền, giữa không gian sông nước “nổi bật lên dáng hìnhmềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Và hòa hợp vớicon người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ”. Đócũng là cách hiểu của Nguyễn Thành Thi. Đến Nguyễn Văn Long lại nói về tính chất,cốt cách bên trong: “một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòngnước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bức tranh thiênnhiên thơ mộng, mềm mại.”. Nguyễn Khác Đàm thì nghĩ khác: “Nổi bật giữa thiênnhiên thơ mộng ấy là hình ảnh người lính Tây Tiến trên con thuyền độc mộc. Chèothuyền chở các các anh bộ đội là người dân địa phương. Quang Dũng đã ghi lại trongthơ mình “dang người”, với đôi mắt “đong đưa”. Như vậy “dáng người” ở đây là ai?Dù là thiếu nữ Tây Bắc hay người lính cũng đều là bóng dáng của hoài niệm, là sựnhắc nhở về kỷ niệm không thể nào quên.Đặng Anh Đào lại phân tích nghệ thuật của hai câu thơ sau: lối “trùng điệp từngữ rất tinh tế và nằm ở hai cặp từ đứng ở cuối hai câu thơ: độc mộc và đong đưa”.10Và bà lý giải về điểm giống nhau giữa hai cặp từ này là sự tương đồng về mặt từ kép,mỗi cặp đều có điệp âm, điệp thanh tạo âm hưởng độc đáo.Những cách phân tích, cảm nhận khác nhau như trên cho chúng ta những hìnhdung trọn vẹn hơn, thấu đáo hơn về vẻ đẹp của đoạn thơ. Đặc biệt, những cách phântích đó còn chỉ ra cái hay, cái lạ trong nghệ thuật tạo dựng hình ảnh của Quang Dũngvới những “hội đuốc hoa”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa”,…2.2.3. Đoạn thơ thứ ba (tám câu)- Bốn câu thơ:“Tây tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”Ý nghĩa bốn câu thơ này được xem là hồn cốt của hình tượng người lính. Cũngbởi cái hồn cốt mang nhiều dấu ấn khổ cực, tiều tụy và tinh thần lãng mạn, bay bổngđó đã góp phần nhiều nhất cho cái thân phận thăng trầm của bài Tây Tiến lúc mơi rađời. để minh chứng cho điều này, Bùi Việt Phương, trong bài Sứ mệnh của bài thơ TâyTiến, đã dẫn lời của Hoài Thanh trong cuốn Hoài Thanh nói chuyện thơ kháng chiến(NXB Văn Nghệ): “Hoài Thanh phê phán kịch liệt những hơi hướng phảng phất củaThơ Mới mà ông gọi là “mộng rớt”, “buồn rớt”. Ông chẳng đã lấy Tây Tiến ra làmmột vật hy sinh đó sao.”. Và ông cho biết, khi đó Hoài Thanh đã dẫn mấy câu thơ trênđây để chứng minh cho cái gọi là“mộng rớt”, “buồn rớt”.Tuy nhiên, khi giá trị của Tây Tiến đã được xác định, các nhà phê bình khôngcòn băn khoăn về cách hiểu tinh thần bài thơ, họ đều thấy những câu thơ này không hềủy mị, cái bi thương tiều tụy chỉ càng tô đậm thêm vẻ oai hùng, lãng mạn của ngườiTây Tiến. Tất nhiên mỗi người lại có cách tiếp cận, lý giải khác nhau.Phân tích sự tương phản giữa ngoại hình, hoàn cảnh với tình cảm, tâm hồnngười lính là cách tiếp cận của Nguyễn Văn Vĩnh, và cũng là cách mà Thái Văn Vinhthực hiện: “hình ảnh oai hùng của anh vệ trọc nổi tiếng một thời vì sốt rét mà rụng hếttóc. Vả lại cách nói “đoàn quân không mọc tóc” ấy phần nào cũng dựng hình ảnhngười chiến sĩ với dáng dấp hùng dũng và hiên ngang,… quân lại “xanh màu lá”.Màu xanh ấy có thể do cành lá ngụy trang, nhưng chủ yếu là do sốt rét rừng”. TrầnĐăng Xuyền cũng phân tích rất kĩ hoàn cảnh, ngoại hình của người lính Tây Tiến.Đồng thời, ông còn cho rằng những chàng trai Tây Tiến trở thành những “anh vệ trọc”không chỉ vì đói rét, bệnh tật mà còn bởi “nhiều người thì cạo trọc đầu để thuận tiệnkhi đánh nhau giáp la cà với địch,… Còn cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét.”. Tuynhiên vẻ bề ngoài in hằn vết tích của khổ cực, hiểm nghèo đó lại góp phần tạo nên“hình tượng tập thể của người lính Tây Tiến … với một vẻ đẹp đầy tinh thần bi tráng.”. Nguyễn Kim Lan cũng chú ý đến điều này và gợi thêm một lý do khác cho cái “xanhmàu lá” là vì “người mặc áo chàm hay là lây sắc lá, hay là ốm tái màu da…”. Thiếtnghĩ việc tìm nguyên nhân cho sự tiều tụy, bệnh tật bề ngoài cũng chỉ là để phát hiệnvẻ đẹp bi tráng, oai hùng, ẩn trong bên trong. Rõ rang trong các ý kiến dẫn trên đâycũng đã thể hiện ý nghĩa này.11Từ góc độ nghệ thuât, tác giả Phong Lan cho rằng hình ảnh những người línhmang vẻ khác thường bởi lối vẽ phiếm chỉ: “tác giả cố tình không miêu tả gương mặtngười lính riêng biệt với tên tuổi cụ thể nào, ông muốn dồn đúc tất cả những phẩmchất tốt đẹp của những tráng sĩ Tây Tiến thành gương mặt chung của một đoàn quân,dùng lối vẽ phiếm chỉ để khái quát nên chân dung rất oai hùng của những chiến sĩ vôdanh”. Chu Văn Sơn lại chú ý đến góc độ từ ngữ, ông nhận thấy “ở đây cũng đoànquân thôi nhưng trông đoàn binh, gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thếxung trận, át đi được vẻ ốm yếu của bệnh tật.”. Còn “không mọc tóc”, ông lại thấy “ynhư là không thèm mọc tóc! Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy cả giọng bốc tếu rấtlính tráng”. Đối với hai chữ “đoàn binh”, Nguyễn Đăng Diệp cũng có cách lý giảitương tự: “Quang Dũng không dùng “đoàn quân” mà ông dùng đoàn binh vì đoànbinh gợi lên khí thế “xung trận” sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt, Quang Dũng có ý thứcgợi không khí để nhấn mạnh gam màu hùng tráng.”.Mai Bá Ấn đi vào phân tích nghệ thuật đối, ông phủ nhận cách hiểu: “cả câu 1và nửa đầu câu 2 cùng đối lập với nửa cuối câu 2 về ý. Điều này hoàn toàn không thểxảy ra trong biện pháp nghệ thuật đối lập của thơ ca Việt Nam từ trước đến nay”. Ôngcho rằng: “Ở đây, rõ ràng, Quang Dũng đã sử dụng hoàn toàn lối bình đối trong cảkhổ thơ này: câu 1 đối với câu 2, câu 3 đối với câu 4: nghĩa lý đúng của câu 2 trongkhổ thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” là: dù Tây Tiến là đoàn binh bị sốt rét rừnglàm rụng hết tóc (không mọc tóc) nhưng đội quân ấy không ngả nghiêng, rệu rã màvẫn “quân lệnh như sơn”, chỉnh tề quân phục (Quân xanh màu lá) với khí thế lẫm liệt,mạnh mẽ (dữ oai hùm). Hiểu 2 câu đầu như thế thì mới logic với cách hiểu 2 câu thơsau: “Mắt trừng gởi mộng qua biên giới” đối lập với “Đêm mơ Hà Nội dáng kiềuthơm”.”. Như vậy, Mai Bá Ấn có cách hiểu khác về câu thơ “Quân xanh màu lá dữoai hùm” so với cách hiểu của các nhà phê bình đã dẫn ở trên.Đối với việc cảm nhận hai câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêmmơ Hà Nội dáng kiều thơm” cũng có nhiều cách hiểu, đặc biệt là trong việc cắt nghĩahình ảnh “dáng kiều thơm”.Theo Nguyễn Đức Quyền, với người lính Tây Tiến, cái “mộng” là ý chí quyếttâm hoàn thành nhiệm vụ; cái “mơ” là tình cảm hướng về Hà Nội quê hương thân yêu,mơ về một “dáng kiều thơm” – thiếu nữ yêu kiều nào đó. Tạ Đức Hiền cũng cảm nhậntương tự, người chiến sĩ Tây Tiến ra đi từ đô thành hoa lệ, mang theo nhiều mơ, mộng:“mộng” chiến công, truy kích giặc “qua biên giới” Việt Lào. “Mơ” một mái tóc thề,một tà áo trắng, một đôi mắt huyền, một “dáng kiều thơm”.”Đào Ngọc Đệ cho rằng giâc mơ của người chiến sĩ là “nỗi nhớ nhà, nhớ ngườiyêu, nhớ các thiếu nữ Hà thành duyên dáng”. Trần Đăng Xuyền thấy đó là khát vọngbên trong: “những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương”. Thái VănVinh cho rằng người chiến sĩ “đang gửi cả suy nghĩ của mình qua giấc mộng, có thực,có mơ. Dáng kiều thơm gợi lên cái dáng vẻ yêu kiều của người con gái thủ đô, chữthơm được dùng với nghĩa “sắc nước hương trời vậy!”. Văn Giá lại thấy cái chất ngạonghễ, kiêu hùng của chí trai thời loạn, đến đây được xen lẫn với “những mộng mơthèm nhớ rất người,…”.12Đặng Anh Đào lại phân tích câu thơ theo hướng khác, cách hiểu của bà cũngkhá thú vị: “Trong bài thơ, chỉ có một cái tên thành thị, hoa lệ: đó là Hà Nội. Nhưngđó không phải là cái mốc có thật trên đường Tây Tiến, mà là Đêm mơ Hà Nội dángkiều thơm. Hà Nội ở đây trở thành một cái mốc của độ cao bởi giấc mơ chính là mộtđỉnh điểm”. Vũ Quần Phương đánh giá về tầm bao quát của hai câu thơ: “chỉ hai câuthơ mà nhốt cả hai thế giới”.Những cách cảm nhận, lý giải trên cho thấy mọi người đều có những đánh giátích cực về đoạn thơ, đề cao vẻ đẹp hình tượng người lính, không có những ý kiếnkhen – chê trái chiều mà chỉ có những cách cảm nhận khác nhau, góp phần thể hiệnsức gợi mở rất lớn của nghệ thuật thơ Quang Dũng.- Bốn câu thơ:“Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu, anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành”Theo Mai Bá Ấn, Quang Dũng đã dùng một hệ thống từ Hán – Việt và cách nóigiảm khi nói đến cái chết, sự hi sinh. Ông phân tích như sau: “Tây Tiến dù nói vềchuyện chết chóc, hy sinh,… nhưng toàn bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng hoàn toànkhông hề sử dụng một từ “chết” hay “hi sinh”, “tử trận” nào cả. Nghĩa đen của cáichết được nhòe đi trong những cụm từ đồng nghĩa và gần nghĩa với cái chết để thểhiện lý tưởng “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của một thế hệ “quyết tử cho Tổ quốcquyết sinh”, nào là “bỏ quên đời”, “mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh vềđất”, “hồn về Sầm Nứa”… Những từ này rất phổ biến trong ngôn ngữ người Việt khinói về cái chết đã được Quang Dũng tận dụng một cách hiệu quả nhằm làm “nhẹ” đicái chết giữa trận tiền.”. Và theo ông, Tây Tiến là “một “lệch chuẩn” tài hoa và độcđáo”.Nhiều nhà phê bình khác cũng chú ý đến lớp từ Hán – Việt trong cách vận dụngđộc đáo của Quang Dũng và cảm nhận về vẻ đẹp tráng sĩ, tinh thần bi tráng trong đoạnthơ. Chu Văn Sơn còn xem đó là “phép lãng mạn hóa hiện thực”. Nguyễn Khắc Đàmthì đếm trong đoạn thơ “có 28 chữ thì mười ba chữ là từ Hán – Việt. Cách sử dụng từngữ đó tạo nên sự tôn kính trang nghiêm”. Giáo sư Trần Đăng Xuyền, cũng chú ý đếngiá trị của nhóm từ Hán Việt: “Những nấm mồ chiến sĩ rãi rác nơi rừng hoang biêngiới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổkính, trang trọng… mặt khác, chính cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lý tưởngquên mình, xả thân vì Tổ quốc….”. Còn vẻ đẹp của người chiến sĩ thì “mang dáng dấpcủa những người tráng sĩ thuở xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng”.Một số nhà phê bình lại chú ý phân tích nghệ thuật đối lập giữa đau thương vàhào hùng. Nhưng Đặng Anh Đào lại phủ nhận giá trị của thủ pháp này: Lẽ nào ngườibình văn ngày nay chỉ thấy nghệ thuật đối lập như: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Nơi đó, cái chết ở khắp nơi. Mà cuộc đời, ngườithanh niên chỉ có một. Đó là sự thật viết bằng máu của người lính Tây Tiến.”. Nghĩa13là, theo bà, ta cần cảm nhận được hiện thực, chú ý bút pháp tả thực của Quang Dũngkhi ông tạo nên “sự trùng khít tuyệt vời giữa sự thực cuộc đời và thơ”.Qua khảo sát, chúng tôi thấy có nhiều cách hiểu về hình ảnh “áo bào”. Giáo sưTrần Đăng Xuyền cho rằng “người chiến sĩ Tây Tiến gục ngả bên đường không có đếncả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng lại được bọc trong những tấmáo bào sang trọng”. Nguyễn Đức Quyền thì dẫn lời kể của Trần Lê Văn: vì rét, chiếnsĩ Tây Tiến được đồng bào “cho chiếu khoác thay cho áo bào. Khi chết, đồng đội dùngchiếu bó lại để liệm vì không có quan tài”. Nguyễn Khắc Đàm cho rằng: “người línhngã xuống, đồng đội chỉ có thể khâm liệm bằng chính áo quần của họ”. Thái Văn Vinhnhấn mạnh, “áo bào chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướngthời xưa”… Dù hiểu theo cách nào, hình ảnh này vẫn gợi lên sự trang trọng, tônnghiêm. Như Vũ Quần Phương nhận định: “một mảnh chiếu khâm liệm cũng đủ thấycái thiêng liêng nhuốm một chút cái oai hùng cổ xưa, bi thương, kỳ vĩ.”.Còn âm thanh của sông Mã “gầm lên” cũng để lại không ít cách hiểu khácnhau. Theo Nguyễn Đức Quyền, tiếng “gầm” ấy là tiếng “đau đớn, tiếc thương. Khúcnhạc bi tráng hợp với sự hy sinh cao quý của những hiệp sĩ Tây Tiến”. Nguyễn ThànhThi thấy đây là âm thanh duy nhất, “tiếng gầm than trầm uất…. là biểu hiện dữ dằntrước cái chết nhẹ tựa lông hồng, song lại nặng tình sông núi của người đi không hẹnước hôm qua”. Đặng Anh Đào lại nghe được sự chuyển hóa từ “Khúc hát tang lễthành tiếng gầm, khúc độc hành của dòng sông hoang dại”. Nguyễn Đăng Diệp cũngxem câu thơ là một khúc độc hành, và đánh giá: “Chữ “gầm” được dùng rất đắc địa.Nó là âm vang của sông núi, là điệu kèn vĩnh quyết, là khúc hát bi tráng… Vì cảnh bihùng như vậy, sông Mã mới gầm lên và chỉ gầm lên đơn độc: “khúc độc hành”. Cáitiếng vang rung chuyển và ngự trị cả một vùng thiên nhiên trời đất sinh ra từ nhữngmất mát câm lặng cùa con người. Bài thơ mang phẩm chất anh hùng ngay trong nổibuổn.”. Nguyễn Đăng Diệp cũng bày tỏ sự đồng tình với lời bình chí lý của nhà thơVũ Quần Phương -“nội lực trong cảm hứng thơ Quang Dũng thường dội xuống cácđộng từ: Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Nội lực cảm hứng của câu thơ đó không ởbản thân nó, mà rơi xuống từ câu trên: Áo bào thay chiếu anh về đất”.Có thể nói, tám câu thơ trong đoạn này được các nhà phê bình chú ý nhiều nhấtvà để lại nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau về từ ngữ, hình ảnh. Sở dĩ có điềunày, có lẽ cũng bởi nó lạ, nó “lệch chuẩn” mà độc đáo.2.2.4. Đoạn thơ cuối (4 câu)“Tây tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi.”.So với đoạn thơ trên, bốn câu thơ này ít được các nhà phê bình phân tích kỹ.Nhiều người chỉ khái quát ý nghĩa, nói ngắn gọn về ý chí “nhất khứ bất phục hoàn”,về lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tuy nhiên cũng có một số cách tiếp cận,phân tích đáng chú ý.14Giáo sư Trần Đăng Xuyền nhấn mạnh một số ý như: tinh thần “nhất khứ bấtphục hoàn”, tâm hồn người lính gắn bó máu thịt với những ngày Tây Tiến; “Tây Tiếnmua xuân ấy” trở thành thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc sẽ không baogiờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnhkhó nhăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.”. Vũ Quần Phương nhìn nhận theo hướngkhác. Theo ông, cả bài thơ nói nhiều đến mất mát, đau thương, đến câu thơ cuối lại bộclộ “ý kiến của bài thơ là một sự tiến lên, đi tiếp”.Đặc biệt là Văn Giá, ông đã đóng góp một cách hiểu về chữ “về” trong đoạnnày và trong cả bài thơ: “nhớ về, nhạc về, về đất, và đặc biệt là “hồn về…”. Theo ôngphân tích, chỉ có chữ “về” trong “nhớ về” là giới từ, còn các trường hợp khác đều làđộng từ. “Dù là giới từ hay động từ, thì chữ về đều gợi sự định hướng theo chiềuthuận, tức là hướng đến nơi có khả năng kết nạp, bao dung, lưu giữ… “Hồn về SầmNưa chẳng về xuôi” là suốt đời mắc nợ, suốt đời để nhớ.”.Từ những phần đã trình bày ở trên, chúng ta thấy cách tiếp cận, cách hiểu, cáchlý giải của mỗi người về một đoạn thơ, câu thơ, từ ngữ, hình ảnh đều có những khácbiệt nhất định, thậm chí trái ngược nhau (nhất là cách hiểu đối với mỗi câu thơ, từ ngữ,hình ảnh). Sở dĩ có điều này là bởi tính đa nghĩa là một đặc trưng cố hữu của vănchương, chính nó làm cho văn chương trở nên có sức gợi để rồi từ đó cuốn hút ngườiđọc hơn. Do vậy, chúng ta cũng không cần quá cứng nhắc gán ghép cho nó một cáchhiểu cố định nào vì mỗi cách hiểu là một sự khám phá về vẻ đẹp mới, một tầng nghĩamới, một nội hàm tư tưởng, tình cảm của nhà thơ về cuộc đời.2.3. Tiếp nhận về nội dung, nghệ thuậtỞ phần này chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến, nhận định của các nhà nghiêncứu, phê bình văn học về nội dung khái quát, cảm hứng chủ đạo và những đặc điểmnổi bật về nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.2.3.1. Về nội dung:Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, để nói rõ hơn về cái thời thăng trầm của TâyTiến , chúng tôi xin mượn lời của nhà thơ Trần Lê Văn – một người bạn thân củaQuang Dũng: “Đã có lúc, có người cho rằng bài thơ Tây Tiến không có tác dụng tíchcực, vì nó buồn, nó tô đậm cái gian khổ, cái tổn thất, “làm nhụt nhuệ khí” quân ta.” ;và của Bùi Việt Phương trong “Sứ mệnh của bài thơ Tây Tiến” khi dẫn lời của HoàiThanh (trong Hoài Thanh nói chuyện thơ Kháng Chiến): “Hoài Thanh phê phán kịchliệt những hơi hướng phảng phất của Thơ Mới mà ông gọi là “mộng rớt”, “buồn rớt”.Cũng xin dẫn thêm lời của một nhân vật quan trong trên thi đàn Việt Nam, đó làXuân Diệu. Xuân Diệu là người có công đầu trong việc giớ thiệu bài Tây Tiên đến vớicông chúng, nhưng chính Xuân Diệu cũng là người “chê” Tây Tiên mạnh nhất. Trongbài Dứt khoát (Tạp chí Văn nghệ số 41 – tháng 7/1953 – khi đó, Xuân Diệu tham giachỉnh huấn và làm kiểm khảo), Xuân Diệu cho rằng “bài thơ Tây Tiến, một bài thơphiêu lưu, tài tử, anh hùng cá nhân, con người ở trong này khiếp sợ trước thiên nhiên,dao động trước gian khổ, sợ cây rừng, sợ hổ, sợ thác núi, sợ súng đạn, sợ chết,…”.(theo Nguyễn Kim Lan trong Đến với thơ Quang Dũng). Đó cũng là cách nhìn nhận,đánh giá bài thơ của nhiều văn sĩ cách mạng đương thời.15Sở dĩ bài thơ bị “chê” như vậy là bởi, thời đó “người ta cho rằng vấn đề đồngnhất tâm trạng, tâm tình là một sự cần thiết để thống nhất ý chí, tâm trạng được chấpnhận phải là tâm trạng vui, phấn khởi tự hào, những dạng thức tình cảm khác khôngđại diện cho công nông, nhất là cái buồn, đều bị phê phán.” (Vũ Quần Phương).“Trong lúc, mọi người theo tinh thần thời đại phải đưa văn học về gần lời ăn tiếng nóiquần chúng, … thì Quang Dũng làm ngược lại nhằm khắc hoạ đúng cái “chất trángsĩ” của những chàng trai Hà Nôi hào hoa tham gia cách mạng…” (Mai Bá Ấn).Sau này, bài thơ Tây Tiến được nhắc đến nhiều hơn khi giá trị của nó đươc nhìnnhận lại. Cái mốc chứng tỏ sự trở lại mạnh mẽ của Tây Tiến là khi Tây Tiến được nhắcđến trong tác phẩm Chiến đấu trong vòng vây (NXB Quân đội Nhân dân, 1995) củaĐại Tướng Võ Nguyên Giáp: “Một người chiến sĩ trẻ tài hoa trong đoàn quân TâyTiến ngày đó, sau này là nhà thơ Quang Dũng, đã có những câu thơ: Tây Tiến đoànquân không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Mắt trừng gởi mộng qua biêngiới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.”.Tây Tiến như một lần nữa đươc khai sinh trong lòng công chúng. Bài thơ đượchiểu đúng với giá trị của nó, giới phê bình hầu như đều đống nhất trong cách hiểu,cách đánh giá, cảm nhận bài thơ. Và hầu hết mọi người đều thấy rằng: Tây Tiến cũngmang “hồn thời đại” nhưng khác hơn là ở chỗ nó mang thật cái hồn bằng khúc ca bitráng. Trong khi các nhà thơ đi “đúng chuẩn” thiên về cái hào hùng, lạc quan, ít dámnói đến cái bi thì Quang Dũng lại lấy cái bi làm nền tảng để lộ dần, lộ dần trên nềncái bi ấy mà vút lên khúc bi hùng” (Mai Bá Ấn).Không còn những lời khen – chê trái chiều, nhưng trong phê bình văn học vẫntồn tại những cách khái quát nội dung, ý nghĩa bài thơ không hoàn toàn nhất quán.Theo Giáo Sư Hà Minh Đức, “Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồngđội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binhTây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.”.Còn Vân Long lại nhận xét bài thơ là sự hòa quyện của nhiều yếu tố: “Bài thơTây Tiến hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của ngườitiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn, nhưng cũngđồng thời đón nhận một gian nan lớn…”.Ngoài ra còn một số cách cảm nhận ở những phương diện khác nhau về nộidung bài thơ. Như ý kiến của Ngô Văn Phú: “Một bài thơ đầy hoài niệm của một thờisống hết mình cho đất nước mà vẫn hào hoa của người Hà Nội”; của Trinh Đường:“Bài thơ là một nhật ký hành quân… nói lên khí thế hào hùng, sánh ngang thời TâySơn”; Đặng Anh Đào: “Tây Tiến là một khúc độc hành hơn là một khúc quân hành,…”.Như vậy, có rất nhiều cách đánh giá khái quát khác nhau về nội dung tư tưởngbài thơ. Mỗi người nhìn nhận bai thơ từ một phương diện riêng theo theo hướng mà họtiếp cận, nghiên cứu. Điều đặc biệt là, dù nhìn theo phương diện nào, đánh giá theocách nào, Tây Tiến vẫn toát lên vẻ đẹp và mang ý nghĩa sâu sắc. Điều đó càng làmphong phú thêm những biểu hiện về hàm lượng nội dung, tư tưởng bài thơ.162.3.2. Về nghệ thuậtMột lần nữa, xin nói về “số phận” của Tây Tiến như được định đoạt bởi nhữngyếu tố nghệ thuật. Theo cách phân tích của Mai Bá Ấn, đó là ba “cái lạ” mà độc đáo.Trong số đó, “cái lạ” thứ hai thuộc về nghệ thuật: “là sự “lệch chuẩn” trong phươngthức biểu hiện”. Đó là việc Quang Dũng dùng nhiều từ Hán – Việt trong một bài thơkháng chiến, và cách cấu trúc câu thơ đầy lạ lẫm: như “hoa về trong đêm hơi”, “mùaem thơm nếp xôi”, “thăm thẳm một chia phôi”… Kiểu cấu trúc thơ qua những cụm từnày khiến nghĩa lý bị mờ nhoè đưa đến đa tầng nghĩa cho mỗi người tiếp nhận. Quảđúng là lớp từ ngữ quá đặc phong cách Quang Dũng này không thể tìm thấy trongcách diễn đạt “dúng chuẩn” của thơ ca kháng chiến, và cả trước đó nữa trong thơlãng mạn.”. “Cái lạ” thứ ba cũng thuộc về nghệ thuật, “đó là sự bứt phá lớn về vầnđiệu, nhạc tính, cấu trúc ngữ, câu.… Cách sử dụng cách vận và độc vận được phốihợp trong 34 câu thơ hợp cùng biện pháp tu từ đối lập đã khiến vần, nhịp Tây Tiến lạđi rất nhiều… Cứ một câu trắc vận lại một câu bằng vận, tác giả cứ nén lại rồi dãn ratưởng chừng như một câu ngắn một câu dài, trong khi thực ra nó vẫn là bảy chữ…. vàcứ cuối mỗi đoạn lại kết thúc bằng một hoặc nhiều thanh bằng trung tính (không dấu)khiến câu thơ đã hết mà âm nhạc thì rung đến vô cùng (Đoạn 1: “Mai Châu mùa emthơm nếp XÔI”… Đoạn 2: “Trôi dòng nước lũ HOA ĐONG ĐƯA”… Đoạn 3: “Hồn vềSầm Nứa chẳng về XUÔI”…)”.Chính từ cách phân tích như trên, Mai Bá Ấn đã phủ nhận ý kiến của một sốnhà phê bình cho rằng bài thơ không có sáng tạo đáng kể mà chỉ là sự tiếp nối dòngthơ lãng mạn trước đây. Như ý kiến của Phong Lan: “Thực ra trong Tây Tiến, QuangDũng không có sáng tạo gì khác thường, đột xuất. Bài thơ vẫn là sự tiếp tục của dòngthơ lãng mạn tiền chiến,…”; hay ý kiến của Anh Ngọc: “Tây Tiến là sự gặp nhau giữabút pháp của thơ lãng mạn tiền chiến và thực tế bi hùng của nhứng ngày đầu trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp…”.Còn theo Mai Bá Ấn, Tây Tiến không chỉ mới mẻ, trẻ trung ở tinh thần conngười, mà ngay ở nghệ thuật ngôn từ nó đã mới lạ so vơi Thơ Mới và cả thơ khángchiến nói chung. Ông lý giải như sau: “Nói chung, thơ ca thời kháng Pháp vẫn nằmtrong tiến trình của Thơ Mới về hình thức, song, với Tây Tiến, hình như đã có sự bứtphá lớn về vần điệu, nhạc tính, cấu trúc ngữ, câu… Thơ Mới nói chung là nhẹ nhàng,du dương nhờ vào vần điệu và tính nhạc. Thơ kháng chiến nói chung dù phản ảnhhiện thực vẫn còn hiền hậu trong cấu trúc câu thơ và vần điệu. Riêng Tây Tiến, vầnđiệu cứ trúc tra trúc trắc khiến câu thơ như bị dồn nén, siết chặt đến gân guốc, cộclốc.”.Sự độc đáo, mới lạ trong về nghệ thuật ngôn từ của Tây Tiến cũng được NguyễnĐăng Điệp ghi nhận. Ông Phân tích Nghệ thuật tổ chức chất liệu ngôn từ trong bàiTây Tiến với năm biểu hiện cơ bản: “Sử dụng các từ địa danh một cách hợp lí; Nội lựccác câu thơ của Quang Dũng chủ yếu dồn vào các động từ gây cảm giác mạnh; Sự cómặt của các từ Hán Việt cùng góp phần tạo nên thành công của thi phẩm; Chất keokêt dính các thành tố đã nói ở trên chính là cường độ và trường hợp của một nỗi nhớ17chơi vơi; việc sử dụng cảm hứng và bút pháp lãng mạn để tái hiện chân dung nhữngchàng trai kiêu dũng, hào hoa đã đem đến vẻ đẹp của thi phẩm.”.Nhà thơ Văn Giá, cũng đóng góp thêm một phương diện tiếp cận nghệ thuật thơtrong Tây Tiến: “Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên vốn có gốc gác từthơ Đường. Thể thơ này ở dạng phổ biến nhất là giữ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 đi suốt toànbài. Nhà thơ Quang Dũng không có cải cách gì đáng kể ở cấu trúc nhịp điệu, nhưngvề mặt phối âm thanh, ông có những sáng tạo khá thành công.”.Việc kế thừa, tiếp thu thành tựu của tiền nhân và tìm tòi, sáng tạo cái mới trongnghệ thuật là thiên chức của người nghệ sĩ. Với Tây Tiến, một thi phẩm độc đáo,Quang Dũng đã thực hiện thiên chức của mình một cách xuất sắc. Ta không thể phủnhận sự tiếp thu những tinh hoa từ thời Đường đến Thơ Mới, ta càng không thể khôngcông nhận những bứt phá mạnh mẽ, những sáng tạo mới lạ, đẹp đẽ của Quang Dũngvới Tây Tiến trong bối cảnh nó được khai sinh. Chính điều đó đã làm nên sức sống củabài thơ.Có thể nói, lịch sử tiếp nhận Tây Tiến vẫn chưa dừng lại. Cho đến hôm nay vẫncòn nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, nhiều cách tiếp nhận khác nhau, những cách nhìnmới, những tìm tòi mới… Mỗi một cách nhìn nhận sẽ góp thêm sự phong phú cho tácphẩm và cũng là yếu tố khiến Tây Tiến còn tồn tại mãi.3. Cảm nhận của nhóm:3.1. Về nhan đề và cảm hứng chủ đạo:3.1.1. Ý nghĩa nhan đề:- “Nhớ Tây Tiến”: thể hiện nỗi nhớ được trải dài theo không gian, thời gian,theo những chặng đường hành quân.- “Tây Tiến”: nhan đề gọn, hay và hàm súc hơn, vẫn thể hiện nỗi nhớ in sâutrong tâm hồn tác giả, đó là những kí ức, những kỉ niệm không thể nào quên của mộtthời lãng mạn, hào hùng.3.1.2. Cảm hứng chủ đạo:Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về Tây Tiến. Qua đó,tác giả đã khắc tạc thành công bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến một thờichống Pháp.3.2. Vẻ đẹp của từng đoạn thơ :3.2.1. Đoạn 1: “Sông Mã………….nếp xôi” : Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùngvĩ và hình ảnh người lính trên con đường hành quân- Cảm xúc khơi nguồn của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ (Hai câu đầu: “Sông Mã…chơi vơi”): Kiểu câu cảm thán kết hợp với yếu tố nhân hóa “Sông Mã xa rồi Tây Tiếnơi!”, vang lên như tiếng gọi Tây Tiến ơi, bộc lộ sự lưu luyến, tiếc nuối. Điệp từ “nhớ”kết hợp với từ láy “chơi vơi” và lối gieo vần “ơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗinhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ: bồng bềnh, lơ lửng ,da diết, lan tỏa.- Nỗi nhớ thiên nhiên miền Tây thơ mộng, hoang sơ, hùng vĩ và hình ảnh người línhtrên con đường hành quân: (Mười câu thơ “Sài Khao … trêu người”):18Những tên địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, MaiChâu… gợi đến một chốn núi non kì bí, hoang dã, kích thích trí tưởng tượng, óc phiêulưu những chàng trai Hà Nội. Những cái tên đã gợi lên cả một hành trình chiến đấu,mỗi địa danh mang một đặc điểm riêng biệt của từng vùng gợi một kỷ niệm đáng nhớvới người lính: “Sài Khao sương lấp” – mịt mùng, lạnh lẽo; “Mường Lát” – “hoa về”(không phải hoa nở) – nhân hóa, “đêm hơi” (không phải là đêm sương) – thi vị hóa, tạonên một thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn; còn “Pha Luông” trong câu thơ toàn thanhbằng hiện lên mờ ảo trong màn “mưa xa khơi”. Bút pháp lãng mạn, tài hoa của tác giákhông chỉ gợi lên sự dàn trải, xa xôi, hoang vắng mà còn thể hiện ấn tượng sâu đậmcủa người lính về vẻ đẹp lung linh huyền ảo của thiên nhiên.Bốn câu thơ tiếp theo là bức họa về cảnh đèo cao, vực sâu (“Dốc lên khúckhuỷu… xa khơi”): một bức tranh thơ hoành tráng, khắc nghiệt, dữ dội, hoang vu, heohút… Hàng loạt từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”, kết hợp với điệptừ “dốc” đã diễn tả sự trùng điệp và liên tiếp của núi ngất trời, vực thẳm thẳm. Cáchnói nhân hóa “súng ngửi trời” rất hồn nhiên, táo bạo, ngộ nghĩnh, tinh nghịch củangười lính. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” như một đoạn thẳng bịbẻ làm đôi và dấu phẩy giữa dòng thơ là đỉnh điểm của góc nhọn ấy. Nếu câu thơ”Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi lên chiều cao và chiều sâu thì câu thơ”Nhà ai Pha luông mưa xa khơi” toàn thanh bằng mang âm hưởng nhẹ nhàng, mở rakhông gian chiều rộng mênh mông, thể hiện cảm giác ấm áp, êm ả trong lòng ngườilính. Bốn câu thơ mang âm hưởng rất đặc biệt, vừa trúc trắc trục trặc gợi cảm giác vấtvả, nhọc nhằn của người lình trên con đường hành quân, vừa gợi cảm giác nhẹ nhàng,bình lặng, lắng đọng, cân bằng.Thiên nhiên Tây Bắc còn hiện lên với sự dữ dội, hoang dại, bí ẩn của (“Chiềuchiều … trêu người”). Âm thanh ghê rợn “thác gầm thét” và “cọp trêu người” , nhữngcụm từ chỉ thời gian “Chiều chiều”, “Đêm đêm”, kết hợp với hai tiếng “hịch – cọp” điliền nhau tô đậm vẻ hoang dã, bí ẩn của chốn “rừng thiêng nước độc”, đe dọa tínhmạng của con người. Nhưng qua cái nhìn lãng mạn, xem thường gian nguy, người línhlại thấy như tham gia một trò mạo hiểm thú vị: “cọp trêu người” mà không phải cọpvồ người.Trên đường hành quân ấy, sự hi sinh của người lính như một tất yếu (“Anh bạndãi dầu … bỏ quên đời”). Biện pháp nói giảm “không bước nữa”,”bỏ quên đời”, hiệnthực trần trụi của sự gian khổ, hy sinh bị nhòe đi, nỗi bi thương dịu bớt, cũng có thểhiểu đây chỉ là sự mệt mỏi, kiệt sức của người lính giữa chặng hành quân. Điều đángchú ý là giọng điệu và từ ngữ ở hai câu này gợi lên nỗi xót xa nhưng cũng có sự ngangtàng, cứng rắn. Đây là yếu tố góp phần tạo nên nét bi tráng của bài thơ.- Nỗi nhớ kỉ niệm thân thương trên con đường hành quân thơ mộng, trữtình (“Nhớ ôi Tây Tiến … thơm nếp xôi”). Đoạn thơ khép lại bằng cảnh yên vui, nồngấm. Hai hình ảnh “cơm lên khói” và “thơm nếp xôi” như vẽ ra một làn khói thoangthoảng mùi thơm nếp mới, tạo cảm giác êm dịu, gợi lên không khí đầm ấm gia đình.Hương thơm ấy còn là mùi thơm từ bàn tay, từ tâm hồn cô gái Mai Châu xinh đẹp. Bathanh trắc Nhớ, Tiến, khói như tạc hình tia khói ấm áp trong nỗi nhớ da diết. Cụm từ19“Nhớ ôi” và vần “ôi” ở cuối câu sau hiệp nhau, tạo âm hưởng ngân nga, xôn xao tronglòng người lính. Đặc biệt, hai chữ “mùa em” là sự sáng tạo ngôn từ độc đáo, bạo lạ gợilên nét đa tình, lãng mạn.Đoạn thơ đầu với hệ thống ngôn ngữ giàu sức tạo hình, bút pháp hiện thực, lãngmạn Quang Dũng đã khắc họa đậm nét nỗi nhớ về con đường hành quân gian lao vấtvả; đặc tả thiên nhiên Tây Bắc khắc nghiệt, bí hiểm, hùng vĩ để làm nền ngợi ca vẻ đẹplạc quan yêu đời, hào hùng, lãng mạn của người lính thời chống Pháp.3.2.2. Nỗi nhớ những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnhsông nước miền Tây (Đoạn 2: “Doanh trại………đong đưa”)- Nỗi nhớ về khung cảnh đêm liên hoan văn nghệ (Bốn câu thơ “Doanh trại bừnglên …xây hồn thơ”). Hai chữ “bừng lên” gợi sự bừng lên đột ngột của ánh sáng, khôngkhí tưng bừng, của niềm vui bất ngờ trong tâm hồn người lính trẻ, và phải chăng, đócòn là những kỉ niệm sống động bỗng ùa về trong kí ức nhà thơ? Các động từ “bừnglên”, “khèn lên”, “nhạc về” diễn tả không khí vui tươi, rạo rực. Cụm từ “hội đuốchoa” vừa diễn tả sự tưng bừng, sôi nổi của doanh trại trong đêm liên hoan, vừa gợikhung cảnh đêm tân hôn – “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa” (Truyện Kiều).Hình ảnh “đuốc hoa” được Quang Dũng sáng tạo lại một cách hóm hỉnh, khiến chođêm liên hoan được hình dung thành đêm diễn ra lễ “hợp cẩn” lãng mạn đáng nhớ. Haichữ “kìa em” vừa là lời chào đón, vừa thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê, trầmtrồ của những chàng lính trẻ khi gặp những cô gái vùng sơn cước rực rỡ với xiêm y,nhưng vẫn giữ nguyên vẻ “e ấp”, dịu dàng, tình tứ. Cách gọi “kìa em”, “nàng e ấp”thật trìu mến, yêu thương. Người lính trẻ đa tình đã liên tưởng các cô gái trong đêmliên hoan như những nàng dâu trong lễ cưới. Tất cả vẻ đẹp, niềm rạo rực, vui tươi, nhấtlà vẻ kiều diễm của các cô gái miền Tây đã tạo nên “hồn thơ” trong tâm hồn ngườilính, để họ mơ tưởng đến ngày mai tươi vui trên hành trình đến Viên Chăn. Bốn câuthơ chan hòa màu sắc, âm thanh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, yêu đời, hào hoa,nghệ sĩ của nhà thơ Quang Dũng và người lính Tây Tiến một thời.- Nhớ cảnh vật và con người Tây Bắc trong một buổi chiều sương giăng mắc (Bốncâu thơ: “Người đi Châu Mộc – hoa đong đưa”). Khung cảnh sông nước miền Tâytrong chiều sương mênh mang, mờ ảo, xa xăm được gợi lên qua những thủ pháp nghệthuật độc đáo. Điệp từ, điệp cấu trúc “có thấy…”,“có nhớ…” tựa như hai câu hỏi bângquơ. Thi nhân hỏi “người đi” hay tự vấn chính lòng mình, nhắc nhở về kỉ niệm ngỡ đãlìa xa. Chữ “ấy” cuối câu trên hiệp vần với chữ “thấy” ở câu dưới, âm điệu như trĩuxuống, như nhấn vào cõi tâm linh. Yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật qua hìnhảnh“chiều sương” gợi về thế giới hoang sơ, lặng tờ nhuốm màu cổ tích. “Hồn lau nẻobến bờ” là hình ảnh độc đáo, như Bà huyện Thanh Quan từng gọi tên nỗi nhớ “hồnthu thảo”. Tâm tình của con người đắm chìm trong cái xôn xao của “hồn lau nẻo bếnbờ”. Cảnh vật Tây Bắc đượm buồn mà thi vị, mang đậm hồn thi nhân, hồn khángchiến. Hình ảnh “dáng người trên độc mộc” mộc mạc, dân dã mà nên thơ, làm bật nổidáng vẻ thanh nhẹ, mềm mại nhưng hùng tráng, vững vàng của những chàng trai, côgái đang điều khiển con thuyền độc mộc lướt nhẹ trên dòng nước lũ. Chữ “trôi” gợi20trạng thái nhẹ nhàng, thanh thản cùng hình ảnh “hoa đong đưa” tình tứ, thiên nhiênnhư hòa hợp cùng với con người.Tám dòng thơ không chỉ đẹp ở thi liệu, hình sắc mà còn hấp dẫn ở sự phongphú của nhạc điệu, vần điệu giúp cho khổ thơ tươi nhạc, thắm vần. Đoạn thơ như mộtbức tranh thủy mặc với vài nét vẽ tinh tế, mềm mại hội tụ những nét đẹp tinh túy củaphương Đông đã làm bừng lên cái hồn cảnh trong sự hòa quyện với hồn người.3.2.3. Nỗi nhớ về chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng (đoạn 3:“Tây Tiến đoàn binh.… khúc độc hành”:- Chân dung người lính với một dũng khí dữ dội trong gian khổ cùng cực (Hai câuthơ “Tây Tiến đoàn… dữ oai hùm”). Hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ nhờ cách tạotừ ngữ mạnh bạo, khỏe khoắn. Chữ “đoàn binh” giúp cho câu thơ có âm vang mạnhmẽ. Hình ảnh “không mọc tóc” không chỉ gợi lên nét bi thương mà còn gợi ra nétngang tàng, dữ dội, lẫm liệt. Hai cụm từ gợi tả và so sánh “không mọc tóc” và “xanhmàu lá” nói về cuộc sống thiếu thốn, gian khổ mà người lính Tây Tiến phải chịu đựng.Hình ảnh ẩn dụ “dữ oai hùm” diễn tả ý chí oai hùng của người lính Tây Tiến đủ sức ápđảo quân thù. Vì thế, đằng sau cái vẻ xanh xao, tiều tụy vì thiếu thốn, vì sốt rét rừng,người lính vẫn toát lên khí phách anh hùng, vẻ oai phong, lẫm liệt vượt lên hoàn cảnh.- Người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và khát khao lý tưởng (Haicâu thơ: “Mắt trừng …. dáng kiều thơm”). Trong cái nhìn của Qung Dũng, ngườichiến sĩ Tây Tiến luôn khát khao lí tưởng “gửi mộng qua biên giới”, luôn rạo rực yêuđương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Hình ảnh “dáng kiều thơm” gợi vẻ yêu kiềucủa người con gái thủ đô thường trực trong tâm hồn người thanh niên trí thức sẽ trởthành sức mạnh tinh thần giúp người lính vượt qua muôn ngàn gian lao và cái chết.Trong ánh “mắt trừng” và giấc mơ của người lính tập trung những đặc điểm dườngnhư mâu thuẫn nhưng lại hợp lí: khí phách anh hùng, đa tình lãng mạn; vừa căm ghétquân thù vừa khao khát yêu thương; vừa yêu nước vừa yêu người…. Quang Dũng đãhình tượng hóa chân dung người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét, dángvẻ bên ngoài mà còn làm bật nổi nét hào hoa trong tâm hồn nhiều mơ mộng của họ.- Cái chết bi thương mà hào hùng (Bốn câu thơ: “Rải rác biên cương…. khúc độchành). Qung Dũng đã miêu tả cái chết một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cáichết thật bi đát, thương tâm với hình ảnh những nấm mồ rải rác suốt một dãi biêncương. Các từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” cổ kính, trang nghiêm nhưng cũngkhông làm giảm đi vẻ bi thương của từ thuần Việt “rải rác” mà còn làm tăng thêmkhông khí lạnh lẽo, thê lương của chiến trường ác liệt với bao cảnh chết chóc rùng rợn.Giọng thơ chùng xuống và gợi lên âm hưởng bi thương. Nhưng ngay sau đó, bằng lốiđảo ngữ, câu thơ tiếp theo vút lên mạnh mẽ, hào hùng như một lời thề đầy ý chí:”Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Câu thơ mang âm hưởng của tứ thơ cổ “Trángsĩ nhất khứ hề bất phục hoàn”. Từ đó, Quang Dũng đã khẳng định khí phách mạnh mẽcủa tuổi trẻ một thời sẵn sàng dâng hiến cả sự sống của mình cho Tổ quốc.Người lính ngã xuống nơi chiến trường, đồng đội chỉ có thể khâm liệm họ bằngnhững bộ quần áo đơn sơ, bằng manh chiếu cũ lại được Quang Dũng lãng mạn hóathành hình ảnh “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Với những từ Hán Việt như biên21cương, viễn xứ, áo bào, hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên thật oai nghiêm,hùng dũng như những trang dũng tướng. Cái bi như vơi đi khi người đọc liên tưởngđến hình ảnh của người chiến sĩ hào hùng ngã xuống với chiến bào đẫm máu quân thù.Trong bài thơ, Quang Dũng nhiều lần nói đến cái chết nhưng bằng cách nói giảm“bỏ quên đời”,“không bước nữa”,“về đất”,“hồn về” vừa làm giảm bớt nỗi bi thương,vừa thăng hoa cái chết. Với cụm từ “anh về đất”, tác giả đã biến cái chết thành sự hóathân. Anh không chết mà đang trở về với đất mẹ, hóa thân thành máu thịt quê hươngđể sống mãi trong lòng Tổ quốc thân yêu. Chính vì thế, trong giây phút thiêng liêng,đau đớn xé lòng ấy, đất trời và con người đều khâm phục, ngưỡng mộ sâu xa: “SôngMã gầm lên khúc độc hành”. Cụm từ Hán Việt “khúc độc hành” tạo không khí cổ kínhvới âm thanh “gầm” lên hoành tráng, dữ dội, trầm hùng, uy nghi. Trong âm thanhcuồng nộ đó có tiếng khóc cố nén sự tiếc thương của đồng đội, thể hiện tình cảm đauxót vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.Với cảm hứng bi tráng và bút pháp lãng mạn, giọng thơ trang trọng, trầm hùng,Quang Dũng đã khắc họa bức chân dung tập thể của người lính với hai nét bi và trángđan xen nhau, lấy cái bi để làm nổi bật cái tráng, từ đó cái bi được giảm nhẹ và tạoniềm tiếc thương, khâm phục, tự hào.3.2.4. Tình cảm gắn bó với Tây Tiến và núi rừng miền Tây (đoạn cuối: Tây Tiếnngười đi… chẳng về xuôi)Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng linh hồn đoạn thơ lại rất hào hùng, mạnhmẽ. Đó là ý chí, là tâm nguyện của người lính Tây Tiến một thời. Tinh thần sẵn sàngdấn thân vì Tổ quốc, “một đi không trở lại” thấm nhuần trong tư tưởng của cả đoànquân Tây Tiến. Tinh thần ấy chính là vẻ đẹp chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùngcách mạng Việt Nam. Tâm hồn, tình cảm của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịtvới những ngày, những nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy”đã trở thành thời điểm lịch sử, đánh dấu một thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng tronghoàn cảnh khó khăn, gian khổ.3.3. Khái quát nội dung, nghệ thuật:Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, độc đáo, Quang Dũng đã hìnhtượng hóa người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên của núi rừng miền TâyBắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. “Tây Tiến” mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng. Cóthể nói, “Tây Tiến” là một bức tượng đài bất tử về người lính một thời mà QuangDũng đã dựng bằng cả tâm hồn mình để tưởng niệm một thế hệ thanh niên đã hănghái, anh dũng ra đi và nhiều người trong số ho đã mãi mãi không về!4. Kết luậnQua việc sơ lược những điểm nổi bật trong lịch sử tiếp nhận bài thơ Tây Tiến,chúng tôi nhận thấy đây là một thi phẩm được giới phê bình chú ý nhiều. Thời điểmmới ra đời, có nhiều ý kiến khen chê trái chiều về bài thơ, nhưng về sau các nhà phêbình đều thống nhất quan điểm nhìn nhận, đánh giá về giá trị bài thơ. Trên cơ sở lịchsử tiếp nhận, chúng tôi cũng đưa ra cách cảm nhận của mình về bài thơ. Tuy nhiên, bởisự đặc sắc của bài thơ, nhất là cái chất liệu nghệ thuật ở đây được vận dụng và tạo dựbởi một ngòi bút tài hoa, chắc chắn sự cảm nhận, phân tích của chúng tôi không tránh22khỏi những thiếu sót và cũng sẽ có những điểm chưa thật sự thỏa đáng. Qua đó, chúngta có thể khẳng định rằng lịch sử tiếp nhận bài thơ vẫn chưa dừng lại.23

Xem Thêm :   Đại gia Sài Gòn bán cặp Dream Thái 1 tỷ đồng và thanh lý rẻ mạt lô xe máy biển khủng giá triệu USD

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button