Tổng Hợp

Chuyên đề 5 : kỹ thuật nuôi ong

giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PGS.TS. NGUYỄN DUY HOAN (Chủ biên)
THS . PHÙNG ĐỨC HOÀN – TS . NGÔ NHẬT THẮNG

GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI ONG MẬT

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2008

1
LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất tại các tỉnh miền núi phía Bắc,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chính thức đưa môn học “Kỹ thuật
nuôi ong mật” vào chương trình giảng dạy cho sinh viên các ngành: Chăn nuôi,
Chăn nuôi – Thú y và từ năm 2002 đưa vào giảng dạy cho ngành Lâm nghiệp và
Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp.
Sau 5 năm tổ chức giảng dạy cho sinh viên, tậ
p thể giảng viên của Bộ môn
Ong và động vật quý hiếm đã nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa để từng bước hoàn
thiện tập bài giảng. Đến nay tập bài giảng: “Kỹ thuật nuôi ong mật” đã tương
đối hoàn chỉnh, được các chuyên gia và các thế hệ sinh viên đánh giá tốt. Để
giúp cho sinh viên có được bộ tài liệu chuẩn về môn học, chúng tôi mạnh dạn
xây dựng giáo trình: “Kỹ thuậ
t nuôi ong mật” với sự đóng góp của các tác giả
sau: PGS. TS Nguyễn Duy Hoan chủ biên và trực tiếp viết các chương: Bài mở
đầu, chương 1, chương 5 và chương 7.
Thạc sĩ Phùng Đức Hoàn viết các chương: Chương 2, chương 3, và
chương 4.
Tiến sĩ Ngô Nhật Thắng viết chương 6.
Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Chăn nuôi Thú
y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các chuyên gia củ

a Viện nghiên cứu
Ong thuộc Công ty Ong Trung ương đã bỏ nhiều công sức, đóng góp những ý
kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn thiện cuốn giáo trình này.
Do kinh nghiệm còn hạn chế, mặt khác là lần đầu tiên xuất bản nên cuốn
giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các thế hệ sinh viên để lần xuất
bản sau được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm
ơn!

Tập thể tác giả

2

LỜI NÓI ĐẦU 1
Bài mở đầu CON ONG VÀ LỢI ÍCH CỦA NGHỀ NUÔI ONG 6
Chương 1: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CỦA ONG
MẬT 9
1. NGUỒN GỐC CỦA ONG 9
2. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI 9
3. CÁC LOÀI ONG MẬT CHỦ YẾU: 10
3.1. Ong hoa (Apisfzorea) 10
3.2. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis dorsata) 11
3.3. Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis cerana) 13
3.4. Ong châu Âu hay ong ngoại (Apis mellifer) 14
3.5. Ong không ngòi đốt (Apidac; Meliponiac) 15
4. HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỀ 16
4.1. Hình thái cấu tạo ngoài 16
4.1.1. Phần đầu ong 16

4.1.2. Phần ngực 17
4.1.3. Phần bụng ong 17
4.2. Cấu tạo trong 18
4.2.1. Hệ tiêu hoá 18
4.2.2. Cơ quan hô hấp 18
4.2.3. Cơ quan tuần hoàn 18
4.2.4. Hệ thần kinh 19
4.2.5. Cơ quan sinh dục của ong 19
Chương 2: SINH HỌC ONG MẬT 21
1. CẤU TRÚC TỔ ONG 21
1.1. Cấu trúc tổ và sự sắp xếp bánh tổ 21
1.2. Sự già hoá của bánh tổ và hoạt động xây bánh tổ mới 23
1.3. Sự điều hoà nhiệt độ, ẩm độ trong đàn ong 24
2. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA ĐÀN ONG MẬT 25
2.1. Đàn ong là một “đơn vị xã hội” 25
2.2. Các thành viên của đàn ong 26
2.2.1. Ong chúa 26
2.2.2. Ong đực 30
2.2.3. Ong thợ 31
Chương 3: NGUỒN MẬT PHẤN VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC QUẢN LÝ ĐÀN ONG 36
1. NGUỒN MẬT PHẤN 36
1.1. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với nghề nuôi ong 36
1.2. Sự tiết mật và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của hoa 37
1 .2.1. Sự tiết mật hoa 37
1. 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật 37
1.3. Lịch nở hoa của cây nguồn mật phấn 38
2. MỘT SỐ DỤNG CỤ NUÔI ONG 39
2.1. Thùng ong 39
2.1.1. Các loại thùng ong truyền thống (đõ) 39
2.1.2. Thùng ong cải tiến 41

2.1.3. Một số dạng thùng ong chuyên dụng khác 43
2.2. Các dụng cụ nuôi ong khác 44
2.2.1. Dụng cụ tạo chúa 44
2.2.2. Dụng cụ quản lý ong 44

3
2.2.3. Dụng cụ gắn chân tầng 44
2.3. Dụng cụ khai thác mật 44
3. CÁCH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỀM VÀ SẮP ĐẶT CÁC ĐÀN ONG 46
3.1. Lựa chọn địa điểm đặt trại ong 46
3.2. Sắp đặt các đàn ong trong trại 46
3.3. Xác định mật độ đàn ong trong 1 vùng 47
4. KỸ THUẬT QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO THỜI VỤ 47
4.1. Ý nghĩa của công tác quản lý đàn ong theo thời vụ 47
4.2. Công tác quản lý đàn ong theo thời vụ ở các tỉnh phía Bắc 48
4.2.2. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ hè – thu 49
4.2.3. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ thu – đông 50
4.2.4. Kỹ thuật quản lý ong trong vụ đông – xuân 50
Chương 4: KỸ THUẬT NUÔI ONG 52
1. NUÔI ONG CỔ TRUYỀN 52
1.1. Các hình thức nuôi ong cổ truyền 52
1.1.1. Săn ong 52
1.1.2. Nuôi ong trong hốc cây, hốc đá 52
1.1.3. Nuôi ong trong thùng vuông, đõ trong có bánh tổ cố định 53
1.1.4. Nuôi ong trong đõ, thùng có thanh xà 54
1.2. Các phương pháp bắt ong về nuôi 54
1.2.1. Hánh ong 55
1.2.2. Bắt ong trinh sát (ong soi đõ) 55
1.2.3. Bắt ong trong hốc cây, hốc đá 55

1.2.4. Bắt ong di cư, ong chia đàn, bốc bay 56
1.3. Sang thùng ong 56
2. NUÔI ONG CẢI TIẾN 57
2.1. Nguồn giống ong 57
2.1.1. Mua đàn ong trong đõ 57
2.1.2. Mua ong từ những đàn đã nuôi trong thùng cải tiến 58
2.2. Kiểm tra đàn ong 58
2.2.1. Mục đích 58
2.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra đàn ong 58
2.2.3. Phương pháp kiểm tra 59
2.3. Cho ong xây bánh tổ mới 60
2.3.1. Mục đích 60
2.3.2. Các phương pháp cho xây 61
2.4. Cho ong ăn bổ sung và uống nước 62
2.4.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm 62
2.4.3. Cho ong uống nước 63
2.5. Ong chia đàn tự nhiên và cách phòng chống 63
2.5 .1 . Các nhân tố thúc đẩy ong chia đàn 64
2.5.2. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên 64
2.5.3. Hiện tượng chia đàn 64
2.5.4. Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn 65
2.6. Ong bốc bay và cách phòng chống 66
2.6.1. Tác hại 66
2.6.2. Nguyên nhân 66
2.6.3. Nhận biết ong bốc bay 66
2.6.4. Phòng chống ong bốc bay 67
2.6.5. Xử lý ong bốc bay 68
2.7. Ong cướp mật và biện pháp phòng chống 68
2.7.1. Hiện tượng và tác hại 68

4
2.7.2. Nguyên nhân gây tình trạng ong cướp mật 69
2.7.3. Biện pháp phòng tránh ong ăn cướp mật 70
2.8. Ong thợ đẻ trứng và biện pháp xử lý 71
2.8.1. Hiện tượng và tác hại 71
2.8.2. Nguyên nhân 72
2.8.3. Đề phòng và xử lý ong thợ đẻ trứng 72
2.9. Chống nóng, chống rét cho đàn ong 73
2.9.1. Chống nóng 73
2.9.2. Chống rét cho ong 74
2.10. Nhập ong 75
2.10.1. Những trường hợp phải nhập đàn ong và nguyên tắc nhập ong 75
2.10.2. Các phương pháp nhập đàn ong 75
2.11. Di chuyển đàn ong 77
2.11.1. Mục đích di chuyển đàn ong 77
2.11.2. Một số hình thức nuôi ong không cố định 78
2.11.3. Những việc cồn làm khi vận chuyển đàn ong 78
Chương 5: CÔNG TÁC GIỐNG ONG 81
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC CHỌN LỌC GIỐNG ONG 81
2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIỐNG 82
2.1. Chọn lọc đại trà 82
2.2. Chọn lọc cá thể 83
3. LAI GIỐNG 83
4. TẠO CHÚA 84
4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ong chúa 84
4.2. Phương pháp tạo chúa đơn giản 85
4.3. Tạo chúa bằng phương pháp di trùng 87
4.4. Giới thiệu chúa và .mũ chúa 91
5. NHÂN ĐÀN 94

5.1. Các phương pháp chia đàn nhân tạo 94
5.2. Sử đụng các đàn chia tự nhiên 96
Chương 6: SÂU BỆNH VÀ ĐỊCH HẠI CỦA ONG MẬT 97
1. BỆNH THỐI ẤU TRÙNG CHÂU ÂU (Europeanfoulbrood) 97
2. BỆNH THỐI ẤU TRÙNG TÚI (Sacbrood) 100
3. BỆNH ỈA CHẢY (Nosema) 102
4. HỘI CHỨNG NGỘ ĐỘC 103
4.1. Ngộ độc thuốc hoá học 103
4.2. Ngộ độc thực vật có mật phấn độc 104
5. CÁC KÝ SINH CỦA ONG 105
5.1. Ve ký sinh hay chí lớn (Varroajácobsoni) 105
5.2. Ve ký sinh hay chí nhỏ (Tropilaelaps clareae) 105
5.3. Ve Neocypholaelaps indica Evans 105
6. CÁC CÔN TRÙNG HẠI ONG 105
6.1. Sâu ăn sáp (sâu phá bánh tổ) 105
6.2. Kiến 107
6.3. Ong bò vẽ 107
6.4. Chuồn chuồn 109
6.5. Ngài đầu lâu 109
6.6. Ruồi ký sinh (Senotainia sp) 109
7. MỘT SỐ ĐỊCH HẠI KHÁC 110
7.1. Chim ăn ong 110
7.2. Cóc, nhái 110
7.3. Một số kẻ thù hại ong khác 111

5
Chương 7: THU SẢN PHẨM 111
1 MẬT ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH 111
1.1. Thành phần và tác dụng của mật ong 111

1.2. Phương pháp khai thác mật ong 114
1.3. Xử lý mật sau khi đã thu 116
1.4. Sản xuất mật bánh tổ 117
2. SÁP ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH 117
2.1. Thành phần và tác dụng của sáp ong 117
2.2. Kỹ thuật khai thác sáp 118
2.3. Bảo quản sáp ong và tầng chân 119
3. SỮA CHÚA VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC 119
3.1. Thành phần và tác dụng của sữa chúa 119
3.2. Phương pháp khai thác sữa chúa 120
Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC CÂY NGUỒN MẬT – PHẤN Ở VIỆT NAM 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

6
Bài mở đầu
CON ONG VÀ LỢI ÍCH CỦA NGHỀ NUÔI ONG

Từ xa xưa, con ong và con người đã là những người bạn thân thiết của
nhau. Con ong mật có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, những nơi có thảm thực
vật phong phú và đa dạng, trăm hoa đua nở. Có thể nói nơi nào có mật của con
ong thì .ở đó biểu hiện của sự trù phú, làm ăn phát đạt. Nếu không có những con
ong nhỏ bé, cần cù làm việc từ sáng sớm tinh mơ đến tối, thì làm sao chúng ta có
thể được thưởng thức hương vị của những giọt mật thơm tho, ngọt ngào:
Ong mật cho chúng ta nhiều sản phẩm quý như mật ong; phấn hoa, sữa
chúa, sáp ong, keo ong: Đây là những sản phẩm sinh học độc đáo, có giá trị
dinh dưỡng rất cao dùng để bồi dưỡng sức khoẻ cho con người, đặc biệt tốt cho
các cụ già và các cháu nhỏ. Bên cạnh để dùng làm thực phẩm dinh dưỡng thì các
sản ph

ẩm trên còn có mặt trong các bài thuốc y học cổ truyền có giá trị chữa
bệnh cao, là các nguyên liệu để chế biến các mỹ phẩm cao cấp và nhiều sản
phẩm của các ngành công nghiệp khác. Thực tế từ một đàn ong nội địa (Apis
cerana) trong một năm, tuỳ theo cách nuôi, có thể cho từ 2 đến 40kg mật ong,
0,2 – 0,3 kg sữa chúa và các sản phẩm khác. Hiện nay trên thế giới đang có xu
hướng sử dụng các thực phẩm t
ự nhiên thay thế cho các sản phẩm công nghiệp,
chính vì vậy nhu cầu của con người về các sản phẩm ong cũng được tăng lên
đáng kể.
Ngoài việc cung cấp các sản phẩm quý kể trên thì con ong còn có vai trò
hết sức quan trọng là góp phần làm tăng năng suất cho nhiều loại cây trồng. Do
trong quá trình đi thu lượm mật – phấn, con ong đã trực tiếp thụ phấn cho hoa.
Theo sự tính toán của các nhà khoa học ý, Niu- di- lân và Mỹ thì năng suất và
ph
ẩm chất của cây trồng tại các vùng nuôi ong mật tăng 10 – 15 lần so với các
vùng không nuôi ong mật.
Nghề nuôi ong đòi hỏi kỹ thuật chứ không đòi hỏi về sức lực, lao động nuôi
ong nhẹ nhàng phù hợp cho nhiều lứa tuổi và giới. Do vậy phụ nữ, người già, trẻ
em, người tàn tật đều có thể tham gia nuôi ong được. Như vậy nghề nuôi ong
cũng góp phần giải quyết thêm được nhiều việ
c làm cho người già, trẻ em, người
nghỉ hưu, mất sức hoặc sinh viên mới ra trường chưa có việc làm.
Nuôi ong không đòi hỏi phải có điện tích đất đai riêng, nó không bóc lột tài
nguyên thiên nhiên, không đòi hỏi nhiều diện tích đất như các ngành nghề khác
mà người nuôi ong có thể tận dụng được các diện tích nhỏ như góc hè, mái hiên,
ban công nhà hoặc để ngay dưới gốc cây ăn quả trong vườn nhà để đặt các đõ,
thùng ong.

7

Vốn đầu tư ban đầu cho nuôi ong không lớn, chủ yếu là mua giống và một
số thức ăn. Còn những vật liệu khác, rẻ tiền như thùng nuôi ong, dụng cụ thu
mật, khung cầu thì có thể tận dụng gỗ, tre khai thác tại chỗ, chi phí thấp, thu
hồi vốn nhanh. Nuôi ong kích thích trồng cây gây rừng nên còn góp phần bảo vệ
thiên nhiên, môi trường và ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc miền núi.
Trên đất nước chúng ta, hầu nh
ư nơi nào cũng nuôi được ong. Vùng trung
du và miền núi là quê hương của loài ong nội địa (Apis cerana), đây là những
vùng cố nguồn hoa tự nhiên phong phú và đa dạng. Hiện nay đang có những
chương trình – dự án phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung, các chương
trình trồng rừng Đây là cơ sở thuận lợi để chúng ta phát triển con ong nội.
Trong các giống ong được nuôi trong các gia đình thì giống ong nội địa thể hiện
nhiều ưu th
ế vì chúng có diện phân bố rộng rãi, khả năng tìm kiếm thức ăn tốt,
thích nghi với nguồn hoa phân bố rải rác không tập trung, thích nghi tốt với điều
kiện ngoại cảnh ở mọi vùng. Do vậy ong nội rất thích hợp với kiểu nuôi gia đình
cô định hoặc di chuyển ít, vốn đầu tư ban đầu không đáng kể, thu hồi vốn nhanh.
Nhiều gia đình nhờ có các sản phẩm của ong mà cuộ
c sống được đảm bảo, có
tích luỹ để làm nhà và sắm sửa các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ.

Hiện nay các thành tựu khoa học kỹ thuật nuôi ong trong và ngoài nước đã

8
được tích luỹ và phát triển mạnh, người dân có thể vận dụng để phát triển nghề
nuôi ong đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Các sản phẩm từ ong

9
Chương 1
NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ
HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CỦA ONG MẬT

1. NGUỒN GỐC CỦA ONG
Ong có nguồn gốc từ ngành động vật chân đốt, tên khoa học là
Arthropoda, chân đốt có nguồn gốc từ giun đốt (Annelides} xuất phát từ lớp giun
nhiều tơ (Polychaeta).
Trong lịch sử phát triển của sinh giới thì động vật có hai hướng
tiến hoá đó là động vật không xương sống và động vật có xương sống. Trong
động vật không có xương sống thì phát triển nhất là ngành chân đố
t, trong đó có
loài ong. Ong bắt nguồn từ ngành chân đốt, chân đốt bắt nguồn từ lớp giun nhiều
tơ. Quá trình chuyển hoá từ giun nhiều tơ sang ngành chân đốt là một quá trình
phức tạp hoá về mặt cấu tạo.
Tầng Cuticul =>Vỏ kitin (bộ xương ngoài)
Biểu bì mô cơ => bó cơ.
Chi bên => Chi phân đốt
Mạch máu lưng => Tim
Cơ quan thị giác phát triển phức tạp. Các đốt trước tập hợp
thành
đầu, đốt giữa thành ngực, đốt phần sau chuyển thành phần bụng. Bên cạnh
đó xuất hiện thêm một số cơ quan mới: ống khí, ống Malpighi
2. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Trong thế giới động vật, ong mật thuộc ngành chân đốt
(Arthropoda) hay lớp 6 chân (Hecxapoda); phân ngành có ống khí (Tracheata).
Lớp côn trùng (Insecta)
Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Họ ong mật (Aptsdae)
Giống ong mật (Apis)
Trên thế giới hiện nay cổ
7 loài ong cho mật, trong đó ở Việt
Nam có 4 loài chính.
+ Ong châu Âu (ong ngoại): Apis mellifera. (A. mellifera)
+ Ong Nội địa (ong châu Á): Apis cerana. (A. cerana)
+ Ong Khoái (ong gác kèo): Apis dorsata. (A. dorsata)
+ Ong Hoa (ong muỗi): Apisflorea. (A.florea)

10
Trong 4 loài ong mật trên thì chỉ có 2 loài A.cerana và A.mellifera là có giá
trị kinh tế cao, đang được nuôi rộng rãi. Còn 2 loài A.dorsata và A. f1orea là 2
loài ong đã sinh, chưa được nghiên cứu và thuần hoá, mới dừng ở mức độ khai
thác tự nhiên.
Trong mỗi loài lại phân chia thành các phân loại khác nhau như: Đối với ong
châu Âu (A.mellifera) có các phân loài: Ong ý, ong Trung – Nga, ong Cacpat,
ong Crain, ong vùng Capcazơ; Đối với ong A.cerana có: A.cerana cerana,
A.cerana indica, A.cerana japonica Mỗi phân loài đó lại có nhiều dạng sinh
thái – sinh học hình thành từ lâu đời dưới tác động của các yế
u tố ngoại cảnh
khác nhau và cát đặc điểm thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Điều này
dẫn đến các đặc điểm có ý nghĩa kinh tế đối với con người cũng khác nhau và có
ý nghĩa rất.to lớn trong công tác giống ong vì chúng bảo vệ và duy trì được tính
đa dạng sinh học thông qua các hệ gen quý hiếm tồn tại trong tự nhiên.

3. CÁC LOÀI ONG MẬT CHỦ YẾU:
3.1. Ong hoa (Apisfzorea)
Đây là loài ong có kích thước nhỏ nhất trong các gi
ống Apis, phân bố chủ
yếu ở các vùng có khí hậu ấm áp ở châu Á. Ở nước ta ong Apis florea có hai
phân loài đó là ong hoa đỏ và ong hoa đen.

– Ong hoa đỏ (Apis florea) có đặc tính xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ lộ
ra ngoài không khí, phía trên phần chứa mật phình ra bám vào cành cây, còn
phần dưới là lỗ ấu trùng rủ xuống. Bánh tổ được quân phủ bằng 3 – 4 lớp ong
thợ. Vào mùa chia đàn sẽ có lô tổ ong đực và vài mũ chúa ở phía dưới. Ong hoa
đỏ có thể chia thành vài đàn bay ra từ
một đàn đông quân. Ong A. florea rất dễ

11
bốc bay khi gặp thời tiết không thuận lợi thức ăn thiếu và kẻ thù tấn công mạnh.
Lượng mật dự trữ của loài ong này ít hơn các loài ong khác, khoảng từ 0,7 –
l,2kg mật nên ít có giá trị kinh tế. Trên thực tế, ở một số vùng người ta khai thác
mật ong A. jiorea bằng cách cắt riêng phần mật để lấy, còn phần nhộng và ấu
trùng buộc trả lại đàn ong. Do vậy có thể thu hoạch mật 2 – 3 l
ần từ 1 tổ. Ong A.
jiorea có nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Sơn La và các tỉnh miền Nam như Long An, Đồng Tháp, Kiên
Giang – Ong hoa đen (Apis andreniformis): Ong này có đặc điểm hình thái, tập
tính sinh học và phân bố tương tự ong hoa đỏ, nhưng chúng có kích thước cơ thể
nhỏ hơn một hút, phần lưng bụng có màu đen, còn ong A. florea có màu hung
đỏ, ong hoa đen có đặc tính dữ hơn so với ong hoa đỏ.

Ong hoa đen (Apis andreniformis)
Nhìn chung ong hoa có kích thước cơ thể nhỏ, ong chúa dài khoảng 13mm,
ong thợ 7 – 8 mm, ong đực 13mm, vòi hút của ong thợ dài 3,44mm. Lượng mật
dự trữ của ong hoa đen không đáng kể, nên giá trị kinh tế của ong này là rất
thấp, ít được người nuôi quan tâm.
3.2. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis dorsata)
Ong A.dorsata còn có tên gọi là ong khổng lồ vì chúng có kích thước lớn
nhất trong các giống ong mật, ong thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa chỉ
dài hơn ong thợ một chút, bụng ong thợ có màu nâu vàng và chiều dài vòi hút là
6,68mm.

12

Ong Khoái – Apis dorsata
Ong Khoái có đặc tính xây 1 bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặc
dưới các vách đá. Kích thước bánh tổ khá lớn, dài khoảng 0,5 – 2m, rộng 0,5 –
0,7m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn và ấu trùng
và nhộng Lỗ ong đực không nằm ở vùng giống như ong A.cerana mà nằm rải
rác xen lẫn lỗ ong thợ. Bên ngoài bánh tổ có các lớp ong thợ bám vào, chúng có
thể tự điều hoà nhiệt độ dao động 27 – 37
0
C ong A.dorsata thu hoạch mật rất
chăm chỉ, dự trù mật bình quân là 5kg/đàn

Mùa chia đàn của chúng trùng với mùa chia đàn của ong nội A.cerana, trước
mùa chia đàn chúng xây 300 – 400 lỗ ong đực và 5 – 10 mũ chúa ở dưới bánh tồ.
Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 16 – 20 ngày, ong

chúa 13 – 13,5 ngày, ong đực 20 – 23,5 ngày. Vào mùa chia đàn thì từ một đàn
có thể chúng tự chia ra vài đàn bay đi.
Ong A.dorsata nổi tiếng là hung dữ và chúng có b
ản năng bảo vệ tổ rất tốt,
có tới 80 – 90% ong thợ đậu ở ngoài bảo vệ, khi bị kẻ thù ấn công chúng bay ra

13
hàng trăm con cùng một lúc để lao vào kẻ thù và đuổi kẻ thù xa vài trăm mét.
Ở nước ta, ong Khoái phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Miền
Trung, Tây Nguyên và đặc biệt chúng có nhiều ở các tỉnh phía Nam, nơi có rừng
Tràm ngập nước. Việc khai thác mật ong Khoái là rát khó vì chúng quá hung dữ,
người ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật. Người
dân ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác ong A.dorsata r
ất độc đáo, có
một không hai trên thế giới. Đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật,
bình quân mỗi người gác từ 50 – 60 kèo, thu được 250kg mật/năm.
Bên cạnh ong Khoái; thì ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La của Việt Nam người ta
thấy một loại ong có cấu tạo và tập tính giống ong Khoái đó là ong Đá (Apis
laboriosa) chúng thường xây tổ trên các vách đá, kích thước cơ thể to hơn ong
Khoái, phần lưng bụng ong thợ có màu đen và sọc tr
ắng.
3.3. Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis cerana)
Đây là các loài ong đã được nuôi hàng nghìn năm ở các nước châu Á. Trong
tự nhiên chúng phân bố rất rộng rãi, chính vì phạm vi phân bố rộng như vậy nên
ong A.cerana khác nhau nhiều về kích thước cơ thể, lỗ tổ, lượng mật dự trữ và
một số đặc tính khác
Ong A.cerana có đặc tính xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuông

Xem thêm :  Nhạc điện tử là gì? Các thể loại nhạc điện tử thịnh hành nhất hiện nay

góc với mặt đất, chúng xây tổ ở những nơi kín đáo như
trong hốc cây, hốc đá
Do đặc điểm này mà người dân châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, hộp
vuông rỗng.
Ở Việt Nam, ong A.cerana cũng đã được người dân nuôi từ hàng nghìn năm
nay, chủ yếu là nuôi trong các đõ. Đến nay ở nước ta cũng như một số nước trên
thế giới đã chuyển loài ong này sang nuôi trong thùng có cầu di động, do đó mà
năng suất mật tăng lên đáng kể. Hiện nay Việt Nam có kho
ảng 1 80.000 đàn ong
nội trong đó có hơn 50% tổng số đàn được nuôi trong các thùng hiện đại. Năng
suất mật đạt trung bình khoảng từ 10 – 15 kg/ đàn/năm.

14

3.4. Ong châu Âu hay ong ngoại (Apis mellifer)
Ong Apis mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm,
chúng có tới 24 phân loài. Do vậy chúng được nuôi rộng rãi ở khắp các Châu lục
Ong châu Âu có đặc tính xây tổ giống như ong A.cerana, nhưng do kích
thước cơ thể lớn, số quân đông do vậy tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ
ong A.cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/
đàn, ong ít bốc bay và chúng
đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này tương đối hiền.
Vào đầu những năm 1960 Việt Nam chúng ta nhập 200 đàn ong Ý (Apis
mellifera lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Qua hơn 4 thập kỷ chúng đã tỏ ra
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam. Đặc biệt là ở
vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê,
bông trắng ) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đ
àn năm. Hiện
nay nước ta có khoảng 360.000 đàn ong ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn

mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất
khẩu. Tuy nhiên nuôi ong Ý phải đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao,
đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.

15

3.5. Ong không ngòi đốt (Apidac; Meliponiac)
Ngoài các loài ong mật Apis ra, ở nước ta còn có một số loài ong cho mật
đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn
công kẻ thù. Tuy nhiên chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi các kẻ
thù tấn công.
Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis khác như
cũng có sụ phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không
ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hình
ống, các
bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật –
phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.
Ở Việt Nam, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng
phân bố ở khắp đất nước như Lai Châu, Sơn La và các tỉnh miền Nam như Cần
Thơ, Tiền Giang, Sông Bé Năng suất mật của loài này tuy không cao nhưng
mật của nó rất quý, dùng để chữa bệ
nh và cũng giống như các loài ong mật
khác, ong Meliponiac có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng và
các cây tự nhiên.

16

Ong không ngòi đốt Stingless bees

4. HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỀ
4.1. Hình thái cấu tạo ngoài
– Cơ thể ong chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực và phần bụng, các phần này
được nối với nhau bằng các khớp động.
– Có 1 đôi râu.
– Có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
– Bên ngoài có lớp vỏ kinh gồm nhiều tấm nối với nhau tạo lên bộ xương
ngoài.
– Trong một tổ có 3 cấp ong: Ong chúa kích thước lớn nhất, cánh ngắn, bụ
ng
dài, có màu nâu đen; ong thợ có màu nâu nhạt hoặc vàng, có một khoanh vàng;
ong đực có màu đen, cánh dài, bụng ngắn.
4.1.1. Phần đầu ong
Đầu ong có cấu tạo hình hộp được bao bọc bởi lớp vỏ kitin, đầu được tách
biệt với phần ngực. Phía trước hình tam giác có mắt kép to màu đen, đầu được
phủ bởi 1 lớp lông mịn, mắt kép ở ong đực lớn, giữa 2 mắt kép là trán, dưới trán
gọi là hốc môi, ở giữa trán có 3 mắ
t đơn đó là 3 chấm đen xếp hình tam giác,
giữa đôi mắt kép là 1 đôi râu (anten), đây là một cơ quan cảm giác rất nhậy bén,
ong dùng râu để phân biệt mùi vị trong – ngoài tổ và xác định dao động sóng

17
trong không gian, râu ong đực có 13 đốt, ong thợ có 12 đốt.
Phần phụ miệng của ong xếp xung quanh miệng thích ứng với chức năng
nghiền – hút. Phần miệng có hàm trên, hàm dưới, môi dưới, 2 tấm môi trong

dính lại với nhau kéo dài thành lưỡi, trên lưỡi có nhiều lông tơ có tác dụng liếm
các thức ăn lỏng. Các phần phụ miệng có xu hướng kéo dài thành vòi để luồn
sâu vào hoa hút mật, ong thợ có lưỡi dài và nhiều lông hơn lưỡi ong đực và ong
chúa.
4.1.2. Phần ngự
c
Phần ngực của ong gồm 3 đốt: đốt trước, đốt giữa và đốt sau.
Ở trên cánh có các gân dọc và gân ngang được phủ một lớp lông mịn, bờ
trước của cánh sau có móc để móc vào bờ sau của cánh trước để tạo mặt bằng
cho 2 cánh khi bay. Khi ong vỗ cánh thì nó sẽ làm cho mặt bằng này bị thay đổi,
khi nghiêng cánh ong tạo ra một lực lớn ở phía sau đẩy ong về phía trước. Ong
càng vỗ cánh nhanh thì độ nghiêng cánh càng lớn, lực càng lớn, ong bay càng
nhanh, ong bay được là nhờ một hệ cơ trực tiếp gắn liền với cánh, hệ cơ có tính
co giãn để nâng cánh hoặc hạ cánh xuống, cơ càng khoẻ thì ong bay càng nhanh,
có thể đạt tốc độ 50 Km/giờ.
Mỗi đốt ngực có một đôi chân, mỗi chân gồm các đốt: đốt háng, đốt chuyển,
đùi, ống, bàn chân, cuối đốt bàn chân có 2 vuốt nhọn và 1 tấm đệm ở giữa. Mỗi
một đôi chân có cấ
u tạo riêng phù hợp với việc thu lượm phấn và mật.
4.1.3. Phần bụng ong
Bụng ong mật không có phần phụ, gồm 6 đốt và nối với phần ngực qua đốt
chuyển tiếp riêng bụng ong đực có 7 đốt. Các đốt bụng được nối với nhau bằng
các màng kitin mỏng do vậy ong có thể thay đổi được thể tích bụng, ở ong thợ
đốt bụng số 2 và 3 có các lỗ thở ở bên cạnh, 4 đố
t bụng cuối mỗi đốt có 1 đôi
tuyến sáp. Ở giữa đốt bụng 5 và 6 có tuyến Naxonop (Tên nhà bác học Nga tìm
ra), tuyến này tiết ra hương vị đặc trưng của mỗi đàn ong. Riêng ở ong chúa,
tuyến Naxonop rất phát triển và tiết ra các feromol đặc trưng để điều khiển mọi
hoạt động của đàn.
Ở phần cuối bụng ong thợ có cơ quan tự vệ là ngòi

đốt, ong đực không có
ngòi. Đây là bộ phận rất phức tạp, bộ phận chính là kim dẫn thông với tuyến độc
trong xoang bụng, khi ong thợ đốt ngòi thường bị đứt ra khỏi bụng và ong thợ sẽ
bị chết. Việc ong thợ đốt có ý nghĩa sinh học là: Bảo vệ tổ và làm cho đối thủ
đau do vẫn có các hạch thần kinh dù ngòi đã bị đứt ra khỏi cơ thể, bên cạnh đó
chúng tiế
t ra feromol báo động các ong thợ khác cùng tấn công kẻ thù.

18
4.2. Cấu tạo trong
4.2.1. Hệ tiêu hoá
Ong mật thuộc vào các côn .trùng dinh dưỡng chuyên hoá, cơ quan tiêu hoá
của ong còn là nơi dự trữ tạm thời mật hoa khi thu nhận và vận chuyển về tổ. Cơ
quan tiêu hoá bao gồm: Miệng, hầu, thực quản, diều, ruột trước và ruột sau.
Tuyến tiêu hoá gồm có 4 đôi:
– Đôi tuyến tiết sữa.
– Đôi tuyến tiết chất làm ướt lưỡi.
– Đôi tuyến tiế
t men tiêu hoá.
– Đôi tuyến tiết chất luyện mật.
Phần diều mật có dạng hình quả lê, là nơi dự trữ mật, có tính co giãn, diều có
thể chứa được 0,7 gam mật.
Ruột là bộ phận rất quan trọng, mọi quá trình tiêu hoá và hấp thu chất đinh
dưỡng đều diễn ra ở đây. Thức ăn được đưa vào cơ thể qua miệng, quá trình tiêu
hoá hấp thu xảy ra ở ruột, các chấ
t cặn bã được tập trung ở phần ruột sau và
được thải ra ngoài qua hậu môn.
4.2.2. Cơ quan hô hấp

Cơ quan hô hấp của ong gồm các lỗ thở, hệ thống ống khí phân nhiều nhánh,
các túi khí và hệ thống mao quản trao đổi khí với các tế bào, các mô trong cơ
thể. Các lỗ thở nằm hai bên cơ thể, có 3 đôi lỗ thở nằm ở phần ngực và 6 đôi lỗ
thở nằm ở phần b
ụng. Riêng bụng ong đực có 8 đôi lỗ thở. Trên bề mặt lỗ thở có
các lông nhỏ có tác dụng ngăn cản bụi bẩn đi vào cơ quan hô hấp.
Tiếp liền lỗ thở là túi khí, không khí được giữ lại ở đây rồi theo các ống khí
quản đi khắp cơ thể qua các mao mạch đến các tế bào. Khí ra qua các lỗ thở nhờ
sự co bóp của xoang bụng. Khác với nhiều động vật khác, khi l
ượng CO
2
trong
môi trường tăng thì ong vẫn hoạt động bình thường. Khi ong hoạt động mạnh
hoặc nhiệt độ môi trường cao thì đàn ong điều hoà bằng cách thoát hơi nước ra
ngoài qua các ống khí quản, lúc này ong không hô hấp có thể dẫn tới chết ngạt
do các ống khí quản tích đầy hơi nước.
4.2.3. Cơ quan tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn của ong là hệ thống tuần hoàn hở. Tim gồm 5 ngăn, 2
bên sườn của m
ỗi ngăn tim có các cửa để máu từ ngoài vào. Cơ của ngăn tim
phát triển mạnh, khi co bóp máu được dồn về phía trước để đi khắp cơ thể. Máu
của ong gồm 2 phần: Máu và bạch tuyết. Máu ong không có màu.
Trong vòng tuần hoàn, máu bắt đầu đi từ phần bụng theo các ống tuần hoàn

19
qua tim lên đầu và lại chảy ngược lại. Cứ như vậy vòng tuần hoàn của ong diễn
ra liên tục. Trên đường đi, máu vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan
và các tế bào. Máu ong không làm nhiệm vụ vận chuyển oxy. Máu đi được là
nhờ sự co bóp của tim. bình thường tim ong co bóp 60 – 70 lần/phút, khi bay đạt

140 lần/phút.
4.2.4. Hệ thần kinh
Cơ quan thần kinh của ong mật phát triển rất cao, nó đảm bảo mối liên hệ
thường xuyên hoạt động của đàn ong với môi trường bên ngoài, đồng thời điều
khiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể ong. Cơ quan thần kinh được chia
làm 3 phần: Thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật
tính.
+ Thần kinh trung ương gồm các hạch thần kinh ở đầu, ngực và phần bụng.
+ Thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh xuất phát từ
các hạch thần
kinh tới các tế bào cảm giác và các đầu mút thần kinh vận động ở trong cơ.
+ Thần kinh thực vật tính: đi tới các cơ quan điều khiển mọi hoạt sinh lý
bình thường của cơ quan đó, các hoạt động của ong thực hiện được là nhờ các
phản xạ: Phản xạ của ong bao gồm: Phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.

+ Phản xạ đơn giản: Là những phản ứng diễn ra trong cơ thể không có sự
tham gia của thần kinh trung ương.
+ Phản xạ phức tạp, gồm 2 loại:
Phản xạ không điều kiện: Có sẵn trong cơ thể và di truyền qua các thế hệ.
Tập hợp nhiều phản xạ không điều kiện thành bản năng của ong.
– Phản xạ có đ
iều kiện: được tiếp thu trong quá trình sống, những phản xạ
này có thể thành lập và mất đi nếu không được duy trì.
4.2.5. Cơ quan sinh dục của ong
Cũng như nhiều động vật khác thì con ong cũng thuộc nhóm phân tính nghĩa
là có con đực và con cái riêng biệt.
Cơ quan sinh dục ong chúa: Gồm 2 buồng trứng, hình quả lê, mỗi buồng
trứng có nhiều ống trứng nằm song song với nhau, có khoảng từ 110 – 230 ống.
Mỗi buồ
ng trứng có 1 ống dẫn trứng riêng đổ vào 1 ống dẫn chung, phía trên

ống dẫn trứng chung là túi dự trữ tinh hình cầu, tiếp theo là âm đạo và cán đẻ
trứng.
Cơ quan sinh dục ong thợ cũng như của ong chúa về mặt cấu tạo, nhưng
buồng trứng ong thợ phát triển không đồng đều, có dạng dải. Số lượng ống trứng
ít khoảng 1 – 12 ống. Mặc dù cơ quan sinh dục hoạt độ
ng bình thường song
không bao giờ ong thợ đẻ trừ trường hợp mất chúa lâu dài.

20
Cơ quan sinh dục của ong đực gồm 1 đôi dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụ
và bộ phận giao phối. Dịch hoàn nằm ở phần trước bụng có dạng hình hạt đậu
màu vàng, trong dịch hoàn có nhiều ống sinh tinh ngoằn nghèo, ống dẫn tinh mở
rộng thành túi chứa tinh khi giao phối với ong chúa bộ phận giao cấu của ong
đực bị đứt vào âm đạo của ong chúa, vì thế ong đực chết ngay sau khi làm xong
nhiệm vụ duy trì nòi gi
ống.

21
Chương 2
SINH HỌC ONG MẬT

Đặc điểm sinh vật học của ong mật từ lâu đã thu hút được sự chú ý của nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình nghiên
cứu về con ong thì nhiều vấn đề lý thú về mặt sinh học của ong mật đã dần dần
được phát hiện. Những kiến thức về sinh học của ong mật đã tạo cơ sở cho vi
ệc
hoàn thiện các quy trình và biện pháp kỹ thuật của nghề nuôi ong, góp phần làm
tăng năng suất – chất lượng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong.

1. CẤU TRÚC TỔ ONG
1.1. Cấu trúc tổ và sự sắp xếp bánh tổ
Tổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ thù và các điều kiện tự nhiên bất lợi
như mưa, nắng, gió Trong tự nhiên ong mật thường làm tổ trong các hốc cây,
hốc đá hoặc trong tổ mối dưới đất.
Cũng giống như ong A.mellifera, tổ của ong A.cerana gồm có vài bánh tổ
xếp song song vớ
i nhau theo hướng đi vào của cửa tổ và vuông góc với mặt đất,
thông thường có khoảng 5 – 8 bánh tổ như vậy. Trên một bánh tổ được phân chia
làm các vùng khác nhau rõ rệt: vùng mật, vùng phấn, vùng ấu trùng ong thợ,
vùng ấu trùng ong đực và vị trí mũ chúa (hình bên).

22

1 . Vùng mật (phía trên cùng)
2. Vùng phấn
3. Vùng ấu trùng ong thợ
4. Vùng ấu trùng ong đực
5. Vị trí các mũ chúa (tự nhiên)
– Chiều dày bánh tổ nơi chứa mật là 25 – 30mm.
– Chiều dày nơi nuôi ấu trùng là 20 – 21mm.
– Khoảng cách giữa 2 bánh tổ kề nhau (cầu) gọi là “khoảng cách con ong” là
7,5mm.
– Khoảng cách từ tâm bánh tố này đến tâm bánh tổ liền kề là 32mm (đây là
khoảng đối với ong A.cerana ở miền Bắc). Còn ở miền Nam là 28mm.
Giữa các bánh tổ có vách chung từ đó ong xây lỗ tổ về 2 hướng, các lỗ tổ có

chung cạnh chung đáy với nhau. Lỗ tổ ong có hình lục giác đều. Cấu tạo của lỗ
tổ như vậy làm cho độ bền của tổ rất cao và lỗ tổ có sức chứa .lớn nhất, tiết kiệm
được nguyên liệu (sáp). Bánh tổ thường được xây theo một chiều hướng theo lối
ra vào của ong, lỗ tổ
có xu hướng hơi nghiêng (chếch lên phía trên). Trên bánh
tổ có nhiều loại tổ:
* Lỗ tổ ong thợ: Chiếm đại đa số (khoảng 5.000 lỗ trên 1 bánh tổ), lỗ có hình
lục giác đều nằm ở giữa bánh tô, lỗ chứa trứng, ấu trùng, nhộng ong thợ và còn
chứa cả thức ăn Kích thước lỗ tổ dao động trong khoảng 4,2 – 4,8mm.
* Lỗ tổ ong đực: Thường nằm ở phía dưới và ở hai bên góc bánh tổ
, số
lượng lỗ ít và chỉ xuất hiện vào mùa chia đàn khi đàn ong phát triển mạnh.
Ngoài tác dụng là bồi dục ong đực ra thì số lỗ tô này còn dùng để chứa thức ăn.
Kích thước lỗ tổ lớn hơn lỗ ong thợ, đường kính lỗ tổ khoảng 5,1 – 5,4mm.
* Lỗ tổ đặc biệt (mũ chúa). Đây là lỗ tổ chỉ chuyên để bồi dục ong chúa, lỗ
này chỉ xuất hiện khi
đàn ong chia đàn hoặc thay thế chúa tự nhiên và mất chúa,
mũ chúa tự nhiên được xây ở phía dưới và 2 bên mép cạnh bánh tổ, số lượng 1 –
10 mũ và có hướng vuông góc với mặt đất. Sau khi chúa nở, ong thợ thường phá
bỏ ngay mũ chúa, khi đàn ong mất chúa đột ngột thì ong thợ sẽ cải tạo lỗ ong

23
thợ có sẵn ấu trùng ong thợ (l – 3 ngày tuổi) thành mũ chúa cấp tạo, những loại
mũ chúa này thường nằm ngay trong vùng lỗ ong thợ và có hướng không vuông
góc với mặt đất.
Lỗ tổ đặc biệt này có hình búp măng, đường kính trung bình là 7,2 – 8mm.
* Lỗ tổ đựng mật – phấn: có đáy hình lục giác đều và ở phía trên cùng của
bánh tổ, chủ yếu để chứa mật và phấn, nhưng vào mùa sinh sản thì cũng có thể
ong chúa

đẻ trứng vào đó
* Lỗ tổ quá độ (lỗ chuyển tiếp): nằm ở giữa vùng ong đực và ong thợ hoặc
nằm xen với lỗ tổ ong thợ. Lỗ tổ loại này chỉ có 3 hoặc 5 cạnh không theo quy
luật nhất định, chúng được dùng chứa mật – phấn khi có nguồn thức ăn dồi dào.
* Lỗ tổ bên cạnh: Là những lỗ nửa hình 6 cạnh, ở chỗ nối tiế
p giữa bánh tổ
với khung cầu, ngoài tác dụng làm cho bánh tổ vững chắc còn dùng để chứa mật
khi mùa hoa nở rộ.
Trong mùa sinh sản thì có tới 314 số lỗ tổ dùng để nuôi dưỡng ấu trùng, 1/4
số lỗ tổ để chứa thức ăn, lỗ tổ ong thợ vít nắp phẳng còn lỗ vít nắp ong đực lồi
lên thành hình nón và có một lỗ thủng nhỏ ở chính giữa chỏm nhọn. Việc nghiên
cứ
u cấu tạo tổ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra các thùng nuôi phù hợp
với từng vùng, từng loại ong.
1.2. Sự già hoá của bánh tổ và hoạt động xây bánh tổ mới
Bánh tổ mới xây, mềm dẻo có màu trắng sáng hoặc màu vàng phụ thuộc vào
màu phấn hoa ong thu hoạch, sau một thời gian nuôi dưỡng ấu trùng màu bánh
tổ chuyển sang màu nâu rồi sang màu đen do xác ấu trùng, vỏ nhộng và các chất
cặn bã khi ấu trùng hoá nhộng thải ra. Lúc này vách bánh tổ
hẹp lại, bánh tổ trở
lên giòn, cứng và có mùi hôi. Theo Mikhailop (1927) thì sau 17 – 21 thế hệ ong
thợ ra đời lỗ tổ hẹp hơn 5 – 6% về thể tích và khi có 68 thế hệ ong non ra đời, do
lỗ tổ hẹp đầu nên khối lượng ong thợ giảm đi 18,8%.

Cầu ong tiêu chuẩn

24
Khi các bánh tổ đen (già hoá) thì ong chúa không thích đẻ trứng do có mùi

hôi, sâu ăn sáp dễ xâm nhập. Ở một số đàn ong mạnh thì ong thợ sẽ cắn bỏ các
lỗ cũ rồi xây mới lại, ong A.cerana rất kém trong khâu vệ sinh tổ do vậy các sáp
vụn ở đáy thùng rất hấp dẫn bọn sâu đục bánh tổ, nếu nhiều sâu ăn sáp thì đàn
ong sẽ bốc bay. Do vậy phải thường xuyên dọn vệ sinh đáy tổ và cho ong xây
bánh tổ mới thay dần các bánh tổ đã già (nên thay 112 số bánh tổ trên đàn ong
trong một năm).
Quá trình xây bánh tổ mới do ong thợ non giai đoạn 12 – 18 ngày tuổi đảm
nhiệm , lúc này tuyến sáp của ong thợ phát triển mạnh. Việc tiết sáp xây bánh tổ
mới phụ thuộc vào tình hình đàn ong và nguồn thức ăn trong tự nhiên. Người ta
ước tính rằng để sản xuất được 0 5kg sáp thì ong phải tiêu tốn khoảng 4kg mật
ong.
Khi xây bánh tổ, ong th
ợ bám vào nhau thành dây ong, chúng dùng móc ở
chân sau lấy sáp ra khỏi gương sáp của tuyến tiết sáp rồi cho lên miệng để nhai,
nghiền và trộn với nước bọt. Để xây được 1 lỗ tổ thì phải cần đến hàng trăm con
ong thợ. Từ các dây ong đó ong thợ xây lên các “lưỡi mèo” rồi xây rộng ra thành
bánh tổ mới. Để tiết kiệm sáp và giúp ong xây bánh tổ nhanh thì con người đã
tạo ra chân tầng bằng sáp có in sẵn hình khuôn các lỗ tổ để từ đó ong t
ự xây lên.
Cần phải lưu ý sử dụng chân tầng có đúng kích thước lỗ tổ tự nhiên của ong. Ở
miền Bắc chân tầng có đường kính lỗ tổ phù hợp là 4,6mm. Một đàn ong mạnh
trong vòng 24 giờ có thể xây hoàn thiện 1 bánh tổ mới.
1.3. Sự điều hoà nhiệt độ, ẩm độ trong đàn ong
Tất cả các loài ong mật đều có khả năng tạo ra và duy trì nhiệt độ và ẩm độ

Xem thêm :  Bộ giải pháp dễ học cho lập trình winform giúp bạn làm đề tài

trong tổ ở một mức độ nhất định. Cá thể 1 con ong chỉ có thể thực hiện một số
hoạt động trong phạm vi-nhiệt độ cho phép, những phản ứng hoá học cần thiết
được tiến hành, nhưng cả tập thể đàn ong thì có thể tạo nên và duy trì nhiệt độ
trong tổ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho ấu trùng phát triển là trong khoảng 32 – 36

0
,
nhiệt độ này luôn luôn được ổn định và duy trì. Nếu nhiệt độ cao quá hoặc thấp
quá sẽ làm giảm sức sống hoặc kéo dài thời gian phát dục của ong. Sự điều hoà
nhiệt độ do ong thợ đảm nhiệm, đàn ong càng đông thì khả năng điều hoà nhiệt
độ càng tốt Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp thì đàn ong tụ thành từng chùm
để ủ ấm cho ấu trùng, nhiệt độ
càng thấp thì ong tụ càng dày và chúng tiêu thụ
nhiều mật ong để tạo ra năng lượng cần thiết. Nhờ có khả năng tụ thành chùm để
tăng nhiệt độ này nên ong A.cerana có thể giết chết những con ong bò vẽ xâm
nhập vào đàn, một con. ong bò vẽ bị bao vây bởi một nhóm ong thợ tạo thành

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆPHÀ NỘI – 2008LỜI NÓI ĐẦUĐể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất tại các tỉnh miền núi phía Bắc,Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chính thức đưa môn học “Kỹ thuậtnuôi ong mật” vào chương trình giảng dạy cho sinh viên các ngành: Chăn nuôi,Chăn nuôi – Thú y và từ năm 2002 đưa vào giảng dạy cho ngành Lâm nghiệp vàSư phạm kỹ thuật Nông nghiệp.Sau 5 năm tổ chức giảng dạy cho sinh viên, tập thể giảng viên của Bộ mônOng và động vật quý hiếm đã nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa để từng bước hoànthiện tập bài giảng. Đến nay tập bài giảng: “Kỹ thuật nuôi ong mật” đã tươngđối hoàn chỉnh, được các chuyên gia và các thế hệ sinh viên đánh giá tốt. Đểgiúp cho sinh viên có được bộ tài liệu chuẩn về môn học, chúng tôi mạnh dạnxây dựng giáo trình: “Kỹ thuật nuôi ong mật” với sự đóng góp của các tác giảsau: PGS. TS Nguyễn Duy Hoan chủ biên và trực tiếp viết các chương: Bài mởđầu, chương 1, chương 5 và chương 7.Thạc sĩ Phùng Đức Hoàn viết các chương: Chương 2, chương 3, vàchương 4.Tiến sĩ Ngô Nhật Thắng viết chương 6.Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Chăn nuôi Thúy Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các chuyên gia của Viện nghiên cứuOng thuộc Công ty Ong Trung ương đã bỏ nhiều công sức, đóng góp những ýkiến quý báu giúp chúng tôi hoàn thiện cuốn giáo trình này.Do kinh nghiệm còn hạn chế, mặt khác là lần đầu tiên xuất bản nên cuốngiáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các thế hệ sinh viên để lần xuấtbản sau được hoàn thiện hơn.Chúng tôi xin chân thành cảmơn!Tập thể tác giảLỜI NÓI ĐẦU 1Bài mở đầu CON ONG VÀ LỢI ÍCH CỦA NGHỀ NUÔI ONG 6Chương 1: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CỦA ONGMẬT 91. NGUỒN GỐC CỦA ONG 92. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI 93. CÁC LOÀI ONG MẬT CHỦ YẾU: 103.1. Ong hoa (Apisfzorea) 103.2. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis dorsata) 113.3. Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis cerana) 133.4. Ong châu Âu hay ong ngoại (Apis mellifer) 143.5. Ong không ngòi đốt (Apidac; Meliponiac) 154. HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỀ 164.1. Hình thái cấu tạo ngoài 164.1.1. Phần đầu ong 164.1.2. Phần ngực 174.1.3. Phần bụng ong 174.2. Cấu tạo trong 184.2.1. Hệ tiêu hoá 184.2.2. Cơ quan hô hấp 184.2.3. Cơ quan tuần hoàn 184.2.4. Hệ thần kinh 194.2.5. Cơ quan sinh dục của ong 19Chương 2: SINH HỌC ONG MẬT 211. CẤU TRÚC TỔ ONG 211.1. Cấu trúc tổ và sự sắp xếp bánh tổ 211.2. Sự già hoá của bánh tổ và hoạt động xây bánh tổ mới 231.3. Sự điều hoà nhiệt độ, ẩm độ trong đàn ong 242. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA ĐÀN ONG MẬT 252.1. Đàn ong là một “đơn vị xã hội” 252.2. Các thành viên của đàn ong 262.2.1. Ong chúa 262.2.2. Ong đực 302.2.3. Ong thợ 31Chương 3: NGUỒN MẬT PHẤN VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC QUẢN LÝ ĐÀN ONG 361. NGUỒN MẬT PHẤN 361.1. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với nghề nuôi ong 361.2. Sự tiết mật và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của hoa 371 .2.1. Sự tiết mật hoa 371. 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật 371.3. Lịch nở hoa của cây nguồn mật phấn 382. MỘT SỐ DỤNG CỤ NUÔI ONG 392.1. Thùng ong 392.1.1. Các loại thùng ong truyền thống (đõ) 392.1.2. Thùng ong cải tiến 412.1.3. Một số dạng thùng ong chuyên dụng khác 432.2. Các dụng cụ nuôi ong khác 442.2.1. Dụng cụ tạo chúa 442.2.2. Dụng cụ quản lý ong 442.2.3. Dụng cụ gắn chân tầng 442.3. Dụng cụ khai thác mật 443. CÁCH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỀM VÀ SẮP ĐẶT CÁC ĐÀN ONG 463.1. Lựa chọn địa điểm đặt trại ong 463.2. Sắp đặt các đàn ong trong trại 463.3. Xác định mật độ đàn ong trong 1 vùng 474. KỸ THUẬT QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO THỜI VỤ 474.1. Ý nghĩa của công tác quản lý đàn ong theo thời vụ 474.2. Công tác quản lý đàn ong theo thời vụ ở các tỉnh phía Bắc 484.2.2. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ hè – thu 494.2.3. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ thu – đông 504.2.4. Kỹ thuật quản lý ong trong vụ đông – xuân 50Chương 4: KỸ THUẬT NUÔI ONG 521. NUÔI ONG CỔ TRUYỀN 521.1. Các hình thức nuôi ong cổ truyền 521.1.1. Săn ong 521.1.2. Nuôi ong trong hốc cây, hốc đá 521.1.3. Nuôi ong trong thùng vuông, đõ trong có bánh tổ cố định 531.1.4. Nuôi ong trong đõ, thùng có thanh xà 541.2. Các phương pháp bắt ong về nuôi 541.2.1. Hánh ong 551.2.2. Bắt ong trinh sát (ong soi đõ) 551.2.3. Bắt ong trong hốc cây, hốc đá 551.2.4. Bắt ong di cư, ong chia đàn, bốc bay 561.3. Sang thùng ong 562. NUÔI ONG CẢI TIẾN 572.1. Nguồn giống ong 572.1.1. Mua đàn ong trong đõ 572.1.2. Mua ong từ những đàn đã nuôi trong thùng cải tiến 582.2. Kiểm tra đàn ong 582.2.1. Mục đích 582.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra đàn ong 582.2.3. Phương pháp kiểm tra 592.3. Cho ong xây bánh tổ mới 602.3.1. Mục đích 602.3.2. Các phương pháp cho xây 612.4. Cho ong ăn bổ sung và uống nước 622.4.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm 622.4.3. Cho ong uống nước 632.5. Ong chia đàn tự nhiên và cách phòng chống 632.5 .1 . Các nhân tố thúc đẩy ong chia đàn 642.5.2. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên 642.5.3. Hiện tượng chia đàn 642.5.4. Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn 652.6. Ong bốc bay và cách phòng chống 662.6.1. Tác hại 662.6.2. Nguyên nhân 662.6.3. Nhận biết ong bốc bay 662.6.4. Phòng chống ong bốc bay 672.6.5. Xử lý ong bốc bay 682.7. Ong cướp mật và biện pháp phòng chống 682.7.1. Hiện tượng và tác hại 682.7.2. Nguyên nhân gây tình trạng ong cướp mật 692.7.3. Biện pháp phòng tránh ong ăn cướp mật 702.8. Ong thợ đẻ trứng và biện pháp xử lý 712.8.1. Hiện tượng và tác hại 712.8.2. Nguyên nhân 722.8.3. Đề phòng và xử lý ong thợ đẻ trứng 722.9. Chống nóng, chống rét cho đàn ong 732.9.1. Chống nóng 732.9.2. Chống rét cho ong 742.10. Nhập ong 752.10.1. Những trường hợp phải nhập đàn ong và nguyên tắc nhập ong 752.10.2. Các phương pháp nhập đàn ong 752.11. Di chuyển đàn ong 772.11.1. Mục đích di chuyển đàn ong 772.11.2. Một số hình thức nuôi ong không cố định 782.11.3. Những việc cồn làm khi vận chuyển đàn ong 78Chương 5: CÔNG TÁC GIỐNG ONG 811. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC CHỌN LỌC GIỐNG ONG 812. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIỐNG 822.1. Chọn lọc đại trà 822.2. Chọn lọc cá thể 833. LAI GIỐNG 834. TẠO CHÚA 844.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ong chúa 844.2. Phương pháp tạo chúa đơn giản 854.3. Tạo chúa bằng phương pháp di trùng 874.4. Giới thiệu chúa và .mũ chúa 915. NHÂN ĐÀN 945.1. Các phương pháp chia đàn nhân tạo 945.2. Sử đụng các đàn chia tự nhiên 96Chương 6: SÂU BỆNH VÀ ĐỊCH HẠI CỦA ONG MẬT 971. BỆNH THỐI ẤU TRÙNG CHÂU ÂU (Europeanfoulbrood) 972. BỆNH THỐI ẤU TRÙNG TÚI (Sacbrood) 1003. BỆNH ỈA CHẢY (Nosema) 1024. HỘI CHỨNG NGỘ ĐỘC 1034.1. Ngộ độc thuốc hoá học 1034.2. Ngộ độc thực vật có mật phấn độc 1045. CÁC KÝ SINH CỦA ONG 1055.1. Ve ký sinh hay chí lớn (Varroajácobsoni) 1055.2. Ve ký sinh hay chí nhỏ (Tropilaelaps clareae) 1055.3. Ve Neocypholaelaps indica Evans 1056. CÁC CÔN TRÙNG HẠI ONG 1056.1. Sâu ăn sáp (sâu phá bánh tổ) 1056.2. Kiến 1076.3. Ong bò vẽ 1076.4. Chuồn chuồn 1096.5. Ngài đầu lâu 1096.6. Ruồi ký sinh (Senotainia sp) 1097. MỘT SỐ ĐỊCH HẠI KHÁC 1107.1. Chim ăn ong 1107.2. Cóc, nhái 1107.3. Một số kẻ thù hại ong khác 111Chương 7: THU SẢN PHẨM 1111 MẬT ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH 1111.1. Thành phần và tác dụng của mật ong 1111.2. Phương pháp khai thác mật ong 1141.3. Xử lý mật sau khi đã thu 1161.4. Sản xuất mật bánh tổ 1172. SÁP ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH 1172.1. Thành phần và tác dụng của sáp ong 1172.2. Kỹ thuật khai thác sáp 1182.3. Bảo quản sáp ong và tầng chân 1193. SỮA CHÚA VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC 1193.1. Thành phần và tác dụng của sữa chúa 1193.2. Phương pháp khai thác sữa chúa 120Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC CÂY NGUỒN MẬT – PHẤN Ở VIỆT NAM 122TÀI LIỆU THAM KHẢO 128Bài mở đầuCON ONG VÀ LỢI ÍCH CỦA NGHỀ NUÔI ONGTừ xa xưa, con ong và con người đã là những người bạn thân thiết củanhau. Con ong mật có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, những nơi có thảm thựcvật phong phú và đa dạng, trăm hoa đua nở. Có thể nói nơi nào có mật của conong thì .ở đó biểu hiện của sự trù phú, làm ăn phát đạt. Nếu không có những conong nhỏ bé, cần cù làm việc từ sáng sớm tinh mơ đến tối, thì làm sao chúng ta cóthể được thưởng thức hương vị của những giọt mật thơm tho, ngọt ngào:Ong mật cho chúng ta nhiều sản phẩm quý như mật ong; phấn hoa, sữachúa, sáp ong, keo ong: Đây là những sản phẩm sinh học độc đáo, có giá trịdinh dưỡng rất cao dùng để bồi dưỡng sức khoẻ cho con người, đặc biệt tốt chocác cụ già và các cháu nhỏ. Bên cạnh để dùng làm thực phẩm dinh dưỡng thì cácsản phẩm trên còn có mặt trong các bài thuốc y học cổ truyền có giá trị chữabệnh cao, là các nguyên liệu để chế biến các mỹ phẩm cao cấp và nhiều sảnphẩm của các ngành công nghiệp khác. Thực tế từ một đàn ong nội địa (Apiscerana) trong một năm, tuỳ theo cách nuôi, có thể cho từ 2 đến 40kg mật ong,0,2 – 0,3 kg sữa chúa và các sản phẩm khác. Hiện nay trên thế giới đang có xuhướng sử dụng các thực phẩm tự nhiên thay thế cho các sản phẩm công nghiệp,chính vì vậy nhu cầu của con người về các sản phẩm ong cũng được tăng lênđáng kể.Ngoài việc cung cấp các sản phẩm quý kể trên thì con ong còn có vai tròhết sức quan trọng là góp phần làm tăng năng suất cho nhiều loại cây trồng. Dotrong quá trình đi thu lượm mật – phấn, con ong đã trực tiếp thụ phấn cho hoa.Theo sự tính toán của các nhà khoa học ý, Niu- di- lân và Mỹ thì năng suất vàphẩm chất của cây trồng tại các vùng nuôi ong mật tăng 10 – 15 lần so với cácvùng không nuôi ong mật.Nghề nuôi ong đòi hỏi kỹ thuật chứ không đòi hỏi về sức lực, lao động nuôiong nhẹ nhàng phù hợp cho nhiều lứa tuổi và giới. Do vậy phụ nữ, người già, trẻem, người tàn tật đều có thể tham gia nuôi ong được. Như vậy nghề nuôi ongcũng góp phần giải quyết thêm được nhiều việc làm cho người già, trẻ em, ngườinghỉ hưu, mất sức hoặc sinh viên mới ra trường chưa có việc làm.Nuôi ong không đòi hỏi phải có điện tích đất đai riêng, nó không bóc lột tàinguyên thiên nhiên, không đòi hỏi nhiều diện tích đất như các ngành nghề khácmà người nuôi ong có thể tận dụng được các diện tích nhỏ như góc hè, mái hiên,ban công nhà hoặc để ngay dưới gốc cây ăn quả trong vườn nhà để đặt các đõ,thùng ong.Vốn đầu tư ban đầu cho nuôi ong không lớn, chủ yếu là mua giống và mộtsố thức ăn. Còn những vật liệu khác, rẻ tiền như thùng nuôi ong, dụng cụ thumật, khung cầu thì có thể tận dụng gỗ, tre khai thác tại chỗ, chi phí thấp, thuhồi vốn nhanh. Nuôi ong kích thích trồng cây gây rừng nên còn góp phần bảo vệthiên nhiên, môi trường và ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc miền núi.Trên đất nước chúng ta, hầu như nơi nào cũng nuôi được ong. Vùng trungdu và miền núi là quê hương của loài ong nội địa (Apis cerana), đây là nhữngvùng cố nguồn hoa tự nhiên phong phú và đa dạng. Hiện nay đang có nhữngchương trình – dự án phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung, các chươngtrình trồng rừng Đây là cơ sở thuận lợi để chúng ta phát triển con ong nội.Trong các giống ong được nuôi trong các gia đình thì giống ong nội địa thể hiệnnhiều ưu thế vì chúng có diện phân bố rộng rãi, khả năng tìm kiếm thức ăn tốt,thích nghi với nguồn hoa phân bố rải rác không tập trung, thích nghi tốt với điềukiện ngoại cảnh ở mọi vùng. Do vậy ong nội rất thích hợp với kiểu nuôi gia đìnhcô định hoặc di chuyển ít, vốn đầu tư ban đầu không đáng kể, thu hồi vốn nhanh.Nhiều gia đình nhờ có các sản phẩm của ong mà cuộc sống được đảm bảo, cótích luỹ để làm nhà và sắm sửa các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ.Hiện nay các thành tựu khoa học kỹ thuật nuôi ong trong và ngoài nước đãđược tích luỹ và phát triển mạnh, người dân có thể vận dụng để phát triển nghềnuôi ong đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.Các sản phẩm từ ongChương 1NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀHÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CỦA ONG MẬT1. NGUỒN GỐC CỦA ONGOng có nguồn gốc từ ngành động vật chân đốt, tên khoa học làArthropoda, chân đốt có nguồn gốc từ giun đốt (Annelides} xuất phát từ lớp giunnhiều tơ (Polychaeta).Trong lịch sử phát triển của sinh giới thì động vật có hai hướngtiến hoá đó là động vật không xương sống và động vật có xương sống. Trongđộng vật không có xương sống thì phát triển nhất là ngành chân đốt, trong đó cóloài ong. Ong bắt nguồn từ ngành chân đốt, chân đốt bắt nguồn từ lớp giun nhiềutơ. Quá trình chuyển hoá từ giun nhiều tơ sang ngành chân đốt là một quá trìnhphức tạp hoá về mặt cấu tạo.Tầng Cuticul =>Vỏ kitin (bộ xương ngoài)Biểu bì mô cơ => bó cơ.Chi bên => Chi phân đốtMạch máu lưng => TimCơ quan thị giác phát triển phức tạp. Các đốt trước tập hợpthànhđầu, đốt giữa thành ngực, đốt phần sau chuyển thành phần bụng. Bên cạnhđó xuất hiện thêm một số cơ quan mới: ống khí, ống Malpighi2. VỊ TRÍ PHÂN LOẠITrong thế giới động vật, ong mật thuộc ngành chân đốt(Arthropoda) hay lớp 6 chân (Hecxapoda); phân ngành có ống khí (Tracheata).Lớp côn trùng (Insecta)Bộ cánh màng (Hymenoptera)Họ ong mật (Aptsdae)Giống ong mật (Apis)Trên thế giới hiện nay cổ7 loài ong cho mật, trong đó ở ViệtNam có 4 loài chính.+ Ong châu Âu (ong ngoại): Apis mellifera. (A. mellifera)+ Ong Nội địa (ong châu Á): Apis cerana. (A. cerana)+ Ong Khoái (ong gác kèo): Apis dorsata. (A. dorsata)+ Ong Hoa (ong muỗi): Apisflorea. (A.florea)10Trong 4 loài ong mật trên thì chỉ có 2 loài A.cerana và A.mellifera là có giátrị kinh tế cao, đang được nuôi rộng rãi. Còn 2 loài A.dorsata và A. f1orea là 2loài ong đã sinh, chưa được nghiên cứu và thuần hoá, mới dừng ở mức độ khaithác tự nhiên.Trong mỗi loài lại phân chia thành các phân loại khác nhau như: Đối với ongchâu Âu (A.mellifera) có các phân loài: Ong ý, ong Trung – Nga, ong Cacpat,ong Crain, ong vùng Capcazơ; Đối với ong A.cerana có: A.cerana cerana,A.cerana indica, A.cerana japonica Mỗi phân loài đó lại có nhiều dạng sinhthái – sinh học hình thành từ lâu đời dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnhkhác nhau và cát đặc điểm thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Điều nàydẫn đến các đặc điểm có ý nghĩa kinh tế đối với con người cũng khác nhau và cóý nghĩa rất.to lớn trong công tác giống ong vì chúng bảo vệ và duy trì được tínhđa dạng sinh học thông qua các hệ gen quý hiếm tồn tại trong tự nhiên.3. CÁC LOÀI ONG MẬT CHỦ YẾU:3.1. Ong hoa (Apisfzorea)Đây là loài ong có kích thước nhỏ nhất trong các giống Apis, phân bố chủyếu ở các vùng có khí hậu ấm áp ở châu Á. Ở nước ta ong Apis florea có haiphân loài đó là ong hoa đỏ và ong hoa đen.- Ong hoa đỏ (Apis florea) có đặc tính xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ lộra ngoài không khí, phía trên phần chứa mật phình ra bám vào cành cây, cònphần dưới là lỗ ấu trùng rủ xuống. Bánh tổ được quân phủ bằng 3 – 4 lớp ongthợ. Vào mùa chia đàn sẽ có lô tổ ong đực và vài mũ chúa ở phía dưới. Ong hoađỏ có thể chia thành vài đàn bay ra từmột đàn đông quân. Ong A. florea rất dễ11bốc bay khi gặp thời tiết không thuận lợi thức ăn thiếu và kẻ thù tấn công mạnh.Lượng mật dự trữ của loài ong này ít hơn các loài ong khác, khoảng từ 0,7 -l,2kg mật nên ít có giá trị kinh tế. Trên thực tế, ở một số vùng người ta khai thácmật ong A. jiorea bằng cách cắt riêng phần mật để lấy, còn phần nhộng và ấutrùng buộc trả lại đàn ong. Do vậy có thể thu hoạch mật 2 – 3 lần từ 1 tổ. Ong A.jiorea có nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Hà Giang, CaoBằng, Bắc Kạn, Sơn La và các tỉnh miền Nam như Long An, Đồng Tháp, KiênGiang – Ong hoa đen (Apis andreniformis): Ong này có đặc điểm hình thái, tậptính sinh học và phân bố tương tự ong hoa đỏ, nhưng chúng có kích thước cơ thểnhỏ hơn một hút, phần lưng bụng có màu đen, còn ong A. florea có màu hungđỏ, ong hoa đen có đặc tính dữ hơn so với ong hoa đỏ.Ong hoa đen (Apis andreniformis)Nhìn chung ong hoa có kích thước cơ thể nhỏ, ong chúa dài khoảng 13mm,ong thợ 7 – 8 mm, ong đực 13mm, vòi hút của ong thợ dài 3,44mm. Lượng mậtdự trữ của ong hoa đen không đáng kể, nên giá trị kinh tế của ong này là rấtthấp, ít được người nuôi quan tâm.3.2. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis dorsata)Ong A.dorsata còn có tên gọi là ong khổng lồ vì chúng có kích thước lớnnhất trong các giống ong mật, ong thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa chỉdài hơn ong thợ một chút, bụng ong thợ có màu nâu vàng và chiều dài vòi hút là6,68mm.12Ong Khoái – Apis dorsataOng Khoái có đặc tính xây 1 bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặcdưới các vách đá. Kích thước bánh tổ khá lớn, dài khoảng 0,5 – 2m, rộng 0,5 -0,7m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn và ấu trùngvà nhộng Lỗ ong đực không nằm ở vùng giống như ong A.cerana mà nằm rảirác xen lẫn lỗ ong thợ. Bên ngoài bánh tổ có các lớp ong thợ bám vào, chúng cóthể tự điều hoà nhiệt độ dao động 27 – 37C ong A.dorsata thu hoạch mật rấtchăm chỉ, dự trù mật bình quân là 5kg/đànMùa chia đàn của chúng trùng với mùa chia đàn của ong nội A.cerana, trướcmùa chia đàn chúng xây 300 – 400 lỗ ong đực và 5 – 10 mũ chúa ở dưới bánh tồ.Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 16 – 20 ngày, ongchúa 13 – 13,5 ngày, ong đực 20 – 23,5 ngày. Vào mùa chia đàn thì từ một đàncó thể chúng tự chia ra vài đàn bay đi.Ong A.dorsata nổi tiếng là hung dữ và chúng có bản năng bảo vệ tổ rất tốt,có tới 80 – 90% ong thợ đậu ở ngoài bảo vệ, khi bị kẻ thù ấn công chúng bay ra13hàng trăm con cùng một lúc để lao vào kẻ thù và đuổi kẻ thù xa vài trăm mét.Ở nước ta, ong Khoái phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh MiềnTrung, Tây Nguyên và đặc biệt chúng có nhiều ở các tỉnh phía Nam, nơi có rừngTràm ngập nước. Việc khai thác mật ong Khoái là rát khó vì chúng quá hung dữ,người ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật. Ngườidân ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác ong A.dorsata rất độc đáo, cómột không hai trên thế giới. Đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật,bình quân mỗi người gác từ 50 – 60 kèo, thu được 250kg mật/năm.Bên cạnh ong Khoái; thì ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La của Việt Nam người tathấy một loại ong có cấu tạo và tập tính giống ong Khoái đó là ong Đá (Apislaboriosa) chúng thường xây tổ trên các vách đá, kích thước cơ thể to hơn ongKhoái, phần lưng bụng ong thợ có màu đen và sọc trắng.3.3. Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis cerana)Đây là các loài ong đã được nuôi hàng nghìn năm ở các nước châu Á. Trongtự nhiên chúng phân bố rất rộng rãi, chính vì phạm vi phân bố rộng như vậy nênong A.cerana khác nhau nhiều về kích thước cơ thể, lỗ tổ, lượng mật dự trữ vàmột số đặc tính khácOng A.cerana có đặc tính xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuônggóc với mặt đất, chúng xây tổ ở những nơi kín đáo nhưtrong hốc cây, hốc đáDo đặc điểm này mà người dân châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, hộpvuông rỗng.Ở Việt Nam, ong A.cerana cũng đã được người dân nuôi từ hàng nghìn nămnay, chủ yếu là nuôi trong các đõ. Đến nay ở nước ta cũng như một số nước trênthế giới đã chuyển loài ong này sang nuôi trong thùng có cầu di động, do đó mànăng suất mật tăng lên đáng kể. Hiện nay Việt Nam có khoảng 1 80.000 đàn ongnội trong đó có hơn 50% tổng số đàn được nuôi trong các thùng hiện đại. Năngsuất mật đạt trung bình khoảng từ 10 – 15 kg/ đàn/năm.143.4. Ong châu Âu hay ong ngoại (Apis mellifer)Ong Apis mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm,chúng có tới 24 phân loài. Do vậy chúng được nuôi rộng rãi ở khắp các Châu lụcOng châu Âu có đặc tính xây tổ giống như ong A.cerana, nhưng do kíchthước cơ thể lớn, số quân đông do vậy tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổong A.cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúngđòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này tương đối hiền.Vào đầu những năm 1960 Việt Nam chúng ta nhập 200 đàn ong Ý (Apismellifera lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Qua hơn 4 thập kỷ chúng đã tỏ rathích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam. Đặc biệt là ởvùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê,bông trắng ) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đàn năm. Hiệnnay nước ta có khoảng 360.000 đàn ong ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấnmật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuấtkhẩu. Tuy nhiên nuôi ong Ý phải đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao,đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.153.5. Ong không ngòi đốt (Apidac; Meliponiac)Ngoài các loài ong mật Apis ra, ở nước ta còn có một số loài ong cho mậtđó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấncông kẻ thù. Tuy nhiên chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi các kẻthù tấn công.Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis khác nhưcũng có sụ phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong khôngngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hìnhống, cácbánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật -phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.Ở Việt Nam, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúngphân bố ở khắp đất nước như Lai Châu, Sơn La và các tỉnh miền Nam như CầnThơ, Tiền Giang, Sông Bé Năng suất mật của loài này tuy không cao nhưngmật của nó rất quý, dùng để chữa bệnh và cũng giống như các loài ong mậtkhác, ong Meliponiac có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng vàcác cây tự nhiên.16Ong không ngòi đốt Stingless bees4. HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỀ4.1. Hình thái cấu tạo ngoài- Cơ thể ong chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực và phần bụng, các phần nàyđược nối với nhau bằng các khớp động.- Có 1 đôi râu.- Có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.- Bên ngoài có lớp vỏ kinh gồm nhiều tấm nối với nhau tạo lên bộ xươngngoài.- Trong một tổ có 3 cấp ong: Ong chúa kích thước lớn nhất, cánh ngắn, bụngdài, có màu nâu đen; ong thợ có màu nâu nhạt hoặc vàng, có một khoanh vàng;ong đực có màu đen, cánh dài, bụng ngắn.4.1.1. Phần đầu ongĐầu ong có cấu tạo hình hộp được bao bọc bởi lớp vỏ kitin, đầu được táchbiệt với phần ngực. Phía trước hình tam giác có mắt kép to màu đen, đầu đượcphủ bởi 1 lớp lông mịn, mắt kép ở ong đực lớn, giữa 2 mắt kép là trán, dưới trángọi là hốc môi, ở giữa trán có 3 mắt đơn đó là 3 chấm đen xếp hình tam giác,giữa đôi mắt kép là 1 đôi râu (anten), đây là một cơ quan cảm giác rất nhậy bén,ong dùng râu để phân biệt mùi vị trong – ngoài tổ và xác định dao động sóng17trong không gian, râu ong đực có 13 đốt, ong thợ có 12 đốt.Phần phụ miệng của ong xếp xung quanh miệng thích ứng với chức năngnghiền – hút. Phần miệng có hàm trên, hàm dưới, môi dưới, 2 tấm môi trongdính lại với nhau kéo dài thành lưỡi, trên lưỡi có nhiều lông tơ có tác dụng liếmcác thức ăn lỏng. Các phần phụ miệng có xu hướng kéo dài thành vòi để luồnsâu vào hoa hút mật, ong thợ có lưỡi dài và nhiều lông hơn lưỡi ong đực và ongchúa.4.1.2. Phần ngựPhần ngực của ong gồm 3 đốt: đốt trước, đốt giữa và đốt sau.Ở trên cánh có các gân dọc và gân ngang được phủ một lớp lông mịn, bờtrước của cánh sau có móc để móc vào bờ sau của cánh trước để tạo mặt bằngcho 2 cánh khi bay. Khi ong vỗ cánh thì nó sẽ làm cho mặt bằng này bị thay đổi,khi nghiêng cánh ong tạo ra một lực lớn ở phía sau đẩy ong về phía trước. Ongcàng vỗ cánh nhanh thì độ nghiêng cánh càng lớn, lực càng lớn, ong bay càngnhanh, ong bay được là nhờ một hệ cơ trực tiếp gắn liền với cánh, hệ cơ có tínhco giãn để nâng cánh hoặc hạ cánh xuống, cơ càng khoẻ thì ong bay càng nhanh,có thể đạt tốc độ 50 Km/giờ.Mỗi đốt ngực có một đôi chân, mỗi chân gồm các đốt: đốt háng, đốt chuyển,đùi, ống, bàn chân, cuối đốt bàn chân có 2 vuốt nhọn và 1 tấm đệm ở giữa. Mỗimột đôi chân có cấu tạo riêng phù hợp với việc thu lượm phấn và mật.4.1.3. Phần bụng ongBụng ong mật không có phần phụ, gồm 6 đốt và nối với phần ngực qua đốtchuyển tiếp riêng bụng ong đực có 7 đốt. Các đốt bụng được nối với nhau bằngcác màng kitin mỏng do vậy ong có thể thay đổi được thể tích bụng, ở ong thợđốt bụng số 2 và 3 có các lỗ thở ở bên cạnh, 4 đốt bụng cuối mỗi đốt có 1 đôituyến sáp. Ở giữa đốt bụng 5 và 6 có tuyến Naxonop (Tên nhà bác học Nga tìmra), tuyến này tiết ra hương vị đặc trưng của mỗi đàn ong. Riêng ở ong chúa,tuyến Naxonop rất phát triển và tiết ra các feromol đặc trưng để điều khiển mọihoạt động của đàn.Ở phần cuối bụng ong thợ có cơ quan tự vệ là ngòiđốt, ong đực không cóngòi. Đây là bộ phận rất phức tạp, bộ phận chính là kim dẫn thông với tuyến độctrong xoang bụng, khi ong thợ đốt ngòi thường bị đứt ra khỏi bụng và ong thợ sẽbị chết. Việc ong thợ đốt có ý nghĩa sinh học là: Bảo vệ tổ và làm cho đối thủđau do vẫn có các hạch thần kinh dù ngòi đã bị đứt ra khỏi cơ thể, bên cạnh đóchúng tiết ra feromol báo động các ong thợ khác cùng tấn công kẻ thù.184.2. Cấu tạo trong4.2.1. Hệ tiêu hoáOng mật thuộc vào các côn .trùng dinh dưỡng chuyên hoá, cơ quan tiêu hoácủa ong còn là nơi dự trữ tạm thời mật hoa khi thu nhận và vận chuyển về tổ. Cơquan tiêu hoá bao gồm: Miệng, hầu, thực quản, diều, ruột trước và ruột sau.Tuyến tiêu hoá gồm có 4 đôi:- Đôi tuyến tiết sữa.- Đôi tuyến tiết chất làm ướt lưỡi.- Đôi tuyến tiết men tiêu hoá.- Đôi tuyến tiết chất luyện mật.Phần diều mật có dạng hình quả lê, là nơi dự trữ mật, có tính co giãn, diều cóthể chứa được 0,7 gam mật.Ruột là bộ phận rất quan trọng, mọi quá trình tiêu hoá và hấp thu chất đinhdưỡng đều diễn ra ở đây. Thức ăn được đưa vào cơ thể qua miệng, quá trình tiêuhoá hấp thu xảy ra ở ruột, các chất cặn bã được tập trung ở phần ruột sau vàđược thải ra ngoài qua hậu môn.4.2.2. Cơ quan hô hấpCơ quan hô hấp của ong gồm các lỗ thở, hệ thống ống khí phân nhiều nhánh,các túi khí và hệ thống mao quản trao đổi khí với các tế bào, các mô trong cơthể. Các lỗ thở nằm hai bên cơ thể, có 3 đôi lỗ thở nằm ở phần ngực và 6 đôi lỗthở nằm ở phần bụng. Riêng bụng ong đực có 8 đôi lỗ thở. Trên bề mặt lỗ thở cócác lông nhỏ có tác dụng ngăn cản bụi bẩn đi vào cơ quan hô hấp.Tiếp liền lỗ thở là túi khí, không khí được giữ lại ở đây rồi theo các ống khíquản đi khắp cơ thể qua các mao mạch đến các tế bào. Khí ra qua các lỗ thở nhờsự co bóp của xoang bụng. Khác với nhiều động vật khác, khi lượng COtrongmôi trường tăng thì ong vẫn hoạt động bình thường. Khi ong hoạt động mạnhhoặc nhiệt độ môi trường cao thì đàn ong điều hoà bằng cách thoát hơi nước rangoài qua các ống khí quản, lúc này ong không hô hấp có thể dẫn tới chết ngạtdo các ống khí quản tích đầy hơi nước.4.2.3. Cơ quan tuần hoànHệ thống tuần hoàn của ong là hệ thống tuần hoàn hở. Tim gồm 5 ngăn, 2bên sườn của mỗi ngăn tim có các cửa để máu từ ngoài vào. Cơ của ngăn timphát triển mạnh, khi co bóp máu được dồn về phía trước để đi khắp cơ thể. Máucủa ong gồm 2 phần: Máu và bạch tuyết. Máu ong không có màu.Trong vòng tuần hoàn, máu bắt đầu đi từ phần bụng theo các ống tuần hoàn19qua tim lên đầu và lại chảy ngược lại. Cứ như vậy vòng tuần hoàn của ong diễnra liên tục. Trên đường đi, máu vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quanvà các tế bào. Máu ong không làm nhiệm vụ vận chuyển oxy. Máu đi được lànhờ sự co bóp của tim. bình thường tim ong co bóp 60 – 70 lần/phút, khi bay đạt140 lần/phút.4.2.4. Hệ thần kinhCơ quan thần kinh của ong mật phát triển rất cao, nó đảm bảo mối liên hệthường xuyên hoạt động của đàn ong với môi trường bên ngoài, đồng thời điềukhiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể ong. Cơ quan thần kinh được chialàm 3 phần: Thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vậttính.+ Thần kinh trung ương gồm các hạch thần kinh ở đầu, ngực và phần bụng.+ Thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh xuất phát từcác hạch thầnkinh tới các tế bào cảm giác và các đầu mút thần kinh vận động ở trong cơ.+ Thần kinh thực vật tính: đi tới các cơ quan điều khiển mọi hoạt sinh lýbình thường của cơ quan đó, các hoạt động của ong thực hiện được là nhờ cácphản xạ: Phản xạ của ong bao gồm: Phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.+ Phản xạ đơn giản: Là những phản ứng diễn ra trong cơ thể không có sựtham gia của thần kinh trung ương.+ Phản xạ phức tạp, gồm 2 loại:Phản xạ không điều kiện: Có sẵn trong cơ thể và di truyền qua các thế hệ.Tập hợp nhiều phản xạ không điều kiện thành bản năng của ong.- Phản xạ có điều kiện: được tiếp thu trong quá trình sống, những phản xạnày có thể thành lập và mất đi nếu không được duy trì.4.2.5. Cơ quan sinh dục của ongCũng như nhiều động vật khác thì con ong cũng thuộc nhóm phân tính nghĩalà có con đực và con cái riêng biệt.Cơ quan sinh dục ong chúa: Gồm 2 buồng trứng, hình quả lê, mỗi buồngtrứng có nhiều ống trứng nằm song song với nhau, có khoảng từ 110 – 230 ống.Mỗi buồng trứng có 1 ống dẫn trứng riêng đổ vào 1 ống dẫn chung, phía trênống dẫn trứng chung là túi dự trữ tinh hình cầu, tiếp theo là âm đạo và cán đẻtrứng.Cơ quan sinh dục ong thợ cũng như của ong chúa về mặt cấu tạo, nhưngbuồng trứng ong thợ phát triển không đồng đều, có dạng dải. Số lượng ống trứngít khoảng 1 – 12 ống. Mặc dù cơ quan sinh dục hoạt động bình thường songkhông bao giờ ong thợ đẻ trừ trường hợp mất chúa lâu dài.20Cơ quan sinh dục của ong đực gồm 1 đôi dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụvà bộ phận giao phối. Dịch hoàn nằm ở phần trước bụng có dạng hình hạt đậumàu vàng, trong dịch hoàn có nhiều ống sinh tinh ngoằn nghèo, ống dẫn tinh mởrộng thành túi chứa tinh khi giao phối với ong chúa bộ phận giao cấu của ongđực bị đứt vào âm đạo của ong chúa, vì thế ong đực chết ngay sau khi làm xongnhiệm vụ duy trì nòi giống.21Chương 2SINH HỌC ONG MẬTĐặc điểm sinh vật học của ong mật từ lâu đã thu hút được sự chú ý của nhiềunhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình nghiêncứu về con ong thì nhiều vấn đề lý thú về mặt sinh học của ong mật đã dần dầnđược phát hiện. Những kiến thức về sinh học của ong mật đã tạo cơ sở cho việchoàn thiện các quy trình và biện pháp kỹ thuật của nghề nuôi ong, góp phần làmtăng năng suất – chất lượng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong.1. CẤU TRÚC TỔ ONG1.1. Cấu trúc tổ và sự sắp xếp bánh tổTổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ thù và các điều kiện tự nhiên bất lợinhư mưa, nắng, gió Trong tự nhiên ong mật thường làm tổ trong các hốc cây,hốc đá hoặc trong tổ mối dưới đất.Cũng giống như ong A.mellifera, tổ của ong A.cerana gồm có vài bánh tổxếp song song với nhau theo hướng đi vào của cửa tổ và vuông góc với mặt đất,thông thường có khoảng 5 – 8 bánh tổ như vậy. Trên một bánh tổ được phân chialàm các vùng khác nhau rõ rệt: vùng mật, vùng phấn, vùng ấu trùng ong thợ,vùng ấu trùng ong đực và vị trí mũ chúa (hình bên).221 . Vùng mật (phía trên cùng)2. Vùng phấn3. Vùng ấu trùng ong thợ4. Vùng ấu trùng ong đực5. Vị trí các mũ chúa (tự nhiên)- Chiều dày bánh tổ nơi chứa mật là 25 – 30mm.- Chiều dày nơi nuôi ấu trùng là 20 – 21mm.- Khoảng cách giữa 2 bánh tổ kề nhau (cầu) gọi là “khoảng cách con ong” là7,5mm.- Khoảng cách từ tâm bánh tố này đến tâm bánh tổ liền kề là 32mm (đây làkhoảng đối với ong A.cerana ở miền Bắc). Còn ở miền Nam là 28mm.Giữa các bánh tổ có vách chung từ đó ong xây lỗ tổ về 2 hướng, các lỗ tổ cóchung cạnh chung đáy với nhau. Lỗ tổ ong có hình lục giác đều. Cấu tạo của lỗtổ như vậy làm cho độ bền của tổ rất cao và lỗ tổ có sức chứa .lớn nhất, tiết kiệmđược nguyên liệu (sáp). Bánh tổ thường được xây theo một chiều hướng theo lốira vào của ong, lỗ tổcó xu hướng hơi nghiêng (chếch lên phía trên). Trên bánhtổ có nhiều loại tổ:* Lỗ tổ ong thợ: Chiếm đại đa số (khoảng 5.000 lỗ trên 1 bánh tổ), lỗ có hìnhlục giác đều nằm ở giữa bánh tô, lỗ chứa trứng, ấu trùng, nhộng ong thợ và cònchứa cả thức ăn Kích thước lỗ tổ dao động trong khoảng 4,2 – 4,8mm.* Lỗ tổ ong đực: Thường nằm ở phía dưới và ở hai bên góc bánh tổ, sốlượng lỗ ít và chỉ xuất hiện vào mùa chia đàn khi đàn ong phát triển mạnh.Ngoài tác dụng là bồi dục ong đực ra thì số lỗ tô này còn dùng để chứa thức ăn.Kích thước lỗ tổ lớn hơn lỗ ong thợ, đường kính lỗ tổ khoảng 5,1 – 5,4mm.* Lỗ tổ đặc biệt (mũ chúa). Đây là lỗ tổ chỉ chuyên để bồi dục ong chúa, lỗnày chỉ xuất hiện khiđàn ong chia đàn hoặc thay thế chúa tự nhiên và mất chúa,mũ chúa tự nhiên được xây ở phía dưới và 2 bên mép cạnh bánh tổ, số lượng 1 -10 mũ và có hướng vuông góc với mặt đất. Sau khi chúa nở, ong thợ thường phábỏ ngay mũ chúa, khi đàn ong mất chúa đột ngột thì ong thợ sẽ cải tạo lỗ ong23thợ có sẵn ấu trùng ong thợ (l – 3 ngày tuổi) thành mũ chúa cấp tạo, những loạimũ chúa này thường nằm ngay trong vùng lỗ ong thợ và có hướng không vuônggóc với mặt đất.Lỗ tổ đặc biệt này có hình búp măng, đường kính trung bình là 7,2 – 8mm.* Lỗ tổ đựng mật – phấn: có đáy hình lục giác đều và ở phía trên cùng củabánh tổ, chủ yếu để chứa mật và phấn, nhưng vào mùa sinh sản thì cũng có thểong chúađẻ trứng vào đó* Lỗ tổ quá độ (lỗ chuyển tiếp): nằm ở giữa vùng ong đực và ong thợ hoặcnằm xen với lỗ tổ ong thợ. Lỗ tổ loại này chỉ có 3 hoặc 5 cạnh không theo quyluật nhất định, chúng được dùng chứa mật – phấn khi có nguồn thức ăn dồi dào.* Lỗ tổ bên cạnh: Là những lỗ nửa hình 6 cạnh, ở chỗ nối tiếp giữa bánh tổvới khung cầu, ngoài tác dụng làm cho bánh tổ vững chắc còn dùng để chứa mậtkhi mùa hoa nở rộ.Trong mùa sinh sản thì có tới 314 số lỗ tổ dùng để nuôi dưỡng ấu trùng, 1/4số lỗ tổ để chứa thức ăn, lỗ tổ ong thợ vít nắp phẳng còn lỗ vít nắp ong đực lồilên thành hình nón và có một lỗ thủng nhỏ ở chính giữa chỏm nhọn. Việc nghiêncứu cấu tạo tổ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra các thùng nuôi phù hợpvới từng vùng, từng loại ong.1.2. Sự già hoá của bánh tổ và hoạt động xây bánh tổ mớiBánh tổ mới xây, mềm dẻo có màu trắng sáng hoặc màu vàng phụ thuộc vàomàu phấn hoa ong thu hoạch, sau một thời gian nuôi dưỡng ấu trùng màu bánhtổ chuyển sang màu nâu rồi sang màu đen do xác ấu trùng, vỏ nhộng và các chấtcặn bã khi ấu trùng hoá nhộng thải ra. Lúc này vách bánh tổhẹp lại, bánh tổ trởlên giòn, cứng và có mùi hôi. Theo Mikhailop (1927) thì sau 17 – 21 thế hệ ongthợ ra đời lỗ tổ hẹp hơn 5 – 6% về thể tích và khi có 68 thế hệ ong non ra đời, dolỗ tổ hẹp đầu nên khối lượng ong thợ giảm đi 18,8%.Cầu ong tiêu chuẩn24Khi các bánh tổ đen (già hoá) thì ong chúa không thích đẻ trứng do có mùihôi, sâu ăn sáp dễ xâm nhập. Ở một số đàn ong mạnh thì ong thợ sẽ cắn bỏ cáclỗ cũ rồi xây mới lại, ong A.cerana rất kém trong khâu vệ sinh tổ do vậy các sápvụn ở đáy thùng rất hấp dẫn bọn sâu đục bánh tổ, nếu nhiều sâu ăn sáp thì đànong sẽ bốc bay. Do vậy phải thường xuyên dọn vệ sinh đáy tổ và cho ong xâybánh tổ mới thay dần các bánh tổ đã già (nên thay 112 số bánh tổ trên đàn ongtrong một năm).Quá trình xây bánh tổ mới do ong thợ non giai đoạn 12 – 18 ngày tuổi đảmnhiệm , lúc này tuyến sáp của ong thợ phát triển mạnh. Việc tiết sáp xây bánh tổmới phụ thuộc vào tình hình đàn ong và nguồn thức ăn trong tự nhiên. Người taước tính rằng để sản xuất được 0 5kg sáp thì ong phải tiêu tốn khoảng 4kg mậtong.Khi xây bánh tổ, ong thợ bám vào nhau thành dây ong, chúng dùng móc ởchân sau lấy sáp ra khỏi gương sáp của tuyến tiết sáp rồi cho lên miệng để nhai,nghiền và trộn với nước bọt. Để xây được 1 lỗ tổ thì phải cần đến hàng trăm conong thợ. Từ các dây ong đó ong thợ xây lên các “lưỡi mèo” rồi xây rộng ra thànhbánh tổ mới. Để tiết kiệm sáp và giúp ong xây bánh tổ nhanh thì con người đãtạo ra chân tầng bằng sáp có in sẵn hình khuôn các lỗ tổ để từ đó ong tự xây lên.Cần phải lưu ý sử dụng chân tầng có đúng kích thước lỗ tổ tự nhiên của ong. Ởmiền Bắc chân tầng có đường kính lỗ tổ phù hợp là 4,6mm. Một đàn ong mạnhtrong vòng 24 giờ có thể xây hoàn thiện 1 bánh tổ mới.1.3. Sự điều hoà nhiệt độ, ẩm độ trong đàn ongTất cả các loài ong mật đều có khả năng tạo ra và duy trì nhiệt độ và ẩm độtrong tổ ở một mức độ nhất định. Cá thể 1 con ong chỉ có thể thực hiện một sốhoạt động trong phạm vi-nhiệt độ cho phép, những phản ứng hoá học cần thiếtđược tiến hành, nhưng cả tập thể đàn ong thì có thể tạo nên và duy trì nhiệt độtrong tổ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài.Nhiệt độ thích hợp nhất cho ấu trùng phát triển là trong khoảng 32 – 36nhiệt độ này luôn luôn được ổn định và duy trì. Nếu nhiệt độ cao quá hoặc thấpquá sẽ làm giảm sức sống hoặc kéo dài thời gian phát dục của ong. Sự điều hoànhiệt độ do ong thợ đảm nhiệm, đàn ong càng đông thì khả năng điều hoà nhiệtđộ càng tốt Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp thì đàn ong tụ thành từng chùmđể ủ ấm cho ấu trùng, nhiệt độcàng thấp thì ong tụ càng dày và chúng tiêu thụnhiều mật ong để tạo ra năng lượng cần thiết. Nhờ có khả năng tụ thành chùm đểtăng nhiệt độ này nên ong A.cerana có thể giết chết những con ong bò vẽ xâmnhập vào đàn, một con. ong bò vẽ bị bao vây bởi một nhóm ong thợ tạo thành

Xem thêm :  Sinh năm 1988 mệnh gì? hợp với đá phong thủy nào?


KỸ THUẬT NUÔI ONG MỚI NHẤT, BÀI 1


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button