Tổng Hợp

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng toàn tập cho người mới nuôi

Nuôi ếch trong bể xi măng đang là mô hình được nhiều bà con áp dụng trên khắp 3 miền. xét về tính lâu dài nó đem lại nhiều lợi ích cho bà con. Hôm nay mình sẽ trình bày cho bà con về kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng để những bà con mới nuôi học và tập làm quen về kỹ năng nuôi. Những bà con nuôi ếch ít kinh nghiệm hoặc chỉ nuôi vài năm cũng nên đọc để tìm hiểu thêm. Vì Những kiến thức dưới đây được rút ra từ thực tế rất nhiều năm với việc nuôi số lượng ếch thái lan thương phẩm rất lớn của chúng tôi.

Bài này chúng tôi chỉ trình bày kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng. Bà con nào nuôi ếch trong bể lót bạt hoặc trong vèo lưới thì có thể tham khảo đường link chúng tôi để ngay ở dưới bài viết nhé ạ.

I. Ưu và nhược điểm khi nuôi ếch trong bể xi măng

Ưu diểm

Với mô hình nuôi ếch trong bể xi măng, trong dài hạn bà con có thể rút ngăn được chi phí. Lý do vì bể xi măng có thời gian sử dụng rất dài, bà con có thể khấu hao lên tới 10 năm. Tính ra mỗi năm bà con chi phí cho bể nuôi ếch là rất thấp

Nuôi ếch trong bể xi măng sẽ tránh được thiên địch như chuột vào ăn ếch, phá bể như là mô hình nuôi ếch trong bể bạt đóng cọc.

Có thể chuyển đổi bể xi măng sang mục đích chăn nuôi loài khác mà ít phải mất thêm chi phí

Nhược điểm

Nếu bà con nuôi ếch chỉ dự định nuôi trong 1-2 vụ thì đây là mô hình không nên làm. Vì chia nhỏ chi phí ra cho mỗi vụ là rất lớn.

II. Tiến hành xây dựng bể xi măng nuôi ếch

1.    Chuẩn bị bể xi măng nuôi ếch

Sau đây là những vật dụng để bà con tiến hành xây bể xi măng nuôi ếch:

  • Gạch thẻ hoặc gạch baloc
  • Xi măng
  • ống nước làm ống thoát nước
  • mái che
  • Mặt bằng xây bể

2.    Tiến Hành xây bể xi măng

Bà con chọn khu vực xây bẻ xi măng bằng phẳng. Tốt nhất chọn những khu vực yên tĩnh để xây bể xi măng cho ếch. Nếu không cũng không sao. Ếch thích yên tĩnh, tuy nhiên nếu phải xây gần chô ồn ào thì lâu dần chũng vẫn sẽ quen với môi trường.

Trước khi xây bà con nên san mặt bằng gần bằng phẳng.

Bà con tiến hành xây bể xi măng  với kích thước dài 5, rộng 3, cao 1,5 . Với những bà con có có khoảng đất rộng có thể xây bể kích thước 50 mét vuông ( 5×10). Tường thành bể nuôi ếch bà con phải đảm bảo đủ từ 1m2-1m5 đấy nhé. Tránh trường hợp ếch lớn nhảy ra ngoài.

San Mặt đáy bể bằng phẳng, đảm bảo có độ dốc 5 độ để dễ xả nước. Chọn ví trí làm ống thoát nên làm ở phía có kênh rạch, hay khoảng đất trống để xả nước thải ếch ra ngoài.

mô hình bể xi măng nuôi ếch

Sau Khi san xong mặt bằng, ta chọn ống thoát nươcs. Ống thoát nước nên thiết kế kích cỡ 90 loại lớn, thoát nước nhanh giúp bà con tiết kiệm mọt lượng lớn thời gian khi nuôi ếch. Đầu óng thoát là một cái co 90 nối trực tiếp vào ống. Miệng co cao hơn với mặt bằng một khoảng để khi ta dùng xi làm nền bể, mặt bể bằng ngày với mặt co ( có thể cao hơn một tí).

Bước tiếp theo là chúng ta dung xi măng tráng mặt bể. Nhiều bà con đầu tư mạnh hơn bằng cách lót gạch men cho ếch để tránh việc ếch nhảy xây xát mỏ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bà con có thể lót về phía 2 bên thành vể là được.

3.    Xử lí bể xi măng trước khi đưa ếch giống vào

Sau khi xây xong, bà con xử lí bể nuôi bằng cách cho nước vào. Xả bỏ nhiều lần ( nếu kết hợp them cách cho thân cây chuối đã cắt nhỏ vào ngâm 1 tuần thì càng tốt).  Thời gian bà con xử lí chuồng nuôi trong vòng 5-7 ngày.

Sau khi xử lí chuồng nuôi ếch, bà con cho thuốc tím hoặc Chlorine để xứ lí lần cuối trước khi bắt đầu nuôi ếch. Với những bà con sử dụng chuồng heo cũ hoặc chuống nuôi cá, nuôi ếch một đến 2 lần, bà con cần sử dụng vôi ngâm trên 3 ngày. Chùi rửa sạch sẽ trước khi bỏ ếch giống vào.

Bơm nước vừa phải vào bể, chỗ nào sâu đạt độ sâu 30cm, chỗ cạn đạt 20 cm. Nên để các tấm nằm cho ếch để ếch có thể bắt mồi dễ dàng và giúp chúng nghỉ ngơi, tránh trường hợp đuối nước ở ếch ( khi ếch nằm quá lâu dưới nước mà ko có giá đỡ) .

Các loại giá thể phù hợp khi nuôi ếch trong bể xi măng là giá thể bằng tre gác lên gạch, giá thể bằng xốp nổi chuyên dụng cho ếch. Tránh dung xốp nổi loại cắt từ thùng xốp, vì loại đó quá nổi, khiến cho ếch không thể ăn ám được. Ếch leo lên dồn đống vào nhau không ăn tới chết.

Trước khi thả ếch con vào bể xi măng, bà con cần kiểm tra lại hệ thống mái che đầy đủ cho ếch. Những vùng có nắng chiều nhiều thì nên che kín hơn, vì những điểm thời tiết nóng ếch rất dễ bị bệnh bọng nước ở cổ và chết.

Lưu ý: bà con nên thiết kế hệ thống thoát nước để xả nước một cách thuận lợi nhất.

III.    Lựa chọn ếch giống Thái Lan trong kỹ thuật nuôi ếch

1.     Chọn ếch giống Thái Lan

Bà con nên lựa chọn ếch giống có khối lượng 2-4kg/ 1000 con. Chất lượng giống đều, tránh trường hợp con to con nhỏ. Giống không đều dễ bị hao hụt cao do chúng cắn ăn nhau).

ếch giống thái lan

Chiều dài mỗi con giống khoảng 2-4cm là khá phù hợp. Những con giống khỏe thường có mãu sẫm hơn, và chúng khá nhanh. Tránh trường hợp chọn các lứa giống bị bệnh hoặc bị dị tật như duỗi chân. Chọn ếch giống gần nơi chăn nuôi sẽ tốt nhất. Thời gian vận chuyển giống dưới 12 tiếng giúp con giống đảm bảo chất lượng và không bị hao hụt.

Trước khi thả ếch giống vào bể nuôi, bà con nên sử dụng thuốc tím để tắm qua một lần cho ếch nhằm mục đích phòng các bệnh từ môi trường vận chuyển. Cho ếch vào bể và phun nhẹ nước lên người ếch. Lưu ý chỉ phun nhẹ tránh trường hợp tác động mạnh vào bụng ếch. Cho ếch quen dần với môi trường mới. Thả tấm ngồi cho ếch để ếch nghỉ ngơi .

Mật độ thả giống đối với môi trường bể  xi măng phù hợp nhất là 150 con/m2. Đến tháng thứ 2 trở đi là 70con/ m2.

Trang trại chúng tôi là trại giống lớn nhất Miền Trung, Miền Bắc. Chuyên cung cấp ếch going cho các đại lí lớn và các bà con chăn nuôi. Với thâm niên lâu năm trong ngành chăn nuôi ếch, chúng tôi luôn cung cấp cho bà con những con giống đạt chuẩn, chất lượng nhất. Hồ trợ kỹ thuật nuôi ếch kết sức tận tình để bà con chăn nuôi thành công.

ếch giống đạt chuẩn

2.     Mật độ thả giống và thời điểm nuôi ếch thịt

Thời gian nuôi ếch sẽ có sự khác nhau tùy vào từng vùng miền. Thiền Điểm nuôi ếch của Miền Nam vào đầu tháng 3, Miền Trung vào đầu tháng 4, Miền Bắc vào giữa hoặc cuối tháng 4.

Thời điểm kết thúc cũng sẽ khác nhau. Miền Bắc kết thúc vụ nuôi ếch thường sớm nhất do mưa bão sớm và không khi lạnh sớm, Miền Trung muộn hơn 1 tháng. Còn Miền Nam có nhiệt độ ấm quanh năm nên có thể nuôi ếch trái vụ.

Mật độ nuôi ếch sẽ khác nhau vào từng thời điểm nuôi:

  • với ếch nhỏ hơn 1 tháng tuổi, bà con nên để mật độ cao 200 con/ mét vuông. Để dày giúp ếch ăn đều, sinh trưởng tốt và tiết kiệm cám rơi vãi.
  • Với ếch 1 tháng đến tháng rưỡi, bà con nên tách đàn ra với mật độ 150 con/ mét vuông
  • Với ếch trên tháng rưỡi bà con nuôi 120 con/ mét vuông là tốt nhất.

IV.    Thức ăn cho ếch và kỹ thuật cho ếch ăn

1.     Cám công nghiệp cho ếch và giá cám

Theo chúng tôi đánh giá, hiện tại trên thị trường có dòng cám nổi cargill với độ đạm cao (25-40%) giúp ếch sinh trưởng khá tốt . Nếu bà con sử dụng cám, nên trộn thêm vitaminc ( 3 ngày trộn 1 lần, 1 thìa cơm/ 5kg cám) và men sống ( 2 ngày 1 lần, liều lượng bằng vitaminc ). Cám không bị ẩm mốc, mỗi giai đoạn ếch sẽ có độ đạm phù hợp khác nhau, lượng thức ăn khác nhau, và kích thước cám cũng khác nhau. Bà con lưu ý nhé!

Gía cám thì tùy vào độ đạm mà có giá khác nhau. Độ đạm 18% có giá 12.000đ. độ đạm 25% có giá 13.000đ. độ đạm 30% có giá 15000đ. Bà con nuôi ếch độ đạm càng cao thì cầng nhanh lớn, ít bệnh nhé.

thức ăn công nghiệp cho ếch

+ Cách cho ếch ăn: bà con quăng đều vào bể nuôi để ếch ăn đều, tránh trường hợp chỗ thừa chỗ thiếu, lãng phí cám. Nếu bà con nào chưa ước lượng được nên cho ăn bao nhiêu, thì dùng cách sau: rải đều khắp bể, chờ ếch ăn xong, rải thêm, sau 30 phút, nếu ếch ăn dư thì bữa sau giảm lượng cho ăn, cứ như thế, sau  vài ngày sẽ ước lượng đượng khối lượng cho ăn, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường nước.

2.     Cá tạp dùng làm thức ăn nuôi ếch

Cá tạp là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho ếch, giúp ếch tăng trưởng tốt và tăng sức đề kháng, tui vậy, bà con cần chú ý các vấn đề sau: không cho ăn cá ươn, dễ bị sình bụng, sau vài tiếng ếch ăn không hết, phải vệ sinh, dọn dẹp, không cho ếch ăn cá ươn đó tiếp.

cá tạp làm thức ăn cho ếch

+ cách cho ếch ăn: sau khi thay nước cho ếch ( nên bơm lượng nước ếch đủ đứng được), cá tạp được để lên các tấm xốp nhỏ, sau khi ếch ăn xong, hãy bơm thêm nước (20-30cm).

Lưu ý: khi cho ăn cá tạp, bà con nên thay nước thường xuyên hơn, vì nước rất nhanh ô nhiễm

  • Liều lượng cho ăn ở các giai đoạn sinh trưởng: khối lượng thức ăn được căn cứ theo trọng lượng đàn ếch( tháng nuôi đầu nên cho ăn lượng thức ăn bằng 4-6% khối lượng ddnf ếch, các tháng sau đó là 3-4%). Bà con cũng nên quan sát lượng ăn thừa của ếch để điều chỉnh một cách phù hợp.
  • Thời gian cho ăn: tháng đầu tiên nên cho ăn 3-4 lần vào các thời gian sau: 7giờ, 11giờ, và 17giờ ( bà con có thể cho ăn thêm bữa phụ vào lúc 22h). 2 tháng còn lại nên cho ăn ngày 2 lần là sáng và chiều ( 7h và 17h).

cá tạp làm thức ăn cho ếch

V.    Cách thay nước trong kỹ thuật nuôi ếch

Trong nuôi ếch, nguồn nước và quy trình thany nước cho ếch hết sức quan trọng. Nguồn nước nuôi phải đạt ph7-8, không bị nhiễm phèn nhiễm mặn.

Nên thay nước lúc 6h30 sáng( trước khi cho ăn) và 16h30 chiều( trước khi cho ăn)

Quy trình thay nước cho ếch trong bể xi măng:

B1: rut xả sạch nước hết trong bể, giữ lại giá thể cho ếch nằm. Nếu bà con lấy giá thể trước, ếch sẽ phải nằm dưới nước bẩn, uống nước bẩn ếch rất dễ bị sình bụng.

B2: Sau hi nước thải được xa hết khỏi bể xi măng, bà con tiến hành lấy giá thể ra ngoài

B3: tiến hành sử dụng vòi nước xịt rửa bể sạch sẽ. Lưu ý hạn chế xịch trực tiếp vào bụng ếch để tránh ếch bị viêm ruột\

B4: sau khi xịch rửa sạch bể xi măng, bà con đống ống xả và cho nước vào bể với chiều cao 25-30cm. Đồng thời bỏ giá thể vào cho ếch nằm.

Luôn đảm bảo môi trường nước sạch sẽ nhất có thể để tránh dịch bệnh cho ếch nhé bà con.

VI.    Phân đàn và chăm sóc ếch thịt

Trong quá trình thay nước, bà con nên để ý tới đàn ếch. Con nào bị bệnh nên tách riền để điều trị, tránh lây nhiễm sang các con khác. Những con quá to hoặc quá nhỏ bà con cần tách đàn riêng để tránh trường hợp chúng cắn nhau dẫn đến lở loét hoặc chúng ăn nhau dẫn đến hao hụt ếch.

Thường xuyên bổ sung vitaminc, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh nhẹ giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho ếch. Sau các trận mưa lớn, bà con nên thay nước cho ếch ( tốt nhất là ko cho nước mưa vào) để tránh ếch sock nhiệt độ và ph.

2 tuần cân ếch 1 lần để theo dõi tốc độ tăng trưởng của ếch

Sau thời gian 3 tháng, ếch sẽ có dấu hiệu ăn ít lại, bà con đừng lo lắng. Thời gian này ếch tập trung phát triển đùi, bụng nhr lại, thịt chắc hơn. Trọng lượng ếch thương phẩm lúc này đạt trung bình khoảng 270g.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng. Bà cn có nhu cầu mua ếch giống hoặc muốn tư vấn kỹ thuật xây chuồng trại nuôi ếch. Hay muốn tới tham quan mô hình thì vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất vui lòng đón tiếp tư vấn cho bà con ạ!

VII.  Thu Hoạch ếch thịt thương phẩm từ bể nuôi

Sau quá trình nuôi ếch 2 tháng rưỡi đến 3 tháng. Tùy vào kỹ thuật nuôi ếch của từng bà con mà thời gian có thể ngắn dài khác nhau. Bà con tiến hành xuất bán ếch thịt thương phẩm. Trước khi xuất bán, bà con nên xịt rửa bể xi măng sạch sẽ. Ngưng cho ăn 2 bữa để tránh tình trạng hao hụt cho thương lái, giữ uy tín để lần sau còn bán tiếp.

Trong quá trình bắt ếch, bà con đựng một bao dưới 15 kí. Bao được đục lỗ để giúp thoáng khí cho ếch. Lưu ý khi xúc ếch thịt bỏ vào bao, bà con không nên xúc quá nhiều tránh việc ếch đè nhau lòi ruột ra ngoài.

Thu hoạch ếch thịt thương phẩm

VIII.  Sáu Bệnh Thường gặp ở ếch và cách điều trị hiệu quả

1.    bệnh mù mắt nghẻo cổ ở ếch

bệnh mù mắt nghẻo cổ ở ếch là một bệnh hết sức nguy hiểm. Bệnh lây nhiễm có thể gây chết hàng loạt với tốc độ cực kì nhanh. Bệnh này thường đi với di chứng nghẻo cổ ở ếch.

Dấu hiệu: ếch bị mờ mắt sau đó trắng đục một bên. Một thời gian sau đục thêm con còn lại. lúc còn nhỏ ếch thường tụ gốc hồ, không nằm trên giá thể thời gian dài.

Nguyên nhân: nguyên nhân của bệnh mù mắt nghẻo cổ chủ yếu là do loại vi rus sống trong môi trường bẩn tấn công ếch.

Giải pháp: một khi ếch bị bệnh mù mắt, bà con cần xử lí ngay nguồn nước, đảm bảo sạch sẽ. Những con bị mù mắt hoặc nghẻo cổ nhanh chống loại ra khỏi đàn. Những con ếch bị nghẻo cổ chúng không ăn cám được để mà trộn thuốc. Còn những con đã bị mù thì không nhìn thấy cám mà ăn. Loại ngay để tránh lây lan sang con khác bà con nhé.

Song song đó bà con trộn thêm vitain C, men tiêu hóa để tăng đề kháng cho những con còn lại nhé ạ

2.    bệnh đầy hơi chướng bụng

bệnh đầy hơi chướng bụng thường là bệnh ít gây nguy hiểm cho đàn ếch, nó chỉ gây thiệt hại khi ếch sắp bán, giai đoạn này ngày chết vài con vì đầy hơi chướng bụng thì bà con có thể mất cả tram ngàn.

Dấu hiệu: ếch bị xình bụng, nổi lềnh bềnh lên mặt nước, sau đó ngợp nước mà chết.

Nguyên nhân: do ếch đớp phải chất thải của con khác, do ăn phải thức ăn thiu

Xử lý: bắt những con bị đầy hơi nhốt rieeng, sau 1 ngày cho ăn lại. Những con còn lại cho ăn cám trộn kèm men tiêu hóa định kì 2 lần 1 tuần cho ếch ăn.

3.    bệnh ghẻ lở ở ếch

Đa số bệnh ở ếch đều do môi trường sống không đảm bảo mà ra. Bệnh ghẻ lở của ếch cũng không ngoại lệ. Bà con chỉ cần đảm bảo thay nước đều đặn cho ếch. Sau trời mưa phải thay nước để tránh bệnh sinh sản trong môi trường axit từ nước mưa. Bệnh ghẻ lở thường gặp nhất vào các thời điểm đầu mùa lạnh.

bệnh ghẻ lở ở ếch

4.    ếch bị bệnh giun sán

Bệnh này thường xuất hiện khi ôi trường nuwocs giơ bẩn. rất khó phát hiện ở ếch nuôi. Nếu bà con chăm chỉ có thể trộn thuốc xổ giun định kì cho ếch nhé.

5.    bệnh gan thận mủ

Bệnh này thường xảy ra do thức ăn và thời tiết. Thường các loại cám trên thị trường hiện nay khi nuôi thời gian dài. Ếch sẽ xảy ra bệnh gan thận mủ.

Xử lý: trộn thêm các loại thuốc bổ gan cho ếch nhé bà con.

6.    bệnh sưng cằm

Dấu hiệu: ếch có bọng nước rất lớn dưới cằm, nếu không chữa trị một thời gian sau ếch sẽ chết.

Nguyên nhân: bệnh này thường xảy ra vào những thời điểm nắng nống. Thận bị tổn thương do thời tiết nóng, ếch bị tích nước ở cằm

Xử lý: kiếm tra kỹ khu vực bị nắng chiếu vào đàn ếch nuôi và che chắn kỹ cho ếch vào những thời điểm nắng nóng nhé bà con

IX. Chi phí nuôi ếch thịt trong bể xi măng

Với mô mình nuôi ếch trong bể xi măng, chúng ta sẽ tính chi phí khấu hao chuồng trại trong vòng 10 nắm nhé bà con.

Chi Phí:

Chi phí làm chuồng 10 năm với diện tích 50 mét vuông là 10 triệu. Như vậy mỗi năm chúng ta sẽ tốn 1 triệu chi phí chuồng.

Chi phí mua ếch giống: 1 vạn, với giá ếch1000đ/ con. Bà con chi 10 triệu ếch giống.

Chi phí nuôi 1 vạn ếch con tốn hết 34 triệu tiền cám.

Chi phí điện nước 1 triệu

vậy tổng chi phí bà con cần là 46 triệu

Bà con sẽ thu lại được 1 tấn rưỡi ếch. ếch giá trung bình 40 triệu/ tấn.

Bà con có nhu cầu mua ếch giống hoặc cần tư vấn về kỹ thuật nuôi ếch xin vui long trực tiếp liên hệ. Chúng tôi là trại ếch giống chuyên cung cấp ếch giống cho bà con và các đại lý ếch giống lớn Miền Bắc và Miền trung. Chúng tôi rất vui khy được hỗ trợ và phục vụ bà con.

SĐT: 0908650297 ( Nguyên )

Địa Chỉ: Thôn Thượng Nam, xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Fanpage: https://www.facebook.com/echgiongquangbinh/

xem thêm bài viết: kỹ thuật nuôi ếch trong lồng lưới


kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Các Bài Vè Dân Gian Việt Nam, Nhóm Bài Thơ: Vè, Đồng Dao (Khuyết Danh Việt Nam)

Related Articles

Back to top button