Tổng Hợp

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt dành cho người mới tập nuôi

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt là mô hình đem lại nhiều ưu điểm và hiểu quả kinh tế cao trong thức tiễn. đây là mô hình chăn nuôi thủy sản được áp dụng trên nhiều địa phương và khá dễ triển khai. Vậy kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt như thế nào là đạt chuẩn để tăng tỉ lệ thành công cho bà con?.

Ưu và nhược điểm khi nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Ư điểm khi nuôi cá lót trong bể trải bạt:

  • Chi phí đầu tư ngắn hạn thấp
  • Dễ triển khai ở diện tích hẹp
  • Dễ quản lí chăm sóc đàn cá lóc thương phẩm
  • Kiểm soát tốt nguồn nước, giữ vệ sinh tốt cho cá
  • Có thể nuôi mật độ cao nếu có thể làm bể bạt sâu

Nhược điểm:

  • Bể bạt nhanh hỏng, trung bình sử dụng khoảng 4 năm với loại bạt PHPe
  • Dễ bị chuột tấn công nếu không xây gạch 2 bên.

Thiết kế bể lót bạt nuôi cá lóc

Để đảm bảo không bị trung trặc trong quá trình nuôi cá lóc bằng bể bạt, bà con cần thiết kế bể bat một cách chắc chắn. có 3 cách thiết kế bể lót bạt nuôi cá lóc.

Bể lót bạt nuôi cá lóc có tường gạch bao quanh

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

  • Bạt hdpe với kích thước lớn hơn kích thước hồ cần xây. Bạt hdpe thường có kích thước rộng 6m.
  • Gạch thẻ hoặc gạch baloc. Khuyến khích bà con sử dụng gạch rẻ để tiết kiệm chi phí
  • Xăm lưới dung để đóng quanh hồ bạt nếu bà con xây thấp
  • Xi măng, mái che lan để che mát cho cá lóc.
  • ống nhựa 90 dùng làm ống thoát nước, co ống.

Xem Thêm :   BONSAI MINI BÁO**GIÁ 27*7*2020 TẠI VƯỜN KIỂNG A HẬU Q12 TP HCM – 0932696239

Tiến hành xây bể lót bạt có tường gạch bao quanh

B1: san phẳng mặt bằng cần xây, nên chọn các khu vực yên tĩnh xây bể để tránh cá hay giật mình

B2: xây gạch  với chiều cao 40cm

B3: làm ống thoát nước và chôn vào vị trí thấp nhất của bể giúp thoát nước thải tốt nhất

B4: tiến hành trải bể lót bạt

B5: cố định bể bạt vào tường gạch đồng thời cho thêm 1 lớp xăm cao 1m để tránh cá lóc nhảy ra ngoài

Bể lot bạt nuôi cá lóc đóng cọc bao quanh

Vật liệu cần chuẩn bị:

  • Cọc gỗ đủ để đóng nửa mét 1 cọc
  • Nẹp tre
  • Dây buộc
  • Bạt hdpe
  • ống nhựa dung làm ống thoát nước

Tiến hành làm bể bạt đóng cọc nuôi cá lóc

B1: san mặt bằng có độ nghiên nhất định hoặc làm lòng hồ lõm

B2: đo kích thước hồ và tiến hành đóng cọc, mỗi cọc cách nhau 0,5m

B3: dung các thanh tre ngang cột các cọc lại

B4: chôn ống thoát nước thải ở vị trí thấp nhất của hồ

B5: trải bạt vào lòng hồ và tiến hành gia cố bạt vào các cọc và nẹp tre. Nên trải bạt vuông vức với khung hồ.

B6: bơm một lượng nước nhỏ vào để cân chỉnh hồ.

B7: thông ống nuwocs thải và dán ống vào bạt lót.

Bể lót bạt bao quanh là đất ( hồ lót bạt)

Vật liệu cần chuẩn bị

  • Bạt nhựa loại hdpe khổ lớn
  • Diện tích đất lớn
  • ống nhựa làm ống thoát chất thải cá

với bể lót bạt bao quanh là đất thì bà con nên có diện tích đất lớn. cho máy ủy ủy sâu xuống, tạo 4 bên là 4 bức tường bằng đất có độ dốc nhất định. Độ sâu trên 2m là ok. Sau đó tiến hàng lắp ống thải ngay gốc hồ và tiến hành trải bạt. với mô hình này thì bà con có thể nuôi với quy mô rất lớn.

Chọn mua cá lóc giống

Việc chọn mua cá lóc hết sức quan trọng trong. Nó là yếu tố đi đầu để dẫn tới thành công trong việc nuôi cá lóc trong bể lót bạt. vậy phải chọn cá lóc giống như thế nào và chọn những loại giống nào?. Cá lóc hiện tại có 3 loại giống để bà con có thể chọn nuôi ở bể:

  • cá lóc bông
  • cá lóc đầu nhím
  • cá lóc đầu vuống

Xem Thêm :   GÓC DÀNH CHO BẠN CHƠI SỨ : PHÂN BIỆT CỦ SỨ TRỒNG TỪ HẠT VÀ GIÂM NHÁNH .

trong 3 loại trên thì hiện tại cá lóc đầu nhím được nhiều bà con đưa vào chăn nuôi nhất. Cá lóc đầu nhím được thị trường ưa chuộng, nhanh lớn, ít bệnh, bán ra dễ dàng. Tiếp theo đó là cá lóc bông. Sau cùng là cá lóc đầu vuông.

Với các ló đầu nhím, khi chọn giống, bà con nên chọn giống tại các cơ sở uy tín. Cá lóc màu hơi vàng nhạt hoặc đen sẫm, nhanh nhẹn, không bị dị tật dị hình, không bị tróc vảy và đặc biệt chúng phải đều nhau. Nếu cá lóc không đều nhau thì chúng sẽ ăn nhau. Thường khâu sang lọc cá giống sẽ diễn ra tại trại, trước khi xuất giống cho bà con.

Với cá lóc bông thì nên chọn giống có màu sắc hơi có sắc vàng. Kích thước cá giống cũng nên đồng đều như cá lóc đầu nhím vì đặc điểm chung của loài là chúng ăn thịt đồng loại. nên sẽ có hao hụt lớn nếu giống đem về chênh lệch kích thước lớn.

Mật độ nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Mật độ nuôi cá lóc thương phẩm trong bể lót bạt tùy thuộc vào chiều sâu nước của bể. Nước bể càng sâu thì chúng ta nuôi mật độ càng cao. Nuwocs bể càng thấp thì ta nên nuôi mật độ thấp để tránh ô nhiễm nước. mật độ cá nuôi trung bình ở bể lót bạt là khoảng 100 con/ mét vuông.

Chuẩn bị trước khi đưa cá lóc về bể bạt

Trước khi đưa cá lóc về thả bể thì bà con nên chuẩn bị bể cẩn thận. Với những vể bạt được thiết kế mới thì nên sử dụng dầu rửa chén chùi sạch hóa chất có sẵn ở bạt lót, ngâm vôi 3 ngày trước khi cho cá vào. Với những bể lót bạt đã qua sử dụng thì nên chùi rong tảo sau đó ngâm xả vôi để phòng dịch bệnh ở các vụ nuôi trước vẫn còn.

Nguồn nước nên kiểm tra. Đảm bảo độ PH rơi vào khoảng 6-8 là ổn định. Với những bể sử dụng mực nuwocs thấp thì nên có mái che cẩn thận cho cá lóc vì những mùa nắng nóng nước sẽ dễ bị nóng làm chết cá.

Xem Thêm :   Cá chép giòn làm món gì ngon? TOP 4 món ăn ngon nhất từ cá chép giòn

Khi thả cá lóc vào bể bạt bà con nên thả từ từ vào bể. Khi đưa cá giống về nên ngâm vào nước có sẵn trong bể 10 phút trước khi thả ra để ổn định nhiệt độ. Cho nước từ từ vào bịch cá giống và cho cá bơi ra từ từ.

Cách chăm sóc cá lóc thương phẩm ở bể lót bạt

Với mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt thì bà con sẽ mất nhiều công sức thay nước nhé ạ. Vì lượng nước chứa trong bể bạt khá ít, lượng thức ăn cho cá lóc ăn khá lớn, vì thế nước khá dễ bị ôi nhiễm. lúc cá còn nhỏ thì bà con có thể thay nước ngày 1 lần cho cá. Cá lớn thì nên thay ngày 2 lần để đảm bảo cá luôn sống trong môi trường sạch sẽ. tránh các bệnh không nên có từ môi trường nước sinh ra.

Khoảng tháng rưỡi đến 2 tháng thì bà con nên chùi rửa bể cho sạch rong, xử lý bể bằng thuốc tím sau khi lau chùi để diệt các mầm bệnh

Thức ăn cho cá lóc có 2 loại chính là cá tạp và các loại cám công nghiệp có độ đạm cao vì chúng là loài cần đạm. trước khi cho ăn bà con nên thay nuwocs trước nhé ạ.

Trên đây là kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt ( áp dụng cho cá lóc đầu nhím, cá lóc đầu vuông, cá lóc bông). Bà con muốn hỏi kỹ hơn về cách thiết kế mô hình hoặc cách trị bệnh thì liên hệ để chúng tôi tư vấn tận tình.

Chúng tôi là trại cá giống có kinh nghiệm nuôi cá lóc thuwong phẩm lâu năm và nuôi số lượng lớn. Chuyên cung cấp cá lóc giống số lượng lớn ra thị trường hằng năm. Bà con muốn nuôi nhưng chưa biết mua cá lóc giống ở đâu thì vui lòng liên hệ để đặt giống nhé ạ.

SĐT: 0908650297 or 0961774363

website: https://traicagiong.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Bữa sáng nên ăn gì để tăng cân và lời khuyên từ chuyên gia

Related Articles

Back to top button