Cây Xanh

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu thương phẩm

Cá Chạch Lấu là một loài cá được sử dụng làm thực phẩm khá phổ biến tại nước ta. Cá Chạch Lấu không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ là nguồn cá tự nhiên mà cá Chạch Lấu được rất nhiều hộ dân nuôi và ngày càng phát triển. Để hiểu hơn về loài cá này BaoKhuyenNong mời các bạn cùng theo dõi dưới bài viết này nhé.

Đặc điểm chung của cá Chạch Lấu

Tổng quan về cá Chạch lấu

Cá Chạch Lấu (Mastacembelus favus Hora, 1923) là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chạch, phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông Mêkông như Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Việt Nam.

Về phân loại, theo tài liệu gần đây nhất của Ủy Hội sông Mê kông xuất bản năm 2008 (tác giả Chavalit Vithayanon) [28] họ Synbrachidae ở châu thổ sông Mekong (Mekong Delta) trong đó có Đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam hiện có 9 loài.

Phân lọai cá Chạch Lấu như sau:

  • Bộ: Synbranchiformes
  • Họ: Synbranchidae
  • Giống: Mastacembelus
  • Loài: Mastacembelus favus Hora, 1923.

Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam, hiện diện cả 3 loài thuộc giống Mastacembelus là M. armatus (chạch sông); M. erythrotenia (chạch lửa) và M. favus (chạch lấu). Xem xét về hình dạng, màu sắc và kích thước cơ thể, loài M. armatus rất giống với loài M. favus, nhưng có một số khác biệt cơ bản như ở loài M. favus toàn cơ thể được phủ bởi các vân hình tổ ong màu tối, còn loài M. armatus cơ thể cũng có vân hình tổ ong nhưng chỉ phân bố từ vây lưng đến cơ quan đường bên. Ngoài ra số gai cứng và tia mềm ở các vây của M. favus cũng ít hơn so với của M. armatus.

Ở Việt Nam và một số nước có cá chạch, các nghiên cứu trước đây chỉ mới dừng lại ở mức độ phân loại và khu vực phân bố (Smith, 1945; Kuronuma, 196;; Taki, 1974; Trương Thủ Khoa, 1982; Mai Đình Yên, 1992; Rainboth, 1996; Chavalit Vithayanon, 2008).

Trong nhóm lươn và cá lịch, loài lươn (Monopterus albus) ở Trung Quốc và Việt Nam đều đã có những nghiên cứu về sinh học sinh sản, sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Cá chạch sông (Macrognathus siamensis), cá chạch khoang (M. circumcintus), cá chạch M. aculeatus cũng đã có những nghiên cứu về sinh học, sinh học sinh sản và sản xuất giống (Nguyễn Quốc Đạt, 2007).

Cá chạch lấu đã có một số tác giả nghiên cứu về sinh học và sinh sản. Phan Phương Loan, 2010 đã có nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương cá giống thành công (có thể có sự nhầm lẫn, tác giả dùng tên khoa học cá chạch lấu là M. armatus). Ở nghiên cứu này tác giả đã sử dụng kích dục tố não thùy thể và HCG để kích thích cá rụng trứng, trong đó chỉ có HCG có tác dụng và cho kết quả sinh sản tốt nhất. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Triều cũng đã nghiên cứu và đã đạt một số kết quả về kích thích sinh sản cá chạch lấu. Các tác giả trên đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái, sinh học dinh dưỡng (tính ăn), đặc điểm sinh học sinh sản, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và thử nghiệm kích thích sinh sản bằng các loại kích dục tố (HCG, não thùy) và chất kích thích sinh sản (LH-RHa). Tác giả cho biết sử dụng kích dục tố HCG cho kết quả kích thích rụng trứng qua 2 bước: dùng liều sơ bộ thấp 500UI/kg cá cái và sau 48 giờ tiêm liều quyết định 2.000 UI/kg cá cái. Trong khi sử dụng não thùy và chất kích thích sinh sản LH-RHa cho kết quả rụng trứng thấp và không ổn định.

Thịt cá chạch lấu thơm ngon và có giá trị kinh tế rất cao, cá cỡ 300 – 500 g được bán với giá 180.000 – 200.000 đ/kg. Do tình hình khai thác cá chạch lấu trong tự nhiên quá mức và bằng cả những phương tiện mang tính hủy diệt (dùng điện, hóa chất…) nên sản lượng cá chạch lấu ngoài tự nhiên ngày càng giảm. Đã có một số hộ ngư dân nuôi thương phẩm cá chạch lấu bằng nguồn giống tự nhiên, nhưng sản lượng chưa nhiều do con giống tự nhiên chưa chủ động và kích cỡ thường không đều, tỷ lệ sống trong quá trình nuôi còn chưa ổn định. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu là cần thiết nhằm tiến tới hoàn thiện quy trình và chủ động trong sản xuất giống, nâng cao năng suất sinh sản và ương nuôi cá giống, góp phần đẩy mạnh phát triển một đối tượng cá quý hiếm đang tiềm ẩn nguy cơ bị tuyệt chủng.

Đặc điểm hình thái và giải phẫu hệ tiêu hóa

Miệng cá Chạch Lấu có thể co duỗi được, vách miệng kéo dài gần tới mắt. Răng hàm nhỏ, mịn, rải đều trên cả 2 hàm (Hình 3). Lược mang thưa. Thực quản ngắn, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co giãn được. Dạ dày có hình chữ J (Hình 4), kích thước không lớn, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp. Ruột gấp khúc, và có vách dày.

Kết quả giải phẫu trên 72 cá thể thu được từ tự nhiên cho thấy tỉ lệ giữa chiều dài chuẩn với chiều dài cơ thể cá chạch lấu trung bình là 0,38 (Bảng 3.1). Chiều dài và cấu trúc của ruột là những chỉ tiêu dùng để xác định tính ăn của cá. Theo Nikolsky (1963)[13], những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có trị số dài ruột/dài thân (Li/Lt) ≤ 1, cá ăn tạp có Li/Lt = 1 – 3 và ăn thiên về thực vật có Li/Lt > 3. Từ đó cho thấy cá chạch lấu là loài ăn động vật điển hình.

Kết quả khảo sát tính ăn của cá chạch lấu là cơ sở cho việc chọn lựa loại thức ăn sử dụng trong quá trình thuần dưỡng, nuôi vỗ thành thục và ương nuôi. Trong quá trình nuôi vỗ chủ yếu dùng thức ăn tươi sống như trùn chỉ và cá tạp. Trong quá trình ương nuôi thì Moina và trùn chỉ được ưu tiên sử dụng.

Đặc điểm sinh học sinh sản

1. Phân biệt giới tính

Giai đoạn cá chưa thành thục rất khó phân biệt cá chạch lấu đực và cái bằng các chỉ tiêu hình thái. Khi cá thành thục và vào mùa sinh sản thì cá cái thường có chiều dài ngắn hơn cá đực, lỗ sinh dục to, hơi lồi ra ngoài. Cá đực khi thành thục có thân thon, thường dài hơn cá cái, lỗ sinh dục nhỏ, tròn, hơi lõm.

Kết quả giải phẫu 72 cá thể trong tự nhiên có trọng lượng trung bình 143 g cho thấy có 35 cá cái và 37 cá đực. Như vậy, tỉ lệ đực cái của các mẫu cá thu từ tự nhiên được ghi nhận là tương đương 1:1.

Xem thêm :  Kỹ thuật nuôi chó thịt

2. Đặc điểm tuyến sinh dục

Sự phát triển tuyến sinh dục (noãn sào) cá cái chạch lấu: được chia làm 6 giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: Noãn sào là hai sợi rất mảnh, trong suốt, nằm dọc hai bên xương sống, không thể phân biệt noãn sào và tinh sào bằng mắt thường. Trên tiêu bản mô học các noãn nguyên bào phát triển lớn lên và phân chia tạo ra các noãn bào. Các noãn bào có nhiều góc cạnh, kích thước còn rất nhỏ. Tế bào chất bắt màu tím đậm, nhân bắt màu nhạt và trong nhân có một số tiểu hạch bắt màu đậm.

Giai đoạn II: Noãn sào cũng là hai sợi mảnh, có phân bố các mạch máu nên màu hồng nhạt, dày hơn, nằm dọc hai bên xương sống cá, có thể nhìn thấy những mạch máu nhỏ. Quan sát bằng mắt thường có thể xác định được noãn sào và tinh sào, có thể nhìn thấy rõ tế bào trứng trong noãn sào (Hình 6), kích thước trứng khoảng 0,65 ± 0,07 mm. Trên tiêu bản mô học, noãn bào được bao bọc bởi màng Follicul mỏng, nhiều tổ chức liên kết. Giai đoạn II là sự biến đổi về nhân, nhân to, bắt màu nhạt, chiếm phần lớn thể tích noãn bào và có nhiều tiểu hạch ở vùng ngoại biên tạo thành vòng tròn xung quanh nhân.

Giai đoạn III: Noãn sào phát triển rất nhanh, chiếm khoảng 1/3 xoang bụng, có màu vàng nhạt. Mạch máu to và có nhiều nhánh phân bố trong noãn sào. Tế bào trứng (noãn bào) màu vàng nhạt, đường kính tế bào trứng tương đối lớn, khoảng 1,33 ± 0,17mm (Hình 7) nhưng còn khó tách rời. Xuất hiện nhiều không bào, có hai lớp, nhân to bắt màu tím nhạt. Noãn hoàng bắt màu hồng, các hạt noãn hoàng to nằm phía ngoài, hạt nhỏ nằm sát nhân.

Giai đoạn IV: Noãn sào phát triển cực đại, chiếm gần hết xoang bụng, gần như chèn ép ruột và dạ dày. Tế bào trứng căng tròn, màu vàng cam. Mạch máu to chạy dài từ đầu đến cuối noãn sào và lan tỏa nhiều mạch máu nhỏ ra khắp noãn sào. Đường kính trứng đạt kích thước tối đa, dao động trong khoảng 1,96 ± 0,22 mm (Hình 8). Trong noãn sào vẫn còn tồn tại những tế bào trứng ở giai đoạn nhỏ với đường kính nhỏ hơn, Trên tiêu bản mô học, kết thúc thời kỳ sinh trưởng sinh chất, noãn hoàng chứa đầy thể tích của noãn bào và kết thành khối. Nhân co lại, không có hình dạng nhất định, màng nhân gần như không còn, số tiểu hạch trong nhân giảm đi và dịch chuyển vào trung tâm của nhân.

Giai đoạn V: Giai đoạn chín muồi và rụng trứng, diễn ra rất nhanh. Noãn sào căng, màu vàng nhạt, mềm nhão, đang sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Tế bào trứng có màu vàng trong, căng tròn và đã chảy tự do ra khỏi nang trứng. Nhân của noãn bào đã di chuyển hoàn toàn về cực động vật.

Giai đoạn VI: Noãn sào sau khi sinh sản, teo nhỏ lại, có màu đỏ bầm, còn một số trứng chưa đẻ hết. Những cá đã qua vụ đẻ nhưng không đẻ được thì buồng trứng vẫn căng nhưng trứng đã thoái hóa, trứng có màu đỏ đậm, hạt trứng dính kết với nhau.

Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục đực (tinh sào) cá chạch lấu:

Giai đoạn I: Tinh sào là hai sợi rất mảnh, nằm sát hai bên cột sống, trong suốt, không thể phân biệt được đực, cái bằng mắt thường.

Giai đoạn II: Tinh sào là hai sợi mảnh, có màu trắng hơi đục, bằng mắt thường không thể nhìn thấy mạch máu phân bố.

Giai đoạn III: Tinh sào đã phát triển to lên, có màu trắng hơi hồng. Khi vuốt nhẹ vẫn chưa có tinh dịch chảy ra.

Giai đoạn IV: Tinh sào căng, màu trắng sữa hơi hồng, có rất nhiều mạch máu phân bố, kích thước đạt cực đại, vuốt nhẹ thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.

Giai đoạn V: Tinh sào to, mềm, màu trắng sữa, tinh dịch chứa đầy trong ống dẫn tinh. Tinh sào sẵn sàng cho quá trình sinh sản, tinh dịch màu trắng sữa chảy ra khi ấn nhẹ vào bụng cá.

Giai đoạn VI: Tinh sào teo nhỏ lại, mềm nhũn, màu hồng hơi sậm.

3. Sức sinh sản tuyệt đối

Kiểm tra 5 cá cái có trọng lượng trung bình 268 ± 57 g cho thấy sức sinh sản tuyệt đối đạt trung bình là 4.158 ± 379 trứng/cá cái, tức là khoảng 15.514 trứng/kg cá cái. Sức sinh sản này là tương đương so với kết quả của các tác giả khác (Nguyễn Văn Triều, 2009; Phan Phương Loan, 2010) [18;11]

kỹ thuật nuôi cá chạch lấu

Xây bể xi măng nuôi cá Chạch

Cá Chạch Lấu, thích hợp môi trường nhiệt độ từ 25 -27 độ C. Do vậy bể nuôi xi măng cần thiết kế mái che nắng che mưa, có thể thả thêm bèo nếu bể rộng làm nơi cư ngụ cho cá Chạch.

Bể xi măng cần được xử lý trước khi thả cá bằng muối hoặc thuốc tím, rửa thật sạch. Có thể ngâm phèn trong vòng 1 tuần để khử các vụn xi măng, mùi xi măng còn động lại. Rửa sạch với nước, ngâm tiếp nước sạch khoảng ngày vài trước khi xả nước chính thức vào nuôi cá.

Đối với cá Chạch cần xử lý nước thường xuyên nên thiết kế ống cấp nước, xã nước ở dưới đấy bể một cách thuận tiện nhất. Nước ao nuôi phải gây màu bằng phân xanh từ 3 – 4 ngày, đến khi có màu nõn chuối thì đạt yêu cầu. Như vậy, khi thả cá xuống từ 4 – 7 ngày không cần cho ăn.

Chọn cá Chạch giống

Khâu chọn giống sẽ quyết định đến năng suất thu hoạch của từng hộ kinh doanh. Đối với cá Chạch tốt nhất bà con cần quan tâm nên chọn giống to khỏe đạt chất lượng không dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều, không mang mầm bệnh. Thông thường từ 2 -3g/con là phù hợp.

Mật độ thả từ 50 – 100 con/m2. Không thả quá dày sẽ khiến môi trường sống của cá chạch bị chật trội, chậm lớn.

Thức ăn cho cá Chạch

Cá Chạch là loại háu ăn, ăn tạp nhưng chúng không ăn nhiều. Do vậy, bà con cần cho ăn đúng định lượng của nó. Cụ thể dựa theo cách tính chiều dài của cá Chạch:

  • Cỡ dưới 5cm: thức ăn là ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động bật phù du khác.
  • Cỡ 5 – 8cm: ngoài động vật phù du, Chạch còn ăn giun  nhỏ
  • Cỡ 8 – 9cm: Chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hại ngũ cốc
  • Cỡ trên 9cm: Chạch chuyễn sang ăn thực vật là chính.

Ngoài thức ăn tự nhiên, Chạch muốn lớn nhanh, đầy đủ chất dinh dưỡng, bà con cần bổ sung thức ăn chế biến cho chúng như khô đậu, cám gạo, nhộng tầm, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xoay.

Xem thêm :  Những bài hát về sinh nhật hay nhất, những bài hát hay về sinh nhật

Lượng thức ăn của Chạch bằng 5 – 8% trọng lượng cơ thể.

Mỗi ngày chia làm 3 – 4 lần cho ăn tùy vào cách chia thức ăn. Hợp nhất là ăn vào sáng va chiều tối khi thời tiết mát mẻ.

Để tăng sức đề kháng cho cá Chạch thì định kỳ 2 lần/tháng trộm thêm Vitamin C vào thức ăn tổng hợp cho cá.

Phòng và trị bệnh

Cá Chạch là loài ít bệnh nhưng khi gặp môi trường ô nhiễm thì cá vẫn mắc một số bệnh như nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột.  Cách phòng bệnh đơn giản nhất là chủ động bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho cá Chạch, định kỳ cho 2 lần/tháng mỗi lần 3 – 5 ngày liên tục. Ngoài ra phải thay nước liên tục cho cá, tùy vào số lượng cá nuôi nhiều hay ít mà thay nước theo định kỳ ngắn hay dài.

Khi cá bị bệnh thì xữ lý như sau:

  • Chạch bị nấm: cho Chạch tắ bằng các loại quá chất như nước muối bằng 3% hoặc KMnO4 liều lượng 20 gr/m3 nước, thời gian từ 10 – 15 phút.
  • Sử dụng kháng sinh: Doxycline 0.2 – 0.3 gr/kg thức ăn, Oxytetracline 2 – 4 gr/kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.

Thu hoạch cá Chạch

Thời gian thu hoạch cá sau khi nuôi từ 9 – 12 tháng là cá đạt đến kích cỡ 100 – 150 con/kg và có thể thu tỉa dần. Dùng lưới có mắt lưới để thu hoạch cá Chạch to, lọc lại cá nhỏ. Hoặc tháo cạn nước để thu bắt cá. Trước khi đánh bắt 1 ngày thì không cho cá Chạch ăn, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày.

Khi đánh bắt cá cần chú ý tránh cá Chạch bị xây xác vì làn da trơn của chúng rất dễ bị tổn thương. Cá mất nhớt, bị xây xát giá trị thương phẩm sẽ giảm xuống. Nuôi cá Chạch không tốn nhiều chi phí nên bà con hoàn toàn có thể mở rộng mô hình nuôi cá Chạch lấu ngon thịt.

Lợi ich của cá Chạch Lấu đối với sức khỏe

Cá chạch tốt cho đàn ông, bổ thận và tuổi thọ

Cá chạch là loại cá có thịt ngọt, trong thịt của cá có những chất giúp cải thiện chức năng của thân, bồi bổ khí huyết, tráng dương và chống lão hóa.

Chính vì vậy, cá chạch được coi là thần dược chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới và giúp kéo dài tuổi thọ ở cả nam và nữ.

Đối với những người mắc yếu sinh lý, nên sử dụng cá chạch nấu cháo cùng với hạt sen và các gia vị thuốc bắc: nhân sâm, kỳ tử, hoài sơn, nhục quế, đại táo, long nhãn và gừng.

Cá chạch tốt cho bà bầu, người gầy yếu, thiếu máu

Thịt của cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc chứa nhiều protein trong thịt. Chính vì vậy, thịt cá chạch rất tốt đối với bà bầu, người gầy yếu và thiếu máu.

Những người trong trường hợp này nên nấu hầm cá chạch cùng với thịt nạc, gừng, tiêu.

Cá chạch tốt cho gan

Theo nghiên cứu ở cả đông y và tây y, trong thịt cá chất có chứa những hợp chất giúp bổ tỳ và tính bình.

Những tác dụng này vô cùng tốt đối với những người bị viêm gan, vàng da, viêm gan mạn tính.

Để hỗ trợ điều trị những căn bệnh về gan nên sử dụng cá chạch om cùng với đậu, gừng tươi, hành khô.

Cá chạch chữa bệnh trĩ

Cá chạch có tính bình, ngọt mát nên cá chạch là một trong những bài thuốc chữa trị bệnh trĩ xuất huyết.

Để chữa bệnh xuất huyết trĩ, các bạn nên hầm cá chạch cùng với cát cánh, địa đu, kha tử, hoa hòe. Nên hầm kỹ và chỉ dùng nước để uống.

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ cá Chạch Lấu

Cá Chạch kho nghệ

Nguyên liệu: 

  • Cá chạch
  • Bột nghệ
  • Sả
  • Ớt
  • Nước mắm

Cách chế biến:

  • Cá chạch sau khi được làm sạch, cạo hết nhớt thì đem ướp cùng với các loại gia vị.
  • Ướp cá trong khoảng 30 phút để cho cá ngấm hết gia vị rồi mới đem đi kho.
  • Cá chạch kho nghệ nên kho đến khi xương cá mềm có thể ăn được.
  • Cá chạch kho khi ăn các bạn có thể cảm nhận được vị ngậy của cá hòa quyện cùng các loại gia vị, giúp cho thịt cá không còn vị tanh.
  • Cá chạch kho nghệ nên ăn kèm cùng với cơm nóng sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

Canh chua cá Chạch

Nguyên liệu:

  • Cá chạch
  • Nước mẻ
  • Nắm
  • Tiêu
  • Hành
  • Tỏi
  • Đường
  • Bột nêm

Cách chế biến:

  • Cá sau khi làm sạch nên ướp cùng với mắm, bột nêm, hành và tỏi.
  • Nước mẻ pha thêm cùng với nước và nấu sôi thì cho cá vào nấu đến khi chín thì cho thêm hành lá vào.
  • Khi thưởng thức món ăn, các bạn có thể cảm nhận được vị ngọt của cá hòa cùng với chua thanh của mẻ vô cùng thú vị.

Cá Chạch om chuối

Nguyên liệu:

  • Cá chạch
  • Chuối xanh
  • Thịt heo
  • Bột nghệ
  • Mắm tôm
  • Hạt nêm
  • Tỏi
  • ớt
  • Bột nghệ
  • Mẻ, hành lá, tía tô, lá lốt.

Cách chế biến:

  • Cá chạch làm sạch, sau đó ướp cùng với các loại gia vị.
  • Chuối xanh tách vỏ, ngâm muối và luộc qua để hết nhựa và chát. Thịt heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và rán sơ qua.
  • Cá chạch khi ngấm gia vị thì đem đi om chín, sau đó cho thịt và chuối vào om đến khi nhừ vừa ăn thì cho thêm các loại rau.

Cá Chạch nướng muối ớt

Nguyên liệu:

  • Cá chạch
  • Phèn chua.
  • Cơm mẻ.
  • Khế chua, chuối xanh.
  • Rau thơm (nhiều loại).
  • Gia vị.
  • Ớt trái.

Cách chế biến:

  • Cho cá chạch ra thau nhỏ, sử dụng cục phèn chua để chúng ta rửa thật là sạch sẽ những con cá chạch này rồi ướp chung cùng với một chút gia vị gồm là bột canh + tiêu bột + sả bằm thái nhỏ ra.
  • Tiếp nữa là chuẩn bị sẵn sàng một cái bếp than hồng nóng rồi cho vỉ nướng lên rồi đặt từng con cá chạch lên và nướng chín cá. Đợi cho đến khi nào thấy có màu vàng vàng và bốc mùi thơm nghi ngút lên, lớp da ở bên ngoài của con cá sẽ hơi se se lại.
  • Tiếp tục lại quết phết thêm một lớp phần của cơm mẻ lên trên thân hình, mình của con cá, nướng lên thêm trong vòng khoảng chừng vài phút nữa là có thể ăn được.

Cháo cá Chạch

Nguyên liệu:

  • Cá Chạch
  • Gạo trắng
  • Hành khô
  • Nước mắm

Cách chế biến:

  • Rửa sạch cá, lọc bỏ phần ruột và đầu, sau đó bạn lấy muối chà lên mình cá cho bớt nhớt.
  • Luộc cá khoảng 15 phút thì vớt ra, để nguội
  • Ngâm mềm gạo với nước nguội rồi đun thành cháo
  • Gỡ lấy thịt và lọc bỏ xương của cá chạch. Vì đây là loài rất nhiều xương, nên bạn phải thực hiện bước này rất cẩn thận, tránh để trẻ bị hóc khi ăn.
  • Cho thịt cá, hành khô, hành lá vào đáy bát rồi đổ cháo lên, trộn đều và cho bé thưởng thức.
Xem thêm :  Chó cảnh tây tạng – wikipedia tiếng việt -

Cá Chạch chiên

Nguyên liệu:

  • Cá chạch
  • Hành lá
  • Tỏi
  • Ớt
  • Hạt tiêu

Cách chế biến:

  • Rửa sạch, thoa muối, lọc bỏ đầu, ruột cá như với món cháo cá chạch.
  • Cho cá vào bát rồi ướp cùng các loại gia vị như: Hạt nêm, hạt tiêu, bột ngọt,… và để khoảng 5 đến 10 phút.
  • Sau 10 phút, bạn tiếp tục ướp cá với bột chiên giòn và trộn đều
  • Đun dầu ăn trong chảo đến khi sôi hẳn thì giảm lửa và gắp từng con cá chạch vào chiên.

Trên bài viết BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu và những lợi ích mà loài cá này cho sức khỏe con người. Điều đặc biệt hơn là những món ăn ngon chế biến từ cá Chạch Lấu không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình.


Cách Nuôi Cá Chạch Lấu Trong Bể Xi Măng, Ao Đất và Bể Lót Bạt


Cách Nuôi Cá Chạch Lấu Trong Bể Xi Măng, Ao Đất và Bể Lót Bạt
Cá Chạch lấu hiện là một trong những giống cá chạch cho hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thịt thơm. Để nuôi cá chạch lấu thu được hiệu quả kinh tế cao Nông Lâm TV xin gửi tới bà con cách nuôi cá chạch lấu chuẩn nhất từ chuyên gia.
Đầu tiên, xin mời bà con cùng Nông Lâm TV tìm hiểu qua về Đặc điểm sinh học của cá chạch lấu
Cá chạch lấu là loài cá nước ngọt. Nhưng chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ cửa sông. Thân cá có màu xanh đậm hoặc đen xám, xen kẽ nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục. Trên vây lưng có gai, vây tại ngực và hậu môn có đốm đen nhỏ. Chạch lấu không có vây bụng. Ở miền Nam, cá này được gọi theo các tên như chạch lấu, chạch bông, còn khu vực miền Trung và miền Bắc, cá này thường được gọi là chạch chấu, chạch làn Chúng sinh sống ở hầu hết các kênh rạch và tập trung đông tại nơi có dòng chảy xiết, nồng độ oxy hòa tan trong nước cao. Thức ăn chủ yếu của cá khi còn nhỏ là giun, ấu trùng, côn trùng, giáp xác nhỏ… Lớn lên, chúng ăn côn trùng trưởng thành, tôm, tép, cá nhỏ…Trong tự nhiên, Trọng lượng chạch lấu trưởng thành dao động từ 150 đến 250g/ 1 con với chạch 1 năm tuổi và nặng từ 450 đến 500g/ 1 con với chạch đạt 2 năm tuổi, chiều dài lên đến 3540 cm. Chúng thành thục và sinh sản sau 2 3 năm; con đực thường lớn hơn con cái, dẫu cùng tuổi. Con cái có sức sinh sản 4.500 7.500 trứng/lần; trứng có kích thước nhỏ, màu vàng. Cá thường sinh sản vào mùa mưa lũ, nước đục, từ tháng 6 đến tháng 9; nơi sinh sản là hang hốc, khe đá ngầm ven sông suối.
Nguồn nước trong ao cần đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng như sau: Nhiệt độ dao động từ 2230 độ C, pH từ 6,5 – 8,5 và hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/l. Với các địa phương có mùa đông lạnh từ 10 độ C trở xuống thì không nên nuôi loại cá này.
Tiếp theo đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi cá chạch lấu thương phẩm
1. Chuẩn bị môi trường nuôi chạch lấu
Mô hình nuôi cá chạch lấu vô cùng đa dạng từ: nuôi trong ao đất, nuôi trong lồng bè trên sông,hồ; tới bể xi măng hoặc sử dụng bể nổi lót bạt đều được. Bà con có thể cân nhắc và lựa chọn ra mô hình chăn nuôi phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và diện tích đất của gia đình mình. Chuẩn bị môi trường nuôi chạch lấu chi tiết cho từng mô hình như sau:
Mực nước tối ưu nhất để nuôi chạch lấu dao động từ 1,2 – 1,5m.
Với mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao đất
Ao nuôi có diện tích phù hợp nhất để dễ dàng quản lý, chăm sóc và thu hoạch chạch lấu thương phẩm có diện tích từ 500 1000 mét vuông. Cần tát cạn ao và nạo vét hết lớp bùn đáy dưới ao. Bón vôi khử trùng với lượng từ 710 kg/100 mét vuông mặt ao. Sau đó phơi đáy ao từ 23 ngày mới cấp nước vào ao qua lưới lọc. Mật độ thả nuôi cá chạch lấu trong ao đất cần duy trì 2 – 5 con/mét vuông là hợp lý nhất. Nếu nuôi với mật độ từ 10 con trở lên / 1 m2 cần có máy sục khí hoặc quạt nước để tăng cường oxy cho cá.
Với mô hình nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng
Bà con tính toán số lượng chạch lấu muốn thả nuôi để tính toán và xây bể to hoặc nhỏ, mật độ thả từ 5 – 10 con/1 mét vuông. Nếu thả dày quá sẽ khiến chúng cạnh trạnh thức ăn, không gian sống và có thể gây ra thương tích. Khi thiết kế bể, cần bố trí các ống cấp nước và thoát nước dưới đáy bể để công tác tháo rửa, thay nước diễn ra thuận tiện nhất. Trên bể xi măng bố trí các mái che tạo nơi râm mát cho chạch. Nếu cần thiết có thể thả thêm bèo làm nơi trú ẩn.
Với mô hình nuôi cá chạch lấu trong bể lót bạt
Bà con cần chuẩn bị khung để nâng đỡ bạt làm ao. Cần lựa chọn các vật liệu chắc chắn như sắt, inox để nâng đỡ được tải trọng lớn. Bạt cần chọn loại có bề mặt trơn, mềm và không làm trầy xước cá. Cần thiết kế thêm mái che nắng che mưa bên trên. Bể bạt phải bố trí hệ thống thoát nước thuận tiện. Chuẩn bị nuôi cá cần gây màu nước bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và có thể kết hợp thêm phân NPK trước 3 4 ngày thả cá. Mật độ thả chạch lấu chỉ dao động từ 5 10 con/mét vuông để đảm bảo tốc độ sinh trưởng tốt nhất cho cả đàn.
Với mô hình nuôi cá chạch lấu trong lồng bè trên sông hồ
Cá chạch sẽ lớn nhanh hơn nhưng khó kiểm soát được chất lượng nguồn nước. Hơn nữa nuôi trong lồng bè sử dụng lưới mắt nhỏ nên chất thải sẽ đọng lại ở đáy do đó Bà con cần có mùng màn lưới dự trữ, cứ 1 tháng thay đổi được một lần thì đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi hơn.
Về mật độ thả cá chạch trên bể xi măng, bể lót bạt và trong lồng bè, bà con có thể thả tới 40 con/1m2, tuy nhiên cần trang bị thêm máy sục khí 24/24 h, nếu bà con mới nuôi lần đầu nên chọn mật độ nuôi ít trước để lấy kinh nghiệm, các vụ sau tăng dần mật độ nuôi lên cao.
……………………………………………………..
Đăng ký Kênh NongLam TV để cập nhập các thông tin hữu ích về Nông Nghiệp
Liên hệ Quảng Cáo
Facebook: https://www.facebook.com/NongLam.NET
Email: hoidapnongnghiep@gmail.com
nonglamtv tintucnongnghiep

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button