Cây Xanh

Cách trồng và chăm sóc lan kim điệp xuân, hoa lan kim điệp xuân

Sắc hoa vàng rực và tươi vui cùng hương thơm dịu nhẹ, cứ độ tết đến xuân về thì lan kim điệp lại khoe sắc thắm. Đặc biệt, hoa lan kim điệp có thể kéo dài đến hết mùa xuân, vì vậy mà loài hoa này rất được ưa chuộng. Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu cách trồng lan kim điệp chơi xuân nhé.

Bạn đang xem: kim điệp xuân“>Lan kim điệp xuân

1. Nguồn gốc lan kim điệp

Lan kim điệp được mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1867. Trong tự nhiên, lan kim điệp sống phụ sinh trên những thân cây lớn trong các cánh rừng mưa nhiệt đới.

*

Ngày nay, lan phi điệp được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt được ưa chuộng tại nhiều nước châu Á như Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Về đến Việt Nam, lan kim điệp được trồng và phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.

Tuy nhiên, lan kim điệp khá dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với nhiều vùng khí hậu khác nhau và cho hoa ngay dịp tết Cổ truyền nên được nhiều người ưa chuộng trồng chơi xuân.

2. Nhận biết lan kim điệp

Lan kim điệp có giả hành ngắn, mập, dài 15cm – 20cm, nếu được chăm sóc tốt có thể cao đến 30cm. Giả hành màu vàng xanh với các lá mỏng ở gần ngọn. Đoạn giữa giả hành phình to và có các rãnh nhỏ.

Lan kim điệp có hoa mọc dày, mật độ hoa lớn. Cánh hoa mong manh cùng màu vàng rực rỡ, bắt mắt. Môi hoa xòe to ở giữa có màu đậm hơn. Mùi hoa không nồng nàn mà chỉ thoảng nhẹ.

*

Mùa trồng lan kim điệp thích hợp nhất rơi vào khoảng thời điểm tháng 10 – 11 âm lịch, chăm sóc tốt thì cây sẽ ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.

Lan kim điệp có thời gian chơi hoa lâu, vì vậy có thể chơi hoa hết những ngày Tết để làm đẹp cho ngôi nhà, cũng như mang lại nhiều ý nghĩa cho gia đình trong năm mới.

3. Phân loại lan kim điệp

a. Lan kim điệp xuân

Lan kim diệp xuân hay còn gọi là kim điệp vàng, kim điệp giấy hoặc kim điệp thường.

*

Kim điệp xuân có hoa màu vàng tươi, những cánh hoa mỏng và tròn, môi hoa lớn, có lông tơ và tỏa hương thoang thoảng, nhẹ nhàng. Lan kim điệp xuân có thể nở hoa từ 10 – 15 ngày thì tàn.

Xem thêm :  7 nguyên nhân chó bị rụng lông

b. Lan kim điệp nhựa

Lan kim điệp nhựa còn có tên gọi khác như kim điệp thơm hay kim điệp sáp. Những chùm hoa kim điệp nhựa khá nhỏ, chỉ từ 1 – 4 bông, chùm hoa không to như kim điệp xuân.

*

Cánh hoa kim điệp nhựa nhọn và rất dày, hơi bóng nhẹ giống hoa nhựa. Cánh hoa mang màu vàng kim và phớt xanh lục ở họng hoa, cùng hương thơm nồng nàn, ngào ngạt và đặc trưng.

Đặc biệt, lan kim điệp nhựa có thể cho hoa bền đến khoảng 2 tháng nếu cây được ở điều kiện nhiệt độ lý tưởng. Bên cạnh đó, những giống lan cho hoa cánh càng dày thì sẽ càng lâu tàn.

4. Cách trồng lan kim điệp

Thông thường, lan kim điệp thường được trồng bằng cách ghép cành.

a. Thời điểm trồng lan kim điệp

Mùa trồng lan kim điệp tốt nhất nên là vào thời điểm tháng 10 – 11 âm lịch, lúc này lan đã rụng hết lá hoặc đã có chồi nụ. Vì ở giai đoạn này, lá đã rụng hết và cây không còn phát triển nữa sẽ dễ dàng cho việc cấy ghép hơn, cây không bị sốc và đảo lộn chu kỳ phát triển.

b. Chọn giống và xử lý giống

Chọn những cành to mập, bóng mượt, lá không gãy dập và không nên có chồi non vì sẽ không thích ứng được với việc trồng vào giá thể mới.

Sau khi mua về, bạn cần cắt tỉa hết rễ già và lá bị dập thối, gãy nát và nụ hoa. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Ridomil Gold… trong khoảng 20 phút để chống thối rễ.

Sau đó tiếp tục ngâm vào dung dịch hòa tan vitamin B1, chế phẩm Hùng Nguyễn, Atonik… trong 20 – 30 phút để kích thích bộ rễ phát triển.

*

Cuối cùng vớt ra và treo ở nơi thoáng gió, mát mẻ trong một vài ngày trước khi bắt đầu tiến hành cấy ghép.

C. Giá thể trồng lan kim điệp

Lan kim điệp ưa nắng và không chịu được môi trường quá ẩm ướt. Khi trồng bạn cần giữ cho bộ rễ được khô ráo. Vì vậy, giá thể trồng lan kim điệp cần phải thoát nước tốt, khô thoáng và càng bền càng tốt.

Xem thêm: Cách Chế Biến Rắn Hổ Mang, Cách Làm Thịt Rắn Ngon, Bổ, An Toàn

Lan kim điệp có thể ghép chậu, lũa, gỗ, đều được. Tùy vào sở thích và gu thẩm mỹ của bạn mà có thể định hướng trồng bằng gì cho phù hợp.

Ghép trụ tròn và gắn lan xung quanh sẽ rất đẹp, tuy nhiên việc tưới nước sẽ khá khó, bạn phải tưới được xung quanh trụ. Ghép thớt để khi lan nở, treo ốp vào tường sẽ rất đẹp, dễ tưới, dễ gắn phân.

Xem thêm :  Bảng giá các loại điện thoại iphone mới nhất

Bạn cũng có thể trồng lan kim điệp trong chậu nhưng chậu có nhiều lỗ thoáng và thoát nước tốt cây mới phát triển tốt được. Tuy nhiên, lan kim điệp khá nhạy cảm, không thích axit nên bạn cần xử lý kỹ giá thể trước khi trồng.

d. Cách ghép lan kim điệp

*

Nếu ghép vào gỗ, lũa bạn sử dụng đinh nhọn và dây đồng giữ chặt gốc. Bạn cũng có thể khoan thêm nhiều đốt nhỏ để sau này rễ có thể bám vào tạo độ chắc chắn thêm cho cây.

Nếu ghép vào chậu thì cần lưu ý lan kim điệp rất ghét thay giá thể. Vì vậy bạn cần chọn các loại giá thể càng bền càng tốt, phải xử lý kỹ trước khi ghép, khi ghép thì để gốc cây cao hơn hẳn giá thể rồi mới cố định chắc gốc cây.

Có lẽ nhiều người sẽ thích ghép lan kim điệp vào gỗ trụ hoặc dớn vì trông chúng rất tự nhiên, khi ra hoa hấp dẫn vô cùng. Nhưng khi tưới nước, bạn đảm bảo nước được tưới đều xung quanh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép vào thớt hay dớn bảng. Cách ghép này khá dễ ghép, dễ chăm sóc và dễ dàng tưới nước, gắn phân.

Sau khi ghép xong, bạn treo cây ở nơi thoáng mát, ánh nắng khoảng 50% trong một tuần để cây quen với điều kiện mới. Sau đó từ từ cho ra nắng khoảng 70%.

Nếu môi trường thuận lợi thì sau một thời gian cây sẽ bắt đầu ra các mầm con và tiếp tục chu kì sinh trưởng của mình bình thường.

5. Cách chăm sóc lan kim điệp

*

Khi mới ghép bạn cần để trong mát, tránh mưa, nắng trực tiếp, chỉ tưới phun sương. Từ sau ngày thứ 7 bạn có thể tưới nước bình thường lại.

Lan kim điệp ưa ẩm khoảng 70% – 90%, nếu khô quá thì rễ sẽ bị thun lại và ngừng dài ra, không phát triển. Đặc biệt, lan kim điệp rất ít rễ, rễ không phát triển được thì cây rất khó sống.

Một ngày bạn tưới nước 1 – 2 lần là đủ. Không cần lúc nào giá thể cũng ướt, chỉ cần lá không mềm và mầm non không nhăn là lan đã đủ nước.

Lan kim điệp ưa nắng 50% – 70%, nhưng lại không ưa nóng. Vì vậy, để chăm sóc tốt lan kim điệp, bạn phải làm giàn che nắng, hoặc đặt ở dưới tán cây lớn.

Xem thêm :  Hướng dẫn cách trồng củ cải đỏ tại nhà đơn giản hiệu quả, hướng dẫn cách trồng củ cải đỏ đơn giản tại nhà

6. Phân bón cho lan kim điệp

*

Khi cây đã trưởng thành, bước vào thời gian cây tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa thì lúc này bạn nên điều chỉnh lại hàm lượng phân bón.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gắn thêm các loại phân tan chậm chuyên dùng cho lan như Rynan, Phân chì Hi control… Do kim điệp khá nhạy cảm với phân bón nên cần chú ý sử dụng liều lượng vừa phải, khi đã sử dụng phân tan chậm gắn vào giò lan thì cần giảm liều dùng và lượng dùng các dạng phân bón lá lại.

7. Phòng trừ sâu bệnh cho lan kim điệp

*

Đối với lan kim điệp, bạn chỉ có thể phòng ngừa bệnh vì hiệu quả chữa bệnh rất thấp.

Để phòng ngừa nấm bệnh cho lan kim điệp bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: Citizen, Aliette, Olicide, Antracol… tiến hành phun thuốc định kỳ 10 – 15 ngày/ lần, hoặc tùy theo tình hình thời tiết, điều kiện chăm sóc mà có lịch phun phòng cho thích hợp.

Ngoài phòng trừ nấm bệnh, bạn cũng cần chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các đối tượng côn trùng gây hại như rệp sáp, rệp vảy, nhện đỏ… để có biện pháp phòng trị thích hợp với các loại thuốc như Movento, dầu khoáng SK Enpray, Ortus…

Trồng và chăm sóc lan kim điệp chơi xuân quả thật không khó đúng không, nếu bạn nếu thích loại lan rực rỡ này thì nhanh chóng chuẩn bị trồng một vài chậu để chơi xuân này nhé.

Nông Nghiệp Phố– chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.


Kỹ Thuật Trồng và Chăm Sóc LAN KIM ĐIỆP – Chia Sẻ của NGUYỄN NGỌC HÀ #HOALAN4U


Kỹ Thuật Trồng và Chăm Sóc LAN KIM ĐIỆP Chia Sẻ của NGUYỄN NGỌC HÀ HOALAN4U

Ngày càng có nhiều người trẻ hơn chơi lan, sưu tầm lan, yêu lan và mong muốn làm kinh tế, làm giàu hay đơn giản là kiếm cơm từ lan.
Lan từ một thú chơi, trở thành ngành kinh tế khiến nhiều người giàu có, nhất là giới trẻ…
Hoalan 4U Kênh chuyên biệt về hoa lan theo xu hướng teen!
Chia sẻ các video theo từng chủ đề ngắn gọn, dễ hiểu, dễ theo dõi và phù hợp với nhiều thiết bị di động, hạ tầng mạng viễn thông khác nhau.
Chúc các bạn luôn cháy được với đam mê hoa lan.
Chơi lan nhưng đừng để lan nó chơi!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button