Tổng Hợp

Kiểm tra nhịp tim thai tuần thứ 7 như thế nào là bình thường?

Có không ít mẹ thắc mắc, liệu nhịp tim thai tuần thứ 7 phải đạt tốc độ trung bình khoảng bao nhiêu thì mới được xem là bình thường hay có cần thiết không khi siêu âm thai lần đầu vào thời điểm mang thai tuần thứ 7. Nắm rõ những suy nghĩ, những trăn trở của mẹ trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sản khoa cũng đưa ra lời khuyên rằng, tuần thai thứ 7, việc siêu âm thai là thật sự cần thiết.

Bởi nó sẽ cho bạn biết thêm một số thông tin quan trọng về sự hình thành và phát triển của bào thai như xác định số lượng thai đang mang trong bụng là bao nhiêu thai, xác định tuổi thai, nhịp tim thai, kiểm tra tổng quát tử cung,…và chẩn đoán trước một số vấn đề về sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi. Bên dưới đây sẽ là những nội dung liên quan tới chủ đề mà hầu hết các mẹ đang quan tâm.

Khi thực hiện thăm khám thai tại các cơ sở y tế, các bệnh viện chuyên khoa sản lớn, các mẹ sẽ được kiểm tra và thông báo về tốc độ trung bình của tim thai là bao nhiêu nhịp/phút, có bình thường hay không, kích thước thai nhi là bao nhiêu. Dựa vào những thông tin kết quả chuẩn từ bác sĩ trong lần khám thai lần đầu này, các mẹ sẽ biết cách chủ động lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ sao cho đúng cách, biết chính xác nên đi siêu âm thai thời điểm nào tốt nhất hoặc phải làm gì khi tuần thứ 7 chưa thấy có tim thai.

1. Vì sao siêu âm thai tuần thứ 7 là cần thiết?

Siêu âm tuần thứ 7 cần thiết là vì:

  • Xác định được một thai, song thai hay đa thai
  • Phụ nữ mang thai nếu có tiền sử bị xuất huyết, siêu âm thai tuần 7 có thể biết chính xác nguyên nhân và chỗ bị xuất huyết.
  • Kiểm tra kích thước của phôi thai và đảm bảo thai nhi có kích thước phù hợp với tuổi thai.
  • Siêu âm thai tuần 7 để đảm bảo rằng phôi thai đã bám chặt vào thành tử cung và không có thai ngoài tử cung.
  • Khám thai tuần thứ 7 sẽ xác định được tuổi thai (giai đoạn này thường được siêu âm chính xác vì sai số chỉ khoảng vài ngày).
  • Tuần thứ 7, siêu âm thai có thể nghe được tim thai tuần thứ 7 đập.
  • Kiểm tra tổng quát tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Ngoài ra, siêu âm tuần thứ 7 cũng giúp hỗ trợ phụ nữ mang thai không nhớ chính xác thời điểm có kinh nguyệt cuối cùng bởi việc ước tính tuổi phát triển của phôi thai có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt.

Xem Thêm :   Tư duy thiết kế là gì? Những lợi ích của tư duy thiết kế

Xem thêm :  Tử vi tuổi ngọ năm 2021: tiểu nhân đeo bám, thị phi bủa vây

Siêu âm thai tuần 7 rất cần cho phụ nữ mang thai lần đầu.

2. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 7

Tới tuần thai thứ 7, thai nhi của mẹ đã có sự phát triển đáng kể rồi. Thời gian đầu, chiều dài của bé ước chừng từ khoảng 4-5mm tính từ đầu đến mông. Tiếp theo, phôi thai sẽ tăng gấp đôi chiều dài, tức là từ 4-5mmm đến 11-13mm vào cuối tuần thai thứ 7. Và cân nặng của bé lúc này khoảng 0,8gram, kích thước của bé được so sánh bằng một quả mâm xôi.

Chồi của chân thai nhi bắt đầu xuất hiện, giống như một vây cá nhỏ, ngắn. Chồi của tay dài hơn một chút và đã phân chia thành bàn tay và cánh tay. Chân và tay hình thành nên các hình bẹt mà sau này sẽ thay thế bằng các ngón tay, ngón chân.

Ruột hình thành, ruột thừa cũng đã phát triển, tuyến tụy hình thành, tim thai tuần thứ 7 lớn dần hơn và bắt đầu phân thành 2 buồng (tim trái và tim phải). Cuống phồi đã xuất hiện và đây chính là bộ phận dẫn khí vào bên trong phổi. Đầu thai nhi tuần thứ 7 thường không cân đối so với các phần còn lại, các đốm sậm màu sẽ đánh dấu vị trí của mắt và lỗ mũi. Não trước chia thành 2 phần, bắt đầu hình thành bán cầu não của não bộ và bạn có biết, đây là nơi có khoảng 100 tế bào thần kinh được tạo ra mỗi phút.

3. Khám phá sự phát triển và hình thành nhịp tim thai tuần thứ 7

Bắt đầu từ ngày thứ 16, thai nhi đã bắt đầu xuất hiện các mạch máu để hình thành ống dẫn tim thai nhưng cơ bản là hình dáng tim thai lúc này vẫn chưa thành hình rõ ràng. Thế nhưng, tim thai vẫn có những hoạt động co bóp bước đầu để thực hiện chức năng như một tim thai trưởng thành thật sự.

Thai nhi đạt độ dài khoảng hơn 1cm vào cuối tháng đầu tiên và tim thai lúc này cũng đã dần hoàn thiện hơn trước.

Đến khoảng tuần thứ 5, phôi thai hình thành rất nhiều tế bào và có sự phát triển về hình dáng bước đầu. Một chấm nhỏ ở phần giữa thai nhi sẽ là nơi hình thành nên trái tim của con.

Tim thai tuần thứ 7 bắt đầu tăng dần về kích thước bên trong cơ thể bé và có sự phân chia thành 2 ngăn, ngăn bên trái và ngăn bên phải. Khi bước sang tuần thứ 11, tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện dần hơn.

Tuần thứ 12, tim thai nhi gần như là hoàn chỉnh và tuần thứ 14, nhịp đập của tim thai trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.

Tuần thứ 16, tim thai có thể hoạt động bơm máu. Thời điểm này, tim thai cơ bản đã hoàn thiện về mặt cấu trúc để thực hiện tốt chức năng của mình.
Khi cấu trúc tim thai đã hoàn chỉnh, ở những tuần tiếp theo, kích thước và khối lượng tim thai sẽ lớn hơn. 120-160 lần/phút chính là nhịp đập của tim thai và nhịp đập này có thể tăng lên tới 180 lần khi bé chính thức hoạt động.

Xem Thêm :   5 phần mềm giúp lấy mã màu chuyên nghiệp

Xem thêm :  Quy trình 7 bước và báo giá nhượng quyền trà chanh tmore

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, thông thường tim thai mang giới tính là nữ sẽ đập nhanh hơn so với tim thai mang giới tính là nam.

Có thể nghe được nhịp tim thai tuần thứ 7 khi siêu âm không?

Câu trả lời là có thể nghe được nhịp tim thai khi siêu âm qua đường âm đạo. Nhịp tim thai tuần thứ 7 trung bình đạt từ 90-100 lần/phút, và tăng lên khoảng từ 150-160 lần/phút khi thai nhi càng phát triển. Bởi lúc này, thai nhi cần phải hoạt động liên tục để bơm máu oxy vào cơ thể và não bộ.

4. Nhịp tim thai 7 tuần tuổi như thế nào là bình thường?

Mẹ có biết, sự phát triển của thai nhi 7 tuân tuổi nổi bật nhất là các hoạt động của tim thai diễn ra một cách mạnh mẽ. Mặc dù, tim thai lúc này chỉ bé bằng kích thước của một hạt gạo nhưng đã có thể bơm tới 24 lít mỗi ngày và sẽ không ngừng tăng để phục vụ mức phát triển trung bình của bé.
Trong tuần thứ 7, tim thai vẫn chưa hoàn chỉnh nhiều về mặt cấu tạo nhưng cơ bản là chức năng của tim đã hoạt động nhất định rồi.

Tim thai tuần 7 đã có hình dáng và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải để tăng cường mọi hoạt động tuần hoàn máu diễn ra. Từ tuần 10-12 tim thai hoàn thiện và tuần 14 trở đi, mẹ đã có thể cảm nhận rõ những nhịp đập dồn dập trong bụng mình.

Thường thì tần suất nhịp đập của tim thai sẽ ngang bằng hoặc nhanh hơn gấp đôi so với tim người bình thường. Lưu ý, nếu nhịp tim thai tuần thứ 7 ở dưới mức 70 nhịp/phút thì khả năng có thể thai nhi không được khỏe mạnh là rất cao. Và trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển, thậm chí là thai chết lưu nhưng mẹ không thể nhận biết được nên rất dễ gây ra nhiều biến chứng bất lợi đặc biệt nguy hiểm.

Quá trình hình thành và phát triển tim thai tuần thứ 7. 

5. Mẹ nên làm gì khi thai nhi 7 tuần tuổi chưa có tim thai?

Nhiều thai phụ tiến hành siêu âm thai trong tuần này và kết quả là vẫn chưa nghe thấy tim thai tuần thứ 7, phôi thai, vậy đâu là nguyên nhân?

Các bác sĩ đưa ra câu trả lời đó là, thường thì điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng bé nhưng nếu thai 7 tuần tuổi chưa có phôi thai thì khả năng cao là phôi đã ngừng phát triển hoặc mẹ bị sảy thai mà không hề hay biết. Còn nếu tim thai vẫn chưa thấy xuất hiện ở tuần này, bác sĩ sản khoa có thể hẹn mẹ vào một ngày khám gần nhất để tiến hành kiểm tra lại cho chính xác.

Xem Thêm :   Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp tương lai của bạn?

Xem thêm :  Sao La Hầu Tốt Hay Xấu

Ngoài ra, có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai như gen, tuổi thai hoặc sự nhầm lẫn của mẹ về thời gian thụ thai cũng khiến cho việc nhịp tim thai nhi 7 tuần tuổi xuất hiện muộn hơn so với dự kiến ban đầu. Để chắc chắn hơn về kết quả tim thai, bà bầu nên đợi tới khoảng tuần thứ 8 rồi hãy khám thai bởi lúc này, nếu bạn đã siêu âm và xét nghiệm máu cùng một lúc, tim thai tại thời điểm này mà vẫn chưa xuất hiện thì rất có thể thai đã chết lưu trong bụng mẹ rồi đấy.

6. Mang thai 7 tuần chưa có tim thai có đáng lo không?

Thường thì hai nhi sẽ bắt đầu có tim thai vào khoảng cuối tuần thứ 6, song hoạt động của tim thai có thể yếu và chưa thể phát hiện được. Nhưng tim thai sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bước sang tuần thứ 7, 8. Tuy nhiên, nếu ở tuần thai thứ 7 mà vẫn chưa có dấu hiệu của tim thai thì các mẹ cần phải chú ý về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình hoặc cần thiết nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi kiểm tra cụ thể hơn.

Ngoài ra cũng có thể có những trường hợp thai nhi quá yếu không thể nghe được nhịp tim hoặc có sự nhầm lẫn nào đó về kết quả siêu âm. Trong trường hợp này, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy áp dụng cho mình một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tái khám thai định kỳ tại cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên môn giỏi giàu kinh nghiệm để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phương án xử lý nhanh kịp thời.
Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, mẹ bầu cần phải nhập viện ngay để tránh hiện tượng thai lưu có thể xảy ra.

Tin tưởng rằng, với những kiến thức quan trọng và cần thiết vừa được góp nhặt chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em phụ nữ mang thai lần đầu nắm rõ đâu là thời điểm thuận lợi nhất nên đi khám thai lần đầu. Bên cạnh đó, việc biết chắc chắn nhịp tim thai tuần thứ 7 cũng hỗ trợ bác sĩ đưa ra kế hoạch chăm sóc thai kỳ của bà bầu tốt hơn. Trong lần siêu âm thai đầu tiên, sẽ có rất nhiều những vấn đề thắc mắc mà mẹ cần phải liệt kê chi tiết để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tư vấn, giải đáp cặn kẽ hơn. Tóm lại, tuần thai thứ 7 là một tuần rất kỳ diệu vì bạn có thể nghe thấy tim thai của em bé đang đập trong bụng mình, đó quả thật là trải nghiệm đáng nhớ đấy. Mến chúc các mẹ xem tin vui và hãy đồng hành cùng chanhtuoi.vn trong những tin bài chăm sóc sức khỏe bà bầu tiếp theo nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button