Tổng Hợp

Khái quát văn học dân gian việt nam

MÔN NGỮ VĂN 10

 

Tiết 3,4:             khái quát văn học dân gian việt nam

 

– Văn học dân gian là:

 + Những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

 + Sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể

 + Nhằm phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG

1. VHDG là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

– VHDG là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ:

 + Lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tác

 + Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc …

– VHDG tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng:

 + Truyền miệng: là sự ghi nhớ vào trí óc và truyền đạt lại cho người khác bằng lời nói.

 + Hai hình thức truyền miệng:

     * Truyền miệng theo không gian: từ người này → người khác, từ vùng này → vùng khác

     * Truyền miệng theo thời gian: từ đời trước → đời sau, thời đại này → thời đại khác.  

 – Quá trình truyền miệng được thực hiện qua diễn xướng dân gian: nói, kể, hát, diễn…

2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)

– Tập thể: là bao gồm nhiều người, một nhóm người hoặc một cộng đồng dân cư.

– Quá trình sáng tác tập thể:

 + Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.

 + Sau đó, những người khác (có thể là thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền, sáng tác lại.

→ Tác phẩm biến đổi dần, phong phú hơn, hoàn thiện hơn

– Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

 + Sinh hoạt cộng đồng: những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi, ca hát tập thể, lễ hội…

Xem thêm :  Chụp hình cho bé tphcm – chụp ngoại cảnh không giới hạn hình

 + Chi phối nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

→ Tính thực hành

– Ngoài ra, tính truyền miệng và tính tập thể dẫn tới tính dị bản trong văn học dân gian.

II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VHDG :Gồm 12 thể loại (SGK/tr17+18)

1. Thần thoại

– Tác phẩm tự sự dân gian.

– Kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại.

– VD: …

2. Sử thi

– Tác phẩm tự sự dân gian quy mô lớn.

– Kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại.

– VD: …

3. Truyền thuyết

– Tác phẩm tự sự dân gian.

– Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân.

– VD:

4. Truyện cổ tích

– Tác phẩm tự sự dân gian.

– Kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

– VD: …

5. Truyện ngụ ngôn

– Tác phẩm tự sự dân gian ngắn.

– Kể về những sự việc liên quan đến con người qua các ẩn dụ, nêu lên những bài học và kinh nghiệm trong cuộc sống.

– VD: …

6. Truyện cười

– Tác phẩm tự sự dân gian ngắn.

– Kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

– VD:

7. Tục ngữ

– Câu nói dân gian ngắn.

– Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

– VD:

8. Câu đố

Xem thêm :  [Hướng dẫn] Lệnh bo tròn & Bo góc trong Autocad chuẩn 2021

– Bài văn vần, câu nói có vần.

– Mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy, cung cấp tri thức đời sống.

– VD: “”. (cái chuông)

9. Ca dao

– Lời thơ trữ tình dân gian.

– Thể hiện thế giới nội tâm con người.

– VD:

10. Vè

– Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần

– Nói về những sự kiện, sự việc của làng, nước.

– VD:

 

11. Truyện thơ

– Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ.

–  Phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng trong xã hội.

– VD:

12. Chèo

– Tác phẩm sân khấu dân gian (tuồng, múa rối)

– Ca ngợi những tấm gương đạo đức,  phê phán đả kích cái xấu trong xã hội.

– VD:

III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VHDG VN

1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

– Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người.

– Là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn

VD:   

– Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có kho tàng VHDG riêng.

 => Phong phú và đa dạng.

2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

– Tinh thần nhân đạo và lạc quan, tình yêu thương đối với đồng loại

VD: “

– Tinh thần đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những bất công, niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa, cái thiện.

Vd:

=> Hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người

3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc

– Nhiều tác phẩm trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để chúng ta học tập, truyền tụng và yêu dấu.

Xem thêm :  Sinh năm 1981 mệnh gì? bí kíp phong thủy tuổi tân dậu

– Đóng vai trò chủ đạo, là nguồn nuôi dưỡng, cơ sở của văn học viết.

=> Nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

IV. TỔNG KẾT (Ghi nhớ/ trang 19)

V. LUYỆN TẬP

1. Nêu tên một tác phẩm văn học dân gian đã được học/đọc và phân tích các giá trị cơ bản từ tác phẩm ?

2. Tìm đọc một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam có nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, phê phán xã hội phong kiến, giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nhân dân.


Khái quát văn học dân gian Việt Nam – Ngữ văn 10 – Cô Trương Khánh Linh (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 10 Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về tác phẩm: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan10, khaiquatvanhocdangianVietNam
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 10 Cô Trương Khánh Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfVitVNby1tzl4Yed_kItOf
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 10 Cô Nguyễn Thị Hoài Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf1TCEDtT33qpRC1_rke5pb
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 10 Cô Nguyễn Quyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvejV26PPtl0Hn_xt_3zfs9C
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 10 Cô Triệu Thị Trang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvdzGBbluX0ggFOi8BheSIER

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button