Kỹ Năng Sống

1 khái niệm và đặc trưng của văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 144 trang )

G. Brown và G. Jule dùng từ “văn bản” nhƣ là một thuật ngữ khoa học để

chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp [5, 22], và coi văn bản là biểu hiện

của diễn ngôn.

D. Nunan khi nghiên cứu về phân tích diễn ngôn và phân biệt diễn ngôn

với văn bản đã đƣa ra quan điểm về thuật ngữ “văn bản” dùng để chỉ bất kì cái

nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp. Theo ông, văn bản (text) là

phần ghi ở dạng viết của một sự kiện giao tiếp, truyền đạt một thông điệp hoàn

chỉnh. Sự kiện giao tiếp tự nó có thể liên quan đến ngôn ngữ nói (ví dụ: một bài

thuyết giáo, một cuộc giao dịch mua bán…) hoặc ngôn ngữ viết (ví dụ: một bài

thơ, một quảng cáo trên báo, một bản kê các thứ mua sắm, một tiểu thuyết…).

Văn bản biến đổi từ những từ đơn đến những quyển sách kéo dài vài trăm trang.

[22, 21]

Mak Halliday quan niệm văn bản là sản phẩm của ngôn bản. Ngôn bản là

một cái gì đó xảy ra, dƣới hình thức nói hoặc viết, nghe hoặc đọc. Khi tiến hành

phân tích ngôn bản thì ngƣời ta phân tích sản phẩm của quá trình ấy; và thuật

ngữ “văn bản” (text) thƣờng đƣợc cho là chỉ sản phẩm – đặc biệt là sản phẩm

trong hình thức viết văn, bởi vì đây là một vật thể có thể tri giác dễ dàng nhất.

[12, 496]. Tƣơng tự với cách nói này, Halliday còn cho rằng: Từ “văn bản” đƣợc

dùng trong ngôn ngữ học để chỉ một đoạn nào đó, đƣợc nói ra hay đƣợc viết ra,

có độ dài bất kì, tạo lập đƣợc một tổng thể hợp nhất (dẫn theo Diệp Quang Ban

[4, 38])

Một quan niệm khác về văn bản vừa có tính khái quát cao vừa có tính

hiện đại, có tầm rộng đƣợc giải thích cụ thể trong cuốn Bách khoa thƣ ngôn ngữ

và ngôn ngữ học. Văn bản: 1. Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà

do cấu trúc, đề tài – chủ đề … của nó hình thành nên một đơn vị, loại nhƣ một

truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng… 2. Văn học. Trƣớc

hết đƣợc coi nhƣ một tài liệu viết, thƣờng đồng nghĩa với sách, […] 3. Phân tích

diễn ngôn, đôi khi đƣợc đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì đƣợc

dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn đƣợc dùng bao gồm cả văn bản. (dẫn

theo Diệp Quang Ban, trong “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”)

11

Đó là những quan niệm về văn bản, diễn ngôn của các nhà nghiên cứu

trên thế giới. Ở Việt Nam, các quan niệm về văn bản là sự kế thừa những quan

niệm, nghiên cứu đã có trên thế giới, đồng thời phát triển trên cơ sở nghiên cứu

những đặc thù riêng của văn bản tiếng Việt.

Đinh Trọng Lạc quan niệm: Văn bản với tƣ cách là sản phẩm của hoạt

động lời nói, với tƣ cách là tác phẩm lời nói không phải là một chuỗi câu hoặc

đoạn văn đƣợc tạo lập ra một cách tuỳ tiện, mà là một thể thống nhất toàn vẹn

đƣợc xây dựng theo những quy tắc nhất định. [18, 7]

Phỏng theo định nghĩa trong cuốn từ điển bách khoa của Liên Xô này,

Diệp Quang Ban đã đƣa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn, dễ hiểu hơn về văn

bản: “Văn bản là một loại đơn vị đƣợc làm thành từ một khúc đoạn lời miệng

hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài… loại nhƣ một truyện kể,

một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng…” [4, 37].

Các quan niệm của các tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trên

đây đã đề cập tới cả văn bản và diễn ngôn, phân biệt việc sử dụng thuật ngữ

“văn bản” và “diễn ngôn”, đồng thời, coi đó là một trong những tiêu chí nhận

diện các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ học văn bản nói chung. Tuy nhiên,

luận văn này lại không nhằm lí giải sự khác biệt đó mà chỉ nhằm kế thừa các

thành quả nghiên cứu, quan sát các quan điểm về hai khái niệm để làm cơ sở,

xuất phát điểm khi tiến hành nghiên cứu vấn đề của mình. Khái niệm “văn bản”

đƣợc dùng trong luận văn cũng không nhằm tới việc phân biệt văn bản với diễn

ngôn. Thuật ngữ “văn bản” đƣợc dùng để chỉ chung cho cả hai khái niệm, chấp

nhận một điểm chung của chúng để tiến hành các thao tác khác.

Để thuận tiện trong việc khảo sát, phân tích đối tƣợng nghiên cứu của

luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm về văn bản của Gaperin: “Văn bản là một

thông báo hoàn chỉnh nào đó, có nội dung riêng, được tổ chức theo mô hình

trừu tượng của một trong những hình thức thông báo (thuộc phong cách chức

năng, những biến thể và thể loại của nó) hiện hữu trong ngôn ngữ văn học và

được xác định bởi những đặc trưng đặc trưng khu biệt của nó.” [9, 41]

12

1.1.2 Phân loại văn bản

Khi tiến hành phân loại văn bản, ngƣời phân loại thƣờng dựa trên nhiều

tiêu chí khác nhau và để có kết quả cuối cùng ngƣời ta thƣờng dựa trên ít nhất

hai tiêu chí để phân loại văn bản.

Hoàng Trọng Phiến khi đề cập tới phân chia thể loại văn bản đã nêu ra

năm nguyên tắc và dấu hiệu sau [7, 94]: Chức năng giao tiếp theo các lĩnh vực

của đời sống xã hội; tổ chức ngôn ngữ và đặc điểm từ vựng, cú pháp; phƣơng

thức tu từ cùng các phƣơng tiện biểu đạt mang tính phong cách cho mỗi thể loại

văn bản; phƣơng pháp diễn đạt theo cấu trúc logic khách quan; phƣơng pháp

diễn đạt theo cấu trúc chủ đạo: chức năng thẩm mĩ.

Dựa vào các nguyên tắc và dấu hiệu trên, chúng ta sẽ có những kiểu phân

loại văn bản:

a. Theo nguyên tắc chức năng giao tiếp; tổ chức ngôn ngữ và đặc điểm từ

vựng, cú pháp; phƣơng thức tu từ thì văn bản đƣợc chia thành các loại: Văn bản

hành chính, văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản nghệ thuật.

b. Xét theo chức năng thẩm mĩ thì văn bản đƣợc chia thành hai loại lớn là:

văn bản nghệ thuật và văn bản phi nghệ thuật. Mỗi kiểu loại văn bản lại đƣợc

phân chia tƣơng ứng với chức năng và đặc trƣng tổ chức ngôn từ.

c. Một quan điểm khác khi phân loại văn bản là dựa vào mô hình hay

khuôn hình của văn bản. Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học văn bản”

đã chia toàn bộ các văn bản ra hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất bao gồm những

văn bản đƣợc xây dựng theo các mô hình kiểu nghiêm ngặt đã trở thành khuôn

mẫu. Nhóm này có các văn bản thuộc phong cách hành chính (nhƣ: đơn từ,

Xem thêm :  Tuyển tập 55+ bài thơ, câu thơ thất tình ngắn hay nhất mọi thời đại

chứng chỉ, biên bản, tài liệu pháp lí, quảng cáo, tuyên bố, chỉ dẫn…) và một số

văn bản trong văn xuôi khoa học – kĩ thuật (những lời chú giải của các bài báo)

hoặc tính chất pháp lí (những bằng phát minh sáng chế). Nhóm thứ hai là

những văn bản đƣợc xây dựng theo mô hình kiểu mềm dẻo. Mô hình kiểu mềm

dẻo lại đƣợc chia ra làm hai mô hình nhỏ là: mô hình thông dụng và tự do. Trên

cơ sở các mô hình thông dụng (vốn quy định khá nghiêm ngặt tính chất của các

thành tố của lƣợc đồ và phần nào là trình tự của chúng), ngƣời viết có thể xây

13

dựng đƣợc những văn bản văn xuôi khoa học (nhƣ: bài báo, luận văn, bản tóm

tắt luận án, bản nhận xét công trình khoa học…) và một số văn bản báo (nhƣ:

thông báo, bình luận, thiên phóng sự). Những mô hình tự do không mang tính

chất điều chỉnh mà mang tính chất chỉ hƣớng. Các văn bản đƣợc tạo ra theo mô

hình này là những văn bản nghệ thuật và những tuỳ bút chính luận. Vì vậy, các

văn bản thuộc hai nhóm này đƣợc hiện thực hoá trong những văn bản thuộc một

trong ba kiểu mô hình nêu trên (khuôn mẫu, thông dụng và tự do). Chúng có

tính chất bất biến và xuất hiện trong quan hệ hệ hình với nhau.

d. Phân loại văn bản theo thông tin, cấu trúc logic khách quan, tổ chức

ngôn ngữ, từ vựng, cú pháp và cấu trúc văn bản, ngƣời ta thu đƣợc sự đối lập

giữa văn bản quản lí và văn bản không quản lí. Văn bản hình thành, tham gia

vào quá trình quản lí, và có hiệu lực pháp lí trong quá trình quản lí. Những văn

bản hội đủ các yếu tố đó đƣợc xếp vào văn bản quản lí. Những văn bản còn lại

không nhằm mục đích tham gia quản lí sẽ đƣợc xếp vào một loại riêng. Tiếp tục

phân loại dựa vào cấu trúc logic, cơ cấu tổ chức ngôn ngữ… chúng ta sẽ thu

đƣợc các tiểu loại văn bản nhỏ hơn.

Trên đây chỉ là một số cách phân loại văn bản thƣờng gặp, ngoài ra còn có

nhiều cách phân loại khác nhƣ: văn bản đối thoại và văn bản độc thoại, văn bản

liên tục và văn bản gián đoạn…

1.1.3 Đặc trưng của văn bản

1.1.3.1 Tính nhất thể của văn bản

Tính nhất thể của văn bản đƣợc biểu hiện ở khả năng của văn bản hành

chức nhƣ là một chỉnh thể thống nhất. Tính nhất thể của văn bản có hai mặt: ngữ

nghĩa và hình thức – cấu trúc. Điều này thể hiện ở hai phƣơng diện có mối liên

hệ qua lại lẫn nhau là: tính toàn vẹn và tính liên kết.

a. Tính toàn vẹn

Tính toàn vẹn của văn bản đƣợc thể hiện qua nhiều nhân tố khác nhau

nhƣng ở đây chúng tôi lƣu ý những nhân tố có liên quan tới đối tƣợng nghiên

cứu của luận văn:

14

1. Tính đồng nhất của ý đồ giao tiếp: ý đồ giao tiếp là ý định lời nói của

tác giả. Trong văn bản, nó là mục đích, điều kiện, đặc điểm của các bên tham

gia giao tiếp. Khi các yếu tố đó đƣợc hiện thực hoá trong đặc trƣng của văn

bản thì đó là tính tình thái và hƣớng dụng học của văn bản. Tính tình thái của

văn bản bao gồm: tình thái chủ quan và khách quan và đa phần xuất hiện

trong các văn bản văn học nghệ thuật. Tình thái khách quan thƣờng đƣợc biểu

hiện trong truyện cổ tích, truyện khoa học viễn tƣởng. Trong khi đó, tính tình

thái chủ quan biểu hiện trong những thể loại diễn tả đƣợc thái độ, quan điểm

chủ quan của tác giả đối với sự tình đƣợc nói đến nhƣ: truyện ngắn, tuỳ bút,

bút kí… Hƣớng dụng học của văn bản hƣớng vào giải quyết một nhiệm vụ

giao tiếp nhất định. Có mặt trong văn bản là những câu thuộc kiểu dụng học

cụ thể, mà nội dung của những câu này đƣợc tạo nên bởi:

– Sự xác nhận sự kiện trong những giấy chứng nhận, những ghi chú, những

thông báo ngắn trên báo…

– Sự hứa hẹn trong những giấy cam đoan, những quy định, những lời hứa hẹn

(trƣớc cuộc bầu cử), những lời thề (chẳng hạn của quân đội), những lời tuyên

thệ (khi nhậm chức)…

– Sự thúc đẩy đi đến hành động trong những quyết định, những mệnh lệnh,

những huấn thị, những chỉ dẫn (sử dụng các loại máy móc thiết bị), những

quảng cáo. [18, 73-80]

Trong các văn bản hành chính – công vụ, báo chí – chính luận, khoa

học, hƣớng dụng học trên thể hiện rõ ràng hơn cả. Khi một văn bản đã đạt về

ý đồ, đạt tới đích thì văn bản đã kết thúc đƣợc.

2. Sự thống nhất chủ đề của văn bản thể hiện ở chủ đề và đề tài, tính

liên kết chủ đề và liên kết đề tài. Sự thống nhất chủ đề đƣợc hình thành nên từ

tính liên kết đề tài và liên kết chủ đề.

Chủ đề có thể đƣợc tách thành đề tài và chủ đề. Đề tài là sự vật, sự

việc, hiện tƣợng đƣợc nói đến trong văn bản. Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà

ngƣời tạo văn bản muốn giải quyết trong văn bản. Khi chủ đề và đề tài trùng

nhau, hoặc không cần thiết phân biệt chủ đề và đề tài thì có thể gọi chung là

15

chủ đề – đề tài hoặc nói gọn là đề. Mỗi loại văn bản có thể đƣợc cấu tạo từ

nhiều đoạn, phần với các đề tài, chủ đề, chủ đề con khác nhau nhƣng các chủ

đề con đó đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ, thể hiện cho một chủ đề thống

nhất.

3. Chức năng liên kết biểu thị quan hệ logic và quan hệ ngữ nghĩa:

Quan hệ logic là các thao tác, quy tắc, luật logic, là sự vận hành của năng lực

tƣ duy, quan hệ luôn luôn đúng. Quan hệ ngữ nghĩa là những quan hệ khách

quan nhất định giữa các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan. Muốn

bảo đảm đƣợc tính liên kết logic của văn bản thì không những đảm bảo đƣợc

quan hệ logic đích thực, thuần tuý mà còn bảo đảm đƣợc các loại hình quan

hệ ngữ nghĩa.

4. Sự thống nhất về kết cấu thể loại: Tính toàn vẹn của văn bản bổ sung

thêm cả một bộ các dấu hiệu đem đến cho độc giả cái khả năng xếp văn bản

vào một chức năng cụ thể, một thể loại cụ thể, và do đó tiếp cận văn bản nhƣ

một tác phẩm đã hoàn chỉnh. Đó là sự thống nhất về kết cấu thể loại.

b. Tính liên kết của văn bản

Liên kết là những dấu hiệu hình thức chỉ ra các kiểu quan hệ giữa các câu

hoặc các bộ phận trong văn bản. Liên kết đƣợc đề xuất bởi hệ thống của văn bản

và phụ thuộc theo quy mô của văn bản. Chúng là một phạm trù không thể tách

rời của văn bản. Sự liên kết đảm bảo cho thông tin nội dung sự kiện đƣợc lí giải

nhất quán. Tính hoàn chỉnh và tính liên kết có quan hệ qua lại, tác động lẫn

Xem thêm :  Văn mẫu lớp 12: phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ việt bắc (8 mẫu)

nhau. Kết quả của sự liên kết gắn liền với phạm trù tính hoàn chỉnh. Nó đƣợc

thực hiện trong những mức độ và hình thức khác nhau tuỳ theo loại hình văn

bản: trong văn bản khoa học, chính luận, hành chính – công vụ và trong văn bản

nghệ thuật. Trong văn bản khoa học và hành chính – công vụ tính liên kết đảm

bảo cho thông tin đƣợc liên tục. Tuy vậy, liên kết trong các văn bản này thƣờng

đƣợc xác định sẵn và phƣơng thức liên kết cũng không đa dạng nhƣ một số kiểu

loại văn bản khác ví dụ nhƣ văn bản văn học – nghệ thuật.

Liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt của tính liên kết văn

bản, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Liên kết nội dung đƣợc thể hiện

16

bằng các phƣơng tiện liên kết hình thức, còn liên kết hình thức đƣợc dùng để

diễn đạt sự liên kết nội dung. Liên kết nội dung có hai bình diện: liên kết chủ đề

và liên kết logic. Liên kết chủ đề là sự kết nối các sự vật, hiện tƣợng đƣợc nói

đến trong câu và có hai cách để thể hiện là: duy trì chủ đề và phát triển chủ đề.

Liên kết logic là đặc trƣng trong một câu hoặc giữa câu với câu (hoặc tập hợp

câu, giữa các phần trong văn bản). Liên kết hình thức là liên kết bằng các

phƣơng tiện ngôn ngữ. Nó có các phƣơng thức nhƣ: thế, lặp, liên tƣởng, tỉnh

lƣợc…

1.1.3.2 Tính khả phân

Tính khả phân của văn bản là khả năng phân chia văn bản thành các phần,

đoạn. Việc phân chia văn bản hoàn chỉnh thành các phần là do ngƣời viết muốn

chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, hoặc giữa các chủ đề con hay từ các nội

dung trong một chủ đề. Tính khả phân là chức năng bố cục chung của tác phẩm,

quy mô các phần và thông tin nội dung sự kiện cũng nhƣ mục đích thực tế của

ngƣời tạo dựng văn bản. Quy mô các phần thông thƣờng nhằm làm cho ngƣời

đọc có thể tiếp nhận khối lƣợng thông tin một cách đầy đủ, hợp lí và để cho

thông tin “không bị thất thiệt”.

I.R. Gaperin [9] nói tới hai cách phân chia văn bản: theo khối lƣợng thực

tế của văn bản (trong đó có tính đến khối lƣợng (hay quy mô) của bộ phận và

hƣớng chú ý của ngƣời đọc) và theo cách phân chia đƣợc tạm gọi là biến thể ngữ cảnh. Cả hai hình thức phân chia đều quy định lẫn nhau và đều nêu ra thông

tin nội dung – quan niệm. Nhƣng một số nhà ngôn ngữ đề xuất những hình thức

phân chia khác cho văn bản văn học nghệ thuật và những văn bản khác. Khi tiến

hành nghiên cứu sâu vào từng loại văn bản, phân chia văn bản thực tế thì sẽ gặp

những khó khăn nhất định. Vì đối với văn bản văn học nghệ thuật, sự phân đoạn

văn bản nằm trong ý đồ của tác giả, mục đích sáng tạo nghệ thuật.

Trong các văn bản khoa học, công vụ, báo chí thì sự phân đoạn dựa vào

những nguyên tắc hoàn toàn khác. Trong một văn bản không đảm nhiệm chức

năng nhận thức thẩm mĩ thì nguyên tắc chủ đạo của phân đoạn là tổ chức logic

của thông báo. Cách phân đoạn văn bản theo logic rạch ròi nhất đƣợc thấy rõ

17

trong tài liệu khoa học, hành chính – công vụ. Tính rành mạch đƣợc thể hiện cả

bằng cách tách biệt các phần bằng những kí hiệu chữ số nhƣ: 1.1; 1.2; 2.1, 2.3…

Cách phân đoạn văn bản nhƣ thế diễn ra do tác giả muốn chỉ rõ sự lệ thuộc giữa

các mảnh đoạn của phát ngôn. Đồng thời, trong cách phân chia này cũng gián

tiếp lộ ra chính quan niệm của tác giả về sự chi phối qua lại giữa các phần tách

biệt [9, 110]. Trong văn bản khoa học còn có phần ghi chú dùng dấu [ ] để ghi rõ

nguồn trích dẫn, và để đảm bảo sự liền mạch, liên tục của tƣ duy, lập luận của

ngƣời viết.

Trong các văn bản ngoại giao nhƣ: công ƣớc, hiến chƣơng, hiệp nghị,

hiệp định thƣ, tuyên bố chung… ngƣời ta thƣờng áp dụng hình thức phân đoạn

theo chữ số và theo chữ cái. Cách phân đoạn trong văn bản báo chí phần lớn tuỳ

theo mục đích thực dụng và phụ thuộc vào kích thƣớc trang báo nên hình thức

hết sức linh hoạt. Trong cách phân chia văn bản mang tính cách biến thể ngữ

cảnh, nhiệm vụ của tác giả quy lại là chuyển những hình thức của hành vi ngôn

tác, chẳng hạn từ miêu tả sang đối thoại, từ đối thoại sang lời bình của tác giả…

Việc chuyển đổi những hành vi ngôn tác khác nhau là đặc trƣng chủ yếu cho các

văn bản văn xuôi nghệ thuật. Cách phân chia văn bản mang tính cách biến thể

ngữ cảnh là một trong những phƣơng tiện làm cho bạn đọc gần gũi với sự kiện

thông báo, khiến cho bạn đọc trở thành nhƣ ngƣời tham gia những sự kiện này.

Nhƣ vậy, tính nhất thể (bao gồm: tính hoàn chỉnh và tính liên kết) của văn

bản làm thành một mặt của vấn đề. Nó cùng với tính khả phân của văn bản hợp

thành thể thống nhất của hai mặt đối lập, mặt này quy định mặt kia, tác động qua

lại lẫn nhau.

1.1.3.3 Tính thông tin

Theo Gaperin thông tin đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa thông dụng và

nghĩa thuật ngữ. Thông tin với nghĩa thứ nhất đƣợc hiểu là một thông báo bất kì

nào đƣợc trình bày nhƣ một tổ hợp từ mang tính cách định danh. Nghĩa thứ hai

của thuật ngữ “thông tin” đƣợc sử dụng trong những công trình viết về lí thuyết

thông tin. Việc phân tích những loại thông tin khác nhau dựa vào những văn bản

công vụ chính thức, báo chí, nghệ thuật, chính luận cho thấy thông tin mang tƣ

18

cách một phạm trù cơ bản của văn bản, chỉ thuộc về văn bản. Gaperin cho rằng

nên phân biệt thông tin: a) về nội dung – sự việc, b) về nội dung – quan niệm, c)

về nội dung tiềm văn bản.

Thông tin nội dung sự việc gồm thông báo về sự việc, sự cố, quá trình

đang diễn ra, đã diễn ra, sẽ diễn ra, trên thế giới bao quanh ta, thế giới hiện thực

hoặc tƣởng tƣợng. Thông tin nội dung sự việc, xét thực chất là tƣờng minh,

nghĩa là bao giờ cũng biểu đạt thành lời. Những đơn vị ngôn ngữ trong thông tin

này thông thƣờng đƣợc sử dụng theo nghĩa đen, nghĩa logic sự việc, nghĩa từ

vựng mà ngƣời ta gắn cho những đơn vị ấy theo kinh nghiệm xã hội định ra.

Thông tin nội dung quan niệm thông báo với bạn đọc cách hiểu của cá nhân tác

giả về quan hệ giữa những hiện tƣợng đƣợc miêu tả bởi các phƣơng tiện của

thông tin nội dung sự việc, về những liên hệ nhân quả của chúng, giá trị của

chúng trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá của nhân dân, kể cả quan

hệ giữa những cá nhân cụ thể ; về tác động qua lại phức tạp giữa tâm lí với nhận

Xem thêm :  Soạn bài bố cục của văn bản (chi tiết)>

thức thẩm mĩ của họ. Sự khác biệt giữa thông tin nội dung – sự việc với thông

tin nội dung – quan niệm có thể đƣợc hình dung là thông tin mang tính cách hiện

thực và thông tin mang tính cách thẩm mĩ nghệ thuật, tuy nhiên phải hiểu thông

tin mang tính cách hiện thực không những là thực tế có thật mà còn cả tƣởng

tƣợng nữa. Thông tin nội dung quan niệm – thƣờng thuộc phạm trù văn bản nghệ

thuật, mặc dù có thể tiếp nhận từ văn bản nhận thức khoa học. Đây chỉ có khác ở

chỗ là thông tin nội dung quan niệm trong văn bản khoa học bao giờ cũng đƣợc

biểu đạt khá rõ, còn trong văn bản nghệ thuật (hẳn là loại trừ giáo huấn ca) thì

đòi hỏi phải suy ngẫm mới có thể giải mã thông tin này. Thông tin nội dung tiềm

văn bản là thông tin tiềm ẩn, đƣợc rút ra từ nội dung sự việc dựa vào khả năng

của các đơn vị ngôn ngữ có thể sản sinh những nghĩa liên tƣởng và nghĩa hàm

chỉ.

Phạm trù tính thông tin của ngữ pháp là một đặc trƣng bắt buộc của văn

bản, có thể biểu hiện trong những hình thức khác nhau. Do đó, khi xem thông tin

là một phạm trù ngữ pháp văn bản thì trƣớc hết cần tính đến những loại hình văn

bản khác nhau. Văn bản vừa có thể phân loại theo phong cách chức năng vừa có

19

thể theo tính cách thông tin. Chẳng hạn, những văn bản ngoại giao đƣợc thống

nhất bởi phong cách chức năng chung của ngôn ngữ văn bản chính thức có thể

dựa theo tính cách thông tin mà trình bày dƣới dạng: công ƣớc, hiệp ƣớc, bị

vong lục, công hàm, tuyên bố chung, tối hậu thƣ… Phong cách ngôn ngữ văn

học – nghệ thuật đƣợc thể hiện trong vô vàn thể loại và hình thức: truyện ngắn,

ngụ ngôn, tiểu thuyết, thơ, kịch, trƣờng ca, truyện vừa… Phong cách ngôn ngữ

báo chí đƣợc thể hiện trong văn bản của những thông báo ngắn, tít báo, xã luận,

thông cáo… Phong cách hành chính – công vụ đƣợc thể hiện trong các văn bản:

luật, nghị định, quyết định, thông báo, chỉ thị, công văn…

Thông tin nhận đƣợc từ mỗi loại văn bản, chừng mực nào đó đƣợc định

trƣớc bởi chính tên gọi của loại hình văn bản này. Ví dụ: văn bản “công ƣớc” là

một loại hiệp định đƣợc kí kết giữa hai nƣớc, hiệp định mà trong đó có nêu

những điều kiện xác định, tiêu biểu cho chính văn bản công ƣớc. Văn bản

“thông báo” là truyền thông tin về sự tình đang, đã hoặc sắp diễn ra đến đối

tƣợng tham gia giao tiếp. Những văn bản thuộc bình diện phi nghệ thuật thì

thông tin dễ giải mã hơn ít nhiều, vì ở những văn bản nhƣ vậy, hình thức mang

trong mình một nội dung do nó định trƣớc bởi hệ thống ngôn ngữ. Điều đó có

nghĩa là hình thức phần lớn thực hiện nhiệm vụ (chức năng) đƣợc giao phó,

nhiệm vụ riêng của nó. Thông tin trong những văn bản nhƣ vậy, nếu nó là kết

quả những công trình nghiên cứu, quan sát, thực nghiệm, tranh luận, suy đoán,

giả định… thì mang tính quan niệm. Trong loại văn bản “Nghị quyết” thì thông

thƣờng có tóm tắt những kết luận, những quyết định, những kiến nghị thu đƣợc

do kết quả hoạt động đã tiến hành. Mô hình loại này giả định chia ra hai phần:

phần thực chứng và phần hiệu quả. Văn bản (quyết định, nghị quyết, lệnh….)

trên bình diện tổ chức cú pháp, là một câu phức chính phụ, thực ra là gồm một

loại câu tạo thành chỉnh thể đơn nhất. Đây là câu – văn bản. Chính hình thức

những văn kiện nhƣ thế cũng có ý nghĩa thông tin. Nó nhấn mạnh tính đẳng

nghĩa của đề ngữ và thuyết ngữ trong câu dài – văn bản. Hình thức này tạo ra

khả năng tập trung chú ý vào những phần phụ xét từ góc độ quan hệ cú pháp.

Nội dung văn bản này, về logic đƣợc phân thành một loạt mệnh đề độc lập nằm

20

trong dạng một câu, khiến phải lí giải lại tính cách của quan hệ mệnh đề – thuyết

ngữ. Ở những văn bản (hành chính – công vụ) thông tin tƣơng đối dễ giải mã,

bởi vì những mô hình vạch sẵn của văn bản thật sự giúp ta tách biệt cái chính,

cái cơ bản với cái đi kèm, cái thứ yếu. Trong những văn bản phức tạp hơn thể

hiện đặc trƣng hành chính – công vụ thì thông tin đƣợc phân bố một cách không

đồng đều tuỳ theo sự triển khai của thông báo.

1.1.3.4 Tính định hướng trong giao tiếp văn bản

Tính định hƣớng trong giao tiếp là một trong những phạm trù quan trọng

của văn bản nói chung, bởi vì khi tạo lập ra một văn bản, tác giả bao giờ cũng –

hoặc tự giác hoặc không tự giác – nhằm vào một ngƣời hoặc nhóm ngƣời đọc

nhất định, với một mục đích nhất định tác động vào đối tƣợng đó. Trong văn bản

hành chính – công vụ, tính không tự giác trong tháo tác định hƣớng đối tƣợng sẽ

không có, mà tính tự giác sẽ là chính, đƣợc đề cao hơn, ý đồ giao tiếp đƣợc cụ

thể hoá rõ ràng. Đó có thể là sự định hƣớng về tình cảm (nhƣ: yêu, ghét…), về

thông tin (nhƣ: thông báo, mệnh lệnh…) Liên quan tới định hƣớng trong giao

tiếp chính là thông tin chứa trong mỗi loại hình văn bản. Thông tin sự việc là

thông tin chủ yếu trong văn bản thuộc phong cách hành chính – công vụ. Bên

cạnh đó, thông tin quan niệm cũng xuất hiện trong loại hình văn bản hành chính

– công vụ hay văn bản để quản lí, điều hành, nhất là ở những văn bản luật, hay

văn bản thể hiện ý kiến chỉ đạo, quyền lực nhà nƣớc. Từ việc xác định loại thông

tin cần thể hiện, chuyển đạt trong văn bản sẽ giúp cho việc định hƣớng đối

tƣợng tiếp nhận, thông tin trong văn bản đƣợc chính xác, cụ thể hơn.

1.1.3.5 Cá tính/ phi cá tính

Đinh Trọng Lạc đã có những phân tích, nhận xét về phạm trù cá tính/ phi

cá tính của văn bản rất cụ thể. Ông cho nó vốn đƣợc biểu hiện trong văn bản nhƣ

là khả năng có thể biểu đạt/ không thể biểu đạt nhân tố tác giả hay nhân tố cá

nhân – của ngƣời viết. Phạm trù này đƣợc hiện thực hoá ở những mức độ khác

nhau trong các kiểu văn bản khác nhau. Giá trị phong cách của phạm trù này tỏ

rõ trƣớc hết là ở khả năng có thể biểu đạt/ không thể biểu đạt nhân tố tác giả.

Đây là một trong những tiêu chuẩn phân giới các phong cách chức năng và các

21


Khái quát văn bản nhật dụng – Ngữ văn 7 – Cô Nguyễn Thị Thu Trang – HOCMAI


Khái quát văn bản nhật dụng Ôn luyện Ngữ văn 7 Cô Nguyễn Thị Thu Trang
Thông tin khóa học : https://hocmai.vn/giaovien/188/conguyenthithutrang.html
Hotline : 19006933 nhánh 2
page : facebook.com/THCS.Tieuhoc

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button