Cây Xanh

Cách trồng hoa lan trầm rồng đỏ đầy đủ nhất từ chuyên gia

Với sắc hoa tím đỏ ấn tượng, cùng hương dịu nhẹ như trầm và hoa rực rỡ đúng ngày  tết, nên lan trầm rồng đỏ làm người nhìn thật khó rời mắt và rất được ưa chuộng sưu tầm. Tuy nhiên, nhiều người trồng loại lan này chỉ sơ sài nên cây không đạt chuẩn hình thái, hoa cũng kém chất lượng. Vậy thế nào là trồng đúng kỹ thuật, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng lan trầm rồng đỏ đầy đủ nhất từ chuyên gia là như thế nào nhé!

1/ Nhận biết lan trầm rồng đỏ

Lan trầm rồng đỏ có tên khoa học , được lai tạo từ lan Giả hạc và lan Song hồng, bắt nguồn từ rừng myanma. Loài hoa này còn có tên gọi là lan trầm đài loan, là con lai nên lan trầm rồng đỏ có đầy đủ đặc tính ưu tú của cả bố, mẹ từ hương thơm đến sắc hoa đều đặc biệt. 

Thuộc loại thân thòng và rễ chùm. Giả hành dài 20-50cm chia đốt ngắn, có màu xanh cốm, các sọc trắng nổi rõ trên lớp vỏ lụa bao phủ thân. Trên lá cũng có sọc trắng mờ dọc theo bề mặt lá và kích thước lá từ 7-10cm. Sắc hoa thay đổi tùy theo vùng miền, từ tím nhạt đến tím đỏ sẫm và mỏi mắt thân cho 1-4 hoa. Cánh hoa bóng sáp, mắt tím và lưỡi có nhiều lông tơi mịn. Hoa nở tỏa mùi thơm dịu nhẹ như trầm chứ không quá gắt, tạo cảm giác thư thái và xả stress rất hiệu quả. Mùa hoa gần với ngày tết vào tháng 2-4 và hoa nở khoảng 10 ngày thì tàn, nếu điều kiện nhiệt độ thích hợp thì hoa bền được hơn 15 ngày.

Mặt hoa hoàng thảo trầm rồng đỏ

2/ Đặc điểm sinh sống của lan trầm rồng đỏ

Trong điều kiện tự nhiên, lan trầm rồng đỏ đài loan ưa khí hậu nóng ẩm với nhiệt độ giao động từ 15-27oC, độ ẩm thích hợp trong khoảng 75-80%. Cũng như những loại thân thòng khác, trầm rồng đỏ phát triển tốt khi có nhiều ánh sáng mặt trời, tuy nhiên cây dễ bị cháy lá dưới nắng gắt giờ trưa.

Xem thêm :  Cách ngâm tỏi giấm không bị xanh, cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

Thân cây trầm rồng đỏ

3/ Cách trồng lan trầm rồng đỏ rừng

Thời gian cây nghỉ (tháng 11-3 âm lịch) thích hợp để trồng lan trầm rồng đỏ (lúc này rễ lan sẽ không bị chột rễ). Có thể trồng trong chậu hoặc ghép giá thể đều được.

Nên chọn gốc lan cứng cáp, có nhiều kie trên thân và không bị nấm bệnh. Trước khi trồng, cần cắt hết rễ chết, loại bỏ phần bị úng và dập gãy. Sau đó ngâm gốc vào dung dịch sát khuẩn Physan 20 (1mz/l) hoặc (2ml/l) đã pha loãng với nước, trong thời gian từ 5-10 phút. Tiếp theo, sử dụng chế phẩm Hùng Nguyễn (1ml/l nước) hoặc B1 ngâm gốc khoảng 2 tiếng và để khô ráo.

Giá thể trồng lan có nhiều loại, tuy nhiên không phải loại vào cũng phù hợp với lan trầm rồng đỏ. Nếu chỉ trồng bằng than thì cây thiếu ẩm và kém phát triển, còn nếu chỉ trồng bằng dớn sẽ dễ bị úng và nhiễm nấm bệnh, vậy nên bạn nên phối giá thể theo tỷ lệ (4:2:4): Vỏ thông/than củi + dớn/ xơ dừa + viên đất nung SFARM.

Chậu trầm rồng đỏ

3.1 Trồng lan trầm rồng đỏ vào chậu

Loại chậu: Lan trầm rồng thích được bó rễ, nên chọn chậu có kích thước vừa phải và có lỗ thoát nước tốt, thoáng khí. Chậu trồng có nhiều loại chất liệu như: Gốm đất nung, gỗ, nhựa PP,… Nhưng theo người có kinh nghiệm thì chật đất nung là tốt nhất.

Tiến hành: Sử dụng viên đất nung rải dưới đáy chậu rồi cho vỏ thông/than và dớn/xơ dừa lên trên. Cố định gốc lan ở giữa và cho giá thể vào, sau cho gốc không bị lắp hoàn toàn, có thể thêm một ít dớn/vụn dừa lên bề mặt để giữ ẩm.

3.2 Trồng lan trầm rồng đỏ vào gỗ, lũa

Trong điều kiện hoang dã, lan trầm rồng đỏ phụ sinh trên thân cây nên có thể ghép lan lên gỗ lũa, gỗ vú sữa hay nhãn,… kiểu trồng này có tính thẩm mỹ cao nhưng cây lan lại bị hạn chế sinh trưởng.

Xem thêm :  Cách nuôi chim trĩ !! kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim trĩ tại nhà đúng chuẩn

Nếu chưa có thời gian, bạn có thể treo ngược gốc lan một vài ngày rồi ghép. Nên trồng các giả hành có cùng kích thước và độ tuổi để dễ chăm sóc.

Trồng lan trầm rồng đỏ vào gỗ lũa đơn giản hơn trồng chậu. Sau khi gốc lũa đã được khoan lỗ, thì dùng ghim bấm hoặc dây rút cố định phần rễ lan lên gốc cây. Trong quá trình cố định, phải hướng mắt ngủ ra phía ngoài. Hạn chế sử dụng chất liệu kim loại, loại bỏ ngay khi rễ đã bám chặt vào gốc lũa.

4/ Cách chăm sóc hoa lan hoàng thảo trầm rồng đỏ

4.1 Ánh sáng

Lan trầm rồng đỏ thích nắng nhẹ 60-70%, vì vậy, có thể đặt chậu lan ở cửa sổ hay ban công ở phía đông đón nắng sớm. Nếu trồng nhiều thì nên sử dụng lưới xanh đen Thái để che nắng gay gắt. Ở các khu vực nóng cần treo gốc lan cách lưới 1,5m và khu vực vùng cao mát mẻ thì cách lưới 1,2m. Theo như tìm hiểu từ chuyên gia thì tốt nhất là nên treo chậu lan cách đất 50cm, cách lưới 2,5-3m và bên dưới có vùng nước.

4.2 Nhiệt độ

Điều kiện nhiệt độ 15-27oC thích hợp để lan trầm rồng đỏ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nhiệt độ còn ảnh hưởng mạnh tới giai đoạn ra hoa của cây như: màu sắc hoa, thời gian ra hoa và độ bền hoa. Vào mùa đông, cây ra hoa ở khoảng 15-20oC và kéo dài 3-7 tuần.

4.3 Tưới nước

Tùy vào thời tiết và giai đoạn sinh trưởng để tưới nước cho lan trầm rồng đỏ. Khi hoa nở thì tưới đều 2 lần/ngày, lúc hoa tàn nên giảm nước 1 lần/ tuần đến ngưng nước. Hai mùa xuân – hè phun sương đẫm vào gốc vì cây cần nhiều nước và duy trì ẩm 80% trong giai đoạn sinh trưởng mầm mới hoặc ra hoa. Vào thu hoặc từ tháng 10 trở đi, khi lá lan trầm rồng đỏ già úa và rụng thì bắt đầu giải lượng nước tưới. 

Xem thêm :  Những con vật nuôi siêu lợi nhuận giúp nhà nông làm giàu nhanh chóng

Cây hoa lan trầm rồng đỏ đài loan xanh tốt

4.4 Bón phân cho hoa lan rồng đỏ

Phân bón giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng và các chất cần thiết mà lan trầm rồng đỏ không tự tổng hợp được.

Bình thường, cách 7-10 ngày tiến hành phun 1 lần phân NPK 30-10-10+te hoặc 20-20-20+te. Khi chồi ra rễ 5cm nên bón phân tan chậm và phun phân trung vi lượng 15 ngày/lần. Trước mùa hoa 1 tháng, thì sử dụng phân NPK 6-30-30 hoặc 10-30-20, cách 10 ngày phun 1 lần và phun từ 3-4 lần, để dưỡng thân nhánh và kích thích lan ra hoa.

Bạn cũng có thể dùng phân hữu cơ lên men, ủ hoai mục từ các loại phân chuồng như trâu, bò, gà,… Thực hiện đúng kỹ thuật ủ, lên men và liều dùng hợp lý. Ngoài ra, phân trùn quế và viên nén phân trùn quế SFARM là sự lựa chọn thông minh và hiệu quả, khi bạn không có nhiều thời gian chăm sóc lan trầm rồng đỏ. Với dạng phân này bạn có thể cho phân vào túi vải mỏng rồi cột lại, để phân không bị trôi khi tưới hoặc mưa lớn.

Với những thông tin được Đặng Gia Trang đã tổng hợp trong bài biết trên, bạn có tự tin để tự mình trồng một chậu lan trầm rồng đỏ chưa nào? Hy vọng bạn sẽ thành công và sở hữu một chậu lan ưng ý nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

*Xem thêm

5/5 – (6 bình chọn)


Sang chậu cho phong lan | Trầm rồng đỏ


Trầm rồng đỏ hiện được rất nhiều anh/chị/em yêu lan trồng trong vườn. Hoa đẹp, to, có hương thơm, mầu tím đậm. Cây phát triển mạnh, sinh trưởng tốt cho nên cần tách và sang chậu để cây phát triển được tốt hơn.
Thông tin liên hệ
facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004430354379
( Hoặc các bạn vào facebook, tại ô tìm kiếm nhập số điện thoại 01678512345)
Cảm ơn các bạn đã xem, hãy đăng ký kênh youtube để nhận các video mới nhất của mình nhé! (Hoàn toàn miễn phí)
Xem các video trong kênh yoytube tại:
https://www.youtube.com/channel/UCXqFB0zhp6bbe2i8wJ8_ngw/videos

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button