Cây Xanh

Hoa hồng tỉ muội – cách trồng và chăm sóc từ a-z tại nhà

Một trong những loài hoa được ưa chuộng số một để trồng làm cảnh là hoa hồng tỉ muội. Sự kiêu sa và sang trọng cũng như ý nghĩa đặc biệt của loài hoa này luôn khiến người ta bị thu hút. Tuyệt vời hơn hết là bạn hoàn toàn có thể tự trồng cây hoa hồng tỉ muội tại nhà. Vậy cách trồng có đơn giản không? Điều kiện cần thiết và cách chăm sóc cây ra sao? Bài viết dưới đây của N Flower sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.

Đặc điểm chung của hoa hồng tỉ muội

Cây hoa hồng tỉ muội hay còn gọi là cây hoa hồng tiểu muội, cây hoa hồng nụ nhỏ… là một trong những giống cây cảnh đang được rất được ưa chuộng hiện nay. Cây thuộc họ Rosaceae và có tên khoa học là Rosa chinensis Jacq. Var. minima Redh.

Hoa có nhiều màu sắc đa dạng và rực rỡ như màu trắng, vàng, cam, đỏ… nở to và lâu tàn. Hoa hồng tỉ muội thuộc loài cây ưa ẩm và ưa nắng do đó chúng sẽ phát triển tốt nhất ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. So với nhiều loài cây cảnh khác, hoa hồng nụ nhỏ này có sức sống bền bỉ hơn, yêu cầu chăm sóc và điều kiện sống cũng đơn giản.

hoa hồng tỉ muội 2

Mời bạn đọc thêm: Hoa Hồng Cổ Vân Khôi – Loài Hoa Cổ Quý Hiếm Tại Việt Nam

Bạn có thể trồng hoa thành từng thảm dài trong sân vườn hay hàng rào để trang trí cho cảnh quan ngôi nhà. Hoặc cũng có thể trồng hoa trong các chậu cây cảnh đặt trong phòng làm việc, phòng khách hướng cửa sổ hay trang trí trên bàn.

Thậm chí, trong các buổi tiệc, đám cưới người ta vẫn ưa chuộng dùng những lọ hoa, lẵng hoa hồng tỉ muội để trang trí. Cây thường cho hoa rực rỡ quanh năm nên nhiều công trình đô thị cũng luôn ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh mục đích trang trí, làm đẹp cho cảnh quan thì nhiều nghiên cứu trong Đông y cũng cho thấy loài hoa này có nhiều công dụng chữa bệnh.

Đặc điểm hình thái của hoa hồng tỉ muội

Hoa hồng tỉ muội thuộc nhóm cây bụi thấp, cao từ 1m đến 2m ở giai đoạn trưởng thành thân mảnh, phân cành với nhiều nhánh nhỏ. Cành cây mềm và có nhiều gai cong xung quanh. Lá cây có hình giống lông chim, mọc kép với bề mặt nhẵn, hai bên mép lá luôn có răng cưa nhọn và dày. Lúc còn non, lá thường có màu tím và dần dần chuyển sang xanh vào thời điểm trưởng thành.

Điều đặc biệt và thu hút nhất vẫn là hoa của cây. Hoa có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm. Cây hầu như nở hoa quanh năm, lâu tàn và vô cùng rực rỡ. So với các loại hoa hồng khác thì hoa tỉ muội được xếp vào nhóm có kích thước hoa nhỏ nhất.

Mỗi bông hoa thường gồm rất nhiều cánh, xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp xung quanh nhị vàng. Hoa có nhiều màu sắc đa dạng như cam, đỏ, vàng, trắng… với mùi thơm vô cùng dễ chịu và thu hút. Ngoài ra, ngày nay người ta cũng đã tiến hành nhiều phương pháp lai để tạo ra được nhiều giống hoa tỉ muội có sức sống bền bỉ và dễ chăm sóc nhất.

hoa hồng tỉ muội 4

Ý nghĩa của hoa hồng tỉ muội

Không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ mà loài hoa hồng tỉ muội còn được ưa chuộng làm cảnh, làm quà tặng bởi những ý nghĩa đặc biệt mang lại. Ngay cái tên gọi của loài hoa đã đem đến cảm giác về tình thân và tình thân gắn kết. Loài hoa mang danh tỉ muội này mang ý nghĩa về sự thắm thiết của tình chị em trong gia đình, luôn san sẻ và đùm bọc cho nhau trong mọi sóng gió. Do đó, trồng cây hồng tỉ muội trong vườn nhà cũng là mong muốn về sự hòa hợp và những điều tốt đẹp cho các mối quan hệ trong gia đình. Mỗi màu hoa là biểu trưng cho một ý nghĩa khác nhau.

Xem thêm :  #5 điều phải biết về giống gà ri thuần chủng ở việt nam

Ngoài ra, loài hoa hồng còn là biểu tượng cho sự mong manh, dịu dàng và tâm hồn dễ vỡ của phái nữ. Những cánh hoa nhỏ xinh, mềm mại nhưng vô cùng thanh cao luôn thu hút người ngắm.

hoa hồng tỉ muội 3

Phân loại hoa hồng tỉ muội

Trên khắp các bán cầu có đến 350 loài hoa hồng tỉ muội, trong đó tại Việt Nam đang trồng phổ biến khoảng 50 chủng loại theo màu sắc. Cụ thể, thuộc các nhóm sau đây:

  • Nhóm hồng đỏ: Đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ, đỏ thẫm.
  • Nhóm hồng trắng: Trắng trong, trắng ngà, trắng sữa.
  • Nhóm hồng phấn: Màu hoa đào, màu đỏ quỳ, màu đỏ thẫm.
  • Nhóm hồng vàng: Vàng nhạt, vàng cam, vàng đậu.
  • Nhóm hồng sen: Màu cánh sen, màu hồng nhạt.
  • Nhóm pha trộn: Màu hỗn hợp không đều với nhiều màu trung gian.

Hiện nay, hồng tỉ muội còn được lai tạo với các giống khác để tạo nên nhiều nhóm hồng có màu sắc đẹp hơn, sức sống bền bỉ và ra hoa thường xuyên. Đó cũng là lý do tại sao phân loại hoa hồng tiểu muội ngày càng phong phú hơn.

hoa hồng tỉ muội 1

Cách trồng hoa hồng tỉ muội

Hoa hồng tiểu muội là loại cây cho hoa khá thường xuyên, hầu như là ra hoa quanh năm. Do đó, nếu bạn nắm chắc được cách trồng ngay từ đầu thì quá trình chăm sóc về sau cũng dễ dàng hơn, cây ra hoa đều, phát triển tốt và màu sắc như ý hơn. Dưới đây là các phương pháp trồng hoa tỉ muội bạn nên biết:

– Chọn đất trồng thích hợp

Đất trồng là yếu tố đầu tiên bạn nên chú ý khi trồng hoa. Hoa hồng tiểu muội thích hợp với loại đất thịt, đất thịt nhẹ ở độ cao đảm bảo không bị ngập nước. Khu vực trồng hoa phải bằng phẳng, có độ tơi xốp và thông thoáng với độ pH tiêu chuẩn từ 6,0 – 6,5. Tương tự nếu bạn có ý định trồng cây trong chậu thì nên chọn những chậu được làm từ chất liệu là gốm hoặc đất nung để đất không bị tăng nhiệt đột ngột.

– Điều kiện về nhiệt độ và ánh sáng

Điều kiện về nhiệt độ cũng là yếu tố quyết định đến cả quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa. Hoa hồng tỉ muội thích hợp sống trong môi trường mát mẻ với nhiệt độ lý tưởng giao động trong khoảng từ 23 đến 25 độ C. Vào thời điểm ban đêm, cây sẽ phát triển tốt nhất khi nhiệt độ là 16 độ C. Độ ẩm lý tưởng cho sự sinh trưởng của hoa hồng tiểu muội là nằm trong khoảng từ 70 – 80%.

Tiếp theo là ánh sáng, điều kiện về ánh sáng cũng vô cùng quan trọng để cây hoa phát triển. Ánh sáng không đủ hoặc sự thay đổi đột ngột của ánh sáng cũng kéo theo sự thay đổi của một loạt các yếu tố khác như sự thoát hơi nước, nhiệt độ, độ ẩm… Hoa hồng tỉ muội là loài cây ưa sáng do đó bạn nên trồng hoa ở nơi có ánh nắng mặt trời.

Xem thêm :  Hươu sao, tìm hiểu về hươu sao việt nam, nguồn gốc và đặc điểm

– Kỹ thuật trồng hoa

Kỹ thuật trồng hoa quyết định trực tiếp đến sự phát triển của cây. Khi trồng hoa hồng tiểu muội bạn nên giữ cây bằng tay trái để tay phải thực hiện lấp đất vào gốc cây. Đừng quên ấn tay vào gốc để đảm bảo cây không bị đổ tuy nhiên nên thực hiện khéo léo để tránh rễ cây bị đứt. Sau khi trồng bạn nên tưới nước để rễ nhanh bén đất và cung cấp điều kiện ban đầu cho cây phát triển.

Khi trồng hoa, bạn nên chia khoảng cách giữa các cây sao cho hợp lý đảm bảo tất cả đều nhận được đầy đủ ánh sáng. Việc trồng cây quá sát sẽ khiến xảy ra tình trạng cạnh tranh ánh sáng. Trong trường hợp bạn muốn giâm cành từ rễ cao sẵn thì có thể áp dụng cách làm như sau:

  • Cắt các cành bánh tẻ thành từng khúc dài từ 8 đến 10cm.
  • Ngâm các cành đã cắt vào chậu nước sạch.
  • Cắt các đoạn gốc một lần nữa (cắt hơi vát hơn so với lần trước).
  • Cắm các cành đã cắt vào nền cát sạch.
  • Tưới phun sương khoảng 4 tiếng một lần bằng bình xịt chuyên dụng.
  • Sau khoảng 10 ngày đến nửa tháng, cành bắt đầu có rễ, rút ra khỏi nền giâm và trồng xuống đất.

Cách chăm sóc hoa hồng tiểu muội

Sau khi trồng, quá trình chăm sóc hoa phát triển cũng cực kỳ quan trọng. Nếu như bạn không đảm bảo một môi trường và điều kiện tốt thì cây chắc chắn sẽ không sinh trưởng tốt. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc hoa hồng tỉ muội bạn nên biết:

– Tưới cây

Tưới cây là công việc quan trọng nên chú ý khi bạn trồng hoa. Bạn nên sử dụng các vòi phun nhẹ chuyên dụng để tưới đều đặn. Thực hiện công việc này vào mỗi buổi sáng, đối trồng cây trong chậu thì tốt nhất nên tưới 2 lần/ngày để đảm bảo cấp nước đầy đủ. Đặc biệt là vào các ngày nắng gắt, độ ẩm thấp bạn nên chăm chỉ tưới nhiều, tốt hơn hết là tưới vào chiều mát. Ban đêm là thời điểm không nên tưới bởi sẽ vô tình tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh.

– Bón phân

Bón phân là cách để cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cây hoa phát triển do đó cũng đòi hỏi bạn nên lưu ý. Thời điểm mùa thu và mùa xuân bạn nên dùng phân NPK hoặc phân chuồng để bón cho cây. Mùa hè là thời kỳ nắng gắt do đó bạn có thể bón nhiều vào chiều tối để đảm bảo cây hấp thụ tốt nhất.

Sau khi cây hoa đã được trồng khoảng 5 ngày, bạn nên bổ sung các loại phân bón giúp cây cứng rễ, cho ra hoa có màu sắc đẹp. Các loại phân thường được sử dụng bao gồm Ba lá xanh 16.16.8, rong biển, Atonik.B1, HPV 30.10.10. Tuy nhiên tuyệt đối tránh bón phân trực tiếp lên hoa bởi sẽ khiến hoa nhanh tàn hơn.

Giai đoạn sau trồng khoảng 10 – 15 ngày, bạn nên bổ sung phân hạt để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Các loại phân thường dùng bao gồm DAP, NPK, Dynamic… Bạn nên bón xung quanh gốc rồi lấp lại với đất và tưới nước để cây được hấp thụ tốt nhất. Người trồng nên bón phân định kỳ, xen kẽ hàng tháng gồm 1 lần bón lá, 1 lần bón gốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm phân với nước rồi tưới theo tỉ lệ 1 muỗng cà phê phân : 4 lít nước. Tưới như tưới nước, tưới vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối.

Xem thêm :  Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cà cuống đơn giản

– Cắt tỉa

Cắt tỉa là phương pháp chăm sóc nên thực hiện đều đặn để tạo điều kiện cho cây đâm nhánh mới và tạo nụ. Công việc chính là cắt bỏ các bông hoa đã nở, hoa đã hỏng và bấm ngọn hai tầng lá. Cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ thường xuyên có nhánh mới màu đỏ đậm hoặc đỏ tía, cành cây săn chắc, mập mạp.

Ngược lại khi nguồn dinh dưỡng không đủ, cây sẽ không phát triển, ốm yếu và đòi hỏi được đáp ứng ở kỳ cắt tỉa lần sau. Khi cắt bạn nên để lại 3 lá từ chỗ đầu cành lên để nhánh ra chồi mới đồng thời phải dùng dao sắc hoặc kéo cắt cây chuyên dụng để cắt.

Nếu bạn muốn cắt hoa để trang trí vào bình thì tốt nhất hãy cắt vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối bởi đây là thời điểm cây có nhiều nước, nhiều nhựa và lâu tàn. Hãy đảm bảo tưới nhiều nước hơn so với bình thường trước lúc bạn cắt để cây dự trữ được đủ nước sau đó.

– Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng trừ sâu bệnh xâm nhập và phá hoại, bạn nên thường xuyên vệ sinh khu vườn cũng như môi trường trồng luôn thông thoáng và sạch sẽ. Bên cạnh đó, người trồng đừng quên tỉa cành lá đều đặn để cây luôn thoáng gió và lấy được ánh sáng đầy đủ. Điều này cũng giúp cây khô ráo nhanh, không bị ứ nước sau khi tưới hoặc sau mưa để tránh sâu bệnh phát triển. Nếu bạn trồng hoa trong chậu thì đừng quên thường xuyên vệ sinh, lượm lá khô, hoa rụng và rác trên bề mặt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp trồng và chăm sóc cây hoa hồng tỉ muội. Hy vọng qua bài viết của shop hoa tươi N Flower chúng tôi, bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mình.

MỜI BẠN ĐỌC THÊM


Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội luôn xanh tốt | Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội


Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội luôn xanh tốt | Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội
Chào mừng các bạn đến với Ươm Mầm Vlog, kênh Youtube chia sẻ những kiến thức ươm hạt giống cây trồng. Bán hạt giống cây các loại và chăm sóc cây trồng ! Hãy đăng ký Ươm Mầm Vlog để được cập nhật những video mới nhất nhé!
Ai có nhu cầu mua hạt giống liên hệ SDT : 0978.426.812 Zalo : 0978.426.812
★ Subscribe Ươm Mầm Vlog: https://bit.ly/3iPni8G
★ Fanpage: https://bit.ly/34hUlhA
★ Website : https://dailyhatgiongcaytrong.com/
✿ Hãy để lại bình luận của bạn. Hãy góp, đề xuất ý tưởng để chúng tôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn nữa.
★ Subscribe Ươm Mầm Vlog : https://bit.ly/3iPni8G
★ Tag: trongrausachtainha uommamvlos
Nội dung trên Cẩm Nang Số chia sẻ cho mục đích giáo dục, hướng dẫn và mang tính chất THAM KHẢO.
Mọi vấn đề vi phạm chính sách Nguyên tắc cộng đồng, luật bản quyền xin liên hệ trực tiếp với tôi qua Email: bethongminh1980@gmail.com

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button