Tổng Hợp

Top 10 hồ lớn nhất việt nam

Toàn bộ Top 10 hồ lớn nhất việt nam đều là hồ nhân tạo với mục đích tích nước làm thủy điện và thủy lợi. Hai hồ lớn nhất gắn với hai nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam.

Trong bài này, Top 10 Thế Giới Xếp Hạng sẽ giới thiệu Top 10 hồ lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí dung tích toàn phần, tức sức chứa đầy đủ của hồ. Hồ nước nói chung có thể là hồ tự nhiên hoặc hồ nhân tạo và những hồ lớn nhất tại Việt Nam đều là các hồ nhân tạo mà chủ yếu là hồ thủy điện. Danh sách 10 hồ lớn nhất sẽ được giới thiệu từ nhỏ nhất đến lớn nhất.

Danh sách Top 10 hồ lớn nhất Việt Nam

HạngTên Hồ

Dung tích
toàn phần (tỷ

m3)

Vị tríCông suất
thủy điện (MW)Thời gian
xây dựng 1Hòa Bình

10,80

Hòa Bình1.9201979-19942Sơn La

9,26

Sơn La2.4002005-20123Trị An

2,76

Đồng Nai4001984-19914Thác Bà

2,49

Yên Bái1201959-19715Tuyên Quang

2,26

Tuyên Quang3422002-20076Bản Chát

2,14

Lai Châu1.2002011-20167Bản Vẽ

1,80

Nghệ An3202005-20108Dầu Tiếng

1,74

Bình Dương(hồ thủy lợi) 1981-19859Đồng Nai 3

1,69

Lâm Đồng1802004-201210Cửa Đạt

1,45

Thanh Hóa972004-2010

Số 10. Hồ Cửa Đạt – Dung tích 1,45 tỉ m3

Hồ Cửa Đạt là hồ tích và cung cấp sức nước cho Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, một cụm công trình thủy điện xây dựng trên sông Chu. Nhà máy chính của Thủy điện Cửa Đạt đặt tại làng Cửa Đặt xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thủy điện Cửa Đạt có công suất 97 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 430 triệu KWh, khởi công tháng 2/2004, hoàn thành tháng 11/2010.

Hồ Cửa Đạt còn được xếp hạng công trình trọng điểm quốc gia với mục đích tạo nguồn nước tưới ổn định cho gần 87.000 ha đất canh tác; đóng vai trò quan trọng vào việc giảm lũ, bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái; bổ sung nguồn điện, nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; tạo điều kiện phát triển du lịch, thúc đẩy quá trình đô thị hóa vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hóa.

Số 9. Hồ Đồng Nai 3 – Dung tích 1,69 tỷ m3

Đây là hồ cấp nước cho Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, được xây dựng trên sông Đồng Nai (hay sông Đa Dâng), tại vùng đất xã Đắk Som huyện Đắk Glong tỉnh Đăk Nông và xã Lộc Lâm huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Đó là bậc thang thủy điện thứ 4 tính từ thượng nguồn sông Đồng Nai, sau các thủy điện Đa Nhim (Đơn Dương), Đại Ninh và Đồng Nai 2.

Thủy điện Đồng Nai 3 có công suất 180 MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 12/2004, hoàn thành tháng 2/2012. Đập thủy điện Đồng Nai 3 tạo ra hồ lớn thứ 9 Việt Nam với dung tích toàn phần 1,69 tỷ m3, thu nước từ lưu vực rộng 2.441 km2.

Số 8. Hồ Dầu Tiếng – Dung tích 1,74 tỷ m3

Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Hồ có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước song lưu vực rộng 2.700 km2 của nó chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh.

Hồ có diện tích mặt nước là 270 km2, rộng thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Trị An. Hồ được khởi công xây dựng vào tháng 4/1981 và hoàn thành vào tháng 1/1985. Công trình này hầu như đã huy động gần hết nhân dân ở độ tuổi thanh niên ở tỉnh Tây Ninh tham gia đào hồ.

Hồ Dầu Tiếng có một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn cùng hai kênh Đông và Tây tưới mát cho những cánh đồng mì, mía, lúa không chỉ ở Tây Ninh mà còn ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Đức Hoà (Long An) và một phần tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, Hồ Dầu Tiếng còn cung cấp nước cho Nhà máy nước sạch Hóc Môn.

Số 7. Hồ Bản Vẽ – Dung tích 1,8 tỷ m3

Hồ Bản Vẽ là hồ tích nước cho Thuỷ điện Bản Vẽ nằm tại thượng nguồn Nậm Nơn, hay sông Lam. Đập chính và nhà máy điện đặt tại bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, được khởi công xây dựng năm 2005 và khánh thành năm 2010.

Xem thêm :  Top 3 Khóa học đàn organ online cơ bản lẫn chuyên nghiệp 2021

Thuỷ điện Bản Vẽ có công suất thiết kế 320 MW, sản lượng điện hàng năm 1084 triệu KWh. Đập của thuỷ điện tạo ra hồ Bản Vẽ có dung tích 1,8 tỷ m3, thu nước từ lưu vực rộng 8.700 km2. Đây là công trình thuỷ điện lớn nhất khu vực bắc miền Trung và tỉnh Nghệ An. Công trình đồng thời cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào. Ngoài ra, hồ thuỷ điện Bản Vẽ còn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn, chống lũ cho vùng hạ lưu sông Cả.

Số 6. Hồ Thủy điện Lai Châu – Dung tích 2,14 tỷ m3

Hồ Thủy điện Lai Châu cùng với Nhà máy Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia của Việt Nam, được xây dựng trên dòng chính của sông Đà tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

Thủy điện Lai Châu có công suất 1.200 MW với 3 tổ máy, khởi công xây dựng tháng 1 năm 2011, khánh thành tháng 12 năm 2016, sớm hơn 1 năm so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà tại Việt Nam, bậc trên của thủy điện Sơn La. Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển – kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên.

Số 5. Hồ Na Hang – Dung tích 2,26 tỷ m3

Hồ Na Hang là vùng hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Na Hang, nay đổi tên thành thủy điện Tuyên Quang. Hồ được tạo thành từ đập thủy điện ngăn dòng sông Gâm thuộc địa phận thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Hồ Na Hang có tổng diện tích mặt nước hơn 8.000 ha, dung tích 2,26 tỷ m3 nước.

Thủy điện Tuyên Quang có công suất 342 MW với 3 tổ máy, khởi công năm 2002 hoàn thành năm 2008. Đây là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn thứ năm của miền Bắc sau các Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Lai Châu và nhà máy thủy điện Huổi Quảng.

Ngoài phục vụ sản xuất điện, Hồ Na Hang còn góp phần phòng chống lũ cho thị xã Tuyên Quang và tham gia giảm lũ đồng bằng sông Hồng, tạo nguồn cấp nước mùa kiệt cho đồng bằng sông Hồng.

Số 4. Hồ Thác Bà – Dung tích 2,49 tỷ m3

Hồ Thác Bà là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 180 km theo quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía tây bắc.

Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà được xây dựng trong 12 năm, từ 1959 đến 1971, làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Ngoài sông Chảy là nguồn cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,… đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.

Hồ có diện tích mặt nước trên 190 km2, dài 80 km. Long hồ có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hồ Thác Bà còn là chứng tích lịch sử nổi tiếng và đã được công nhận là quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996.

Số 3. Hồ Trị An – Dung tích 2,76 tỷ m3

Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An có công suất 400 MW.

Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 tỷ m3, dung tích hữu ích 2,547 tỷ m3 và diện tích mặt hồ 323 km2.

Xem thêm :  Thanh nấm – Học từ vựng tiếng anh về các buổi trong ngày: Buổi sáng, Buổi chiều, Buổi Tối ..

Phía thượng nguồn của hồ có Vườn quốc gia Cát Tiên – nơi có nhiều thảm thực vật xanh quý còn sót lại với nhiều loài động vật quý hiếm.

Số 2. Hồ Thủy điện Sơn La – Dung tích 9,26 tỷ m3

Hồ là nơi chứa nước của Nhà máy Thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Việt Nam với 2.400 MW, được xây dựng từ năm 2005 đến năm 2012.

Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km.

Ngoài công suất lớn nhất, công trình thủy điện Sơn La còn nắm giữ một số kỷ lục khác như khối lượng công việc thi công nhiều nhất, lực lượng thi công đông đảo nhất (trên công trường, thời kỳ cao điểm có tới hơn 12.000 công nhân thường xuyên làm việc), công trình có dự án di dân đông nhất (20.260 hộ).

Số 1. Hồ Hòa Bình – Dung tích 10,80 tỷ m3

Hồ Hòa Bình hay hồ thủy điện Hòa Bình là công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Dự trữ nước vào mùa khô.

Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm trên sông Đà, có chiều dài 230 km từ Hoà Bình đi Sơn La. Đập chính của hồ nằm tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Dung tích của hồ vào khoảng 10,8 tỷ mét khối. Hồ có tất cả 12 cửa xả đáy. Nếu mở tất cả 12 cửa xả đáy sẽ phải di dân toàn bộ thành phố Hòa Bình và vùng hạ du.

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được khởi công tháng 11/1979 và khánh thành tháng 12/1994. Với công suất thiết kế 1920 MW, Thủy điện Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012, trước khi bị Thủy điện Sơn La vượt qua. Công trình do Liên Xô (sau năm 1991 đến 1994 là Liên bang Nga) giúp đỡ, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.

Nguồn: thuyloivietnam.vn / Google Earth / Wikipedia


Top 7 hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam từ Bắc vào Nam


Bên cạnh những bãi biển đẹp mê li thì ở Việt Nam còn có vô số những sông ngòi, hồ bể. Những hồ nước mặt phẳng lặng luôn là cảm hứng của nhiều người, đặc biệt là những người có tâm hồn lãng mạn. Dưới đây là danh sách 7 hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam khiến các bạn không thể nào rời mắt.
Xem chi tiết tại:
https://blogdulich.tv/top7honuocngotlonnhatvietnamtubacvaonam/
https://youtu.be/jt2d1NSteBo
BlogDuLich Hồ_Nước_Lớn_Nhất_Việt_Nam
1. Hồ Tuyền Lâm
Ngoài Tơ Nưng và hồ Lăk, Tây Nguyên còn có một hồ nước ngọt lãng mạn được nhiều du khách check in. Đó chính là hồ Tuyền Lâm thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Với vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, hồ nước ngọt này sở hữu cảnh đẹp say đắm lòng người với những đồi thông xanh xung quanh
Tổng diện tích hồ Tuyền Lâm lên đến 3,2km2, được quy hoạch thành một khu phức hợp du lịch, mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Đến với hồ nước xinh đẹp này, bạn có thể chạy xe dạo một vòng hồ, ngắm nhìn làn nước xanh trong phẳng lặng, thưởng thức làn sương mờ trắng xóa vào những buổi sớm mai hoặc đơn giản là hít thở khí trời trong lành, mát mẻ.
2. Hồ Ba Bể
Ngoài những hòn đảo đẹp và nổi tiếng thì những hồ nước ngọt có lịch sử lâu đời cũng là điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích khi đến Việt Nam. Một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam chính là hồ Ba Bể, thuộc vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Hồ nước có tên gọi độc lạ này được hình thành khoảng 200 triệu năm, tọa lạc ở vị trí lưng chừng giữa vùng núi đá. Nằm ở độ cao 145 mét so với mặt nước biển, khí hậu ở đây luôn thoáng mát, dễ chịu, đi cùng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, trữ tình.
3. Hồ Thác Bà
Bên cạnh hồ Ba Bể thì miền Bắc nước ta còn có một hồ nước ngọt sở hữu diện tích rộng lớn. Đó chính là hồ Thác Bà thuộc địa phận 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thác Bà có diện tích hơn 23.000 ha, dài đến 80km và rộng từ 10 – 15km cùng độ sâu 50 – 60 mét.
Hồ Thác Bà là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam, bên trong lòng hồ có đến 1334 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một bức tranh non thanh thủy tú đẹp say đắm lòng người.
4. Hồ Tơ Nưng
Rời các tỉnh Bắc Bộ để về với mảnh đất Tây Nguyên thiêng liêng và hùng vĩ, Tây Nguyên– nơi có những hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam như Tơ Nưng, hồ Lắk hay hồ Tuyền Lâm. Có dịp đến với tỉnh Gia Lai, bạn hãy ghé hồ Tơ Nưng hay còn gọi Biển Hồ Pleiku, thuộc xã Biển Hồ, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km.
Hồ Tơ Nưng có tổng diện tích lên đến 240 ha, được hình thành từ 3 miệng núi lửa cổ với độ sâu trung bình lên đến 19 mét. Người dân phố núi Gia Lai đã gọi tên hồ nước này là “đôi mắt Pleiku” như một cách ca ngợi vẻ đẹp của hồ nước ngọt, đồng thời gợi lại những truyền thuyết về lịch sử hình thành nên hồ nước đẹp như tranh này.
5. Hồ Lăk
Nhắc đến những hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam mà quên hồ Lak là một thiếu sót to lớn. Đây cũng là điểm đến ở Việt Nam được du khách mê mẩn vì cảnh sắc rất đỗi nên thơ, huyền bí, nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều hoàng hôn. Có dịp lên Đắk Lắk du lịch, bạn nên dành chút thời gian thăm thú hồ nước đẹp này.
Hồ Lắk nằm ở độ cao 500 mét so với mực nước biển, thuộc thị trấn Liên Sơn, Huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Hồ nước ngọt này được hình thành do bắt nguồn từ mạch nước ẩn sâu bên trong dãy núi cao Chư Chang Sin và nối liền với dòng sông Krông Ana. Tổng diện tích hồ nước lên đến 500 ha, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ và rừng nguyên xinh xanh mát.
6. Hồ Trị An
Một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam và nằm gần thành phố Hồ Chí Minh chính là hồ Trị An. Đây là hồ nước nằm trên sông Đồng Nai, là nơi chứa nước của đập thủy điện Trị An, có tổng diện tích mặt hồ là 323 m2. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà hồ nước này còn là điểm du lịch được giới trẻ yêu thích.
7. Hồ Dầu Tiếng
Một trong những hồ nước đẹp ở Việt Nam rất nổi tiếng thời gian gần đây chính là hồ Dầu Tiếng. Hầu như các cộng đồng du lịch lớn nhỏ đều xuất hiện những bộ ảnh đẹp, những bài review về hồ nước này. Bởi lẽ Dầu Tiếng vừa gần Sài Gòn, lại vừa sở hữu cảnh sắc tuyệt đẹp, phù hợp với những hoạt động du lịch, dã ngoại dịp cuối tuần.
Nếu Ba Bể là hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam thì Dầu Tiếng giữ danh hiệu hồ nước nhân tạo lớn nhất nước ta, có diện tích đến 27.000 ha. Với vị trí trải dài 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương, hồ Dầu Tiếng thực sự là điểm đến thú vị cho những ai muốn cắm trại, muốn trở về với thiên nhiên trong trẻo, bình yên.
Blog Du lịch là chuyên trang tổng hợp tin tức về du lịch và chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch bổ ích và cập nhật liên tục để cung cấp cho các bạn những thông tin có ích cho chuyến du lịch của mình.

Xem thêm :  So sánh chuỗi trong python

Các bạn hãy nhấn Like, Share và Subcribe để Blog Du lịch có thêm động lực để ra nhiều video hấp dẫn hơn nhé!
Xem thêm các video khác của Blog Du Lịch http://www.youtube.com/c/BlogDuLịch
Fanpage Kênh Thông Tin Du Lịch https://www.facebook.com/phuquoctv.vn/
SĐT : 0914 122 071

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button