Cây Xanh

Hiệu quả “kép” từ mô hình trồng cỏ nuôi bò

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia súc đang được chú trọng phát triển, số lượng đàn gia súc liên tục tăng lên đặc biệt là đàn bò. Trái ngược với tình hình đó là sự giảm đi của diện tích đồng cỏ, bãi chăn tự nhiên, người nông dân mất nhiều thời gian và công sức hơn để chuẩn bị thức ăn cho đàn gia súc của mình, nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp không còn đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó cỏ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi bò, chính vì vậy trồng cỏ là một giải pháp nhằm chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn cho gia súc, đồng thời giúp nông dân chủ động được nguồn thức ăn thường xuyên và có chất lượng hơn cho đàn gia súc.

Ảnh: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình thăm mô hình cỏ tại huyện Nho Quan

          Thời thực dân phong kiến, dân ta bị ép “nhổ lúa trồng đay” thì thời nay trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình lại đang nghiên cứu việc “nhổ lúa trồng cỏ”. Mới nghe cứ ngồ ngộ thế nào ấy; nhưng không, đó là hiện thực khi mô hình “Chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, mầu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi” của Trung tâm  được thực hiện và đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích “kép” cho người dân. Mô hình sử dụng giống cỏ VA06, đây là giống cỏ thích hợp với mọi vùng đất, có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết bất lợi, tốn ít công chăm sóc, sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhiều nhánh, năng suất cao và giàu dinh dưỡng. Cỏ VA06 sau khi trồng 60 ngày được thu hoạch lứa đầu tiên và có thể thu hoạch 7 – 8 lứa trong năm, cỏ VA06 đạt năng suất trung bình 250 – 300 tấn/ha/năm, thâm canh tốt năng suất có thể đạt tới 350 – 400 tấn/ha/năm và sẽ cho thu hoạch tới 6 năm mới phải trồng lại, sau thu hoạch cỏ còn lại phần gốc sẽ tự tái sinh. Trồng cỏ không phải tốn nhiều phân bón, chủ yếu là Urê với liều lượng 400 – 500 kg/ha/năm chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch. Thực tế mô hình cho thấy hiệu quả của trồng cỏ cao hơn hẳn so với trồng lúa: Trồng 1 ha lúa cho sản lượng 12 tấn/năm, đạt 60 – 80 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí nông dân có lãi khoảng 30 triệu/ha/năm; Khi chuyển sang trồng cỏ với giống cỏ mới VA06, năng suất 250 – 300 tấn/ha/năm, giá trị đạt 125 – 150 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí nông dân có lãi khoảng 80 – 90 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, hiệu quả kinh tế từ trồng cỏ VA06 cao hơn khoảng 50 – 60 triệu/ha/năm so với trồng lúa. Người chăn nuôi bò, nếu nuôi 20 con bò, mỗi ngày cần 500 kg cỏ, 1 tháng nhu cầu là 15 tấn cỏ (tương đương 7,5 triệu đồng), với bò thịt tăng trọng khoảng 12 – 15 kg/con/tháng. Như vậy, mỗi tháng đàn bò 20 con đem lại giá trị 22 – 25 triệu đồng (với bò sinh sản giá trị còn cao hơn). Sau khi trừ các loại chi phí thức ăn, thuốc thú y,… lãi khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng (1 năm cho thu nhập 150 – 180 triệu đồng). 1 ha trồng cỏ có thể đủ phục vụ nuôi khoảng 20 con bò, khi đã có sẵn nguồn thức ăn thì nuôi 20 con bò chỉ cần một người chăm sóc. Với những hộ có 1 ha trồng cỏ và nuôi bò mỗi năm có thể thu nhập 240 – 270 triệu đồng.

Xem thêm :  Mèo cộc đuôi nhật bản (japanese bobtail): đặc điểm, tính cách và hình ảnh

Với những nông dân có đủ đất và điều kiện kinh tế phát triển mô hình trồng cỏ và chăn nuôi bò thì đây chính là hiệu quả “kép” mà mô hình đem lại từ cả hai mảng trồng trọt và chăn nuôi (cao hơn hẳn khi chỉ trồng cỏ hoặc chỉ nuôi bò). Trồng cỏ chủ động được nhu cầu thức ăn thô xanh phục vụ cho phát triển đàn bò, trồng cỏ còn tránh được những rủi ro đáng tiếc như bò ăn phải thức ăn kém chất lượng, không an toàn. Trồng cỏ kết hợp nuôi bò vừa tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ để chăm bón, nâng cao năng suất cho cỏ, giúp giảm thời gian lao động dành cho chăn nuôi, không làm tiêu hao nguồn lao động cho các hoạt động sản xuất khác. trồng cỏ nuôi bò cũng phần nào tăng được mức độ đa dạng của hệ sinh thái; giảm ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, bảo vệ được các thiên địch có lợi do trồng cỏ ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn rất nhiều so với các cây trồng khác.

Chính nhờ mô hình trồng cỏ kết hợp nuôi bò mà nhiều hộ nông dân đã từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, làm giàu trên chính mảnh ruộng, chuồng nuôi của mình, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, phương thức sản xuất này không phải người nông dân nào cũng có thể áp dụng được do còn thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật… Để nhân rộng mô hình trồng cỏ nuôi bò Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển như quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất đai, dồn điển đổi thửa; quy hoạch vùng chăn nuôi; có chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển, sản xuất nông nghiệp; tổ chức hỗ trợ kỹ thuật hoặc mở các lớp tập huấn giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật về trồng cỏ, chăn nuôi bò và phòng bệnh cho đàn bò đạt hiệu quả cao nhất; khuyến khích các hộ có khả năng lập gia trại, trang trại chăn nuôi lớn để tạo thương hiệu trên thị trường và ổn định đầu ra.

Xem thêm :  Lịch chích vaccine khi nuôi heo

Trồng cỏ nuôi bò đang là hoạt động kinh tế hiệu quả, từ hiệu quả thiết thực này, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình tiếp tục triển khai tuyên truyền mở rộng nhằm phát triển chăn nuôi, tăng tổng đàn bò địa phương, tạo cơ hội làm giàu cho nông hộ. Đây cũng là giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi hiệu quả hiện nay.

Ths. Đinh Sỹ Dũng – Phó Giám đốc

Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình


Nuôi bò: Hướng dẫn cách trồng cỏ nuôi bò doanh thu gấp 10 lần trồng lúa.


Nuôi bò: Hướng dẫn cách trồng cỏ nuôi bò doanh thu gấp 10 lần trồng lúa. Nuôi bò trongconuoibo

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button