Kỹ Năng Sống

Người hành khất là gì ? người hành khất trong cung lòng thiên chúa

Bạn đang xem: Người hành khất là gì ? người hành khất trong cung lòng thiên chúa Tại Website chongthamvietnam.vn

Tại sao gọi là DÒNG HÀNH KHẤT

Khi nói đến Thánh Đaminh, chắc anh chị đã nghe đến việc Thánh Nhân lập một “Dòng Hành Khất”. Vậy“Dòng Hành Khất” là Dòng gì vậy?
Tại Sao Gọi Là Dòng Hành Khất?
Khi nói đến Thánh Đaminh, chắc anh chị đã nghe đến việc Thánh Nhân lập một “Dòng Hành Khất”. Vậy“Dòng Hành Khất” là Dòng gì vậy?

Nói nôm na, “Dòng Hành Khất” là dòng đi ăn xin, ăn mày. Thực ra tên của Dòng tu do Thánh Đaminh lập là “Dòng Giảng Thuyết” (hay Dòng Thuyết Giáo). Còn “Dòng Hành Khất” là một từ ngữ do giáo luật đặt ra cho một số Dòng ra đời trong thế kỷ XIII.

Có những Dòng nào được gọi là “Dòng Hành Khất”?

Lịch sử phân biệt nhiều đợt thành lập Dòng Hành Khất, hay nói đúng hơn, nhiều đợt Toà thánh châu phê Dòng Hành Khất. Đợt đầu tiên do Công Đồng Lyon II (năm 1274) nhìn nhận bốn Dòng Hành Khất, đó là: Dòng Thánh Đaminh, Phanxicô, Cát Minh và Âu Tinh. Đợt hai không xảy ra một lúc nhưng kéo dài lai rai, với sự phê chuẩn của các Giáo Hoàng trải qua nhiều thế kỷ, chẳng hạn như Dòng Tôi Tớ Đức Bà (năm 1418, do Đức Martinô V), Dòng Chúa Ba Ngôi (năm 1609), Dòng Đức Bà Chuộc Kẻ Làm Tôi (năm 1690, tuy được lập từ năm 1256), và sau hết là Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa năm 1624 (tuy được lập từ năm 1572). Trong niên giám Tòa thánh hiện nay, có 10 Dòng Hành Khất, nếu tính theo vị sáng lập; còn nếu tính theo đơn vị tổ chức thì nhiều hơn, bởi vì Dòng Thánh Phanxicô có đến 4 ngành, nghĩa là 4 Bề trên tổng quyền.

Trở lại câu hỏi lúc đầu, tại sao gọi là “Dòng Hành Khất”?

Thực ra tên gọi “Dòng Hành Khất” không diễn tả đúng bản chất của các Dòng vừa nói trên đây. Hiểu theo nghĩa chặt, chỉ có hai Dòng Thánh Đaminh và Phanxicô chủ trương sống hành khất vào lúc đầu, nhưng dần dần họ cũng bỏ chế độ đó. Còn các Dòng khác bắt chước hai Dòng vừa nói như kiểu mẫu, tuy không rập theo như đúc, nghĩa là họ bắt chước vài nét khác của Dòng Thánh Đaminh và Dòng Thánh Phanxicô, chứ không rập theo nếp sống hành khất.

Nếp sống hành khất có nghĩa là cả ngày ngồi ở góc đường xin ăn, có đúng vậy phải không?

Ở Việt Nam, chúng ta thấy có hai hạng hành khất. Một hạng ngồi ở góc đường, hay là đi vào các cửa tiệm để xin bố thí: họ là những người nghèo, những người tàn tật, những người tha hương, không có công ăn việc làm nhất định, và chỉ sống nhờ vào lòng hảo tâm của đồng bào. Còn hạng nữa là các nhà sư Phật giáo, đặc biệt thuộc phái Tiểu thừa. Việc khất thực trở thành nếp sống của các tu sĩ, được mang danh là “khất sĩ” (tiếng phạn là bikhsu, dịch âm là tì kheo). Ý nghĩa của khất sĩ cốt gợi lên tính cách “vô ngã”, nghĩa là không có gì là của ta từ tinh thần hay vật chất, phá trừ “ngã chấp”.

Xem thêm :  “có một phố vừa đi qua phố” – những thanh niên “láo lếu” của đinh vũ hoàng nguyên :: suy ngẫm & tự vấn :: chúngta.com

Cũng nên biết, việc khất thực của các tu sĩ không chỉ nhằm giúp cho các tu sĩ được siêu thoát khỏi những bận rộn vật chất, nhưng mà còn giúp cho các tín đồ tạo thêm công đức nữa. Đối với các tu sĩ Kitô giáo thì sự khất thực không được áp dụng cho tất cả các Dòng tu nhưng chỉ được một số Dòng thực hành cách tuyệt đối. Như đã nói, hai Dòng hành khất theo nghĩa chặt là Dòng Thánh Đaminh và Dòng Thánh Phanxicô, ra đời vào thế kỷ XIII.

Ngay từ đầu, tất cả các tu sĩ đều phải khấn sống khó nghèo. Việc sống khó nghèo có nghĩa là không giữ tài sản riêng, và sống đạm bạc. Nhưng với dòng thời gian, tuy các đan sĩ tiếp tục giữ khó nghèo nhưng các đan viện trở nên giàu sang: một đàng nhờ sự cần cù làm việc của các phần tử, một đàng nhờ những của công đức của các ân nhân. Dù lý do như thế nào đi nữa, hồi thế kỷ XIII, các giáo phận, giáo xứ, đan viện chiếm hữu nhiều bất động sản và bổng lộc. Trước cảnh sống xa hoa đó, nhiều phong trào nổi lên kêu gọi Giáo hội trở về với nếp sống thanh bần của Phúc âm, bởi vì Chúa Giêsu đã tuyên bố hạnh phúc nước trời cho những kẻ nghèo chứ không phải cho những người giàu! Tiếc rằng vài phong trào đó gây đụng độ với giáo quyền và ly khai với Giáo hội, trở thành ly giáo, chẳng hạn như nhóm Vaudois bên Pháp và Bắc Italia.Tuy nhiên, có những người đã chấp nhận sự thách đố đó, nghĩa là trở lại với nếp sống khó nghèo của Phúc âm. Đó là động lực của các Dòng hành khất. Họ không những chủ trương rằng các tu sĩ phải giữ khó nghèo, mà cả nhà Dòng cũng phải giữ khó nghèo nữa.

Có gì liên hệ giữa khó nghèo và hành khất đâu? Có những người hành khất mà kiếm được bộn tiền lắm đấy chứ?

Dĩ nhiên, thỉnh thoảng báo chí loan tin là có những anh đi ăn xin mà khi chết để lại nhiều tài khoản trong ngân hàng. Nhưng lý tưởng hành khất của các Dòng tu ra đời hồi thế kỷ XIII thì khác. Nếp sống khất thực giả thiết nhiều điều lắm.

– Thứ nhất là chỉ khất thực cho đủ ăn mỗi ngày, chứ không để dành cho tương lai. Nếu thừa thì phải chia sẻ cho người nghèo, và hôm sau bắt đầu ngày khất thực mới.

– Thứ hai, đi xa hơn nữa, cộng đồng tu viện không sở hữu tiền bạc, lợi tức, bất động sản. Như vậy, tất cả cộng đoàn buộc phải sống khó nghèo, với những bấp bênh của mỗi ngày.

Nhưng mà ngày nay, đâu còn thấy Dòng nào đi ăn xin nữa đâu?

Thiết tưởng nên xác định vấn đề cho rõ. Khi nói đến Dòng Hành Khất, chúng ta đừng nghĩ rằng Dòng lập ra để mà đi ăn xin. Không có vị Thánh nào có ý tưởng lập ra một Dòng để mà đi ăn xin hết. Thánh Đaminh lập một Dòng để giảng Lời Chúa. Việc hành khất chỉ là một nét trong nếp sống tu trì, muốn bắt chước các tông đồ đi giảng trong tư thế của người nghèo, nhằm nói lên sự phó thác nơi quyền năng của Lời Chúa, chứ không phải nơi thế lực trần gian. Cả Thánh Phanxicô cũng vậy. Tuy rằng Thánh Nhân đã kết duyên với bà chúa nghèo, nhưng ngài không lập Dòng để đi ăn xin. Lý tưởng của ngài là bắt chước Chúa Kitô khó nghèo khi sinh ra, khó nghèo khi thi hành sứ vụ, khó nghèo khi chết trên thập giá. Thánh Phanxicô muốn làm chứng tá cho Đức Kitô qua nếp sống khó nghèo và qua lời giảng nữa. Đó là lý tưởng lúc mới lập Dòng. Nhưng với đà phát triển, khi Dòng bành trướng và dấn thân vào những môi trường tông đồ quy mô, tựa như dạy học, truyền giáo ở phương xa, thì không thể nào duy trì việc đi khất thực hàng ngày được nữa. Toà thánh cho phép hai Dòng Thánh Đaminh và Thánh Phanxicô được nhận bất động sản, và không bao lâu ta thấy họ cũng có những tu viện đồ sộ không kém các đan viện cổ truyền.

Xem thêm :  45+ bài thơ, câu thơ tình lãng mạn ngắn & hay nhất về tình yêu

Trên đây, cha nói rằng chỉ có hai “Dòng Hành Khất” theo nghĩa chặt, tức là Dòng Thánh Đaminh và Dòng Thánh Phanxicô. Còn các Dòng khác thì bắt chước hai Dòng đó theo nghĩa rộng. Sự khác biệt giữa nghĩa chặt với nghĩa rộng như thế nào?

Như đã nói, Thánh Đaminh và Thánh Phanxicô không lập Dòng tu nhằm mục tiêu đi ăn xin. Tính hành khất chỉ là một nét của hai Dòng này, mà mục tiêu là đi rao giảng Tin Mừng. Việc rao giảng của hai Dòng này đánh dấu một khúc quặt trong lịch sử các Dòng tu trong Hội thánh.

Trước đó, các đan sĩ gắn bó với một đan viện, và trụ trì ở đó suốt đời. Với sự xuất hiện của Dòng Thánh Đaminh và Dòng Thánh Phanxicô, các tu sĩ cắt đứt mối liên hệ với đan viện. Họ không còn gắn liền với một địa phương nhất định, nhưng có thể được sai đi khắp nơi trên thế giới; đó là xét về sứ vụ. Xét về cách tổ chức nội bộ, ta cũng thấy có nhiều điều mới.

Trong các đan viện cổ truyền, bề trên được gọi là “viện phụ”, nghĩa là cha. Mối tương quan giữa bề trên với các phần tử được ví với liên hệ phụ tử (cha con), theo kiểu mẫu gia đình. Với sự xuất hiện của Dòng Thánh Đaminh và Dòng Thánh Phanxicô thì mối tương quan đã thay đổi. Bề trên được gọi là “anh nhất” (prior), hoặc “tôi tớ”(minister), nhằm nêu bật tương quan hàng ngang, nghĩa là giữa các anh em với nhau, được gọi là “huynh đoàn” (fraternitas). Người lãnh đạo do cộng đoàn bầu ra qua các công hội, và phải trả lời cho công hội.

Xem thêm :  Tổng hợp 100+ câu đố vui, hài hước nhất có kèm đáp án

Thực ra đây không phải là một cuộc cách mạng trong đời tu cho bằng ảnh hưởng của trào lưu xã hội tại Âu châu. Trước kia, xã hội sống về nông nghiệp ở thôn quê, vì thế khuôn mẫu tổ chức dựa theo các gia đình, với các ngôi thứ trên dưới. Từ thế kỷ XII, bên Âu châu, ra đời một nếp sống mới của các thành thị, các trung tâm thương mại, các đại học,… khung cảnh xã hội đã thay đổi,nhân dân bầu các xã trưởng (khác với nông thôn do lãnh chúa cai trị), vàthậm chí các sinh viên đại học cũng bầu viện trưởng. Trong bối cảnh đó, các mối tương quan trong Dòng tu cũng thay đổi. Theo nghĩa này, các Dòng tu ra đời từ thế kỷ XIII trở đi, lấy mô hình tổ chức của Dòng Thánh Đaminh, không phải theo nghĩa là đi ăn xin, nhưng theo nghĩa là cơ cấu tổ chức huynh đệ, với sứ vụ có tầm mức hoàn vũ, chú trọng đến việc rao giảng Lời Chúa.

Có “Dòng Hành Khất” nào được thành lập vào thời cận đại hay không?

Cần phải phân biệt “hành khất” hiểu theo nghĩa nào? Nếu hiểu theo nghĩa tổ chức huynh đệ, thì phải nói là các Dòng Hành Khất chấm dứt từ thế kỷ XVI với sự ra đời của Dòng Tên. Quyền bính được tập trung ở trung ương, từ trên đi xuống chứ không còn phải từ dưới đi lên nữa. Còn nếu hiểu theo nghĩa đi xin ăn, thì cách này hay cách khác, các Dòng tu vẫn phải nhờ đến lòng hảo tâm của các tín hữu. Tuy nhiên, ta thấy có sự thay đổi về não trạng trong những thập niên gần đây.

Trước kia, việc các tu sĩ đi khất thực biểu lộ sự khó nghèo, khiêm tốn, siêu thoát khỏi tài sản vật chất. Ngày nay, việc các tu sĩ đi khất thực có thể bị giải thích là ăn bám xã hội, lười biếng lao động. Việc khất thực không còn là dấu hiệu của tinh thần khó nghèo như hồi thế kỷ XIII nữa. Ngày nay dấu hiệu của tinh thần khó nghèo là cần cù lao động chứ không phải là khất thực. Thiết tưởng đó là điều mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã muốn nói trong Tông huấn “Chứng tá Tin mừng” (số 20, ngày 29/6/1971), lặp lại giáo huấn của Công đồng Vaticanô II (“Sắc lệnh đời tu”, số 13). Dĩ nhiên, lao động của các tu sĩ không phải là nhắm phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, nhưng nhắm đến các mục tiêu tông đồ như chúng ta có thể đọc thấy ở đoạn văn vừa trích.

Lm.Phan Tấn Thành.OP


[Vietsub+pinyin] Hành Khất – Lưu Vũ Ninh 【乞丐 – 摩登兄弟刘宇宁】


[Vietsub+pinyin] Hành Khất Lưu Vũ Ninh 【乞丐 摩登兄弟刘宇宁】
❆ Lâu quá không ngoi lên, mọi người còn nhớ tui không =))
luuvuninh 摩登兄弟刘宇宁 刘宇宁 liuyuning 乞丐
_________________________________________________
Mình rất dễ tính. Ai muốn lấy gì thì xin mình cho, đừng tự lấy nha.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button