Cây Xanh

Mỗi ngày uống bao nhiêu hạt chia là tốt nhất?

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:10

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thời gian vừa qua đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức và bữa ăn hàng ngày của người dân. Hiện nay nhiều loài thủy đặc sản khác nhau đang được nuôi khắp các thủy vực, với tiến bộ kỹ thuật mới trong nước và trên thế giới được áp dụng để sản xuất cho chất lượng con giống tốt hơn, đáp ứng nhu cầu cho người nuôi về các loại thủy đặc sản. Trước nhu cầu thị trường đối với các loài thủy đặc sản có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên người sản xuất ở nhiều vùng khác nhau đã mạnh dạn đầu tư sản xuất giống một số loài thủy đặc sản như cá lóc bông, cá bống, ba ba, ếch Ba ba là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Nhật, Malaysia Ở trong nước giá ba ba từ 200 – 300 ngàn/kg. Đây là đối tượng được quan tâm trên thị trường thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp. Thịt ba ba không những thơm ngon mà còn là loại dược phẩm quý, thịt hoặc xương ba ba khi kết hợp với một số loại thảo dược còn có tác dụng chữa trị một số bệnh của người như chữa đau lưng, hen suyễn, suy nhược cơ thể (Nguyễn Hữu Đảng, 2004). Trước đây, giống ba ba khá đắt và không đủ cung cấp cho người nuôi. Sau năm 1997, giá ba ba giống giảm hơn các năm trước, một phần do giá ba ba thương phẩm giảm, một phần do nhiều cơ sở tham gia sản xuất, đồng thời một phần cũng bị ảnh hưởng bởi giá ba ba giống nhập ngoại thấp [4]. Hiện nay quy trình sản xuất giống ba ba truyền thống vẫn còn nhiều hạn chế, thời gian ấp nở của trứng kéo dài, hiệu quả sản xuất chưa cao. Vấn đề đặt ra là muốn phát triển sản xuất ba ba giống có lãi nhiều cần phải có các biện pháp kỹ thuật phù hợp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, từ đó hạ giá thành sản xuất ba ba giống. Trước mối quan tâm đó, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ba ba hoa (Trionyx sinensis) theo công nghệ Thái Lan tại Hà Tĩnh”. 1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: + Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho học tập và công tác sau này. + Nắm được đặc tính sinh học sinh sản của ba ba. + Nắm được các phương pháp chọn ba ba bố mẹ, cho ba ba đẻ, ấp và nở trứng của ba ba. + Đưa ra quy trình sản xuất giống ba ba hoàn chỉnh theo công nghệ Thái Lan. 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nuôi ba ba ở Việt Nam Ở Viêt Nam, trước những năm 1990 ngành nuôi trồng thuỷ sản chưa quan tâm đến đối tượng này. Từ 1991 – 1992, giá ba ba trên thị trường tăng cao, một số gia đình ở các tỉnh Hải Hưng, Hà Tây, Hà Bắc đã ra thu gom ba ba tự nhiên để nuôi [4]. Nhưng chỉ nuôi ở hình thức hộ gia đình với quy mô nhỏ, chưa có sự đầu tư về thức ăn, chăm sóc nên năng suất thường thấp chưa mang lại hiệu quả cho người nuôi. Trong 10 năm trở lại đây, nghề nuôi ba ba có bước chuyển biến đáng kể, nổi bật là hoàn thành quy trình sản xuất giống ba ba. Bên cạnh đó nghề nuôi ba ba thương phẩm ngày càng được hoàn thiện và diện tích nuôi ba ba được mở rộng. Gần đây nghề nuôi ba ba công nghiệp đã dược đưa vào nuôi thử nghiệm và đã đạt kết quả bước đầu. Nhờ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nghề nuôi ba ba ở Việt Nam đạt được trong những năm qua là kết quả tổng hợp của sự đáp ứng ngày càng tốt hơn nguồn ba ba giống, sản xuất nhân tạo và cải tiến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm [4]. 2.1.1. Tình hình sản xuất ba ba giống nhân tạo ở Việt Nam Ba ba là một động vật hoang dã, sinh sản ngoài tự nhiên mỗi lần để trứng với số lượng rất ít. Khi phát động phong trào nuôi ba ba chủ động, yêu cầu về con giống đạt ra rất lớn. Khuyến ngư đã tổng kết kinh nghiệm ở các gia đình cho ba ba đẻ thành công nên đã động viên, khuyến khích các hộ nuôi vỗ ba ba bố mẹ và cho đẻ, tự sản xuất lấy nguồn giống nuôi. Chỉ sau hai năm một số gia đình đã cho ba ba đẻ thành công [2]. Song việc sản xuất ba ba giống nhân tạo ở nước ta chỉ mới bắt đầu từ những năm gần đây. Quy trình sản xuất ba ba giống nhân tạo ở Việt Nam là sự kết hợp công nghệ nước ngoài có bổ sung cải tiến thêm cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Năm 1994 cả nước đã có 500 cơ sở sản xuất ba ba giống nhân tạo theo 3 hình thức trang trại nhỏ (chủ yếu hộ gia đình) đã sản xuất được 30 vạn con giống/năm [4]. Đến năm 1997 cả nước xuất được trên hai triệu con giống gấp 6 lần so với năm 1994, cung cấp đủ nguồn giống cho người nuôi [4]. Hiện nay, nước ta đã có trên chục trại sản xuất nhân tạo ba ba giống với quy mô lớn áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, với mức đầu tư lớn. Trong kế hoạch dự tính đến năm 2010 số ba ba giống cần tới 40 triệu con/năm và có khoảng trên 1,600 trại (lớn, nhỏ) sản xuất ba ba giống. 2.1.2. Tình hình nuôi ba ba thương phẩm ở Việt Nam Từ khi thành công trong công nghệ sinh sản nhân tạo ba ba giống, nghề nuôi ba ba có những chuyển biến đang kể. Năm 1992 tổng số hộ nuôi trong cả nước là 200 hộ, chủ yếu theo hình thức thu gom nhưng năm 1993 cả nước (chủ yếu kà các tỉnh phía Bắc) có trên 1.000 hộ trong đó riêng Hải Hưng có 700 hộ nuôi [3,4]. Đến năm 1997, nhờ có chính sách khuyến ngư của nhà nước đã phát triển lên 6.000 hộ [4]. Trước đây nghề nuôi ba ba chủ yếu phát triển ở các tỉnh phía Bắc, sau 5 năm phong trào được mở rộng và phát triển ở các tỉnh miền Trung như: Bình Định, Khánh Hòa và một số tỉnh miền Nam [4]. Các đối tượng nuôi chính ở Việt Nam là ba ba Trơn (Trionyx sinensis), ba ba Nam bộ (Trionyx cartilagines), ba ba gai (Trionyx steinechderi), ba ba suối (lẹp suối). Trong đó ba ba trơn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng ba ba nuôi. Nhìn chung phong trào nuôi ba ba ở nước ta từ năm 1991 đến năm 1993 xuất hiện chưa phổ biến ở tất cả các tỉnh mà chỉ xuất hiện tập trung ở một số tỉnh ở phía Bắc là chủ yếu. Năm 1994 một số vùng miền núi tổ chức tham quan mô hình nuôi ở Hải Hưng, nên đến năm 1997 đã phát tiển khá nhanh lên đên 110 hộ nuôi. Kêt quả sau quá trình nuôi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều gia đình thu được sản lượng 100 – 300 kg ba ba nuôi. Ngày nay phong trào nuôi ba ba phát triển khá mạnh, nhiều xã đã lập các hội, cácn tổ chức nuôi ba ba như Vân Trung (Việt Yên) có 111 hộ nuôi, Trung Xá, Quảng Phú (Gia Lương) có 40 hộ nuôi… và sản lượng ba ba thu hoạch sau mỗi vụ của các xã từ 1.000 – 3.000 kg [4]. Bên cạnh đó, phong trào nuôi ba ba ở các 4 tỉnh đồng bằng phát triển khá mạnh. Từ chỗ những năm trước chưa có cơ sở nào nuôi nhưng từ năm 1994 trở lại đây nghề nuôi ba ba phát triển Điển hình là một số tỉnh như: Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cần Thơ …[4]. Trên toàn quốc năm 1992 chỉ mới trên 200 hộ gia đình ở Hải Hưng, Hà Bắc, sau 5 năm khuyến khích hướng dẫn nhân dân đã phát triển lên trên 6.000 hộ. Trước đây chỉ phát triển ở một số tỉnh miền bắc, sau 5 năm đã phát triển ra 3 miền Bắc, Trung, Nam. – Các tỉnh miền núi, trung du: trước năm 1992 chưa có cơ sở nào nuôi, năm 1994 Yên Bái đã tổ chức tham quan Hải Hưng xây dựng mô hình, năm 1997 đã có trên 300 hộ gia đình nuôi, phát triển ra 34 huyện, hình thành 6 chi hội nuôi ba ba. Các gia đình đều có thu nhập và có lãi, có gia đình thu nhập 20 – 30 triệu đồng. Các tỉnh miền núi khác cũng lần lượt phát triển như huyện Việt Yên ( Hà Bắc ), cả huyện có tới 700 hộ nuôi, có cả một làng nuôi ba ba như thôn Vân Trung. Ở tỉnh Lâm Đồng từ một mô hình trình diễn nay đã phát triển ra trên 100 hộ gia đình; các tỉnh Đắc Lắc, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng đều có cơ sở nuôi có hiệu quả, ít bệnh tật, đã và đang có sản phẩm hàng hoá. – Các tỉnh đồng bằng: ngoài Hải Hưng, sau những năm khuyến ngư động viên các cơ sở mở rộng nuôi khá nhanh ở miền Bắc như Hà Bắc, Hà Tây, Hải Phòng. Miền Trung phát triển ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà. Từ những tỉnh trước đây không có cơ sở nào, sau 3 – 4 năm đã mở rộng, tỉnh ít nhất là 30 – 40 hộ gia đình, tỉnh nhiều 700 – 1200 hộ gia đình. Tỉnh Bình Định từ một mô hình trình diễn thành công đã tổng kết và dành 350 triệu đồng tiền vốn đầu tư mở rộng ra 11 huyện trong tỉnh. Đặc biệt các tỉnh miền Nam chưa có tập quán nuôi giống ba ba hoa, kinh nghiệm chưa có, sau khi đi tham quan các tỉnh miền Bắc và nghe khuyến ngư viên phổ biến, nhân dân các tỉnh tiếp thu rất nhanh và đầu tư lớn phát triển nuôi từ Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh có trên 5 1.000 hộ, có hộ đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng cơ sở và trên 1 tỷ đồng mua giống, cho đẻ sản xuất gần 2 vạn con giống, cung cấp đủ cho các tỉnh miền Nam thu về 200 – 300 triệu đồng 1 năm. – Các tỉnh ven biển: Vùng nước lợ và nước ngọt giao lưu nhau cũng phát triển cơ sở nuôi như Xuân Thuỷ, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình), Hải Phòng và vùng cuối sông Kinh Thầy (Hải Hưng ), các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh. 2.2. Đặc điểm sinh học của ba ba hoa (Trionyx sinensis) 2.2.1. Hệ thống phân loại Ba ba là một loài động vật dưỡng mô, có hệ thống phân loại như sau: Lớp bò sát: Reptilia Bộ rùa: Testudiata Họ ba ba: Trionychidae Loài: Trionyx sinensis (Wiegmann, 1835). Hình 1. Ba ba hoa 2.2.2. Phân bố và cách phân biệt các loài ba ba • Phân bố: nước ta có các loài ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cu đinh. – Ba ba hoa (ba ba trơn) phân bố chủ yếu ở nước ngọt đồng bằng sông Hồng. – Ba ba gai phân bố chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc. – Lẹp suối (ba ba suối) phân bố ở suối nhỏ miền núi phía Bắc, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên. – Cu đinh, phân bố ở Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, còn gọi là ba ba Nam bộ để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc. • Cách phân biệt các loài ba ba: Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng: – Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng có khoảng trên dưới 10 chấm 6 đen to và đậm, chấm đen có vị trí cố định, các chấm đen loang to và nhạt dần khi ba ba lớn, cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ. – Da bụng ba ba gai: có rất nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da bụng có màu xám đen và chuyển sang xám trắng lúc lớn. – Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen. – Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen. Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ và trên cổ của ba ba để phân biệt chúng. 2.2.3. Hình thái Toàn thân ba ba dẹt, hình tròn, lưng và bụng được che bởi xương và mai cứng. Đầu, 4 chân và đuôi có thể co rút (co vào hộp mai cứng khi gặp nguy hiểm). Cơ thể của ba ba chia thành các phần: đầu, cổ, thân, 4 chân và đuôi. – Đầu ba ba: phần trước nhọn bóng như một khối hình nón. Ba ba có hai lỗ mũi, khi thở ba ba chỉ cần nhô 2 lỗ mũi lên mặt thoáng của nước hay thò ra khỏi hộp mai khi ở trên cạn. Ba ba có hai mắt nhỏ, có màng mắt bảo vệ. Miệng ba ba có thể há rộng, hàm ba ba khỏe nhưng không có răng, trên hàm là các phiến sừng cứng hình tam giác có thể cắn vỡ nát vỏ ốc hến cứng. Trong hàm là khoang khá rộng có cơ đầu lưỡi không thụt thò được mà chỉ hạ xuống đưa lên khi ba ba nuốt thức ăn. Ba ba không có lỗ tai ngoài. – Cổ ba ba: dài tạo ra bởi những nhóm cơ trơn, chuyển động rất linh hoạt, có thể vươn lên cao hoặc thụt thò tùy ý. Khi cổ vươn dài về phía lưng, miệng có thể mở rộng để ngoạm con mồi nằm ở 8/10 chiều dài mai. Nhưng khi vươn xuống dưới, cổ chỉ tới được vị trí của hai chân trước, do đặc điểm cấu tạo mai hạn chế. Lợi dụng đặc điểm này, người bắt ba ba dùng tay nắm chân sau ba ba, lật ngữa ba ba, dùng tay đè lên đuôi và mai rồi dúng sức nhấc bổng lên. – Thân của ba ba: ngắn, dẹt, lưng là mai có hình tròn hoặc hình trứng. Toàn thân gồm hai mai xương tạo thành hộp bảo vệ lưng và bụng. – Bốn chân ba ba: thô, ngắn, hơi dẹt như mái chèo để bơi và di chuyển khi bò, được bố trí tương đối cân xứng ở hai bên thân để nâng đỡ toàn thân ba ba. Hai chân sau ba ba phát triển to hơn hai chân trước. Mỗi chân ba ba đều có 5 móng chân, trong đó có 3 móng đầu cong, sắc, uốn thành hình lưỡi liềm 7 nhỏ, lòi hẳn ra ngoài thích nghi với hình thức bò, leo trong hang hay trong mặt bùn, có lợi cho hoạt động kiếm ăn và dịch chuyển. – Đuôi ba ba: ngắn, như hình mũi dùi dẹt, dùng làm bánh lái khi bơi. Hậu môn ba ba ở phía dưới cuống đuôi, như một khe nứt. Đuôi ba ba dài hay ngắn là một chỉ tiêu để phân biệt ba ba đực, cái [14]. 2.2.4. Tập tính • Môi trường sống: Ba ba thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính nhưng vẫn có lúc cần sống trên cạn. Ba ba thích sống chui rúc vào hang hốc của bờ kè đá và thường tụ tập nhiều ở những đoạn sông tiếp giáp với các cửa dòng kênh dẫn vào đồng ruộng nơi nước chảy. Có lúc chúng lặn sâu 4 – 5 m dưới đáy sông, hồ. Ban đêm yên tĩnh, chúng hay lên bờ, ban ngày thường thấy chúng nhô đầu lên mặt nước và cũng có khi lên bờ. Nhiệt độ thích hợp cho ba ba sinh trưởng từ 25 – 32 o C, khi nhiệt độ xuống thấp 12 o C ba ba ngừng ăn, ít hoạt động và tìm nơi trú rét. Ba ba thường sống ở nơi nước sạch, pH khoảng 7 – 7,5. Ở nước ta, ba ba sinh sống lâu năm trong đầm hồ tự nhiên, trọng lượng có thể lên đến vài chục kilogam (tháng 4 năm 1993 ở đầm Quỳnh Lâm, thị xã Hòa Bình đã bắt được một con ba ba nặng 108kg). Màu sắc da, mai ba ba thay đổi theo môi trường sống, rất có lợi khi đi kiếm ăn, phòng chống kẻ địch. Nếu ở nơi ao, hồ nước giàu chất dinh dưỡng da và mai có màu vàng lục; ở sông ngòi có màu vàng nâu; ở những nơi nghèo dinh dưỡng da và mai chuyển sang màu xanh lục có pha đen, da bụng màu trắng sữa. • Tính hung dữ và nhút nhát: Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài động vật ăn thịt khác khi bị kẻ thù tấn công, ba ba phản ứng quyết liệt, chúng há rộng mồm cắn thật chặt và không chịu nhả ra. Khi đói ba ba ăn thịt cả đồng loại. Vì thế, khi nuôi phải chú ý đến đặc điểm này để chọn đàn giống cùng kích cỡ. Tuy nhiên, ba ba lại có tính nhút nhát thường chạy trốn (chìm xuống nước, đầu và 4 chân co vào hộp mai) khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại. 8 • Hô hấp: Ba ba hô hấp bằng phổi, định kỳ chúng ngoi lên mặt nước hít thở không khí thường 3 – 5 phút/một lần. Khi nhiệt độ tăng cao, số lần nổi lên mặt nước càng nhiều hơn. Do mũi kéo dài về phía trước, khi thở ba ba chỉ cần thò mũi lên mặt nước là đủ, không cần nổi hẳn toàn thân lên mặt nước. Đây cũng là một lợi thế để tránh kẻ địch. Ngoài ra, họng của ba ba có nhiều mạch máu là cơ quan hỗ trợ hô hấp nhờ vậy chỉ cần vươn duỗi cổ, co vào ra theo vận động cổ chúng vẫn hít thở được trong nước. Xung quanh thân ba ba còn có nhiều mao huyết quản nhỏ có khả năng hấp thụ oxy vào mai giúp cho hô hấp có thể thực hiện được cả trên mặt da, tăng cường dưỡng khí cho máu ngay khi nằm ngủ đông dưới đáy nước một thời gian dài. • Ngủ đông: Trong môi trường tự nhiên, ba ba có thói quen ngủ vào mùa đông. Khi nhiệt độ nước lạnh xuống dưới 15 o C ba ba đi vào giấc ngủ đông cho tới khi nhiệt độ tăng lên trên 15 o C mới tỉnh dậy và hoạt động lại. Chúng thường ngủ qua mùa đông ở dưới độ sâu 2 – 3 m nơi đất cát có thể vùi mình trong đó hoặc chui vào hang, bốn chân và đầu thu vào mai. Trong thời gian ngủ đông, chúng ngừng hoạt động, tiêu thụ thức ăn dự trữ trong cơ thể. Lúc này, thể trọng của chúng giảm tới 10%, thể chất yếu. Trước khi vào mùa đông, nếu ba ba không được cho ăn dự trữ và bảo vệ đúng cách, chúng có thể chết hàng loạt. • Phơi nắng: Ba ba có thói quen thích phơi nắng, ở nhiệt độ môi trường 15 – 25 o C, mỗi ngày chúng cần được phơi nắng 2 – 3 giờ. Ba ba tự nhiên có thể bò lên bờ phơi cho tới khi da khô, nhiệt độ cơ thể tăng lên mới trở về nước. Trời nắng vào tháng 4 – 5, mặt nước ấm, chúng thích nổi lên phơi lưng, hưởng nóng ấm, tăng tuần hoàn huyết dịch và tiêu hóa, diệt khuẩn và kí sinh trùng trên da, làm da sạch, dẻo dai hơn. • Đào hang làm ổ: 9 Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch là mùa ba ba đẻ. Trời vào đêm, ba ba cái lên bờ, chọn nơi đất cát mềm, tháo nước tốt để đào ổ. Khi đào, ba ba dùng hai chân trước cố định thân, hai chân sau đào bới một cái hố có đường kính 5 – 12 cm, sâu 10 – 15 cm hơi dốc. Ổ có hình thang, cửa ổ nhỏ hơn 1/3 đáy ổ. Ổ to hay nhỏ, sâu hay cạn tùy theo lượng trứng nhiều hay ít. Đào ổ xong, ba ba co đầu và chân lại thở nhịp nhàng, đẻ mỗi lần một trứng, dùng đuôi gạt trứng đã đẻ xuống xếp thứ tự trong ổ theo hình nón. Khi đẻ hết trứng, ba ba dùng chân sau bới đất phủ lên che toàn ổ rồi đè cho bằng phẳng như mặt đất xung quanh, nhẹ nhàng rời chổ đẻ, bơi vào nước. Người ta thường tìm nơi ba ba đẻ để dự báo mực nước năm sau. 2.2.5. Đặc điểm sinh trưởng Ba ba là động vật biến nhiệt, nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới đời sống của ba ba. – Mùa đông, hầu như không tăng trọng, ngược lại mùa hè tăng trọng nhanh (có thể tới 28 g/tháng). – Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào: + Giai đoạn phát triển: ba ba càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh. + Mật độ nuôi: mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng chậm và ngược lại. + Loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường. – Ba ba hoa mới nở, nặng 3 – 6 g/con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ có cỡ lớn hơn. – Ba ba hoa: cỡ giống 100 – 200 g/con, sau 6 – 8 tháng nuôi đạt 0,5 – 0,8 kg/con ở miền Bắc và 0,8 – 1,0 kg/con ở miền Nam. 2.2.6. Đặc điểm dinh dưỡng – Ba ba ăn động vật là chủ yếu, nhưng có thể sử dụng thực vật làm thức ăn. – Sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. – Ba ba mới nở ăn động vật phù du, giun nước (trùn chỉ) và giun đất; khi lớn ăn cá, tép, tôm, cua, ốc, giun đất, trai, hến và thịt của động vật. – Trong ao nuôi có thể huấn luyện cho ba ba ăn thức ăn chế biến từ khi còn nhỏ. 10 […]… giữ ba ba bố mẹ qua đông được tốt hơn – Tăng cường mở rộng phát triển thị trường 4.2 Quy trình sinh sản nhân tạo giống ba ba hoa 4.2.1 Mùa vụ sản xuất Ở Hà Tĩnh việc sản xuất giống ba ba bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm 25 4.2.2 Nguồn gốc ba ba bố mẹ Nguồn gốc ba ba bố mẹ là một yếu tố rất quan trọng, quy t định đến chất lượng con giống Ở nước ta hiện nay ba ba có hai nguồn chủ yếu là giống. .. nhiên, khí hậu tại địa bàn thực tập – Điều kiên tự nhiên – Công trình và cơ sở vật chất của trại – Những thuận lợi và khó khăn của trại 3.3.2 Quy trình sinh sản nhân tạo giống Ba Ba – Mùa vụ sản xuất – Nguồn gốc Ba Ba bố mẹ – Kỹ thuật nuôi vỗ Ba Ba bố mẹ – Kỹ thuật cho Ba Ba đẻ – Kỹ thuật thu và ấp trứng – Kỹ thuật ương nuôi Ba Ba giống 3.3.3 Cách phòng và chữa một số bệnh thường gặp cho ba ba 18 3.4 Phương… thấy trọng lượng của ba ba cái lớn hơn ba ba đực Điều này phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của ba ba, ở cùng một độ tuổi ba ba cái lớn hơn ba ba đực [14] Trọng lượng trung bình của ba ba cái là 1,60kg, ba ba đực 1,40 kg đạt yêu cầu trong sản xuất giống nhân tạo, với trọng lượng như vậy có thể đẻ được từ 10 – 15 trứng/cá thể Đàn giống sản xuất ra có chất lượng tốt Tuy nhiên, kích cỡ ba ba bố mẹ chưa đồng… con giống bị ảnh hưởng – Việc lưu giữ ba ba, ếch bố mẹ qua đông chưa được tốt, còn bị chết nhiều – Trong sản xuất sử dụng nhiều công nghệ của Thái Lan như: thuốc, thức ăn, chuyên gia nên chi phí sản xuất tăng cao – Cơ sở vật chất đầy đủ nhưng thiếu đồng bộ – Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh kéo dài ảnh hưởng dến việc sản xuất giống ba ba • Những vấn đề cần giải quy t – Đảm bảo nguồn ba ba,… lối của ba ba lên xuống đẻ trứng vào ban đêm Trong nhà đẻ có một lớp cát mịn, dày 25 – 30cm Sơ đồ được bố trí như hình vẽ sau: 1 2 3 9 6 4 5 8 Chú thích: 1: Nhà đẻ trứng của ba ba 2: Lớp cát để ba ba đẻ trứng 3: Lối ba ba lên đẻ 4: Bè để ba ba phơi nắng 5: Máng ăn 6: Thành ao có gờ 7: Cống xả nước 8: Bùn đáy 9: Cống cấp nước Hình 5 Sơ đồ mặt cắt ngang ao nuôi vỗ ba ba bố mẹ 27 7 4.2.3.2 Chọn ba ba bố… kiện thuận lợi để kích thích ba ba đẻ Đó là các quá trình nuôi vỗ, tạo vị trí cho ba ba đẻ, tạo bè nổi để ba ba phơi nắng và giao hợp, xung quanh khu vực ao nuôi ba ba cần phải được yên tĩnh Cho ba ba ăn đủ về chất lượng và số lượng trong mùa sinh sản, quản lý sức khỏe tốt 32 – Tạo điều kiện để kích thích ba ba đẻ Gia cố lại chuồng đẻ cho ba ba, thay lại lớp cát trong nhà đẻ trứng, cát phải mịn, độ… Testudiata Họ ba ba: Trionychidae Loài: Trionyx sinensis (Wiegmann, 1835) Tên tiếng Anh: Soft-shell turtle Tên tiếng Việt: Ba ba trơn, ba ba sông, ba ba hoa 3.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 3.2.1 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 05/01/2009 đến ngày 15/05/2009 3.2.2 Địa điểm nghiên cứu Cơ sở sản xuất giống thủy sản – Công ty cổ phần thuơng mại Lý – Thanh Sắc, xã Thạch Phú – Thành phố Hà Tĩnh 3.3 Nội… bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm 4.1.2 Công trình và cơ sở vật chất – Tổng diện tích của trang trại: 5 hecta + Khu hành chính: 1000 m2 + Diện tích sử dụng nuôi ba ba thương phẩm và sản xuất ba ba giống là 2 hecta + Diện tích còn lại sử dụng cho các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi lợn, gà, nuôi cá, sản xuất ếch giống và làm hồ chứa nước, nuôi cá 22 – Công ty có… phát dục sớm, mắn đẻ [3] Tại trang trại nuôi ba ba, ba ba bố mẹ được nhập khẩu từ nước ngoài, F 1 được lai tạo từ con cái là giống Thái Lan giao phối với con đực nhập từ Malaixia, Hồng Kông Ngoài ra ở đây còn có ba ba bố mẹ là thế hệ F 1 (con lai của giống nhập ngoại), con giống sinh ra là thế hệ F 2 Tỷ lệ giống sản xuất ra giữa F 1 : F2 là 80% : 20% 4.2.3 Kỹ thuật nuôi vỗ Ba Ba bố mẹ 4.2.3.1 Điều kiện… vỗ Hình 6 Ba ba đực Hình 7 Ba ba cái – Trọng lượng trung bình khi mới nhập về là 1 – 1,2 kg/con Sau quá trình nuôi vỗ 6 – 8 tháng trọng lượng trung bình của đàn ba ba bố mẹ đạt 1,5 kg/con – Tiêu chuẩn: ba ba phải khỏe mạnh, không có thương tật hoặc dị hình, không bị bệnh, đồng đều về kích cỡ và tuổi Bảng 3 Trọng lượng ba ba bố mẹ Giới tính Tuổi thành thục (năm) Ba ba cái 2 – 5+ Min 0,81 Ba ba đực 2 . tài Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ba ba hoa (Trionyx sinensis) theo công nghệ Thái Lan tại Hà Tĩnh . 1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: + Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. công tác sau này. + Nắm được đặc tính sinh học sinh sản của ba ba. + Nắm được các phương pháp chọn ba ba bố mẹ, cho ba ba đẻ, ấp và nở trứng của ba ba. + Đưa ra quy trình sản xuất giống ba ba. là ba ba Trơn (Trionyx sinensis), ba ba Nam bộ (Trionyx cartilagines), ba ba gai (Trionyx steinechderi), ba ba suối (lẹp suối). Trong đó ba ba trơn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng ba ba

Xem thêm :  Mách bạn 7 loại bánh ngọt dễ làm cho người mới bắt đầu


Giống Tiêu 3 Chia Có Gì Khác Biệt


Giống Tiêu 3 chia. Tel: 0905121549

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button