Cây Xanh

Giới thiệu về rắn mối

GIỚI THIỆU VỀ rắn mối

Rắn mối: Theo quyển : Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do GS – TS Đỗ Tất Lợi biên soạn.

Thằn Lằn, còn gọi là rắn mối. Tên khoa học Mabuya sp. Thuộc họ Thằn lằn bóng Scincidea.

A. Mô tả con vật :

Ở Việt Nam có 3 loài thằn lằn bóng : thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata Kuhl), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaence).

Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thằn lằn) có hình dạng giống cá cóc nhưng thân vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn có vải sừng, đầu có nhiều tấm vải đối xứng ghép sát nhau và thân có vải nhỏ tròn xếp lên nhau như vải cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chín thức thiếu làm da thằn lằn rất khô. Nhờ màng phôi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn.

Thằn lằn bóng đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm canxi và phát triển ở ngoài, còn thằn lằn bóng hoa và thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn hoãn cho tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai.

Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng đẻ khoảng 6 – 8 trứng (thằn lằn bóng đuôi dài) hoặc 3 – 5 con (thằn lằn hoa và thằn lằn Sapa). Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập.

B. Phân bố, săn bắt và chế biến :

Ở miền đồng bằng và trung du có thằn lằn hoa và thằn lằn bóng đuôi dài. Miền trung du và miền núi có thằn lằn bóng Sapa. Thằn lằn bóng thường sống ở khe bụi gần nhà, mương, súi,…

Xem thêm :  Mô hình nuôi gà đẻ trứng sạch

Thằn lằn bắt mồi bằng cách rình ở nơi trú ẩn, chủ yếu ăn côn trùng cánh thẳng (dán, dế, châu chấu, …) đôi khi ăn cả cây xanh (lá cỏ).

Thằn lằn bóng hoạt động ban ngày, vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định (từ 20 – 300). Khoảng thời gian này thay đổi tùy theo mùa. Vào mùa hè thằn lằn ra kiếm ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, vào buổi trưa chui vào chỗ râm của bụi cây để tránh nắng. Mùa đông thằn lằn trú trong hang, chỉ ra vào những ngày nắng ấm và vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày, thường là buổi trưa.

Khi gặp nguy hiểm con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời gian rồi lặng lẽ bò trong lớp cỏ hay trong cây đi nơi khác. Thằn lằn cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi bị bắt và ở chổ cắt sẽ mọc đuôi mới. Đuôi có thể mọc lại vài lần.

Dựa vào đặc tính sinh hoạt của thằn lằn người ta câu thằn lằn ở những nơi và vào những giờ chúng hay đi lại.

Thằn lằn lột xác vào mùa hè, thường sau nhưng cơn mưa và có thể lột xác ba bốn lần trong mùa. Sau khi lột, thằn lằn cũng ăn da như nhiều loài thằn lằn khác.

Người ta chủ yếu bắt thằn lằn sống về làm thịt ăn.

C.  Thành phần hóa học : Chỉ mới biết trong thằn lằn có protit ăn được. Còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác chưa rõ.

D.  Công dụng và liều dùng : Nhân dân tại nhiều vùng bắt thằn lằn làm thịt cho trẻ em bị hen suyễn, gầy yếu ăn. Mỗi ngày ăn nữa hay một con tùy tuổi.

Chú ý : nhân dân miền Bắc gọi con thằn lằn mô tả trên đây là thằn lằn hay rắn mối và gọi con vật giống thằn lằn, nhưng nhỏ hơn, sống trong nhà là con thạch sùng, nhưng ở một số tỉnh miền Nam lại gọi con thằn lằn mô tả trên là con rắn mối, còn con thạch sùng sống trong nhà là con thằn lằn. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Xem thêm :  Nhận biết lan đai châu, phân biệt đai châu rừng và đai châu thái

Rắn mối có hai loại chủ yếu:

Rắn mối lưng sọc: trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hông có hai sọc đỏ nhưng ngắn có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi.

Rắn mối lưng trơn: trên lưng không có sọc vải phái trên màu nâu và vải phái dưới màu trắng ngã vàng.Phía bên hong có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.

Cách phân biệt con đực và con cái:

Rắn mối lưng sọc:

Con Đực: đầu to, chân khoẻ đuôi dài và khoẻ có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hong, thân hình thon và khỏe mạnh

Con cái: đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hong nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.

Rắn mối lưng trơn:

Con Đực: đầu to, chân khoẻ đuôi dài và khoẻ có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hong, thân hình thon và khỏe mạnh

Con cái: có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hong nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.

Thức ăn

Rắn Mối thích ăn thức ăn có mùi tanh và có vị ngọt.

+ Mùi tanh: cá, tép nhỏ, mỡ, thịt, hột gà vịt, thức ăn cá,….

+Vị ngọt: chuối xiêm, chuối xứ, xoài, khóm(thơm), dưa hấu,… Có đặc tính này là vì ở ngoài thiên nhiên Rắn Mối hay tìm những buồng chuối xiêm có trái chính để ăn, xoài hoặc nhãn rụng trên đất để ăn thêm.

Thức ăn là các loại con trùng: ếch, nhái con, cá băm nhỏ….có thể cho ăn Dế, gián nhưng món khoái khẩu của chúng vẫn là mối. Nên để hai cái dĩa làm máng ăn và máng uốn.

NHỮNG VIỆC BẠN CẦN LÀM KHI NUÔI RẮN MỐI:

Xem thêm :  Hoa hồng đen đẫm máu: yêu em là sứ mệnh của anh

– Đặt mua ngay ran moi giong từ chúng tôi.

– Xây dựng truồng trại rắn mối hợp kỹ thuật.

– Mỗi ngày dành hai lần, mỗi lần 15 phút cho rắn mối ăn.

– Dành 30 phút để vệ sinh chuồng trại, kiểm tra cuộc sống và những rủi ro với rắn mối.

– Đặt hàng hay tìm nguồn thức ăn cho rắn mối.

– Phân tách rắn mối con, rắn mối sinh sản, rắn mối thịt xuất bán…

– Việc quá đơn giản mà bạn chỉ tranh thủ 1 – 2 giờ rảnh rỗi mỗi ngày cho rắn mối, thời gian còn lại bạn vẫn làm việc, kinh doanh những lĩnh vực khác.

KHẢ NĂNG KẾT HỢP KINH DOANH LIÊN HOÀN TỪ RẮN MỐI

– Nuôi dế, nuôi sâu làm thức ăn cho rắn mối

– Trồng cỏ chăn nuôi, rau, cây thảo mộc để tiêu hóa phân rắn mối

– Trồng cây ăn quả, cây nông nghiệp ngắn trong trang trại, tiết kiệm không gian, vừa làm chỗ vui chơi, ẩn nấp cho rắn mối.

– Kết hợp nuôi nhím, kỳ đà, thỏ… trong trang trại nuoi ran moi.

-Tận dụng nguồn cá nhỏ, phổi, mỡ heo dôi dư làm thức ăn cho răn mối.

– Ban đêm thắp đèn cho cây trái đậu quả, đồng thời thu hút mối, côn trùng tự nhiên cho rắn mối ăn.

SỞ THÍCH CỦA RẮN MỐI

– Rắn mối thích phơi nắng: vì phơi nắng giúp rắn mối mau chóng lột da và lớn nhanh

– Rắn mối thích ăn tanh: bao gồm: tôm, tép, cá, ruốc, mỡ, thịt, trứng gà,…

– Rắn mối thích ăn côn trùng: bao gồm: sâu gạo, sâu super worm, dế, mối, trứng kiến, ấu trùng ông, đuông dừa, nhộng,…

– Sở thích khác: rắn mối còn thích ăn cả thức ăn có vị ngọt: dưa hấu, chuối xiêm, quả xoài,…như món tráng miệng.


TRẢI NGHIỆM "NUÔI RẮN MỐI TẠI NHÀ" KINH TẾ CAO – CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


Hãy tương tác cùng chúng tôi trên Fanpage: https://www.facebook.com/chuyenthuongngayquangngai/
https://goo.gl/TQesbd
chuyenthuongngayptq
daitruyenhinhquangngai

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button