Cây Xanh

Trứng gà ai cập bị thương lái ‘ép’ giá, người chăn nuôi lao đao

Gà Ai Cập – giống gà siêu trứng được yêu thích

Gà Ai Cập là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng, đây là loại gà thả vườn có năng suất trứng cao, chất lượng trứng thơm ngon. Và có sức đề kháng rất cao cũng như dễ nuôi, mang lại kinh tế ổn định cho người nuôi.

1. Nguồn gốc gà ai cập – giống gà siêu trứng

Gà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu trong lịch sử. Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng gà. Ngay từ thời trước công nguyên, người Ai Cập đã nổi tiếng về việc nuôi gà để lấy trứng. Họ nuôi giống gà Fayoumi là giống có nguồn gốc từ thành phố Fayoum cổ đại của Ai Cập.

2. Đặc điểm sơ bộ về gà ai cập

2.1. Hình dáng nhỏ gọn của gà Ai Cập

Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Gà có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon, chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, chân chì, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng, mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn cho nên gọi là mắt hoa hậu.

Ngoại hình gà ai cập

Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35 – 1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn tùy theo khả năng diện tích đất đai của chủ hộ. Đây là loại gà ưa yên tĩnh, thích hợp với vùng đồi.

2.2. Tính cách của gà Ai Cập

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Animal Cognition kết luận loài gà có tính cách riêng và khả năng suy luận logic tốt hơn trẻ em. Chúng có thể nhận biết con số, thậm chí gà con mới nở có khả năng phân biệt số lượng và làm phép tính đơn giản.”Loài gà có khả năng suy luận logic. Ở con người, khả năng này phát triển từ lúc 7 tuổi. Ngoài ra, những con gà có thể nhận biết khoảng thời gian và dự đoán các sự kiện tương lai”, tiến sỹ Loro Marino, nhà khoa học cấp cao của dự án “The Someone” chuyên nghiên cứu hành vi, trí thông minh và cảm xúc của động vật nuôi trong trại, cho biết.

Những con gà có thể trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực và tích cực như sự sợ hãi, hy vọng và lo âu. Chúng có ít nhất 24 kiểu tiếng kêu để thu hút bạn tình hoặc báo động nguy hiểm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện đặc điểm tính cách của gà mái mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi của gà con.

2.3. Gà Ai Cập sinh sản hiệu suất cao

Trong tất cả các giống gà thì gà Ai Cập siêu trứng là giống gà nổi tiếng nhất về khả năng sinh sản đạt hiệu suất cao. Sau 20 tuần tuổi, gà bắt đầu đẻ trứng. Sau khi kết thúc giai đoạn hậu bị, chúng bước vào giai đoạn sinh sản, lúc này gà đẻ nhiều và chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là gà có thể cho lứa đầu tiên. Năng suất trứng đạt 250 – 280 quả/năm và trung bình từ 200 – 210 trứng/năm.

Sản lượng trứng chỉ đạt 141 quả, vào 72 tuần tuổi năng suất trứng có thể đạt 195 – 205 quả. Gà có tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó có đến 80% trưng to và đều. Trứng của giống gà này rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ lòng đỏ cao chiếm đến 34%.

Gà ai cập siêu trứng

Sau khi gà đạt 20 tuần tuổi thì nên chọn những con đạt tiêu chuẩn chuyển sang đàn gà đẻ, gà mái sinh sản có mào và tích tai to mềm, màu đỏ tươi. Ghép gà trống với gà mái theo tỷ lệ 1/8 đến 1/10. Gà đẻ chỉ cho năng suất cao trong vòng một năm đầu.

3. Kinh nghiệm nuôi gà ai cập đẻ trứng theo từng giai đoạn

Đây là giống gà siêu trứng có thể đem đến doanh thu và lợi nhuận cao khi chăn nuôi. Để có thể nuôi giống gà này đạt hiệu suất tốt nhất thì bạn nên trang bị cho mình đầy đủ kinh nghiệm nuôi gà Ai Cập đẻ trứng theo từng giai đoạn nhé.

3.1. Giai đoạn 0 – 9 tuần

  • Chuồng nuôi: Phải được để trống 15 – 20 ngày trước khi nuôi và được quét vôi nồng độ 40%, tiêu độc bằng dung dịch xút NaOH 2% với liều 1 lít/m2. Trước khi thả gà 1 ngày phun tẩy uế chuồng bằng dung dịch formalin 3%, sau khi phun 5 giờ mở cửa cho bay hết mùi rồi thả gà vào.
  • Dụng cụ nuôi: Dụng cụ nuôi cũng phải được vệ sinh sạch sẽ: máng ăn, máng uống, chụp sưởi, rèm che, quây gà, chất độn chuồng.
  • Gà con sau khi nở chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt, nên phải có hệ thống sưởi để cung cấp nhiệt độ bằng đèn hồng ngoại, chụp sưởi…
  • Phải dùng quây để úm gà con trong 14 ngày đầu, mỗi quây nhốt khoảng 150 – 200 con một ngày tuổi. Quây làm bằng cót ép hay tấm nhựa, lưới sắt, cao 50 – 60cm, đường kính 2 – 2,5m.
  • Chất độn chuồng (trấu, phôi bào, cỏ rơm khô băm nhỏ…) phơi khô, phun sát trùng Formol 2%.
  • Chọn gà con giống: Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bóng, bụng gọn, chân mập, khoảng 30 – 32g/con.
  • Thức ăn: Phải được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng (đạm động thực vật, khoáng vi lượng, vitamin) cho gà con phát triển. Trong 2 tuần đầu dùng khay cho gà ăn. Mỗi ngày cho ăn 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới, tránh lãng phí.

3.2. Giai đoạn 10 – 21 tuần

Giai đoạn này liên quan đến khả năng sinh sản nên chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng phải đảm bảo duy trì đàn giống khoẻ, đồng đều. Để đảm bảo sự đồng đều nên nuôi với mật độ 7 – 8 con/m2.

  • Có thể kết hợp nuôi chăn thả để gà vận động và tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Nhưng vào những ngày mưa ẩm không nên thả vì gà dễ bị nhiễm bệnh.
  • Đến 18 – 21 tuần tuổi nếu gà chậm phát dục cần tăng thêm thức ăn bổ sung và các vitamin A, D, E bồi dưỡng cho gà đẻ tốt.

Kinh nghiệm nuôi gà ai cập

3.3. Giai đoạn trên 21 tuần

  • Đây là thời kỳ sinh sản của gà, chọn gà biểu hiện phát dục bằng độ sáng bóng của lông, mào, tích, bộ lông áp sát vào thân. Mật độ nuôi 5 – 6 con/m2.
  • Giai đoạn này cần bổ sung thêm ánh sáng bằng cách thắp điện vào buổi tối để đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày, khoảng 1 bóng điện 60W treo cao 2m cho 20m2 chuồng.
  • Thức ăn cần bổ sung bột đá, vỏ sò gấp 2 – 3 lần để gà tạo vỏ trứng, sử dụng 8-10% thóc mầm trong thức ăn để tăng khả năng sinh sản, tỉ lệ phôi và tăng lượng vitamin bằng cách cho ăn thêm rau xanh.
  • Đảm bảo nước uống thường xuyên, sạch, ngày thay nước 2 – 3 lần.
  • Thu gom trứng 3 – 4 lần/ngày để đảm bảo trứng sạch và tránh bị dập vỡ.

4. Bệnh thường gặp của gà ai cập

4.1. Bệnh hô hấp mãn tính CRD

Bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD) là một bệnh phổ biến trên gia cầm, xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm, thường xuyên tái phát khi sức khoẻ gia cầm giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E. coli (CCRD)

Nguyên nhân:

Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi màng phổ (PPLO), cụ thể là Mycoplasma. Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim bồ câu ở các lứa tuổi khác nhau.

Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD là không đáng kể, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm, như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB, )

Chủ yếu qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe, gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm và có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng.

Triệu chứng:

CRD có thời gian ủ bệnh lâu, từ 10 đến 30 ngày. Vì vậy, rất hiếm khi thấy dịch CRD xảy ra ở gia cầm dưới 4 tuần tuổi.

Triệu chứng bao gồm khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Ở gà tây, xoang mặt, xoang mắt thường bị sưng lên. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.

Phòng bệnh:

  • Cần bảo vệ gia cầm khỏi Mycoplasma và các tác nhân gây bệnh thứ phát làm trầm trọng thêm bệnh CRD ở gia cầm. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh cần thực hiện tốt các bước sau:
  • Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt. Đảm bảo chuồng thông thoáng, sạch, khô ráo, đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Định kỳ phun sát trùng.
  • Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đảm bảo sự thoáng mát. Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD. Chỉ mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt, đảm bảo từ đàn bố mẹ không bị bệnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất của đàn gà, cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
  • Để tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa CRD cho gia cầm, nên trộn APA Antistress P (trong đó có chứa Vitamin C 50%, Acid citric 50%) với thức ăn hoặc hòa tan vào nước uống cho gia cầm uống cả ngày.
  • Ngoài ra, sau 2 – 3 tuần sử dụng APA Antistress P, người chăn nuôi cần cung cấp cho gia cầm đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. APA Soluvita P là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và các axit amin thiết yếu để cải thiện tốc độ tăng trưởng của gia cầm, ổn định FCR.

4.2. Bệnh viêm túi huyệt Bumgoro

Bệnh Gumboro ở gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp trên gà 3 – 6 tuần tuổi và gà tây. Bệnh do một loại virus tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch, khiến cho gà dễ mắc các chứng bệnh khác như viêm da hoại tử, hội chứng thiếu máu viêm gan thể bao hàm.

IBDV xâm nhập và cơ thể bằng nhiều đường, chủ yếu qua thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa.

Nguyên nhân:

  • IBDV – một RNA virus thuộc họ Birnaviridae là nguyên nhân gây bệnh Gumboro trên gà.
  • Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, bị vô hoạt ở độ pH 12 và pH 2.
  • Virus bị diệt ở 56 độ C trong 5 giờ, 60 độ C trong 30 phút, 70oC virus chết nhanh chóng.
  • Các chất hóa học như formalin 0.5% (sau 6 giờ); phenol 0.5% (sau 1 giờ); chloramin 0.5% (sau 10 phút) không thể tiêu diệt được virus.
  • Virus có thể tồn tại trong phân rác, chất độn chuồng virus tồn tại trong 122 ngày, đây chính là nguồn tàng trữ virus tại trại nuôi.
  • Gà từ 3 – 9 tuần tuổi (đặc biệt từ 3 – 6 tuần tuổi) là thời kỳ cảm nhiễm mạnh nhất.
  • Gà dưới 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng gây hậu quả là gà bị suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh xảy ra quanh năm, tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân. Tỷ lệ mắc trong đàn cao lên đến 100%. Tỷ lệ chết 20 – 30% gà bắt đầu chết sau 3 ngày bị bệnh và chết nhiều nhất sau 5 – 7 ngày. Thực tế có nhiều đàn mắc bệnh tỷ lệ chết cao 50% – 100%.

Triệu chứng:

  • Thời gian ủ bệnh Gumboro trên gà rất ngắn, thường chỉ 2 – 3 ngày.
  • Triệu chứng ban đầu là trong đàn gà xuất hiện một số con quay đầu tự mổ vào hậu môn. Gà kém ăn, bỏ ăn.
  • Gà có dấu hiệu hoảng loạn, tiếng kêu khác thường.
  • Sau 2 – 3 ngày thấy nền chuồng ướt nhanh do gà bị tiêu chảy. Gà uống nhiều nước, phân loãng trắng nhớt.
  • Gà mất nước kèm theo mất chất điện giải khiến cho gà liệt, ít vận động, lông bẩn, nhất là vùng lông xung quanh hậu môn; nhiệt đô cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường.
  • Gà trong đàn chết tập trung vào ngày 3 – 5, sau đó giảm dần đến ngày 9 – 10 thì dừng lại.

Phòng bệnh:

  • Trong công tác phòng bệnh Gumboro trên gà, người nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của bệnh.
  • Chuồng trại xây dựng phải cách ly với những khu vực dân cư xung quanh và có rào ngăn.
  • Người chăn nuôi phải chú ý khâu vệ sinh tiêu độc. Chuồng trại phải được vệ sinh tiêu độc, sát trùng định kỳ bằng các loại chát sát trùng như formalin, Iod, chloramin, .
  • Sử dụng vacxin gumboro gà vẫn luôn mang lại hiệu quả phòng bệnh cao.
  • Vacxin phòng bệnh gumboro được dùng từ rất sớm (3 – 10 ngày tuổi) phụ thuộc vào lượng kháng thể thụ động gà mẹ truyền cho gà con, phụ thuộc từng loại vacxin (chủng virus làm vacxin, vacxin nhược độc, vaccine vô hoạt).
  • Vaccine có thể tiêm cho gà, nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc hòa nước cho gà uống.

Phòng bệnh cho gà ai cập

4.3. Bệnh đầu đen

Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây nên các bệnh tích điển hình tại đây. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi. Khi môi trường ô nhiễm, gà giai đoạn sinh sản nuôi chăn thả vẫn mắc bệnh.

Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, gà khỏe ăn thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, khi sức đề kháng của gà giảm, bệnh sẽ phát ra. Gà bệnh thải phân, mầm bệnh có trong trứng giun kim hoặc phân gà chứa mầm bệnh được giun đất ăn, do đó mầm bệnh tồn tại rất lâu trong môi trường vì vậy rất khó xử lý triệt để. Ở những khu vực chăn nuôi gà đã từng mắc bệnh, những lứa nuôi tiếp theo có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Triệu chứng:

  • Thể cấp tính: Gà sốt cao, chết nhanh trong vòng 1 – 2 ngày, chưa có triệu chứng điển hình.
  • Thông thường, gà mắc bệnh ủ rũ, sốt cao, rúc đầu vào cánh, đứng tụm chỗ có nắng ấm, phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua… Mỏ gà dài, mắt hõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu (đầu gà bị đen).

Phòng bệnh:

  • Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh: Đảm bảo thời gian trống chuồng sau mỗi lứa gà, không nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực. Đinh ky vệ sinh, phun khử trung chuông nuôi, sân chơi, vườn thả ga, rắc vôi bột ở khu vực nuôi để diệt mầm bệnh. Han chê tha ga ra vườn khi trơi mới mưa. Định kỳ tây giun cho gà va don sạch phân sau khi tây.
  • Ở những vùng đã có bệnh, khi gà trên 20 ngày tuổi, có thể cho uống dung dịch: 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1-2 giờ, nếu thừa phải đổ bỏ, cứ 20 ngày cho gà uống một lần.
  • Đối với những chuồng nuôi, bãi chăn thả gà mắc bệnh đầu đen, cần trống chuồng ít nhất 30 ngày, trước khi trống chuồng, cần vệ sinh chuồng nuôi và bãi chăn thả sạch sẽ, thu gom chất thải ủ sinh học hoặc đốt. Trong thời gian trống chuồng, định kỳ 1 lần/tuần phun khử trùng chuồng nuôi, bãi chăn thả và môi trường xung quanh; cuốc đất rắc vôi, diệt giun đất.

4.4. Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn ở gà (bệnh Salmonellosis trên gà) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn mang tên Salmonella gallinarum pullorum gây nên. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.

Bệnh thương hàn ở gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ gà mới nở, gà vài tuần tuổi cho đến khi gà trưởng thành. Bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và thể mạn tính ở gà lớn.

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Anh năm 1891 nhưng đến nay bệnh đã được tìm thấy ở tất cả các nước chăn nuôi gà trên thế giới.

Triệu chứng:

Bệnh thương hàn ở gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 4 ngày, ở thể cấp tình tỷ lệ chết cao, từ 70 – 100%. Tùy vào từng lứa tuổi của gà mắc bệnh và độc lực của vi khuẩn mà bệnh thương hàn gà có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Triệu chứng ở gà con

Trong quá trình ấp, nếu theo dõi có thể phát hiện đàn gà bị bệnh hay không:

  • Cuối ngày 18, khi chuyển gà từ máy ấp sang máy nở, dấu hiệu đầu tiên là gà mổ mỏ nhưng phôi chết nhiều.
  • Nếu phôi không chết thì yếu ớt, còi cọc.
  • Cuối ngày 21, gà con bị chết do quá yếu không đạp vỡ vỏ chui ra được.
  • Gà bị tiêu chảy, phân trắng xuất hiện chất nhày
  • Quan sát sẽ thấy phân dính vào hậu môn, đóng cục

Tỷ lệ chết cao thường ở hai thời kỳ

  • Thời kỳ đầu: Ngày thứ 5-7 sau khi nở, gà con chết do nở từ trứng bị nhiễm bệnh.
  • Thời kỳ hai: Cuối tuần lễ thứ 2 (ngày 13-15), gà con chết do bị nhiễm bệnh từ máy ấp

Triệu chứng ở gà trưởng thành

  • Thường hay mắc ở thể ẩn tính.
  • Gà bệnh thường có biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt.
  • Gà mái bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc, bụng gà trễ xuống đứng dáng đứng chim cánh cụt.
  • Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân
  • Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm.

Phòng bệnh:

  • Muốn phòng bệnh đạt kết quả tốt thì phải bắt đầu từ khâu ấp trứng, trứng ấp phải được nhập từ những cơ sở không có bệnh.
  • Khi phát hiện bệnh phải cách ly con ốm, về nguyên tắc phải tiêu diệt toàn đàn. Xử lý phân gà, rác chất độn chuồng.
  • Sát trùng chuồng trại, chú ý đến mật độ nuôi hợp lý.
  • Dùng formol để xông lò ấp trứng để tiêu diệt mầm bệnh
  • Thường xuyên kiểm tra vệ sinh máng ăn, máng nước, bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

5. Gà ai cập giá bao nhiêu? Cách chọn mua gà ai cập siêu trứng

5.1. Gà Ai cập giá bao nhiêu?

Bạn đang có ý định mua giống gà này về làm giống mà không biết hiện tại gà Ai Cập giá bao nhiêu? Hiện nay, gà Ai Cập giống có giá từ 8.000 – 10.000 đồng/con đối với gà lai, và khoảng 11.000 – 15.000 đồng/con với gà thuần chủng.

Còn giá trứng và thịt của giống gà này thì tương đương với các loại trứng và thịt gà công nghiệp khác trên thị trường.

5.2. Cách chọn mua gà Ai Cập siêu trứng

Để lựa chọn được những chú gà Ai Cập siêu trứng có chất lượng và sức khỏe tốt nhất thì bạn cần lưu ý:

  • Chỉ nên mua gà vừa mới nở bởi vì sau khi nở quá lâu gà sẽ bị mất nước, bị lạnh và khả năng chết cao
  • Gà mới nở khỏe mạnh, tốt thì phải có mỏ khép kín, mắt sáng, nhanh nhẹn, lông tơi xốp, rốn khô, bụng gọn mềm, đầu ngẩng cao.
  • Không lựa chọn gà bụng xệ, hở rốn, phân dính và vẹo đầu.

6. Nơi bán gà ai cập giống đẹp, uy tín

Hiểu được giá trị của dòng gà cao sản này nên hiện nay có rất nhiều hộ dân luôn tìm kiếm các điểm bán gà Ai Cập giống uy tín để mua, tuy nhiên lại không biết nơi nào vừa uy tín vừa chất lượng.

Chợ Tốt là nơi mua gà Ai Cập trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ tìm được hàng ngàn tin rao bán về các dòng gà này với đầy đủ chủng loại giúp đáp ứng được nhu cầu và sở thích của bạn một cách đầy đủ nhất.

Mua bán gà ai cập uy tín tại Chợ Tốt

Nếu bạn muốn mua gà Ai Cập giá rẻ tại Chợ Tốt, truy cập ngay vào Chợ Tốt để được đáp ứng. Hãy tạo một tài khoản miễn phí tại Chợ Tốt, sau đó vào tìm kiếm những địa chỉ hay người bán đăng tin để bán gà, bạn có thể trao đổi trực tiếp với người mua để yêu cầu cung cấp hình ảnh thực hay những giấy tờ khám sức khỏe, tiêm phòng ở gà, cũng như cung cấp thêm địa chỉ để người mua có thể đến xem trực tiếp và lựa chọn gà giống tốt nhất.

7. Hướng dẫn cụ thể cách mua và bán gà ai cập siêu trứng trên chợ tốt

Hiện nay hình thức mua bán trên các trang thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến nhờ ưu điểm nhanh gọn, tiện lợi. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một bé gà hợp ý trên hàng ngàn tin rao bán trên Chợ Tốt mà không cần mất thời gian đến từng nơi để xem.

Một ưu điểm nữa của cách mua này là bạn sẽ có cơ hội sở hữu giá rẻ hơn thị trường. Chợ Tốt là một trong những địa chỉ uy tín và tin cậy cho bạn. Tại đây bạn sẽ có cho mình nhiều lựa chọn hơn về chủng loại, độ tuổi, kích thước, màu lông, giới tính và giá cả phong phú. Bạn còn được người bán cung cấp địa chỉ rõ ràng để bạn có thể dễ dàng đến xem trực tiếp.

Nếu bạn muốn bán những bạn gà Ai Cập giống trên Chợ Tốt, bạn đừng quên truy cập vào Chợ Tốt, sau đó đăng ký tài khoản và đăng tin rao bán để tin của bạn nhanh được duyệt cũng như được người có nhu cầu mua gà chú ý hơn thì nên chụp hình thật đàn gà của bạn, đồng thời ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Tại đây, mỗi ngày có hàng trăm, hàng ngàn người mua truy cập, vì vậy sau khi đăng tin bạn chỉ cần ngồi đợi người mua liên hệ.

Chúc bạn có những giao dịch thành công tại Chợ Tốt.


Hà Nội: Giá trứng gà giảm sâu, nông dân lỗ nặng | VTC6


VTC16 | Theo nhiều người chăn nuôi gà tại Hà Nội, hiện giá trứng gà xuất buôn chỉ dao động khoảng 1.400 đồng/quả. Trong khi đó, giá thành sản xuất mỗi quả trứng khoảng 1.7001.800 đồng/quả. Với giá bán rẻ như vậy, người chăn nuôi đang lỗ 300400 đồng/quả.
vtc16 giatrungga giacam\r
\r
Kênh Nông nghiệp Nông thôn Nông dân (VTC16) \r
Đăng ký: https://www.youtube.com/channel/UCZnhEIF8a5Uv4GMPwT6KafQ?sub_confirmation=1\r
Facebook: https://www.facebook.com/kenhvtc16\r
Website: https://portal.vtc.gov.vn/kenh/vtc16\r
Tổng Đài: 1900.6145 \r
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Phương pháp nuôi cá rô đồng thương phẩm hiệu quả

Related Articles

Back to top button