Tổng Hợp

Đuông dừa là gì? Cách nuôi, chăm sóc và chế biến Đuông dừa đúng cách

Đuông dừa là một loài côn trùng sống chủ yếu ở thân cây dừa, cau, cọ, chà là… Đây được coi là một loại côn trùng có hại cho cây công nghiệp. Tuy nhiên, chúng lại là đặc sản ngon và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về đặc điểm, nơi sống cũng như các món ăn từ Đuông dừa nhé!

Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu nhộng của bọ Kiến Vương, thường sinh sống trong cổ hũ, thân ngọn cây dừa, cau, chà là… Khi Kiến Vương mẹ giao phối xong, chúng sẽ đục trên ngọn cây dừa rồi đẻ trứng vào đó. Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng ăn khoét thân cây dừa để lấy chất dinh dưỡng. Loài ấu trùng này rất có hại cho các cây mà chúng cư trú. Tuy nhiên, đây lại là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.

  1. Đuông dừa có tác hại gì?

Đuông dừa là một loài ấu trùng có hại cho các loại cây mà chúng sinh sống. Chúng rất háu ăn và có thể đục thủng các thân cây dừa dẫn đến tình trạng cây suy kiệt và chết.

Với những cây dừa bị đuông dừa tấn công, phần ngọn sẽ chết, lá dừa khô héo. Áp tai vào thân dừa, bạn có thể nghe thấy tiềng xào xạo là do các ấu trùng đang ăn tạp bên trong. Đuông dừa có thể gây hại cho cây dừa quanh năm, nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

  1. Cách nuôi Đuông dừa nhân tạo

Những năm gần đây, Đuông dừa đang là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Chúng là món ăn ưa chuộng ở Đồng bằng sông Cửu Long và đã lan rộng ra cả nước. Nếu ai đã ăn Đuông dừa một lần thì sẽ không thể nào quên được hương vị bùi, ngái và ngậy béo của chúng.

Được coi là một đặc sản mang đậm hương vị Nam Bộ, do đó nhu cầu cung cấp cho thị trường ngày càng lớn. Việc khai thác Đuông dừa trong tự nhiên không đủ cho nhu cầu của thị trường. Do đó, nhiều người đã  nhân giống và nuôi tại nhà. Đây được coi là hướng đi phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.

Việc nuôi Đuông dừa mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc nuôi nhân tạo, bà con gặp phải không ít khó khăn về kỹ thuật. Do đó, camnangnuoitrong đã làm bài viết này để hỗ trợ bà con trong việc kỹ thuật nuôi và chăm sóc Đuông dừa hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

3.1. Chuồng trại nuôi Đuông dừa

Chuồng trại không cần quá cầu kỳ khi nuôi Đuông dừa. Chỉ cần một số xô, chậu, chai lọ… hoặc bà con có thể xây bể nuôi với quy mô lớn.

Lưu ý: Chuồng nuôi không cần quá rộng nhưng phải cao ráo, sạch sẽ, tránh được kiến, chó, mèo, chuột…

3.2. Thức ăn cho Đuông dừa

Trong môi trường tự nhiên, thức ăn chính của chúng là thân cây dừa, cau, chà là…. Do đó, khi nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo, bà con cũng nên tạo ra môi trường và thức ăn gần giống với chúng trong tự nhiên.

Khi nuôi, bà con nên cho các miếng xơ dừa, cau vào chuồng nuôi để làm thức ăn và chỗ trú ẩn cho Đuông dừa. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn như cám gà,  cám chim… để đạt năng suất cao nhất.

3.3. Cách chăm sóc Đuông dừa

Để Đuông dừa sinh trưởng và phát triển ổn định. Bà con nên cung cấp đầy đủ thức ăn, đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu. Do trong môi trường tự nhiên chúng sống trong điều kiện ẩm ướt. Do đó cứ 3-4 ngày bà con nên tiến hành phun sương để giữ độ ẩm cho môi trường sống của chúng.

Lưu ý: Che chắn cẩn thận, tránh trường hợp chó, mèo, chuột ăn ấu trùng.

3.4. Nhân giống Đuông dừa

Để chúng phát triển nhanh về số lượng, bà con tiến hành các biện phát nhân giống. Thời gian và cách thức nhân giống Đuông dừa như sau:

Khi Đuông dừa to bằng ngón tay trỏ, bà con tiến hành chọn lọc những con to, khỏe cho vào chai lọ nhựa. Chai lọ nhựa được đục các lỗ nhỏ để lưu thông không khí thuận lợi. Để chúng trong lọ khoảng 7 đến 15 ngày chúng sẽ lột xác thành kiến vương.

Khi đã lột xác thành kiến vương, bà con nên bắt chúng sang một chậu có chứa xơ và cùi dừa. Chúng có thể đẻ liên tục từ 15 đến 20 ngày rồi sẽ chết.

Sau 10 – 12 ngày, trứng kiến vương sẽ nở thành Đuông dừa. Lúc đầu nhìn chúng lúc nhúc và ngọ ngoạy như con giòi. Bà con cần cho một chút cám nhỏ, xơ và cùi dừa băm nhỏ vào cho Đuông dừa con. Cứ như vậy, chăm bẵm một thời gian ngắn sau chúng sẽ phát triển rất nhanh. Khi được 15-20 ngày, bà con nên tách chúng sang thành nhiều chuồng khác nhau hoặc cho sang một chuồng lớn hơn. Đảm bảo diện tích không quá chật hẹp để chúng phát triển tốt nhất.

  1. Đầu ra cho Đuông dừa

Đuông dừa hiện nay được coi là một món đặc sản được rất nhiều người yêu thích. Do đó, đầu ra cho loài côn trùng này là các quán nhậu, các cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho cá cảnh, chim cảnh….

  1. Các món ăn từ Đuông dừa

Một số món ăn được chế biến từ Đuông dừa như: Đuông rang, nướng, tẩm nước mắm, ăn sống, nấu cháo, gỏi cổ hũ đuông dừa, đuông lộc nước dừa, …

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Đuông dừa. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con có được cái nhìn tổng quan về loài côn trùng này. Giúp bà con có thêm một sự lựa chọn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Chúc bà con thành công!

Camnangnuoitrong.com

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Làm Vườn

Xem Thêm :   kỹ thuật làm ống thoát nước cho bể nuôi thủy sản năm 2021

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Những mẫu đồng hồ nam đẹp rẻ đáng mua nhất

Related Articles

Back to top button