Kỹ Năng Sống

Bài thơ: khúc thuỵ du (du tử lê

Nối gót Phạm Duy, Khánh Ly và nhiều văn nghệ sĩ khác, nhà thơ Du Tử Lê đã trở về Việt Nam, đi Hà Nội, ra mắt sách, ngồi chiếu dưới với những người thuộc “bên thắng cuộc”.

Có còn không một Du Tử Lê của thời ““?

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)

khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận huyệt với linh hồn.

Bài thơ, là của Du Tử Lê hồi đó. Du Tử Lê bây giờ, khi chết xin người đừng mang xác ông ra biển. Chở xác một người con thoái hóa, biển sẽ trào lên những đợt sóng gào thịnh nộ . Ông cũng không phải lo xác khó tan rã trong đất lạ. Chiếc lá Du Tử Lê đã rụng về “cội”, sẽ mục rã trong lòng đất mẹ xót xa khi nghe tin con đã đầu hàng, bỏ cuộc. “Đứa con lạc lối” đã tìm về nhà. Một cái gì đó trong phút cuối đời đã làm ông khuất phục.

Có còn không một Du Tử Lê của thời ““?

đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
tìm tôi đèn thắp hai hàng
lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
ngỡ hồn tu xứ mưa bay
tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa

đêm về theo bánh xe qua
nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khíu tình
trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
nhớ nghĩa trang quê bạn bè
nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường

đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào ?

1978

Bài thơ, của một Du Tử Lê thời ““. Gần 40 năm sau, chất vàng của người thanh niên đã mờ nhạt. Có thể nó đang đỏ dần, đỏ dần. Hàng ngũ văn nghệ sĩ lưu vong chống cộng ngậm ngùi khi thấy thêm một chiến hữu mềm lòng, ngã quỵ.

Xem thêm :  Những câu nói hay trong tiểu thuyết ngôn tình trung quốc

Từ nay, tên du tử không còn phải lo đời lưu vong không cả một ngôi mồ nũa. Tên du tử năm xưa đã quỳ xuống van xin bọn người vẫn còn thù hằn với quá khứ của chính hắn để được trở về, nếu nằm xuống tại Việt Nam, sẽ được chế độ ban cho chút ơn. Sẽ có một nấm mồ hẳn hòi.

Dưới đây là những gì truyền thông tại Việt Nam đã viết về chuyến hồi hương của Du Tử Lê.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học Đại học Văn Khoa.
Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá, thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn.

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ,
(viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường
Có môi, không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố
Và tiếng chân người như suối reo

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Xem thêm :  Bé bào ngư - con muốn đi học mỗi ngày - #nhacthieunhi hoạt hình việt nam hay nhất - học chuẩn

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng ai
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?”

Có thật Du Tử Lê đã viết bài thơ nói về 30 tháng 4 năm 1975, “ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng” không? (*) Nếu bài thơ này thực sự là đứa con chữ nghĩa của ông thì những gì Du Tử Lê viết trên đường tỵ nạn có lẽ đã là những quái thai sinh ra trong cơn hoảng loạn, như Phạm Duy đã từng nói về các nhạc phẩm chống cộng của ông ta?

Trở lại với bản tin nói về cuộc về của Du Tử Lê.

Như để khoe khoang đảng đã chiêu dụ được một nhân vật từng là sĩ quan cao cấp của chế độ cũ, tên bồi bút nào đó đã thăng 2, 3 cấp cho Du Tử Lê, cho ông ta mang “quân hàm” “Trung Tá”. Nên nhớ QLVNCH không dùng chữ “quân hàm”, và cho đến năm 1975 Du Tử Lê vẫn còn mang cấp Uý. Trước những câu người khác nói về cá nhân mình như ” “, ““, ““, chẳng hay nhà thơ từng một thời mang căn cước tỵ nạn cộng sản có nghĩ gì không? Hay ông sẽ vui vẻ chấp nhận để buổi cuối đời được chết trong vòng tay “từ ái” của đảng? Cuộc về của Du Tử Lê đã cho người bên kia sảng khoái, đắc thắng thốt lên rằng ““.

Đường đường là một tên tuổi lớn trên văn đàn tỵ nạn, nhà thơ nghĩ sao khi nghe người ta nói về mình như thế? Còn lời nào đau xót hơn “ề”?

Nhà thơ đã không có lời nào. Có lẽ ông mặc nhiên chấp nhận trong gần 40 năm qua ông đã lầm đường cho nên bây giờ ông đã bỏ con đường đó để theo một con đường khác, tự xa rời hàng ngũ những văn nghệ sĩ chống cộng, quay lưng lại với độc giả vẫn hằng yêu mến thơ văn ông. Từ nay, những gì ông viết sẽ không còn có ích lợi gì cho cuộc chiến đấu chống cộng. Những ai được ông ca tụng, giới thiệu, phải nên đề phòng. Con ma cà rồng cộng sản sau khi hút máu nạn nhân nào sẽ biến nạn nhân đó trở thành tay sai cho chúng.

Từ nay, với tôi, Du Tử Lê đã không còn nữa.

Du Tử Lê có bài “” rất giống với bài thơ trên.

Có lẽ ai đó đã sửa lời bài thơ này và đặt cho nó cái tên “”.

Đọc lại bài thơ, người ta có thể thấy những câu chắp vá, lời thơ trúc trắc, vần gieo sai một cách rất đáng nghi.

Nếu không phải chính Du Tử Lê đã sửa thơ ông (phù thuỷ chữ nghĩa đâu cần phải sửa, ông thừa sức viết cả trăm bài ca tụng việt cộng, nếu muốn!) thì có thể Việt cộng đã dùng hạ chiêu để lôi hẳn Du Tử Lê về phía họ. Cũng có thể người nào đó với ác ý đã làm như thế để bôi nhọ Du Tử Lê.

Xem thêm :  Những bài thơ hay về hà nội đầy yêu thương và thơ mộng nhất

Dẫu thế nào đi nữa, hành động khuất phục trước kẻ thù của DTL đã xóa trong tôi hình ảnh đẹp của một nhà thơ tôi từng yêu thích. Và như vậy, từ nay, với tôi, Du Tử Lê dã không còn nữa.

ai nhớ ngàn năm một ngón tay

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo

Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi

Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến sông

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?

Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?

Du Tử Lê


Du Tử Lê – K. Khúc của Lê (1999)


Various Artists K. Khúc của Lê (1999)
11 tình khúc phổ từ thơ Du Tử Lê do chính tác giả tuyển chọn.
Dẫn nhập, viết và đọc bởi Du Tử Lê.
01. Dòng suối trăm năm Thùy Dương 0:00
02. Hãy bảo tôi Tuấn Ngọc 5:30
03. Về từ vô vọng Mai Khanh 11:35
04. Em ngủ trong một mùa đông Anh Dũng 16:33
05. Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời Lê Uyên 23:05
06. Khi bắt đầu của những năm ba mươi Lệ Thu 28:31
07. Khúc Thụy Du Huân Ngữ 36:22
08. Trên ngọn tình sầu Thùy Dương 42:05
09. Lệ buồn nhớ mi Tuấn Ngọc 49:00
10. Khi cuộc tình đã chết Lệ Thu 56:02
11. K. Khúc của Lê Tuấn Ngọc 1:04:44

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button