Kỹ Năng Sống

Tiểu luận so sánh nền văn minh phương đông cổ đại và phương tây cổ đại

Tiểu luận so sánh nền văn minh phương đông cổ đại và phương tây cổ đại

  • doc

  • 33

    trang

PHẦN MỞ ĐẦU

Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần

của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Loài người

ra đời và đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng

triệu năm.

Ở phương Đông (tức ở Châu Á và Đông Bắc Châu Phi), từ cuối thiên niên

kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III trước CN, có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai

Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả 4 trung tâm này đều nằm trên lưu vực

những con sông lớn như sông Nile ở Ai Cập, sông Euphrates và sông Tigris ở

Lưỡng Hà, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Trường Giang và

Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nhờ sự bồi đắp của những con sông này nên đất đai ở

đây màu mỡ, rất thuận lợi cho nền nông nghiệp xuất hiện và phát triển và hơn thế

nữa là sáng tạo những thành tựu văn minh rực rỡ. Phương Đông cũng là cái nôi của

văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn

học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác

Ở phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Tuy muộn hơn

phương Đông (từ thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II trước CN) nhưng Hy Lạp đã

đạt được những thành tựu to lớn. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu

xuất hiện. Kế thừa và phát huy văn minh Hy Lạp, La Mã trở thành một trung tâm

văn minh lớn ở phương Tây. La Mã chinh phục Hy Lạp (thế kỷ II TCN) và tiếp đó

chinh phục các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế

quốc rộng lớn, hùng mạnh. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy

Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hòa đồng và tiếp biến với nó, nên

người ta gọi chung hai nền văn minh này là văn minh Hy – La. Những thành tựu

rực rỡ của văn minh Hi-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh

hào quang rực rỡ nhất. đã đặt một nền tảng khá vững chắc cho văn minh châu Âu

nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung những thành tựu bất hủ

mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ trung đại

được khẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh

hưởng đến thời đại ngày nay.

Nói đến văn minh Phương Đông không thể không đặt nó trong mối tương quan với

văn minh Phương Tây. Nếu chỉ nhìn văn minh Phương Đông với riêng nó sẽ thiếu

tính khách quan, cần đặt Phương Đông trong sự liên hệ với Phương Tây. Giữa 2

nền văn minh này có nhiều điểm giống và khác nhau, tìm ra những điểm ấy của

văn minh đông – tây cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khoá để mở ra cánh cửa đóng

kín từ lâu của thế giới cổ đại đầy bí ẩn. Với tiểu luận này, tôi xin trình bày một số

điều mình nghĩ về sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông,

phương tây trong thế giới cổ đại.

PHẦN NỘI DUNG

1. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Tây và phương Đông cổ

đại

1.1. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Đông cổ đại

Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra

những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Nhưng mãi đến cuối thiên kỉ IV TCN,

xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài

người mới bắt đầu bước vào thời kì văn minh.

Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến những thế kỉ

trước sau CN, ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn

trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một

tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn minh này đều nằm trên những

vùng chảy qua của những con sông lớn. Đó là sông Nin ở Ai Cập, sông Ơphrat và

sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng Hà

và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn ấy

nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển

trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó

cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên

những nền văn minh vô cùng rực rỡ.

Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực

các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và

Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v

Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời sống của con người.

Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng

ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống tập trung

khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng

lúa và chăn nuôi.

Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và

cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông.

Họ sống bằng nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven

sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng

cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm,

dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ.

Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo

đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc

nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra,

họ còn biết đắp đê để ngăn lũ nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng

năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ

chức công xã.

1.2. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại

1.2.1. Hi Lạp cổ đại

Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần

biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước

mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung

Quốc, ta gọi là Hi Lạp.

Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới

phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục

địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng

đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc

bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù

phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình

bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang

đầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.

Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì

nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực

chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập.

Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi

tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận

lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải

để giao thương.

Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của

nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc

đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn

minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung.

1.2.2. La Mã cổ đại

Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như

chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi

Lạp. Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán

đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi

Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông

Nam.

Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây

có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền

Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ở miền

Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc phát triển nghề nông và

chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng, tàu bè ra vào dễ

dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.

 Tóm lại

Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã

đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du

mục. Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình

thành trên những khu vực gần các con sông lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông

nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên những khu vực

điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn. Điều kiện tự nhiên đó

tuy khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh

phương Tây có được sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao

thương trên biển, hải cảng, tàu bè không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối

quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành

tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển

về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế

giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực thịnh

của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy giờ đạt đến mức

hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại. Chính sự phát triển

của chế độ chiếm nô đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và

tinh thần của nền văn minh phương Tây. Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những

con đường giao thông trên biển là những nguyên nhân quan trọng đã thúc đẩy quá

trình bành trướng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc cổ đại: Hi Lạp và

La Mã.

Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo

ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự

nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ

đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều con đường khác nhau: hòa bình hoặc

chiến tranh.

2. So sánh nền văn minh phương đông cổ đại và phương tây cổ đại về kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây có sự giống và khác nhau về các

đặc điểm kinh tế.

– Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất nguyên

thuỷ, công xã thị tộc. Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế nguyên thuỷ là

tiền đề để hình thành nền kinh tế cổ đại ở cả các quốc gia phương đông và phương

tây.Vì đều trải qua nền sản xuất nguyên thuỷ nên họ đều có những điểm giống

nhau, đều trải qua mô hình sản xuất công xã thị tộc, công xã nông thôn, đều có nền

kinh tế đi lên từ nông nghiệp

-Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự

nhiên ban tặng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khó khăn từ điều kiện tự

nhiên gây ra với kinh tế: ở phương đông là tận dụng lương mưa và đất phù sa để

phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra, ở phương tây là phát huy

thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó khăn do thiếu hụt lương

thực gây ra(ở phương tây, đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên

phải dựa vào thương nghiệp để mua lương thực cho những năm mất mùa)

– Ở cả các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây các ngành kinh tế nông

nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều đã có đủ sự khác nhau chỉ ở chỗ họ

lấy nghành kinh tế nào là mũi nhọn để phát triển mà thôi.

Ở phương Đông đặc trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính

chất tự cấp,tự túc.Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng

không có điều kiện phát triển, được coi như nghề phụ trong những lúc nông

nhàn.Trái lại các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế chủ yếu của họ là thủ

công nghiệp và thương nghiệp.Đây là nơi hình thành và phát triển nền kinh tế hàng

hoá cổ đại.Sau đây ta sẽ đi rõ vào chi tiết từng ngành sản xuất để thấy rõ hơn sự

khác biệt trên

2.1.Trong nông nghiệp:

2.1.1.Ở các quốc gia cổ đại phương đông: nông nghiệp trồng lúa nước là ngành

kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương đông. Bên

cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cổ đã biết chăn nuôi

gia súc như: bò, cừu, lợn , và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: ngô, lúa

mạch, kê, vừng và các loại cây ăn quả khác. Chính vì các nghành nông nghiệp phát

triển theo hướng tự túc, tự cấp như vậy nên kinh tế hàng hoá không phát triển, nhu

cầu trao đổi buôn bán hàng hoá ít. Lối sản xuất này của họ đã gần như bóp nghẹt

kinh tế công thương nghiệp và tạo ra sự trì trệ tương đối nhưng vì 3 trong 4 quốc

gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên ngoài nên nền kinh tế tự túc,

tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ. Chỉ có Lưỡng Hà nằm ở nơi địa

hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển công thương

nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ đại họ có nhiều nét

giống các quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ vẫn lấy nghề nông làm

gốc điều này thể hiện rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ luật thành văn đầu tiên của

thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ nông nghiệp và quan hệ sản xuất nông nghiệp.

1.2:Ở các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển

như các quốc gia cổ đaị phương đông. Nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị

trường và phục vụ nhu cầu của thị trường. Cây trồng chính của họ không phải là

cây lúa nước họ chủ yếu trồng lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho, ô

liu Như vậy ta có thể thấy nền nông nghiệp của họ không chỉ để phục vụ nhu cầu

cá nhân mà còn phục vụ nhu cầu của thị trường. Từ đó ta có thể thấy rõ sự phát

triển của yếu tố thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là sự khác nhau

cơ bản của sản xuất nông nghiệp phương đông và phương tây.

2.2. Trong thủ công nghiệp

2.1.2:Ở các quốc gia phương đông họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những

dấu ấn riêng ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở Trung

Quốc, làm giấy ở Ai Cập nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho là nền

kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp. Vì vậy độ chuyên môn hoá trong sản xuất thủ công

nghiệp chưa cao. Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được coi như “nghề phụ” là việc

làm thêm trong lúc nông nhàn. Điều này càng cho thấy rõ tính chất tự cấp, tự túc

trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.

2.1.2. Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây lại có nền sản xuất thủ công

nghiệp hoàn toàn khác các mặt hàng thủ công nổi tiếng của họ là rượu nho dầu ô

liu và các sản phẩm như vũ khí và đồ gỗ. Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn

liền với nhu cầu của thị trường. Nhưng cái khác biệt lớn nhất của họ so với các

quốc gia phương đông là thủ công nghiệp của họ đã tách rời khỏi nông nghiệp để

trở thành một nền sản xuất độc lập. Đây là bước tiến lớn của họ, nhờ vậy mà năng

xuất lao động tăng lên không ngừng và cũng thể hiện nền thủ công nghiệp đã được

chuyên môn hoá, đem lại năng xuất cao hơn

2.3. Trong thương nghiệp

2.3.1:Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự

túc là chủ yếu nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu

dưới hình thức vật đổi lấy vật, tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Nước có

nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.

2.3.2:Trong khi nền kinh tế thủ công nghiệp ở phương đông không phát triển được

do nền kinh tế mang chất tự cấp, tự túc thì nền thương nghiệp ở phương tây đã có

sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giao thương bằng đường biển. Các thuyền buôn

của họ đã nối liền 3 châu lục Á, Phi, Âu và đem về vô số tài sản cho lái buôn.

 Tóm lại

Vậy tại sao lại có sự khác nhau về kinh tế giữa các quốc gia phương đông và

phương tây như vậy? đó là do giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về

điều kiện tự nhiên. Ở buổi đầu của văn minh nhân loại con người phải sống phụ

thuộc vào tự nhiên chứ chưa có ý muốn cũng như khả năng để chinh phục nó. Lao

động là quá trình thúc đẩy sự tiến hoá của con người. Ở thời cổ đại con người còn

ở một trình độ sản xuất chưa cao. Nền kinh tế nông nghiệp phương đông phát triển

trên cơ sở trị thuỷ các dòng sông lớn, đất đai ở đây được phù sa các sông lớn như

sông Nin ở Ai Cập, Sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Lưỡng Hà, Sông Ấn và sông Hằng

ở Ấn Độ, Sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính các con sông này

đã tạo nên các đồng bằng phì nhiêu, các vụ mùa bội thu và quan trọng nhất là tạo

ra các nhà nước cổ đại phương đông. Không một quốc gia phương đông cổ đại nào

mà lại không có một dòng sông lớn chảy qua. Nhờ lớp đất phù sa có nơi dày tới vài

mét nên nông nghiệp phương đông vẫn phát triển dù thời kì đó công cụ lao động

của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng đỏ họ có thể canh tác mà không cần công cụ bằng

sắt. Một yếu tố tự nhiên khác làm cho sự phân hoá đông – tây là khí hậu và địa

hình. Như ta đã biết một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào điều

kiện khí hậu và địa hình. Ví dụ ở nước ta cũng như đa số các quốc gia phương

đông nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển do nó hình thành trên cơ sở các

đồng bằng rộng lớn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sở dĩ 2 yếu tố này đi với nhau vì

nó bổ xung lẫn nhau vì có những nơi như ở La Mã cổ đại có các đồng bằng khá lớn

như đồng bằng Pô và đồng bằng Tibrơ nhưng nền kinh tế nông nghiệp không dữ

vai trò chủ đạo vì khí hậu ở đây là khí hậu Địa Trung Hải tuy có nhiều nét giống

với khí hậu nhiệt đới nhưng lượng mưa hàng năm ít hơn nhiều, còn ở một số vùng

như ở Trung Phi và một số vùng núi cao ở nước ta lượng mưa trong năm khá cao

nhưng do địa hình gồ ghề không có các đồng bằng châu thổ rộng lớn nên không có

điều kiện phát triển nhà nước.

Theo như những gì nãy giờ ta phân tích về sự quan trọng của sông ngòi, địa hình,

khí hậu làm nền tảng cho nền nông nghiệp phương đông thì những điều kiện đó

không có đủ như ở các quốc gia phương tây. Vậy cơ sở tự nhiên để hình thành các

quốc gia cổ đại phương tây là gì? Như đã nói từ đầu nền kinh tế các quốc gia cổ đại

phương tây là nền kinh tế dựa trên sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp,

nông nghiệp chỉ là thứ yếu, là nguyên liệu cho thủ công nghiệp và thương nghiệp

vì thế các quốc gia cổ đại phương tây không cần các điều kiện như ở phương đông.

Nhưng họ cũng là con người, cũng phải tuân theo các quy luật nhất định nhà nước

chỉ hình thành khi kinh tế đạt đến một mức nào đó khi mà quan hệ công xã thị tộc

bị giải thể vì sự tư hữu trong tư liệu sản xuất. Các quốc gia phương tây không cần

các điêu kiện như phương đông vì họ dựa trên thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Hi Lạp và La Mã đều là các quốc gia nằm trên các bán đảo lớn ăn ra biển, có nhiều

vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển hàng hải. Hơn nữa 2 bán đảo Bancăng

và Italia đều nằm trong vùng biển Địa Trung Hải vùng biển này 3 mặt là 3 châu lục

Á, Phi, Âu bao bọc nên tương đối yên bình, ít bão lớn. Vì thế từ thời cổ đại khi kĩ

thuật đóng tàu chưa phát triển hoàn thiện người ta vẫn có thể vượt biển để buôn

bán. Đất đai và khí hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa

nước nhưng bù lại khí hậu và đất đai ở đây lại thuận lợi cho việc trồng một số cây

công nghiệp lâu năm như nho, ôliu. Đây là nguyên liệu để sản xuất rượu nho và

dầu ôliu 2 mặt hàng có thể cho là “đặc sản” của các quốc gia cổ đại phương tây.

Hơn nữa đất đai của họ không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nên để có nguồn

lương thực đáp ứng nhu cầu họ phải tiến hành trao đổi, buôn bán với các quốc gia

dồi dào lương thực ở phương đông như Ai Cập, Lưỡng Hà đây cũng là những thị

trường tiêu thụ rộng lớn của họ.

3. So sánh nền văn minh phương đông cổ đại và phương tây cổ đại về chính trị – xã

hội

Cũng giống như về kinh tế, về chính trị – xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ

đại phương tây có những nét giống và khác nhau nhất định.

3.1. Giống nhau: Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các

quốc gia cổ đại của mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây

cũng có những nét giống nhau.

– Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư

liệu sản xuất nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm 2 tầng lớp

là tầng lớp thống trị bao gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương

tây, tầng lớp bị trị là những nông dân công xã, dân tự do và nô lệ.

– Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của

tầng lớp thống trị với tầng lớp bị trị

– Kế tiếp xã hội cổ đại là xã hội chiếm nô, cả các quốc gia phương đông và phương

tây đều như vậy nhưng do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế mà các quốc gia

cổ đại phương đông không phát triển chế độ chiếm nô đến điển hình và thành thục

như ở các quốc gia cổ đại phương tây.

3.2. Khác nhau:

3.2.1: Về chính trị

– Sự khác nhau đầu tiên và rất rõ ràng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các

quốc gia cổ đại phương tây là ở thể chế nhà nước, trong khi các quốc gia cổ đại

phương đông theo chế độ tập quyền chuyên chế thì ở phương tây thể chế nhà nước

của họ là chế độ dân chủ chủ nô. Đây là 2 hình thức nhà nước cơ bản mà dựa vào

nó các quốc gia phong kiến, hiện đại dùng để tổ chức bộ máy nhà nước. Ở các

quốc gia phương đông “vua có quyền lực tuyệt đối. Tên của các ông vua được gọi

theo cá cách khác nhau ở Ai Cập gọi vua là Pharaông, ở Lưỡng Hà gọi là Patêxi

hay Enxi Vua được coi là con của thần hay thượng đế” nói chung vua các quốc gia

phương đông có quyền lực vô hạn. Trái với các quốc gia phương đông các quốc gia

phương tây cổ đại theo chế độ dân chủ chủ nô. Hội đồng nhân dân giữ vai trò quyết

định, vua được chọn chỉ nhằm tổ chức nhà nước quyền lực của vua bị giới hạn bởi

các cơ quan như “viện nguyên lão”, “đại hội công dân” hay thậm chí bởi một ông

vua khác(chế độ của thành bang Xpác)

– Sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây còn ở thời điểm ra

đời của nhà nước cổ đại các quốc gia cổ đại phương đông là những nhà nước đầu

tiên của nhân loại theo một số tài liệu như “Lịch sử thế giới cổ trung đại” do

Nghiêm Đình Vỳ chủ biên hay “Lịch sử thế giới cổ đại” của Chiêm Tế thì các quốc

gia cổ đại phương đông hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, tức là khi

nhà nước của họ thành lập thì con người còn đang ở thời kì đá- đồng và dĩ nhiên

chưa có sự xuất hiện của công cụ bằng sắt. “Thậm chí người Ai Cập mới chỉ biết

đến công cụ bằng đá và gỗ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại). Trong khi đó các quốc

gia cổ đại phương tây bước vào quá trình hình thành nhà nước muộn hơn nhiều

theo một số tài liệu thì đó là vào khoảng thế kỉ VIII- VII TCN. Đây cũng là sự khác

nhau về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.

– Điểm khác nhau tiếp theo về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và

phương tây là: các quốc gia cổ đại phương đông tồn tại một cách khá cách biệt với

thế giới bên ngoài nên họ tồn tại và phát triển một cách khá độc lập liên tục mà

không chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào khác từ bên ngoài nếu bị xâm lược thì

thường giành lại độc lập sau đó. Trong khi đó chính trị, xã hội của các quốc gia cổ

đại phương tây chịu ảnh hưởng khá lớn từ các lực lượng bên ngoài. Họ thường

phải chịu những cuộc xâm lược của các bộ tộc khác tiêu biểu là cuộc xâm lược của

người Giecmanh cuộc xâm lược này đã làm sụp đổ đế chế La Mã đồng thời cũng

chấm dứt lịch sử cổ đại châu Âu mở ra thời kì phong kiến.

– Về mặt tổ chức nhà nước thì các quốc gia cổ đại phương đông lãnh thổ của họ

thường khá rộng lớn và là một nhà nước thống nhất ví dụ như Ai Cập, Trung Quốc,

Lưỡng Hà. Lịch sử Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc cũng có một số thời kì bị chia cắt

nhưng các vùng chia cắt thường không khác nhau lắm về chính trị, xã hội, hơn nữa

thì chúng thường được nhanh chóng thống nhất trở lại. Nhưng ở các quốc gia cổ

đại phương tây đặc biệt là ở Hi Lạp cổ đại, nhà nước của họ tồn tại dưới hình thức

thành bang tức là trên lãnh thổ đó tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ với chế độ tổ chức

nhà nước khác nhau giữa các thành bang không có sự giống nhau ví dụ: thành bang

Aten là thành bang có hình thức hội đồng 500 và hội đồng công dân đứng đầu là 10

nhà chiến lược kiệt xuất được bầu chọn, ở Xpác cũng có hội đồng nhân dân nhưng

chủ chốt lại là ở 2 vua và 5 quan giám sát. Ở Rôma thời kì đế chế tuy lãnh thổ mở

rộng nhưng về bản chất vẫn không có sự quản lý chặt chẽ thành một khối như ở

các quốc gia cổ đại phương đông.

3.2.2: Sự khác nhau về xã hội:

– Theo quy luật khách quan của lịch sử thì tiếp theo xã hội cổ đại sẽ là xã hội chiếm

nô nhưng do một số nguyên nhân về điều kiện tự nhiên và xã hội nên ở phương

đông tồn tại một cách dai dẳng chế độ công xã nông thôn 1 hình thức tổ chức xã

hội mà trong đó duy trì nền kinh tế tự nhiên và nhiều tàn dư của công xã nguyên

thuỷ. Vì vậy nên xã hội chiếm nô ở phương đông không phát triển đến mức thành

thục, điển hình như ở các quốc gia phương tây nơi số lượng nô lệ đông gấp hàng

chục lần chủ nô và bình dân.

– Điều khác nhau tiếp theo giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là

về lực lượng chính lao động để làm ra của cải vật chất. Ở các quốc gia phương tây

với nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực lượng chính làm

ra của cải vật chất là những người nô lệ, một thứ “công cụ biết nói”, còn ở các

quốc gia cổ đại phương đông với nền kinh tế nông nghiệp phát triển thì vai trò này

thuộc về những nông dân công xã. Lực lượng lao động chính khác nhau cũng cho

thấy sự khác nhau về bản chất xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các

quốc gia cổ đại phương tây.

– Do sự khác biệt trong lực lượng sản xuất chính giữa xã hội cổ đại phương đông

và xã hội cổ đại phương tây nên mâu thuẫn xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương

đông và phương tây cũng khác nhau. Ở xã hội cổ đại phương đông dó là mâu thuẫn

giữa 2 giai tầng chính là giai cấp thống trị( vua, quan, quý tộc) và giai cấp bị

trị( nông dân công xã, nô và thợ thủ công). Ở các quốc gia cổ đại phương tây thì có

vẻ phức tạp hơn vì ngoài 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô lệ thì lại có thêm một

tầng lớp không bóc lột ai nhưng cũng không bị ai bóc lột, họ là những người dân tự

do nghèo, Mác đã gọi họ là tầng lớp “vô sản ăn bám” họ sống nhờ vào phúc lợi xã

hội mà không cần phải lao động gì. Đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia cổ

đại phương đông và các quốc gia đại phương tây.

– Trong cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có

sự khác nhau. Trong xã hội cổ đại phương đông nông dân công xã chiếm phần lớn

dân số trong khi đó số lượng nô lệ của các quốc gia cổ đại phương tây cao gấp

hàng chục lần số lượng chủ nô và bình dân.

– Một đặc điểm khác của xã hội cổ đại phương đông và phương tây là: do hình thức

thành bang phát triển nên tỉ lệ dân thành thị của họ rất cao, thành thị là trung tâm

của thành bang, là nơi tập trung của cư dân. Trái lại ở các quốc gia phương tây tỉ lệ

dân nông thôn lại cao hơn thành thị điều này nói lên sự khác biệt về kinh tế xã hội

giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia phương tây cổ đại đồng thời

nó cũng rất có ảnh hưởng với xã hội các quốc gia này trong những giai đoạn phát

triển sau.

3.3. Giải thích sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội giữa các quốc gia cổ đại

phương đông và phương tây.

3. 3.1. Giải thích sự giống nhau về chính trị, xã hội

-Có sự giống nhau giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương

tây vì các quốc gia này đều hình thành trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan tất

yếu của lịch sử đó là “kế tiếp xã hội nguyên thuỷ cổ đại là xã hội chiếm nô với 2

giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị chủ nô và giai cấp bị trị nô lệ”(Lịch sử thế giới

cổ trung đại- Nghiêm Đình Vỳ chủ biên).

-Như ta đều biết nhà nước ra đời khi xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, khi mà sự tư

hữu về tư liệu sản xuất đã đạt tới một mức độ nhất định. Nhà nước cổ đại có vai trò

quản lý, điều hoà mâu thuẫn đó nhưng chủ yếu là thay mặt tầng lớp trên trong xã

hội để trấn áp, bóc lột nhân dân. Vì thế về bản chất nhà nước là một cơ quan bóc

lột nhân dân không phân biệt sự khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội

-Do cùng ra đời vào thời cổ đại nên xét cho cùng tổ chức chính trị, xã hội có một

số điểm giống nhau nhất định như tính sơ khai, tính bóc lột nguyên thuỷ

3.3.2. Giải thích sự khác nhau về chính trị, xã hội

– Nguyên nhân hình thành chế độ tập quyền chuyên chế ở phương đông và nền dân

chủ chủ nô ở phương tây. Do ở phương đông nền kinh tế nông nghiệp tự túc, tự cấp

phát trỉển còn ở phương tây có nền kinh tế hàng hoá, công thương nghiệp phát triển

nên yêu cầu về chính trị, xã hội khác nhau. Ở phương đông với nền kinh tế nông

nghiệp thì thuỷ lợi là vấn đề hàng đầu, nhưng trị thuỷ phải có sự góp sức của nhiều

người vì thế chế độ tập quyền chuyên chế giúp vua có khả năng trong điều hành

các công việc chung dễ dàng hơn. Ngoài ra các vị vua phương đông thường mượn

thần quyền để tăng uy tín của mình. Trái lại ở phương tây họ hình thành các quốc

gia cổ đại muộn hơn nên có thể tiếp thu thành tựu phương đông. Trong các quốc

gia phương đông cổ đại Lưỡng Hà là nước dân chủ hơn cả cộng thêm với việc

thương nghiệp ở đây phát triển nên theo tôi các quốc gia phương tây đã học tập và

hoàn thiện chế độ ở Lưỡng Hà và lập ra các nhà nước dân chủ chủ nô nhằm hạn

chế sự chuyên quyền của vua đồng thời tạo tính dân chủ trong xã hội. Hơn nữa nền

kinh tế công thương nghiệp của họ không cần có một vị vua chuyên quyền để cai

trị, nền kinh tế công thương coi trọng sự công bằng hơn nữa họ muốn không chỉ có

địa vị kinh tế mà còn có địa vị xã hội nên đó cũng có thể là lý do hình thành nhà

nước dân chủ chủ nô ở các quốc gia cổ đạu phương tây.

– Nguyên nhân nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây phát triển một cách thuần

thục và điển hình trong khi ở các quốc gia phương đông thì không: do ở phương

tây, kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ lực lượng dân tự do không đáp

ứng kịp từ đó nảy sinh nhu cầu cần một lực lượng chính chuyên môn hoá sản xuất,

phục vụ cho nhu cầu công thương nghiệp hơn nữa giữa các quốc gia cổ đại phương

tây thường sảy ra chiến tranh để cướp đoạt nô lệ, của cải vì thế số lượng bình dân

giảm nhưng số lượng nô lệ lại tăng vì thế bóc lột bình dân như ở các nước phương

đông không không còn phù hợp. Vì thế theo em ban đầu nô lệ ở phương tây cũng

mang tính gia trưởng như ở phương đông nhưng sau đó do nhu cầu phát triển kinh

tế công thương nghiệp nên xã hội chiếm nô ở đây ngày càng phát triển tới mức

thành thục và điển hình.

– Nguyên nhân của sự chênh lệch về thời gian hình thành giữa các quốc gia cổ đại

phương đông và phương tây: do ở phương đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi khí

hậu phù hợp, đất phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng

cũng phải lo làm thuỷ lợi phòng lũ lụt nên từ rất sớm các công xã nông thôn đã hợp

nhất thành các liên minh bộ lạc lớn rồi từ đó hình thành các quốc gia cổ đại vì thế

ngay cả khi loài người còn đang ở thời kì đá – đồng, khi mà công cụ bằng sắt chưa

xuất hiện thì họ vẫn có thể thành lập các nhà nước cổ đại. Trái lại, ở phương tây đất

canh tác không màu mỡ bằng, khí hậu không phù hợp để canh tác nông nghiệp vì

thế chỉ khi công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I TCN thì các quốc gia cổ

đại phương tây mới hình thành. Ở đây ta lại có thắc mắc tại sao các quốc gia

phương tây phát triển công thương nghiệp lại cần sự phát triển nông nghiệp ở thời

đồ sắt lý do rất đơn giản vì nông nghiệp là cơ sở của mọi ngành kinh tế, là hình

thức kinh tế giúp con người tồn tại, không ở đâu là không cần nông nghiệp phát

triển kể cả các quốc gia phương tây vì nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự tồn tại

của xã hội

– Nguyên nhân sự khác nhau về giai cấp đối kháng giữa các quốc gia cổ đại

phương đông và phương tây:lý do sự khác nhau đó đến từ thể chế chính trị, xã hội.

Ở các quốc gia phương đông cổ đại hình thức chính trị xã hội chủ yếu của họ là

hình thức tập quyền chuyên chế vì thế mâu thuẫn giai cấp chủ yếu sảy ra giữa nông

dân công xã và quý tộc, quan lại trong khi đó ở các quốc gia cổ đại phương tây nền

dân chủ chủ nô phát triển mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô và nô lệ nhưng trong

xã hội cổ đại phương tây lại có sự phức tạp hơn phương đông ở chỗ ngoài hai giai

cấp đối kháng chủ yếu là chủ nô và nô lệ còn xuất hiện giai cấp bình dân họ không

bị bóc lột như nô lệ nhưng cũng không bóc lột trực tiếp đối với nô lệ họ sống nhờ

vào phúc lợi xã hội (giai cấp vô sản ăn bám) . Giai cấp này hình thành trên cơ sở sự

phát triển của chế độ chiếm nô khi của cải trong xã hội đã tích luỹ 1 lượng của cải

đủ nuôi sống cả xã hội. Họ sống nhờ vào chính quyền chiếm nô nên có quan hệ lệ

thuộc vào giai cấp trên, nhưng họ vẫn là dân nghèo nên cũng có những mâu thuẫn

nhất định với giai cấp trên.

– Nguyên nhân lãnh thổ của các quốc gia phương đông cổ đại lại rộng lớn và

thường xuyên ở tình trạng thống nhất hơn các quốc gia phương tây: Do ở phương

đông có nhu cầu chung sức trị thuỷ các dòng sông lớn nên các tiểu quốc thường có

xu hướng hợp nhất với nhau vì thế các quốc gia phương đông cổ đại thường có

lãnh thổ rộng lớn và thống nhất lãnh thổ hơn các quốc gia phương tây cổ đại(trừ đế

chế Rôma). Còn ở các quốc gia cổ đại phương tây tiêu biểu là Hi Lạp các quốc gia

thường mang tính chất thành bang diện tích nhỏ và không có sự thống nhất về lãnh

thổ là do không có nhu cầu trị thuỷ các dòng sông lớn, sự phát triển của kinh tế

công thương nghiệp không đòi hỏi nhu cầu thống nhất lãnh thổ nhưng về cơ bản

vẫn là do bị địa hình chia cắt bởi núi cao, sông dài. Chính sự chia cắt về tự nhiên

và việc các thành bang không thống nhất với nhau đã khiến lãnh thổ Hi Lạp cổ đại

chưa từng có 1 vương triều thống nhất có chăng chỉ là một số thành bang mạnh

vươn lên làm “minh chủ” một thời gian rồi sau này lại trở về cục diện ban đầu.

=> Sự khác biệt chủ yếu giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về

xã hội kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên giống nhau đến mấy cũng không rõ

ràng bằng nhà nước đó dựa vào nô lệ hay nông dân công xã là lực lượng chính lao

động để làm ra của cải vật chất. Theo tôi đó là cái thước đo xem nhà nước cổ đại

này thuộc các quốc gia cổ đại phương đông hay phương tây

4. So sánh nền văn minh phương đông cổ đại và phương tây cổ đại về nghệ thuật

Bên cạnh các thành tựu khác như văn học, toán học, vật lý, y học, . ko thể ko kể

đến nghệ thuật Kiến trúc và điêu khắc của văn minh phương tây và phương đông

cổ đại Nói đến nghệ thuật là nói tới cái đẹp. Thông qua sự phát triển của nghệ thuật

chúng ta có thể hiểu được ngoài nhu cầu vật chất con người còn có nhu cầu hưởng

thụ về tinh thần, ngoài ra, thông qua nghệ thuật chúng ta còn có thể thấy được sự

phát triển của khoa học kỹ thuật và sức sáng tạo kỳ diệu của con người qua từng

giai đoạn lịch sử

4.1.Phương đông

Ktruc cổ của các nước phương Đông có đặc điểm là thường gắn với tôn giáo,

người pđ rất trọng tâm linh nên họ thường tập trung của cải, sức lực để xây dựng

các đền tháp đồ sộ để mời các vị thần về, cầu mong các thần phù hộ. Do đó, ở

Phương Đông nhiều công trình mang tính chất tôn giáo đã ra đời và dựng lên ở hầu

khắp các nước một tấm thảm nghệ thuật vô cùng đa dạng và huyền bí . Từ những

tác phẩm nhỏ bé và tinh xảo tới những công trình khổng lồ , vừa mang nét thiêng

liêng phồn thịnh của nền mỹ thuật Ấn Độ lại có những tác phẩm mang vẻ đẹp tinh

vi óng chuốt của phong cách siêu quán Trung Hoa .

Có thể nói, trong quá trình phát triển văn minh, người Phương Đông nói chung và

người Ai Cập cổ đại nói riêng đã tạo ra những di sản văn hóa cực kỳ quý báu và đồ

sộ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc Ai Cập cổ đại đã đạt tới một trình

độ rất cao. Kiến trúc Ai Cập cổ đại chủ yếu là các đền đài tôn giáo với các cấu trúc

khổng lồ và sự thần bí của không gian, được xác định bởi các bờ tường dày và dốc

với ít lỗ mở. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu và đặc biệt

là Kim tự tháp. Nói đến Ai Cập người ta nghĩ ngay đến những Kim tự tháp đứng

sừng sững giữa sa mạc mênh mông. Chúng như những tấm bia khổng lồ ghi lại

một thời đại huy hoàng trong lịch sử kiến trúc nhân loại, thể hiện được sức sáng

tạo kỳ diệu của những người xây dựng nên nó. Bằng bàn tay và khối óc của mình,

người dân Ai Cập cổ đại đã để lại cho nền văn minh nhân loại những giá trị nghệ

thuật kiến trúc vô giá.

Bên cạnh những giá trị về mặt kiến trúc, Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cũng có

nhiều thành tựu lớn, thành tựu đó biểu hiện ở hai mặt: tượng và phù điêu. độc đáo

nhất trong lĩnh vực điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Xphanh khổng lồ: gọi là

nhân sư, là những bức tượng mình sư tử, đầu người hoặc dê. Đây là một quái vật

huyền thoại của người Ai Cập, thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của người dân Ai cập

cổ xưa.

Ngoài những công trình lớn nêu trên, mỹ thuật Ai Cập Cổ đại còn đạt tới trình độ

hoàn hảo, trong các tranh tượng vừa và nhỏ, theo phong cách tả thực rất tinh vi và

đặc sắc trong đó kết hợp chặt chẽ giữa điêu khắc và hội họa . Các tác phẩm tiêu

biểu như : Tượng đá vôi màu ; Viên thư lại ngồi ,tượng gỗ Cheikh e Beled là tượng

gỗ vào loai đẹp và cổ nhất Ai Cập còn lưu lại đến ngày nay. Phù điêu đá vôi

Tigrane Pacha . tượng đồng Reine Karomama . Đặc biệt bức phù điêu tuyệt đẹp

trên đá tô màu Seti I và Nữ Thần Hathor

Nằm ở khu vực Tây Á, Lưỡng Hà cổ đại thuộc vùng đất nằm trong lãnh thổ hai

nước Irắc vàCoóet ngàynay.Đất đai Lưỡng Hà được hai con sông Tigre và

Euphrate bồi đắp phù sa màu mỡ . Ở đây đã có một nền nghệ thuật phát triển rất

cao, nhưng do điều kiện địa lý, họ đã phải dùng nhiều vật liệu không bền như gạch

không nung trong kiến trúc, nên nhiều công trình bị động đất và thời gian tàn phá.

Thời cổ đại, các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, cung điện, đền miếu, thành,

vườn hoa, . Nổi lên trên quần thể kiến trúc: thành, cung điện là vườn treo

Babilon.Toàn bộ vườn treo thực chất là một vườn hoa được tạo dựng trên không,

được xây dựng vào cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VI (TCN). Đây là công trình kiến

trúc, là chứng tích cho một huyền thoại về tình yêu cuồng nhiệt của những vị vua,

hoàng hậu, và công chúa xinh đẹp xứ Mađi.

Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu . Những tác phẩm tương đối tiêu biểu

là “ bia diều hâu” (2800 Tr.CN) được tạc để kỷ niệm chiến thắng của Vua thành

Lagash , bia Naram Sin ( khoảng 2700 Tr.CN , Bảo tàng Louwre) bia này làm bằng

sa thạch đỏ cao 2 mét nay còn nguyên vẹn , vốn là để kỉ niệm chiến thắng của vua

Naram Sin . các tượng Vua Goudea (2400Tr.CN) là đỉnh cao của nghệ thuật Sumer

và Akkad với phong cách dứt khoát và mạnh mẽ . Ngoài ra ta còn biết tài hoa của

các nghệ sỹ qua Con dấu trục , “Cột đá naramxin”, “bia điều luật Hamourabi”, phù


Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân | Phạm Trung Đức


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm :  100 câu thành ngữ tiếng anh (idioms) thông dụng trong tiếng anh

Related Articles

Back to top button