Kỹ Năng Sống

Thuyết minh về đôi dép lốp (dép cao su)

Bạn đang xem: Thuyết minh về đôi dép lốp (dép cao su) Tại Website chongthamvietnam.vn
thuyet-minh-ve-doi-dep-lop-dep-cao-su

Thuyết minh về đôi dép lốp (dép cao su Bác Hồ)

  • Mở bài:

Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng vất vả mà tươi đẹp bởi tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sông, để làm việc. Chúng tôi dã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường, những kỉ niệm hãi hùng của chiến tranh… với đôi dép lốp.

  • Thân bài:

Nguồn gốc ra đời đôi dép lốp:

Dép lốp hay còn gọi là dép cao su, dép bộ đội. Sau này còn có tên là dép đúc ở thời bao cấp, được làm ra từ lốp (vỏ) ô tô cũ. Đôi dép lốp là sự sáng tạo độc đáo của bộ đội Việt Nam. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước, bộ đội ta phải chiến đấu trong điều kiện hết sức thiếu thốn. Không những vũ khí thô sơ mà quân trang, quân dụng hầu như không có. Phát huy tinh thần sáng tạo, tự trang bị, các chiến sĩ không ngừng nỗ lực tìm kiếm các vật dụng thây thế nhằm đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.

Năm 1947, Đại tá Hà Văn Lâu nhận thấy lốp xe cao su có tính ăng bền chắc, ít hao mòn, là vật liệu tốt để làm dép. Dựa trên ý tưởng của những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép và tận dụng những lốp xe cũ hiện có, ông cùng một vài đồng chí đã cắt thành những đôi dép lốp kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, bảo vệ bàn chân trong hầu hết trường hợp giẫm lên cả mẻ chai, thép gai, lửa đỏ. Không những thế, dép vừa rẻ vừa hợp với cách chiến dấu của quân đội du kích gọn nhẹ là chính. Từ đó, đôi dép lốp nhanh chống được trang bị cho bộ đội ta và cùng các chiến sĩ ra tới chiến trường, làm nên những chiến công hiển hách.

Đặc điểm cấu tạo đôi dép lốp:

Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.

Để tạo ra dép lốp, người ta dùng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô, rồi xén theo hình bàn chân. Đôi dép lốp có hình dáng giông các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuổng đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Đã đi dép lốp thì trong túi thê nào cũng găm sẵn cái rút dép – làm bằng một miếng sắt dẹt hình chữ I dài gập đôi lại.

Dép lốp đã được trang bị cho quân đội trong một thời gian dài. Về sau này, khoảng đầu những năm 1970, bộ đội mới được trang bị dép đúc”. Nó có cấu trúc giông dép lốp, nhưng đế bằng cao su đúc nên mềm, nhẹ và nhẵn hơn, quai chắc chắn hơn, người sử dụng thấy dễ chịu hơn. Loại dép này trong Nam gọi là “dép râu”.

Sử dụng và bảo quản dép lốp:

Sửa dụng dép lốp có nhiều tiện lợi hơn giầy trong điều kiện chiến đấu trong môi trường khí hậu nhiệt đới nước ta. Dép lốp bền, chắc, không thấm nước, mau khô nếu gặp nước nên giữa đôi chân lúc nào cũng khô ráo, không bị nấm mốc, ghẻ lở gây khó chịu. Việc bảo quản, vệ sinh và sữa chữa dép lốp cũng hết sức dễ dàng. Thao tác tháo ra và mang vào cũng nhanh chống hơn hẳn. Trong môi trường trơn trượt, bùn nhão, dép lốp có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, chỉ cần tháo dép xách tay là xong.

Khi không sử dụng nữa, cần vẹ sinh dép sạch sẽ, để nơi thoáng mát. Tránh để dép gần lửa nóng, nơi ẩm thấp dễ làm hỏng dép. Cũng cần đề phòng chó cắn quai làm hỏng dép. Khi dép hỏng, cần xử lí đúng cách, không đốt dép làm ô nhiễm môi trường.

Ý nghĩa đôi dép lốp:

Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc.

Đôi dép cao su là biểu tượng của sự giản dị, thủy chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Dép cao su đã trở thành biểu tượng của sự giản dị, một đặc trưng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Sự tiện lợi của đôi dép lốp dẫn đến việc nó trở nên phổ biến tại Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần sử dụng dép lốp trong sinh hoạt thông thường, thậm chí trong cả một số trường hợp ngoại giao. Hình ảnh Hồ Chủ tịch với dôi dép lốp, bộ Kaki bình dị trong những chuyến công du đã trở thành biểu tượng của đức tính giản dị, được nhân dân thế giới kính trọng và ngưỡng mộ.

  • Kết bài:

Đôi dép lỐp ghi dấu một thời hào hùng của dân tộc. Dép lốp với cây gậy Trường Sơn là hai biểu tượng tiêu biểu cho những năm chiến đấu oai hùng. Mặc dù dép lốp ngày nay không còn phổ biến tại Việt Nam như một biểu tượng của gian khổ, nhưng dép lốp vẫn còn được bán rất nhiều như một vật lưu niệm của khách du lịch hoặc những nhà sưu tập[8], thậm chí đôi khi được xem như một xu hướng thời trang của giới trẻ.

Bài tham khảo:

Thuyết minh đôi dép cao su Bác Hồ

  • Mở bài:

Đôi dép cao su (dép lốp) vốn là một vật dụng gần gũi và phổ biến ở nước ta nửa cuối thế kỉ 20. Dép cao su gắn bó với Bác Hồ và các chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, tuy dép lốp không còn được sử dụng rộng rãi nhưng nó mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta.

  • Thân bài:

Dép lốp cao su là một loại dép đơn giản được làm từ săm và lốp xe ô tô. Loại dép này khá phổ biến ở những nước thuộc thế giới thứ ba (các nước kém phát triển) do tính đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và độ bền của chúng.

Có nhiều tư liệu khẳng định đôi dép cao su đầu tiên ra đời năm 1947, khi cuộc chiến chống thực dân pháp đang trong thời kì khốc liệt.

Năm 1947, khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đi vào giai đoạn quyết liệt, quân ta cần rất nhiều quân dụng nhưng chưa tìm được nguồn viện trợ. Đại tá Hà Văn Lâu từ những chiếc lốp ô tô cũ đã chế tạo ra những đôi dép lốp cao su kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, bảo vệ bàn chân trong hầu hết trường hợp giẫm lên cả mẻ chai, thép gai, lửa đỏ. Dép lốp cao su ra đời đáp ứng yêu cầu quân dụng đang hết sức thiếu thốn của bộ đội ta thời kì đó.

Hình dáng dép lốp cao su cũng giống những đôi dép san-dal bình thường. Dép có màu đen. Chất liệu: làm từ săm, lốp cao su ô tô. Khi cần số lượng nhiều người ta đã sản xuất hang loạt theo mẫu thay vì tận dụng săm lốp ô tô cũ.

Dép lốp cao su có cấu tạo hết sức đơn giản bao gồm: đế dép, quai dép, và dụng cụ xâu quai. Một phần lốp ô tô cũ được cắt ra làm đế (thường là phần giữa) như hình dáng của bàn chân, phần ngoài của lốp (tiếp xúc với đường) đặt phía dưới. Nhờ tính đàn hồi và chịu lực tốt của cao su nên dép lốp cao su rất bền chắc, sử dụng liên tục trong nhiều năm mà không hư hỏng.

Quai của dép được cắt ra từ săm ô tô cũ, hẹp 1-1.5 cm, dài tùy ý sao cho phù hợp với chân. Quai dép mềm mỏng ôn sát vào chân chứ không bọc kín như giày hay các loại dép khác.

Để xỏ quai, người ta đục hay rạch trên đó 8 cái khe ở mép (là 8 đầu nối quai và đế). Thật kì diệu, dép lốp cao su là loại dép duy nhất trên thế giới có gắn kết quai và đế mà không cần bất kì một loại keo dán nào. Xâu quai vào lỗ bằng cách dùng rút dép, kẹp đầu dây, luồn qua khe trên đế. Rút dép là một mảnh kim loại mảnh, hoặc thanh tre dài, gập đôi lại.

Dép lốp cao su có vai trò bảo vệ đôi bàn chân khi di chuyển. Đó cũng là tính năng cơ bản của giầy và dép. Dép cao su chính là phương tiện được trang bị chủ yếu cho bộ đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, làm nên những chiến thắng thần kì, được thế giới hết sức ca ngợi.

Dép lốp cao su tỏ ra phù hợp với mọi địa hình và điều kiện thời tiết. Đặc biệt là địa hình đồi núi bởi tính ma sát cao, độ bám dính lớn, tính đàn hồ của cao su giú dép ôm chặt vào bàn chân. Hay địa hình có nhiều gai nhọn, đá sỏi gồ ghề dép cao su cũng bảo vệ tố đôi bàn chân người dùng. Đôi dép cao su giúp các chiến sĩ hành quân nhanh bởi tính gọn nhẹ, mau khô khi thấm nước, dễ bảo quản và sữa chữa.

Tuy nhiên ở địa hình bùn trơn, dép lốp cao su lại rất bất tiện bởi dễ trơn trượt do độ ma sát của cao su giảm khi bị thấm nước.

Dép lốp cao su rất đẽ sản xuất. Chỉ cần một chiếc máy cắt cao su với vài người thợ là có thể sản xuất ra hàng loạt đôi dép trong một thời gian ngắn. Sản xuất dép lốp cao su không cần nguyên liệu mới nên tiết kiệm được nhiều chi phí. Bởi thế, dép có giá thành rất rẻ.

Khi mang dép, phải xiết quai ôm chặt vào chân để tránh bị tuột ra ngoài. Nên giữa bàn chân đúng tư thế để tránh bị trật dép.

Không nên để dép gần lửa nóng bởi chất liệu cao su rất dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao. Cũng không nen đi dép ở nới nhiều bùn lầy, trơn trợt. Trong điều kiện ẩm nước, dép lốp cao su có độ ma sát rất thấp, gây nguy hiểm cho người dùng.

Bảo quản dép ở điều kiện khô, thoáng và thường xuyên vệ sinh lau chùi để dép được bền lâu. Khi không dùng nữa thì nên cất dép vào hộp kín để giữ gìn dép được bền lâu hơn.

Sự tiện lợi của đôi dép lốp dẫn đến việc nó trở nên phổ biến tại Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.

Đôi dép gắn bố chặt chẽ với cụ Hồ và hình ảnh người chiến sĩ vượt đèo lội suối làm nên những chiến thắng chấn động địa cầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần sử dụng dép lốp trong sinh hoạt thông thường, thậm chí trong cả một số trường hợp ngoại giao. Mức độ phổ biến trong việc sử dụng dép lốp của Hồ Chí Minh và những người ủng hộ ông có ảnh hưởng đến nỗi nhiều người Mỹ gọi dép lốp bằng danh từ “Ho Chi Minh sandals”.

Hình ảnh đôi dép cao su đi vào thi ca, âm nhạc, hội họa và các loại hình nghệ thuật khác như một niềm tự hào của con người Việt Nam, là biểu tượng của tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam thế kỉ 20.

  • Kết bài:

Mặc dù dép lốp cao su ngày nay không còn phổ biến tại Việt Nam như một biểu tượng của gian khổ, nhưng dép lốp vẫn còn được bán rất nhiều như một vật lưu niệm của khách du lịch hoặc những nhà sưu tập, thậm chí đôi khi được xem như một xu hướng thời trang của giới trẻ.


Đôi dép – Thông Vi Vu (Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống) (Đôi khi – 20.10.2010)


Đêm nhạc Đôi khi 3 2010 Gx Bình Lâm (20102010)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm :  Soạn bài ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt lớp 8

Related Articles

Back to top button