Kỹ Năng Sống

Đôi dép- bài thơ có giá tiền tỷ!


:: Văn :: Văn và Thơ sưu tầm

 

 Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!

Go down 

3 posters

Tác giảThông điệpLá Cỏ

Lá Cỏ

Tổng số bài gửi

:

1917

Join date

:

19/04/2013

191719/04/2013


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty7/10/2013, 1:58 pm

Tiêu đề: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!7/10/2013, 1:58 pm

Đôi dép- bài thơ có giá tiền tỷ!

Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! DoiDep
Đôi dép- bài thơ có giá tiền tỷ!

     Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ “ai thèm mua thơ!”. Thơ ca từ bao giờ đã bị “thất sủng” giữa cuộc sống hiện đại. Nhà thơ cũng chẳng mấy khi bận tâm đến thu nhập từ thơ, mà phải bươn chải bằng nhiều công việc khác. Thơ được nhiều người đọc, yêu quý đã là hạnh phúc lắm rồi. Nên sự kiện bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ của tác giả Trần Hoài Thu (tức Trần Đình Chính) được một công ty mua bản quyền với giá 300 triệu khiến nhiều người giật mình. Có người còn chép miệng không tin: Thơ thì lấy đâu ra tiền triệu?

     Trên thực tế, Màu tím hoa sim, bài thơ của thi sĩ Hữu Loan đã được một công ty điện tử chuyên phát hành nhạc karaoke mua độc quyền với giá 100 triệu, rồi bài thơ Lá diêu bông của thi sĩ Hoàng Cầm cũng bán được 200 triệu, khai thác trong 50 năm. Có điều dường như các Công ty trên mua bản quyền trực tiếp một phần do yêu mến tác giả và tác phẩm, còn mục tiêu kinh doanh của họ lại là những bản nhạc phổ từ thơ hơn là bản thân các bài thơ góp phần làm nên bản nhạc. Thực tế sau khi đăng ký bản quyền các bài thơ này vẫn bị sao chép, phổ biến tràn lan trên internet mà có ai lên tiếng, kiện tụng vi phạm bản quyền gì đâu?

     Trước thông tin bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ được bán với số tiền 300 triệu, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến – Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép cho biết: “Nếu làm tốt việc bảo vệ bản quyền, nhiều bài thơ sẽ mang về tiền tỉ, ví dụ, bài thơ Đôi dép có thể thu được hơn 2 tỉ!”

    Theo bà thì việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu làm tốt việc quản lý bản quyền trên mạng, với mức phí rất rẻ 1.000 đồng/ lần tải về, chỉ cần 100 nghìn người sao chép thì đã thu được 100 triệu đồng rồi. Xu hướng này hiện nay rất phổ biến và có hiệu quả, nhưng đòi hỏi tổ chức phải chuyên nghiệp, có năng lực quản lý và trung thực.

     Trước băn khoăn rằng với thực tế hiện nay, liệu người yêu thơ có nhiều đến mức một bài thơ nào đó đạt được 1 – 2 triệu lượt đọc hay không, bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: bài thơ Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ rất hay ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng. Nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỉ đồng tiền tác quyền. Một con số hết sức ấn tượng!!!

     Và bây giờ, xin mời Quý độc giả cùng thưởng lãm bài thơ có giá tiền tỷ này nhé:

Đôi dép- bài thơ có giá tiền tỷ!

Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Doidep2

Đôi dép

                     TG: Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…

Đọc thêm: theo trang Thica.net thì bài thơ còn có ba khổ cuối với ghi chú như sau:

Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen

Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia

Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu (1)(2)

   Ghi chú:
      (1) Ba khổ cuối của bài thơ không được phổ biến, Thica.net xin được đăng thêm để bạn đọc tham khảo
      (2) Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch.

     Vậy Nguyễn Trung Kiên là ai?

     Nguyễn Trung Kiên sinh 28.4.1973 học Lớp Văn 1K, Đại học Sư Phạm, TP HCM. Trung Kiên cho biết anh viết Đôi dép vào tháng 12-1997 và bài này sau đó đã được giải 2 chương trình “Tiếng thơ sinh viên” 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ). Cảm hứng viết Đôi dép bắt nguồn từ cuộc tranh luận “rách việc” với một người bạn gái, rằng khi người ta mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước… Cuộc tranh luận nảy lửa, trái ngược nhau, không bên nào chịu nghe bên nào. Sau buổi đó, về nhà, Kiên cứ mãi suy nghĩ về đôi dép và…một ý tưởng mới được hình thành, Kiên muợn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Đôi dép được viết khi Kiên chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Sau đó khi lập gia đình với một cô giáo Trường cao đẳng Sư phạm mầm non – anh đã tặng bài thơ này như một món quà cưới! Lẽ dĩ nhiên vợ Kiên rất thích thơ của chồng, và là người rất tích cực phổ biến thơ anh trong bạn bè (Tuổi trẻ Chủ Nhật, 30.09.2007 bài “Đã gặp tác giả Đôi dép“)

     Về bài thơ “Đôi dép” của Thuận Hóa, có nhiều thông tin cho rằng Thuận Hóa viết bài thơ này tặng Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi! ( Một nữ biệt động thành ở Huế hy sinh trong trận đánh tết Mậu Thân năm 1968, tròn 21 tuổi và có để lại kỷ vật là một đôi dép). Nhưng Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi là ai? Nếu đã hy sinh năm 1968 thì ắt phải  được phong là liệt sỹ chứ? Đôi dép để lại trước lúc hy sinh ấy, bây giờ còn không? Đó là một kỷ vật gây nên xúc cảm mãnh liệt, để Thuận Hóa thăng hoa? Hầu như không người được nào biết rõ về thông tin này…

     Bài thơ “Đôi dép”  của Thuận Hóa như sau:

ĐÔI DÉP
                     (Tác giả Thuận Hóa)
Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng… nỗi nhớ Ý Nhi ơi!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em… thương lắm Ý Nhi ơi!

     Trên một trang mạng, tác giả Quỳnh Dao (?)- một người tự nhận là rất yêu thích bài thơ Đôi dép đã có sự so sánh, đối chiếu giữa hai bài thơ như sau:

     Bỏ qua tất cả những cảm xúc trái chiều. Dù còn ngờ ngợ, chưa hẳn tin chắc tác giả bài thơ “Đôi dép” là ai? Nhưng, với lòng yêu thơ; tôn trọng sự thật khách quan… chúng ta đem hai bài thơ ra so sánh với nhau từng từ ngữ, bố cục kết cấu và tổng thể bài thơ xem có điểm gì giống, khác nhau hay không? Quả thực, chúng ta sẽ thấy có nhiều đáng bàn!

     So sánh Bài thơ ĐÔI DÉP của Thuận Hóa(TH); với bài thơ ĐÔI DÉP của Trung Kiên (TK)

1. Hai câu mở đầu:

   TK: Bài thơ đầu anh viết tặng em
   Là bài thơ anh viết về đôi dép
   Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
   Những vật tầm thường cũng biến thành thơ

   TH: Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
   vần thơ anh viết về đôi dép
   Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
   Đôi dép tầm thường cũng biến thành thơ

     Vậy, “Bài thơ”? hay “Vần thơ”? khổ thơ thứ 3 TK thì viết “khi nỗi nhớ…”; còn TH lại là “Khi anh nhớ”!. Theo tôi TK có lý hơn.

2. Khổ thơ thứ 2:

   TK: Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
   Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
   Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
   Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Xem thêm :  Tuyển tập thơ bùi giáng – những sáng tác hay của nhà thơ bùi giáng

   TH: Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
   Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
   Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
   Từ Bắc vào Nam cát bụi cùng nhau

    Ở khổ thơ này, ngay câu đầu tiên đã có sự thêm, bớt từ “kia”; và, trong khổ thơ thứ 3 thì có sự khác biệt lớn: TK thì :”cùng gánh vác…”; còn TH lại “Đi làm cách mạng…”. Đặc biệt trong khổ thơ thứ tư thì hoàn toàn khác (chỉ giống về âm vần để kết một tứ thơ mà thôi) !?. Vậy, trong cùng một đề tài viết về đôi dép, những ý thơ đó nói lên điều gì? Có logic không? Có sát với hoàn cảnh thực tiễn không? Người đọc hẳn sẽ có sự so sánh, phân tích…và đi đến kết luận riêng của mình. Theo tôi: TK vẫn có lý hơn. Vì ý thơ rất tự nhiên, không bị gò ép vào “một không gian, hoàn cảnh đặc biệt” theo ý thức chủ quan của tác giả. Rõ ràng, ở câu thứ nhất “ Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ” hẳn là tự nhiên, đời thường hơn rất nhiều, so với câu thiếu chữ “kia” chứ!. Câu thứ  3 và 4 cũng vậy, ở TH tôi cứ thấy gượng gạo, bị gò ép thế nào ấy, không được tự nhiên lắm.

3.Khổ thơ thứ 3:

   TK: Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao
   Cùng chia sẻ sức người chà đạp
   Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
   Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

   TH: Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
   Cùng chung chia sẻ sức người chà đạp
   Khi vinh nhục không đi cùng người khác
   Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

   Ở câu thơ thứ hai trong khổ thơ này ta thấy TK thì viết “Cùng chia sẻ…”; còn TH thì thêm từ ‘chung’ để thành câu “Cùng chung chia sẻ…”. Cùng chia sẻ là rõ ý rồi, cần gì phải thêm chữ ‘chung’nữa!?. Đến câu thứ 3 giữa 2 người vẫn có sự dùng từ ngữ khác nhau, tôi thấy chữ “khi” đặt trong hoàn cảnh này không chuẩn lắm.

4. Ở khổ thơ thứ tư:

   TK: Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
   Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
   Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
   Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

   TH: Nếu một ngày một chiếc mất đi
   Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
   Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
   Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

     Ở câu thơ đầu tiên, TK viết thật tự nhiên một giả định rất đời thường “Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi”!; khác với TH “Nếu một ngày một chiếc mất đi”!; tiếp đến câu thứ 3 thì khác hẳn về chủ thể: TK thì nói “…người đời sẽ biết”; còn TH thì “…người đi sẽ biết”!. Hiển nhiên là: nếu ta bị mất đi một chiếc dép, nhưng không muốn vứt đi chiếc còn lại; nên mới lấy chiếc khác (của đôi khác, giống như chiếc đã mất) thay vào cho đủ một đôi để đi; thì chắc chắn “người đi” phải biết chứ? Việc gì phải nói rằng: người đi sẽ biết: “hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu”!. Trong trường hợp này, TK dùng từ “người đời” là hợp lý.

5. Khổ thơ thứ năm:

   TK: Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
   Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
   Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
   Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

   TH: Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
   Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
   Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
   Mà trong lòng… nỗi nhớ Ý Nhi ơi!

     Trong khổ thơ này, ở 3 khổ đầu hai tác giả đều viết giống nhau; đến khổ thứ tư mới sử dụng từ ngữ khác nhau: TK “…nỗi nhớ cứ chênh vênh”, TH: “…nỗi nhớ Ý Nhi ơi!”. Theo tôi: 3 câu đầu của khổ thơ này viết như vậy mà câu thứ 4 viết như TH là không có lý. Vì ý tứ chính trong câu thơ này chỉ muốn nói (đại ý) rằng: với đôi dép, nếu vì lý do nào đấy mà bị thiếu đi một chiếc; thì chắc chắn ta sẽ bước hụt hẫng, luôn luôn nghiêng về một phía. Giả sử có lấy một chiếc dép khác thay vào (không phải là chiếc kia) để đi tạm; thì chiếc còn lại vẫn cứ nhớ chiếc kia khôn nguôi…

6. Khổ thơ thứ sáu:

   TK: Đôi dép vô tri khắng khít song hành
   Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
   Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
   Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

   TH: Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
   Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
   Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
   Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

     Đôi dép “vô tri” chứ ai gọi là đôi dép “vô tư”. Những vật dụng tầm thường, không biết ăn, không biết nới, không biết tư duy, suy nghĩ thì người ta thườg gọi đó là những vật “Vô tri, vô giác”; còn “vô tư” thì ngược lại…

7. Khổ thơ thứ bảy:

   TK: Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
   Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
   Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
   Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung

   TH: Không thiếu nhau trên những bước đường đòi
   Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
   Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
   Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

     Sự khác nhau chỉ là những câu, từ do từng tác giả sử dụng trong cách đặt câu (cho khác đi một tý!?); ai cũng biết ý nghĩa của “không thể thiếu”, với “không thiếu” là (tương đối) như nhau (chỉ khác một chút là sự khẳng định mạnh mẽ hơn ở “không thể thiếu”…). Còn “dẫu mỗi chiếc” và “dẫu một chiếc” thì có gì khác nhau đâu?. Nhưng ở câu kết của khổ thơ này thì bạn đọc ai cũng câu nào có ý nghĩa hơn, sát thực hơn…

8. Khổ thơ thứ tám.

   TK: Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
   Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
   Chỉ còn một là không còn gì hết
   Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia!

   TH: Hai chúng mình thầm lặng bước song song
   Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
   Chỉ còn một là không còn gì hết
   Như anh và em… thương lắm Ý Nhi ơi!

      Ở khổ thơ này đã hiện rõ sự vô lý của TH, khi viết “ Hai chúng mình thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc…”; Tại sao hai người đang bên nhau, mà khi mất đi một chiếc dép phải dừng lại? trên con đường đi làm cách mạng, nếu người bạn, đồng đội (hoặc người yêu) hy sinh thì người kia phải tiếp tục nén đau thương để tiếp tục chiến đấu, không thể dừng lại. và, càng gượng gạo hơn khi ta đọc câu thứ 3 và 4 của TH: “Chỉ còn một là không còn gì hết/ Như anh và em…thương lắm Ý Nhi ơi!”. Trong văn học, nếu viết về liệt sỹ đã hy sinh (cho dù là người bạn gái, người yêu của mình) thì cũng không thể tiêu cực như thế (chỉ còn một là không còn gì hết)!?. Nếu chỉ viết về một đôi dép đơn thuần (dù có nhân cách hóa lên là tình yêu giữa 2 người) thì viết như TK mới có thể chấp nhận được “Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia”.

     Thật tình, tôi thấy bài thơ “ĐÔI DÉP” rất hay, tác giả phải có cảm hứng mãnh liệt mới sáng tác được như thế. Hay ở chỗ, chỉ là một đôi dép rất đời thường (vì ai cũng phải đi dép hàng ngày); thế nhưng có mấy người nhận ra được sự gắn bó kỳ diệu của chúng:”Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ? Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước” !.Theo tôi, bài thơ này chỉ hay từ khổ thở thứ hai trở đi mà thôi; còn khổ đầu không có cũng được.Thực tế những ai yêu thích bài thơ này đa số họ cũng chỉ chép từ khổ thơ thứ hai trở đi.

     Như trên tôi đã mạo muội so sánh sự khác nhau về bài thơ này được chép đăng trên mạng, dưới tên hai tác giả Trung Kiên và Thuận Hóa. Nhưng trả lời cho câu hỏi: Vậy ai mới đích thực là tác giả bài thơ “ĐÔI DÉP”? thì không dễ. Chỉ có những người trong cuộc mới biết…Thế nhưng, cho đến nay họ đều im lặng một cách tế nhị, chẳng ai lên tiếng cả. Vậy thì,  dù có một chút “khiếm nhã” đưa ra vài lời nhận xét trong bài viết này cũng mong được quý vị lượng thứ. Tất cả cũng chỉ vì quá yêu thích bài thơ này mà thôi.
Quỳnh Dao(?)

    Theo đa số thông tin liên quan, trong đó gồm hai bài viết với chi tiết nhân vật và bằng chứng thuyết phục: Đã gặp tác giả Đôi dép đăng trên Tuổi trẻ ngày 30.09.2007 và bài Phút trải lòng hiếm hoi của bài thơ Đôi dép đăng trên Người đưa tin ngày 15.08.2012, có thể xác định Nguyễn Trung Kiên chính là tác giả bài thơ Đôi dép, đồng thời bản chính thức của Đôi dép không có ba khổ thơ cuối như trên đây.

(Sưu tầm)

Đôi dép- bài thơ có giá tiền tỷ!Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ “ai thèm mua thơ!”. Thơ ca từ bao giờ đã bị “thất sủng” giữa cuộc sống hiện đại. Nhà thơ cũng chẳng mấy khi bận tâm đến thu nhập từ thơ, mà phải bươn chải bằng nhiều công việc khác. Thơ được nhiều người đọc, yêu quý đã là hạnh phúc lắm rồi. Nên sự kiện bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ của tác giả Trần Hoài Thu (tức Trần Đình Chính) được một công ty mua bản quyền với giá 300 triệu khiến nhiều người giật mình. Có người còn chép miệng không tin: Thơ thì lấy đâu ra tiền triệu?Trên thực tế, Màu tím hoa sim, bài thơ của thi sĩ Hữu Loan đã được một công ty điện tử chuyên phát hành nhạc karaoke mua độc quyền với giá 100 triệu, rồi bài thơ Lá diêu bông của thi sĩ Hoàng Cầm cũng bán được 200 triệu, khai thác trong 50 năm. Có điều dường như các Công ty trên mua bản quyền trực tiếp một phần do yêu mến tác giả và tác phẩm, còn mục tiêu kinh doanh của họ lại là những bản nhạc phổ từ thơ hơn là bản thân các bài thơ góp phần làm nên bản nhạc. Thực tế sau khi đăng ký bản quyền các bài thơ này vẫn bị sao chép, phổ biến tràn lan trên internet mà có ai lên tiếng, kiện tụng vi phạm bản quyền gì đâu?Trước thông tin bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ được bán với số tiền 300 triệu, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến – Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép cho biết: “Nếu làm tốt việc bảo vệ bản quyền, nhiều bài thơ sẽ mang về tiền tỉ, ví dụ, bài thơ Đôi dép có thể thu được hơn 2 tỉ!”Theo bà thì việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu làm tốt việc quản lý bản quyền trên mạng, với mức phí rất rẻ 1.000 đồng/ lần tải về, chỉ cần 100 nghìn người sao chép thì đã thu được 100 triệu đồng rồi. Xu hướng này hiện nay rất phổ biến và có hiệu quả, nhưng đòi hỏi tổ chức phải chuyên nghiệp, có năng lực quản lý và trung thực.Trước băn khoăn rằng với thực tế hiện nay, liệu người yêu thơ có nhiều đến mức một bài thơ nào đó đạt được 1 – 2 triệu lượt đọc hay không, bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: bài thơ Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ rất hay ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng. Nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỉ đồng tiền tác quyền. Một con số hết sức ấn tượng!!!Và bây giờ, xin mời Quý độc giả cùng thưởng lãm bài thơ có giá tiền tỷ này nhé:Bài thơ đầu tiên anh viết tặng emLà bài thơ anh kể về đôi dépKhi nỗi nhớ ở trong lòng da diếtNhững vật tầm thường cũng viết thành thơHai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờCó yêu đâu mà chẳng rời nửa bướcCũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngượcLên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhauCùng bước cùng mòn không kẻ thấp người caoCùng chia sẻ sức người chà đạpDẫu vinh nhục không đi cùng người khácSố phận chiếc này phụ thuộc chiếc kiaNếu ngày nào một chiếc dép mất điMọi thay thế sẽ trở thành khập khễnhGiống nhau lắm nhưng người đi sẽ biếtHai chiếc này chẳng phải một đôi đâuCũng như mình trong những phút vắng nhauBước hụt hẫng cứ nghiêng về một phíaDẫu bên cạnh đã có người thay thếMà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênhĐôi dép vô tư khắn khít bước song hànhChẳng thề nguyền mà không hề giả dốiChẳng hứa hẹn mà không hề phản bộiLối đi nào cũng có mặt có đôiKhông thiếu nhau trên những bước đường đờiDẫu mỗi chiếc có một bên phải tráiNhưng anh yêu em bởi những điều ngược lạiGắn bó đời nhau bởi một bước đi chungHai mảnh đời thầm lặng bước song songSẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếcChỉ còn một là không còn gì hếtNếu không tìm được chiếc thứ hai kia…theo trang Thica.net thì bài thơ còn có ba khổ cuối với ghi chú như sau:Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìaMất một chiếc, chiếc kia vào sọt rácHay cố lê bên những gì phế thảiSống âm thầm nơi xó góc tối đenRồi ngày kia buồn chán không ánh đènChiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễnNgày ra đi không một người đưa tiễnNhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kiaMột nơi xa hai chiếc chẳng chia lìaVì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọcKhông hơn thua ghét ghen hay lừa lọcBước song hành một dạ đến ngàn thu (1)(2)(1) Ba khổ cuối của bài thơ không được phổ biến, Thica.net xin được đăng thêm để bạn đọc tham khảo(2) Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch.Nguyễn Trung Kiên sinh 28.4.1973 học Lớp Văn 1K, Đại học Sư Phạm, TP HCM. Trung Kiên cho biết anh viết Đôi dép vào tháng 12-1997 và bài này sau đó đã được giải 2 chương trình “Tiếng thơ sinh viên” 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ). Cảm hứng viết Đôi dép bắt nguồn từ cuộc tranh luận “rách việc” với một người bạn gái, rằng khi người ta mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước… Cuộc tranh luận nảy lửa, trái ngược nhau, không bên nào chịu nghe bên nào. Sau buổi đó, về nhà, Kiên cứ mãi suy nghĩ về đôi dép và…một ý tưởng mới được hình thành, Kiên muợn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Đôi dép được viết khi Kiên chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Sau đó khi lập gia đình với một cô giáo Trường cao đẳng Sư phạm mầm non – anh đã tặng bài thơ này như một món quà cưới! Lẽ dĩ nhiên vợ Kiên rất thích thơ của chồng, và là người rất tích cực phổ biến thơ anh trong bạn bè (Tuổi trẻ Chủ Nhật, 30.09.2007 bài “Đã gặp tác giả Đôi dép“)Về bài thơ “Đôi dép” của Thuận Hóa, có nhiều thông tin cho rằng Thuận Hóa viết bài thơ này tặng Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi! ( Một nữ biệt động thành ở Huế hy sinh trong trận đánh tết Mậu Thân năm 1968, tròn 21 tuổi và có để lại kỷ vật là một đôi dép). Nhưng Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi là ai? Nếu đã hy sinh năm 1968 thì ắt phải được phong là liệt sỹ chứ? Đôi dép để lại trước lúc hy sinh ấy, bây giờ còn không? Đó là một kỷ vật gây nên xúc cảm mãnh liệt, để Thuận Hóa thăng hoa? Hầu như không người được nào biết rõ về thông tin này…Vần thơ đầu anh viết tặng cho emLà vần thơ anh viết về đôi dépKhi anh nhớ ở trong lòng da diếtĐôi dép tầm thường cũng viết thành thơHai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờCó yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bướcĐi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngượcTừ bắc vào nam cát bụi cùng nhauCùng bước cùng mòn không kẻ thấp người caoCùng chung chia sẻ sức người đời chà đạpKhi vinh nhục không đi cùng người khácSố phận chiếc này phụ thuộc chiếc kiaNếu một ngày một chiếc mất điMọi thay thế đều trở nên khập khiễngGiống nhau lắm nhưng người đi sẽ biếtHai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.Cũng như mình trong những lúc vắng nhauBước hụt hẫng cứ nghiêng về một phíaDẫu bên cạnh đã có người thay thếMà trong lòng… nỗi nhớ Ý Nhi ơi!Đôi dép vô tư khắng khít bước song hànhChẳng thề nguyền mà không hề giả dốiChẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bộiLối đi nào cũng có mặt cả đôiKhông thiếu nhau trên những bước đường đờiDẫu một chiếc ở mỗi bên phải tráiNhư tôi yêu em bởi những điều ngược lạiGắn bó đời nhau bằng một lối đi chungHai chúng mình thầm lặng bước song songSẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếcChỉ còn một là không còn gì hếtNhư anh và em… thương lắm Ý Nhi ơi!Trên một trang mạng, tác giả Quỳnh Dao (?)- một người tự nhận là rất yêu thích bài thơ Đôi dép đã có sự so sánh, đối chiếu giữa hai bài thơ như sau:Bỏ qua tất cả những cảm xúc trái chiều. Dù còn ngờ ngợ, chưa hẳn tin chắc tác giả bài thơ “Đôi dép” là ai? Nhưng, với lòng yêu thơ; tôn trọng sự thật khách quan… chúng ta đem hai bài thơ ra so sánh với nhau từng từ ngữ, bố cục kết cấu và tổng thể bài thơ xem có điểm gì giống, khác nhau hay không? Quả thực, chúng ta sẽ thấy có nhiều đáng bàn!TK: Bài thơ đầu anh viết tặng emLà bài thơ anh viết về đôi dépKhi nỗi nhớ ở trong lòng da diếtNhững vật tầm thường cũng biến thành thơTH: Vần thơ đầu anh viết tặng cho emvần thơ anh viết về đôi dépKhi anh nhớ ở trong lòng da diếtĐôi dép tầm thường cũng biến thành thơVậy, “Bài thơ”? hay “Vần thơ”? khổ thơ thứ 3 TK thì viết “khi nỗi nhớ…”; còn TH lại là “Khi anh nhớ”!. Theo tôi TK có lý hơn.TK: Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờCó yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bướcCùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngượcLên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhauTH: Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờCó yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bướcĐi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngượcTừ Bắc vào Nam cát bụi cùng nhauỞ khổ thơ này, ngay câu đầu tiên đã có sự thêm, bớt từ “kia”; và, trong khổ thơ thứ 3 thì có sự khác biệt lớn: TK thì :”cùng gánh vác…”; còn TH lại “Đi làm cách mạng…”. Đặc biệt trong khổ thơ thứ tư thì hoàn toàn khác (chỉ giống về âm vần để kết một tứ thơ mà thôi) !?. Vậy, trong cùng một đề tài viết về đôi dép, những ý thơ đó nói lên điều gì? Có logic không? Có sát với hoàn cảnh thực tiễn không? Người đọc hẳn sẽ có sự so sánh, phân tích…và đi đến kết luận riêng của mình. Theo tôi: TK vẫn có lý hơn. Vì ý thơ rất tự nhiên, không bị gò ép vào “một không gian, hoàn cảnh đặc biệt” theo ý thức chủ quan của tác giả. Rõ ràng, ở câu thứ nhất “ Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ” hẳn là tự nhiên, đời thường hơn rất nhiều, so với câu thiếu chữ “kia” chứ!. Câu thứ 3 và 4 cũng vậy, ở TH tôi cứ thấy gượng gạo, bị gò ép thế nào ấy, không được tự nhiên lắm.TK: Cùng bước mòn, không kẻ thấp người caoCùng chia sẻ sức người chà đạpDẫu vinh nhục không đi cùng người khácSố phận chiếc này phụ thuộc chiếc kiaTH: Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người caoCùng chung chia sẻ sức người chà đạpKhi vinh nhục không đi cùng người khácSố phận chiếc này phụ thuộc chiếc kiaỞ câu thơ thứ hai trong khổ thơ này ta thấy TK thì viết “Cùng chia sẻ…”; còn TH thì thêm từ ‘chung’ để thành câu “Cùng chung chia sẻ…”. Cùng chia sẻ là rõ ý rồi, cần gì phải thêm chữ ‘chung’nữa!?. Đến câu thứ 3 giữa 2 người vẫn có sự dùng từ ngữ khác nhau, tôi thấy chữ “khi” đặt trong hoàn cảnh này không chuẩn lắm.TK: Nếu ngày nào một chiếc dép mất điMọi thay thế đều trở nên khập khiễngGiống nhau lắm nhưng người đời sẽ biếtHai chiếc này chẳng phải một đôi đâuTH: Nếu một ngày một chiếc mất điMọi thay thế đều trở nên khập khiễngGiống nhau lắm nhưng người đi sẽ biếtHai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.Ở câu thơ đầu tiên, TK viết thật tự nhiên một giả định rất đời thường “Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi”!; khác với TH “Nếu một ngày một chiếc mất đi”!; tiếp đến câu thứ 3 thì khác hẳn về chủ thể: TK thì nói “…người đời sẽ biết”; còn TH thì “…người đi sẽ biết”!. Hiển nhiên là: nếu ta bị mất đi một chiếc dép, nhưng không muốn vứt đi chiếc còn lại; nên mới lấy chiếc khác (của đôi khác, giống như chiếc đã mất) thay vào cho đủ một đôi để đi; thì chắc chắn “người đi” phải biết chứ? Việc gì phải nói rằng: người đi sẽ biết: “hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu”!. Trong trường hợp này, TK dùng từ “người đời” là hợp lý.TK: Cũng như mình trong những lúc vắng nhauBước hụt hẫng cứ nghiêng về một phíaDẫu bên cạnh đã có người thay thếMà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênhTH: Cũng như mình trong những lúc vắng nhauBước hụt hẫng cứ nghiêng về một phíaDẫu bên cạnh đã có người thay thếMà trong lòng… nỗi nhớ Ý Nhi ơi!Trong khổ thơ này, ở 3 khổ đầu hai tác giả đều viết giống nhau; đến khổ thứ tư mới sử dụng từ ngữ khác nhau: TK “…nỗi nhớ cứ chênh vênh”, TH: “…nỗi nhớ Ý Nhi ơi!”. Theo tôi: 3 câu đầu của khổ thơ này viết như vậy mà câu thứ 4 viết như TH là không có lý. Vì ý tứ chính trong câu thơ này chỉ muốn nói (đại ý) rằng: với đôi dép, nếu vì lý do nào đấy mà bị thiếu đi một chiếc; thì chắc chắn ta sẽ bước hụt hẫng, luôn luôn nghiêng về một phía. Giả sử có lấy một chiếc dép khác thay vào (không phải là chiếc kia) để đi tạm; thì chiếc còn lại vẫn cứ nhớ chiếc kia khôn nguôi…TK: Đôi dép vô tri khắng khít song hànhChẳng thề nguyền mà không hề giả dốiChẳng hứa hẹn mà không hề phản bộiLối đi nào cũng có mặt cả đôi.TH: Đôi dép vô tư khắng khít bước song hànhChẳng thề nguyền mà không hề giả dốiChẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bộiLối đi nào cũng có mặt cả đôiĐôi dép “vô tri” chứ ai gọi là đôi dép “vô tư”. Những vật dụng tầm thường, không biết ăn, không biết nới, không biết tư duy, suy nghĩ thì người ta thườg gọi đó là những vật “Vô tri, vô giác”; còn “vô tư” thì ngược lại…TK: Không thể thiếu nhau trên những bước đường đờiDẫu mỗi chiếc ở một bên phải tráiNhưng tôi yêu em ở những điều ngược lạiGắn bó đời nhau vì một lối đi chungTH: Không thiếu nhau trên những bước đường đòiDẫu một chiếc ở mỗi bên phải tráiNhư tôi yêu em bởi những điều ngược lạiGắn bó đời nhau bằng một lối đi chungSự khác nhau chỉ là những câu, từ do từng tác giả sử dụng trong cách đặt câu (cho khác đi một tý!?); ai cũng biết ý nghĩa của “không thể thiếu”, với “không thiếu” là (tương đối) như nhau (chỉ khác một chút là sự khẳng định mạnh mẽ hơn ở “không thể thiếu”…). Còn “dẫu mỗi chiếc” và “dẫu một chiếc” thì có gì khác nhau đâu?. Nhưng ở câu kết của khổ thơ này thì bạn đọc ai cũng câu nào có ý nghĩa hơn, sát thực hơn…TK: Hai mảnh đời thầm lặng bước song songSẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếcChỉ còn một là không còn gì hếtNếu không tìm được chiếc thứ hai kia!TH: Hai chúng mình thầm lặng bước song songSẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếcChỉ còn một là không còn gì hếtNhư anh và em… thương lắm Ý Nhi ơi!Ở khổ thơ này đã hiện rõ sự vô lý của TH, khi viết “ Hai chúng mình thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc…”; Tại sao hai người đang bên nhau, mà khi mất đi một chiếc dép phải dừng lại? trên con đường đi làm cách mạng, nếu người bạn, đồng đội (hoặc người yêu) hy sinh thì người kia phải tiếp tục nén đau thương để tiếp tục chiến đấu, không thể dừng lại. và, càng gượng gạo hơn khi ta đọc câu thứ 3 và 4 của TH: “Chỉ còn một là không còn gì hết/ Như anh và em…thương lắm Ý Nhi ơi!”. Trong văn học, nếu viết về liệt sỹ đã hy sinh (cho dù là người bạn gái, người yêu của mình) thì cũng không thể tiêu cực như thế (chỉ còn một là không còn gì hết)!?. Nếu chỉ viết về một đôi dép đơn thuần (dù có nhân cách hóa lên là tình yêu giữa 2 người) thì viết như TK mới có thể chấp nhận được “Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia”.Thật tình, tôi thấy bài thơ “ĐÔI DÉP” rất hay, tác giả phải có cảm hứng mãnh liệt mới sáng tác được như thế. Hay ở chỗ, chỉ là một đôi dép rất đời thường (vì ai cũng phải đi dép hàng ngày); thế nhưng có mấy người nhận ra được sự gắn bó kỳ diệu của chúng:”Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ? Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước” !.Theo tôi, bài thơ này chỉ hay từ khổ thở thứ hai trở đi mà thôi; còn khổ đầu không có cũng được.Thực tế những ai yêu thích bài thơ này đa số họ cũng chỉ chép từ khổ thơ thứ hai trở đi.Như trên tôi đã mạo muội so sánh sự khác nhau về bài thơ này được chép đăng trên mạng, dưới tên hai tác giả Trung Kiên và Thuận Hóa. Nhưng trả lời cho câu hỏi: Vậy ai mới đích thực là tác giả bài thơ “ĐÔI DÉP”? thì không dễ. Chỉ có những người trong cuộc mới biết…Thế nhưng, cho đến nay họ đều im lặng một cách tế nhị, chẳng ai lên tiếng cả. Vậy thì, dù có một chút “khiếm nhã” đưa ra vài lời nhận xét trong bài viết này cũng mong được quý vị lượng thứ. Tất cả cũng chỉ vì quá yêu thích bài thơ này mà thôi.Quỳnh Dao(?)Theo đa số thông tin liên quan, trong đó gồm hai bài viết với chi tiết nhân vật và bằng chứng thuyết phục: Đã gặp tác giả Đôi dép đăng trên Tuổi trẻ ngày 30.09.2007 và bài Phút trải lòng hiếm hoi của bài thơ Đôi dép đăng trên Người đưa tin ngày 15.08.2012, có thể xác định Nguyễn Trung Kiên chính là tác giả bài thơ Đôi dép, đồng thời bản chính thức của Đôi dép không có ba khổ thơ cuối như trên đây.(Sưu tầm)

Xem thêm :  Hoạt động thơ trăng sáng

Về Đầu Trang Go down

Admin


Admin

Tổng số bài gửi

:

690

Join date

:

16/04/2013

69016/04/2013


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty7/10/2013, 3:26 pm

Tiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!7/10/2013, 3:26 pm

Có thêm bài đôi tất nè các bạn .

Bài thơ đối tất

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Lá bài thơ kể về …đôi tất
Khi chân thấy có một mùi ngây ngất
Thì vật tầm thường cũng “bộc phát” thành thơ

Hai đôi tất nho nhỏ màu xanh lơ
Màu cở cây hay màu của điều ước?
Nhưng chắc chắn không bao giờ lộn ngược
Vì mặc vào sẽ phát hiện ra ngay

Chẳng thường xuyên được giặt giũ hàng ngày
Bị sức nặng đôi gót hồng chà đạp
Dấu bốc mùi không đi cùng người khác
Dù chiếc này đẹp hơn hẳn chiếc kia

Nếu một mai một chiếc tất mất đi
Bị chó gặm hay vấn đề nào khác
Mọi thay thế đều trở thành độc ác
Không khác lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai đứa này chỉ là cặp gian phu

Mất em rồi anh sẽ đi tu
Bởi đơn độc sống đâu còn ý nghĩa
Dấu bên cạnh có muôn người thay thế
Thì đêm nằm vẫn sợ dính SI-ĐA

Đôi tất – đôi ta khi rách khi lành
Chẳng thề nguyền nên tha hồ giả dối
Chẳng hứa hẹn chỉ âm thầm phản bội
Nên bình thường nếu chẳng đủ thành đôi
Ngay cả khi bắt đầu bốc mùi hôi

Xem thêm :  Ngô xuân diệu, trảo nha (350 bài thơ, 156 bài dịch)

Không thể thiếu sáp ngăn mùi khẩn cấp
Bài thơ đầu xin viết về đôi tất
Thật giản dị như mối tình e ấp
Để đêm ngày gắn chặ mãi không thôi

Không thế thiếu nhau trên bước đường đời
Dấu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng I-LOVE-YOU ở những điều ngược lại
Tôi mù quáng trong cuộc tình ngang trái
Thỏ gục đầu trước trước phát súng thợ săn

Dấu mai này tôi có chết nhăn răng
Xin kiếp sau vẫn được làm chiếc tất
Dù biết yêu “không còn gì để mất”
Chỉ cần bên cạnh có chiếc thứ hai kia

ncc

Về Đầu Trang Go down Ngọc Viên

Ngọc Viên

Tổng số bài gửi

:

187

Join date

:

03/10/2013

18703/10/2013


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty7/10/2013, 4:42 pm

Tiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!7/10/2013, 4:42 pm

Một bài thơ chuyền tay biết bao thế hệ sinh viên .Ngày xưa một thời mình cũng thích bài này lắm .Giờ vẫn thích.Mà mình cũng chỉ biết bài thơ đầu tiên của Trung Kiên thôi.Bài thứ 2 của Thuận Hóa giờ mới được đọc.Có vẻ hai bài thơ này là cùng một bài.

Về Đầu Trang Go down

Admin


Admin

Tổng số bài gửi

:

690

Join date

:

16/04/2013

69016/04/2013


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty7/10/2013, 6:34 pm

Tiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!7/10/2013, 6:34 pm

Bài thơ thứ 2 của Thuận Hóa viết cho một người tên là Ý Nhi mà khi xét về vần thì không đúng.
Hai bài thơ này chắc chắn là phải có một người đạo thơ.
Không thể nào có sự sáng tác trùng hợp như thế được?!

Về Đầu Trang Go down Ngọc Viên

Ngọc Viên

Tổng số bài gửi

:

187

Join date

:

03/10/2013

18703/10/2013


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty7/10/2013, 9:48 pm

Tiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!7/10/2013, 9:48 pm

Ừa !mình cũng nghĩ thế !không thể trùng hợp nhau đến kì lạ như vậy ! mình cũng thích bài thơ đầu hơn !

Về Đầu Trang Go down Lá Cỏ

Lá Cỏ

Tổng số bài gửi

:

1917

Join date

:

19/04/2013

191719/04/2013


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty8/10/2013, 1:31 pm

Tiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!8/10/2013, 1:31 pm

– 02/11/08- Đài Truyền Hình HTV.7 đã phát chương trình phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Trung Kiên, chính nhà thơ đã xác nhận mình là tác giả của bài thơ này ( 1995 )

– Những tư liệu đến nay vẫn còn chưa được xác thực 1 cách tuyệt đối nhưng bên vnthuquan đã chính thức xoá tên NTK và điền tên Thuận Hoá là tác giả của bài thơ này

Do đó vẫn còn hoang mang!!!

Sad  Admin & Ngọc Viên thật nhiều

Không biết mai mốt sẽ có ai viết Bài thơ đôi tấc thứ 2 không hả Admin hen 45678

LC cũng thích bài thơ của Trung Kiên hơn. Nhưng chuyện tác giã hình như vẫn còn tranh cãi theo như:- 02/11/08- Đài Truyền Hình HTV.7 đã phát chương trình phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Trung Kiên, chính nhà thơ đã xác nhận mình là tác giả của bài thơ này ( 1995 )- Những tư liệu đến nay vẫn còn chưa được xác thực 1 cách tuyệt đối nhưng bên vnthuquan đã chính thức xoá tên NTK và điền tên Thuận Hoá là tác giả của bài thơ nàyDo đó vẫn còn hoang mang!!!Admin & Ngọc Viên thật nhiềuKhông biết mai mốt sẽ có ai viết Bài thơ đôi tấc thứ 2 không hả Admin hen

Về Đầu Trang Go down Sponsored content


Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!   Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ! Empty

Tiêu đề: Re: Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!

Về Đầu Trang Go down  

Đôi dép- Bài thơ có giá tiền tỷ!

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

:: Văn :: Văn và Thơ sưu tầm - :: Văn :: Văn và Thơ sưu tầm +

Chuyển đến:  

Tập thơ đầu của dđ Bạn&Tôi

(Nếu muốn xem thơ. Bạn hãy click vào hình bìa qua trang Văn tuyển để DownLoad tài liệu.)


Bài Thơ Đôi Dép – Nguyễn Trung Kiên


Bài Thơ Đôi Dép
Tác Giả: Nguyễn Trung Kiên
Diễn Ngâm: Trịnh Thu Hương
Hình trong clip được tổng hợp từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button