Kỹ Năng Sống

Đến với bài thơ hay: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA
       

       

Sài Gòn, Mùa thu 1986

                                                     (Trích trong tập “Mẹ và em” – NXB Thanh Hóa 1987)

                Sứ mệnh cao cả và thiêng liêng nhất của thi ca xưa và nay thường trao về người mẹ, những hình ảnh mà dù nhìn ở góc độ nào đều lắng đọng những nỗi niềm sâu sắc nhất, cho dù bạn viết bằng bất kì ngôn ngữ nào.

                Chắc lọc từ sức sống dân gian từ nhiều sắc thái văn hoá, dân tộc, nhà thơ Nguyễn Duy đã đến với người đọc tiếng nói thuần khiết nhất về tâm tình mẹ – con, dòng đời – tình người đầy cảm động trong bài thơ Người buồn nhớ mẹ ta xưa

                Tiêu đề và lời kết bài thơ là câu ca dao đằm thắm, nghĩa là nhà thơ bắt đầu hành trình tìm về với hình bóng mẹ đã khuất trên nền chất liệu thi ca dân gian bằng lời tấm tình xót xa đến ray rứt:

                Trong đêm, nhân vật trữ tình đối ảnh đàm tâm; thời gian đồng hiện, lấp lánh gương mặt  mình của thuở ấy và bây giờ, hình bóng mẹ trong sự hồi ức đầy thương cảm  tiếc nuối. Mẹ đã đi xa, đi vào cõi vình hằng, có thể đã đến miền cực lạc có thể đã đến niết bàn, nhưng ở đây đối diện với con, người mẹ vẫn lặng lẽ đến nao lòng. Cặp hình ảnh và đưa ta đến gần hơn với mẹ, với cõi người thiêng liêng.

                hiện ra bằng sự gần gũi nhưng ray rứt làm sao; gần như ca dao như dân gian nhưng ray rứt bởi một đời lận đận:

                Lối tả thực làm sống lại hình ảnh chân thực nhất của mẹ. Hai tiếng mẹ ta rất riêng mà rất chung. – không nón quai thao- không áo tứ thân, chỉ bình dị nguyên mẫu đời thường, chân lấm tay bùn, gieo neo vất vả. Nỗi nhớ về mẹ đã khuất gồng gánh theo cả cuộc đời tác giả được biểu hiện qua sự đắc dụng của của các từ láy càng tô đậm cuộc đời lam lũ của người mẹ quê nhưng cũng là để tôn vinh đấng sinh thành cao cả. Ý thơ dung dị mà hình ảnh thơ thấm đẫm, sâu sắc đến nhường nào.

Xem thêm :  Tổng hợp chia sẻ hình ảnh, tranh vẽ, biểu mẫu trong lĩnh vực giáo dục

                Bất giác trong thơ hình bóng mẫu từ thiêng liêng lại được chuyển hoá bằng bóng dáng thân cò. Trong ca dao ta thường gặp và ; nghiệt ngã đó một lần nữa tác giả đã vận vào đời , như một niềm tri ân thành kính trong sự xót xa thân phận. Rồi, cũng chính cái cò sung chát đào chua cây cải về trời đó lại hiển hiện trong kí ức bằng lặng, đẹp đẽ hồn nhiên của ngày thơ. Cánh cò bên nôi hoá trong lời hát thành bầu trời ước mơ bay cao bay xa đến tương lai. Chấp chới cánh cò, chấp chới lời ru kết nối thành một biểu tượng lớn lao nhất.

                Điều da diết nhất, triết luận nhiều nhất  trong bài thơ lại không phải là vấn đề lớn lao mà chính là ở chỗ chân mộc nhất; thực sự nó đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng trong ý thơ Lời ru không xa lạ trong thi ca ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra   dễ gì sánh được . đó là sự kết tinh cả cuộc đời và của nhiều cuộc đời; hãy để nhà thơ hồi ức về mình trong lời ru đưa nôi:

                Hồi ức đó hẵn không xa lạ đối với mỗi chúng ta. Ai cũng đã hơn một lần nghêu ngao trong đêm trăng tuổi thơ: ngửa bàn tay ra đếm sao, bâng quơ hỏi chuyện con vịt đi sau ông Thần nông, xa xôi hơn thì chuyện ban ngày chú Cuội đi đâu vân vân. Đêm trăng đó làm ta yêu hơn ngày thơ bé trong trẻo nhất để rồi yêu mẹ nhiều nhất. Nguyễn Duy thì khác, có lần nhà thơ bộc bạch: “. Nỗi niềm đó biểu hiện qua các từ láy càng làm ta trân trọng hơn tình cảm của tác giả. Giấu tuổi thơ ngây ngô trong buồn lặng, giấu những kí ức đẹp đẽ sáng trong trong niềm dấu ái, nhà thơ đã gói gém tất cả sự trân trọng trong trang viết thấm đẫm suy tư:

Xem thêm :  “điểu minh giản” – một bài thơ thiền đặc sắc của vương duy

                Vẫn là lời ru nhưng giờ đây nhà thơ đã nâng lên thành những vấn đề triết luận nhân sinh, lời ru mộc mạc bỗng trở thành đạo lí chân thiện minh triết của mỗi người. Lời ru soi rõ bóng ta đi trong đêm, lời ru chắt chiu mật ngọt dưỡng dung đạo lí ở đời. Quy luật tự nhiên trở thành lời thức tỉnh chúng ta trên hành trình lớn khôn. Cuộc sống hiện đại có khi đã chi phối những hằng thường đạo lí vì thế điều mà nhà thơ băn khoăn hẵn không phải không có lí do.          

                “…Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” (Kinh thi) đã trở thành đạo lí để chúng ta hướng về cội nguồn, về đấng sinh thành. Biết vậy nhưng để hoàn thành tâm nguyện đó không phải là điều giản đơn, ngay cả nhà thơ cũng tìm đến điều này qua phút giây bần thần trong đêm, qua nét vẽ của tâm linh- khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn xa xăm  

                Âm điệu chung của bài thơ phảng phất nỗi buồn, nỗi buồn trực cảm về hình ảnh người mẹ hoà cùng bao kỉ niệm thân thương. Và chính nỗi buồn đó đã thắp lên trong lòng mỗi người những tình cảm chân thật nhất về chốn yêu thương của mình. Sự hy sinh, đùm bọc đứa con của mẹ gắn với những hành động yêu thương rất đỗi bình thương mà cao cả . Hình ảnh và đưa ta đến tận cùng tình thương yêu của mẹ mà thiết nghĩ bất kì ai cũng tìm thấy mình ở đó. Và, những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi con người là nguồn sống cho những lý tưởng cao đẹp, những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, cái thiện, cái mỹ vốn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta phát triển.

Xem thêm :  Bài thơ: thuyền và biển (xuân quỳnh

                là bài thơ đặc biệt bởi nó được ươm trồng ngay trên nền của chất liệu dân gian nhưng lại có đời sống riêng của nó. Sự đắc dụng của 11 từ láy vào trong thể thơ “6 và 8” (như cách nhà thơ gọi) đã tạo được sự biểu đạt lớn lao trong mạch chuyển của chủ đề, đây cũng là một trong những cách biểu đạt thành công nhất của Nguyễn Duy trong  góp phần cho bài thơ thăng hoa và tạo mạch đồng cảm từ tác giả đến người đọc.

                                                                                                               

                                                                                                                                Hoàng Tấn Linh

 

 

 


[Ngâm Thơ] Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa – Diễn Ngâm Phong Thủy


[Ngâm Thơ] Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa Diễn Ngâm Phong Thủy
Những Bài Hát Chèo Hay:https://goo.gl/fZxN7j
Những Khúc Ca Tuồng Hay Nhất: https://goo.gl/37VeLH
Tuyển Chọn Bài Hát Văn Hay: https://goo.gl/8ojzgT
Tuyển Tập Những Bài Xẩm Hay Nhất: https://goo.gl/fvSN09
Tuyển Tập Nhạc Quan Họ Bắc Ninh: https://goo.gl/f46VoG
Tổng Hợp Video Dạy Hát:https://goo.gl/ty6ajx
►Đăng kí theo dõi kênh: https://goo.gl/f8cbMG
►Website: http://www.maivanlang.com
►Facebook:https://www.facebook.com/lang.mai.1?fref=ts
Lời Bài Hát: Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa Diễn Ngâm Phong Thủy
Lời: Nguyễn Duy
Đang cập nhập …

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button