Tổng Hợp

Điểm mặt tất cả những danh lam thắng cảnh được Unesco công nhận

Rate this post

Đất nước hình chữ S với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc. Tất cả đã hình thành đất nước Việt Nam với rất nhiều danh lam thắng cảnh được Unesco công nhận dưới đây.

1. Vịnh Hạ Long

Năm 1994, vịnh Hạ Long đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo.

Với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng khắp thể giới. Vịnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp tự nhiên với non nước hùng vĩ, đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy bí ẩn và thơ mộng.

Hệ thống đảo dày đặc gồm nhiều đảo nhỏ với nhiều hình thù khác nhau, độc đáo và ấn tượng như hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Trống Mái, hòn Cánh Buồm, hòn Ông sư, hòn Lư Hương, hòn Mâm Xôi, Hòn Đũa, hòn Ông, hòn Con Cóc, hòn Gà Chọi, đảo Ngọc Vừng, đảo Ti Tốp, đảo Tuần Châu…

Đặc biệt, vịnh Hạ Long tập trung đa dạng sinh học với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Xem Thêm :   Phần 1: 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới pot

Xem thêm :  4 cách dùng cây vòi voi có tác dụng gì, cây vòi voi có tác dụng chữa bệnh gì

2. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003 bởi giá trị địa chất, địa mạo. Đến năm 2015 UNESCO công nhận lần 2 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái.

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 343.300ha. Ngoài những giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Tiêu biểu phải kể đến danh lam thắng cảnh ở Việt Nam mà du khách nào cũng biết hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.

3. Cao nguyên đá Đồng Văn

Một trong các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam còn giữ được nét tự nhiên vốn có từ sơ khai là cao nguyên đá Đồng Văn. Cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

4. Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế là danh lam thắng cảnh di tích lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử – văn hoá do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa. Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem Thêm :   tuổi đinh mão 1987 hợp với số nào

Xem thêm :  Tổng quan nền kinh tế nhật bản từ năm 2000 đến nay

5. Phố cổ Hội An

Khi giới thiệu danh lam thắng cảnh việt nam với bạn bè thế giới chắc chắn ai cũng sẽ nói đến phố cổ Hội An. Di tích văn hóa thế giới được Unesco công nhận vào năm 1999.

Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17, thời nó còn là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng.

Những ngôi nhà ở đây đặc trưng với những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Các hội quán, đền miếu được pha trộn những nên văn hóa khác nhau của người Hoa người Việt và kiến trúc Pháp.

6. Thánh địa Mỹ Sơn

Tiếp tục là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam là Thánh địa Mỹ Sơn. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được Unesco công nhận là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Di tích với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích.

7. Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long nằm ở thủ đô Hà Nội là một trong danh sách những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam giữ được những giá trị lịch sử nguyên vẹn qua các triều đại vua Lý, Trần, Lê

Vào ngày 31/7/2010, Unesco đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê

Xem Thêm :   Phong thuỷ phòng ngủ và lựa chọn hướng kê giường ngủ hợp tuổi

Xem thêm :  Đất trồng gồm những thành phần nào, thành phần đất trồng gồm

8. Thành Nhà Hồ

Thành nhà Hồ nằm ở tỉnh Thanh Hóa là một điểm danh lam thắng cảnh ở Việt Nam có những giá trị lịch sử độc đáo kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được Unes công nhận là di sản văn hóa thế giới.

9. Nhã nhạc cung đình Huế

Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam, nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn thời xa xưa. Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

10. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại sau Nhã nhạc cung đình Huế vào năm 2005.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,…)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Mẹo Xây Dựng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button