Tổng Hợp

Dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Cùng tham khảo dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt với chi tiết nội dung khái niệm, đặc điểm, gieo vần của thể loại văn học này.

Để viết được bài văn thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt thì các em cần phải nắm chắc những lý thuyết liên quan về khái niệm, đặc điểm, cách nhận biết thể thơ…. Cùng tham khảo những nội dung chính để viết được bài văn thuyết minh này nhé:

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì:

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:

– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

– Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.

Xem Thêm :   Hướng dẫn cách xóa header and footer trong word nhanh nhất

Gieo vần

Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:

Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.

Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).

Ví dụ:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.

Bố cục

Bố cục thường thấy của một bài thớ  bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.

– “Đề” gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.

– “Thực” gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.

– “Luận” gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.

Xem Thêm :   Tuyển tập 101+ bài thơ tình yêu chế hot nhất mọi thời đại

– “Kết” là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Lưu ý: Về hình thức, quy tắc của thơ Thất ngôn tứ tuyệt:

  • Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
  • Quy định tính theo hàng ngang. Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng,nó quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.
  • Niêm:Được tính theo hàng dọc,các câu phải niêm với nhau (giống nhau)
  • Vần: các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Vậy với nội dung trên thì phải làm bài văn thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt thế nào? Hãy cùng Đọc tài liệu tham khảo dàn ý dưới đây nhé:

Dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Mở bài:

– Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

– Là thể thơ xuất hiện khá nhiều trong văn học Việt nam, đặc biệt là trong nền văn học trung đại.

– Các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến.

– Tác phẩm tiêu biểu đã học: Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước, Cảnh khuya, Bạn đến chơi nhà

Thân bài:

Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường – Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

– Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.

– Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt

– Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến

Xem Thêm :   Top 9 Phần Mềm Thiết Kế Biển Quảng Cáo Ai Cũng Nên Dùng, Các Phần Mềm Hay Dùng Trong Làm Biển Quảng Cáo

– Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.

– Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.

Bố cục:

– 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. (chủ yếu)

– 2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

Nhận xét, đánh giá chung

– Ưu điểm: là thể thơ tứ tuyệt có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú dễ đi vào lòng người.

– Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Kết bài

Khẳng định thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những thể thơ hay, góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học nước nhà và thế giới.

Hết

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Thuyết minh một thể loại văn học Ca dao

Vậy là Đọc tài liệu đã gợi ý tới các em dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt được sưu tầm và biên soạn giúp các em tham khảo, bổ sung vốn từ ngữ để có thể tự viết được một bài văn hay và đạt điểm cao.

Huyền Chu (Tổng hợp)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Gạo mầm – Gạo mầm lên men

Related Articles

Back to top button