Tổng Hợp

Tổng hợp đặc sản thái nguyên: tất cả 21 đặc sản của thái nguyên

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – đặc sản thái nguyên

(Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Thái Nguyên có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện, bao gồm:

+ Thành phố Thái Nguyên

+ Thị xã Sông Công

+ Huyện Đại Từ, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình, huyện Phú Lương và huyện Võ Nhai.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Thái Nguyên:

Chè Tân Cương: Nói đến chè Thái Nguyên là phải nói đến chè Tân Cương, vùng chè Tân Cương nằm ở lưu vực sông Công, dưới chân Tam Đảo. Chè Tân Cương hương thơm tự nhiên, nồng nàn như hương cốm, đậm đà bởi vị ngọt chát mà đất trời Tân Cương mới tạo nên được. Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là chè, bởi nước chè Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi. Chè Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (TP Thái Nguyên). Quả thật Chè Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với chè Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay chè đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc. Du khách qua đây đều nói: “Đến Thái Nguyên mà chưa được thưởng thức một chén chè Tân Cương vào buổi sớm mai, hay chưa mua được vài lạng chè móc câu sao suốt mang về thì chưa thể gọi là đã đến Thái Nguyên”!… “Chè Thái, gái Tuyên” một câu cửa miệng của rất nhiều người khi nói về Thái Nguyên là vậy. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Măng đắng Ngàn Me: Vùng đất Đồng Hỷ không chỉ nổi tiếng với vải thiều, chè, nơi đây còn có món đặc sản măng đắng mà nếu ai đã từng thưởng thức hẳn sẽ khó quên được vị đắng, ngọt đặc biệt. Người dân thành phố Thái Nguyên thường gọi món măng này là măng Ngàn Me bởi nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Măng đắng được bày bán khá nhiều ở chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc Quốc lộ 1B đoạn qua cầu Gia Bẩy, những cây măng chỉ bằng ngón tay theo chân lái buôn về tận các chợ nhỏ trong thành phố Thái Nguyên và trở thành món ngon trên mâm cơm mỗi độ xuân về. Măng hái từ rừng, bỏ đi những bẹ lá, chẻ hay thái măng tùy theo ý thích, cho vào nồi luộc sơ qua với chút muối để giảm vị chát đắng, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 1 giờ là có thể chế biến được. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Măng bóc vỏ, để nguyên cây luộc qua hai lần nước, hết ngái là có thể ăn được. Vị đắng ngọt và giòn của măng quyện với vị mặn, cay của ớt đem đến cho người thưởng thức một cảm giác lạ: đắng nhưng không chát. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: Xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng. Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn. Vì thế, người ta thường vào rừng khi mùa xuân vừa tới, để tìm những cây măng đắng. Măng hái về cũng phải chế biến ngay mới giữ được mùi thơm của măng tươi. Măng đắng Ngàn Me là sản vật đất trời ban tặng riêng cho Đồng Hỷ, mùa này đi trên Quốc lộ 1B sẽ thấy nhiều hàng măng bên đường, dừng lại mua chút hương vị của núi rừng, ăn một lần để nhớ. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Bánh Coóc mò: Trong các món bánh của người Tày Nùng ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng, riêng biệt. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của bánh rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán. Muốn làm được những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nơi người làm bánh. Gạo nếp phải được vo với nước lã nhiều lần cho đến khi nước vo gạo trong suốt. Tiếp tục ngâm nếp vài giờ cho nếp mềm. Lá chuối xé miếng vuông, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ nếp vào bên trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh. Công đoạn buộc lạt thoạt nhìn tuy đơn giản nhưng lại là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của chiếc bánh. Nếu buộc lạt lỏng quá thì khi nấu bánh sẽ bị vào nước, nhão, không ngon. Nếu buộc lạt chặt quá, hạt nếp sẽ không nở, bánh bị sần, không dẻo và không thơm. Dưới những đôi tay thoăn thoắt của các chị các mẹ, chẳng mấy chốc đã gói đầy rổ bánh. Bánh cooc mò được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc khoảng hai giờ là bánh chín. Bánh cooc mò có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Đậu phụ Bình Long: Võ Nhai không chỉ được biết đến là vùng đất lịch sử mà nơi đây còn hấp dẫn du khách với nhiều sản vật nổi tiếng. Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt của địa phương để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức. Nghề làm đậu phụ ở Bình Long được người dân Hưng Yên mang theo từ quê nhà khi lên Thái Nguyên xây dựng vùng kinh tế mới. Giờ đây, xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon. Nghề làm đậu phụ kết hợp với chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế hộ gia đình, góp phần tạo việc làm tại chỗ cho nhân dân địa phương.

Xem thêm :  Hình học lớp 7 – Tính chất, chứng minh hai đường thẳng song song

Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt của địa phương để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức. Ở An Long có gần 30 hộ dân làm đậu phụ, trung bình mỗi ngày các hộ làm khoảng 20-30kg đậu. Chế biến đậu phụ không quá cầu kỳ nhưng cần những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và qua nhiều công đoạn. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu để làm đậu, người Bình Long đã có những bí quyết riêng mà không nơi nào có được. Đậu nguyên liệu do người Bình Long trồng ngay trên đồng đất quê mình, hạt tròn, đều như nhau, là thứ đậu mới thu hái thơm lựng. Để có được mẻ đậu đạt yêu cầu, người làm đậu phải lao động trong gần 3 tiếng đồng hồ. Quan trọng nhất trong các công đoạn làm đậu là khâu đun sôi nước đậu đã qua lọc và pha nước chua. Thông thường, để làm 10kg đậu thì phải chia làm 3 nồi, thời gian để mỗi nồi nước đậu sôi không được quá 40 phút. Sau khi nồi nước đậu đã sôi, chúng sẽ được đổ ra các chậu hoặc chum sành để pha nước chua. Nước chua cho vào phải đạt một tỷ lệ nhất đinh, không quá nhiều và không quá ít. Nếu lượng nước chua cho vào nhiều thì đậu cứng, xác, mất độ thơm ngậy. Ngược lại, lượng nước chua cho vào quá ít thì đậu lại mềm nát. Đậu Bình Long ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm. Người bán đậu không bán từng bìa mà bán theo cân, với 20 nghìn đồng/1kg đậu, đủ để đại gia đình quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon chế biến từ đậu. Có nhiều cách thưởng thức đậu Bình Long, khi còn nóng chỉ cần cắt ra chấm mắm tôm chanh sẽ cảm nhận vị thơm ngậy riêng biệt, có thể cắt nhỏ, rán vàng, chấm nước mắm chanh ớt ăn kèm rau sống, cầu kỳ hơn đậu phụ kết hợp với một số thực phẩm khác: thịt lợn, cà chua là có ngay món ngon dân dã trong bữa cơm gia đình. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Bánh ngải: Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Để làm bánh ngải, người Tày chọn nếp nương và không được lẫn gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn. Lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ. Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ sơ (gân lá, cuống lá già), vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay. Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước rồi đem đồ chín thành xôi vừa độ dẻo. Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước để khi giã bánh sẽ dẻo hơn. Trong khi chờ xôi chín sẽ chuẩn bị nhân bánh, người ta đun đường phên lên thành mật sau đó trộn mật với vừng đen rang chín giã nhỏ. Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh. Xôi đồ chín giã ngay lúc còn nóng cùng với lá ngải để bánh mềm, mịn và dẻo. Sau khi xôi giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Bánh được nặn thành hình tròn sau đó ấn dẹt ra, cho thìa nhân vào giữa, rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong thành hình như chiếc bánh dày là được. Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát. Tết Thanh minh, nếu có dịp lên Phú Lương vào vùng dân tộc Tày sinh sống thể nào du khách cũng được thưởng thức món bánh ngải đặc sản và dân giã này. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Trám Hà Châu: Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu. Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng bẩy, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần. Theo người dân xã Hà Châu, cây trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm trước. Trung bình từ 7-8 năm cây trám mới cho quả, tỷ lệ cây cái chỉ chiếm khoảng 30%. Trên đồng đất Hà Châu, ở những diện tích đất đồi, đất soi bãi, cây trám là cây cho thu nhập cao nhất. Trên diện tích trồng trám còn có thể trồng xen được quýt, nhót, sắn và một số loại cây trồng khác. Ở Hà châu 7/15 xóm trong xã có thể trồng trám, cây trám đã trở thành cây làm giàu của nhiều gia đình nơi đây. Do hợp thổ nhưỡng nên quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt: bùi, thơm, chặt thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác, bởi thế trám đen đã trở thành đặc sản của mảnh đất này. Đến kỳ thu hoạch, người dân hầu như không phải mang ra chợ, tư thương về đặt mua tận nhà, thậm chí còn đặt mua cả cây khi trám bắt đầu đơm quả. Thông thường có hai cách chế biến trám là trám om và trám nấu. Trám om là cho trám vào nước ấm ngâm khoảng 15-20 phút thì chín, yêu cầu thành phẩm cùi có mầu vàng, vị bùi, béo ngậy. Trám om phải chấm với tương quê, nếu ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thì đây là miếng ngon nhớ lâu. Trám nấu là trám được om chín, cho thêm muối, đun nhỏ lửa đến khi sôi lăn tăn, đem đổ vào vại ngâm để ăn dần. Từ trám nấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó món gỏi trám và món nham đã trở thành đặc sản. Nguyên liệu chính để làm nham gồm có trám nấu bỏ hạt lấy cùi, thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ, thịt cá chép rán giòn. Ba thứ đó theo tỉ lệ 2:1:1, đem trộn với gia vị như lạc rang, quả núc nác nướng, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ ta được món ăn dân dã, ngon miệng. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Xem thêm :  Nhà thơ Hải Như trong lòng bạn đọc

Cơm lam Định Hóa: Đến với Định Hóa, du khách không chỉ tìm về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc mà còn được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được thưởng thức các sản vật địa phương quyến rũ. Cơm lam là một trong những món ăn giản dị nhưng có sức hấp dẫn lạ lùng, bởi sự giao hòa của nước, của lửa và những ống nứa non. Cơm lam là một món ăn giản dị của người dân Định Hóa, giản dị bởi nó gắn với những con suối nơi đầu nguồn và nương lúa bên sườn đồi, những vạt rừng tre nứa xanh ngút của đất ATK một thuở nhưng khiến du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức. Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải có loại nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ nếp mười hạt như cả mười, tròn căng đem nhặt hết sạn, ngâm qua nước ấm. Dụng cụ để lam là ống nứa, hoặc ống tre non, còn tươi để khi lam, chỉ cháy ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào gạo. Loại nứa hoặc tre này mỗi cây chỉ chặt được từ ba đến bốn ống, mỗi ống dài độ 30 phân… Người Định Hóa làm cơm lam bằng cách cho gạo nếp đã ngâm vào ống nứa, cứ ba phần gạo, hai phần nước, chừa lại khoảng 5 phân gần miệng ống (để khi gạo nở sẽ kín đầy cả ống) rồi nút lại bằng thứ lá chuối non chặt về đem hơ qua lửa. Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống nứa trên đó. Khi đưa ống lam vào nướng trên bếp, vỏ nứa còn xanh mướt, khi cơm lam chín, vỏ nứa cũng đã chuyển màu. Đống lửa to hay nhỏ sẽ khiến thời gian làm cơm lam chín nhanh hay chậm, dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, ống cơm lam được xoay trở đều, hạt cơm bên trong sẽ đều hơn. Róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Bánh chưng Bờ Đậu: Bờ Đậu thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, nơi đây có nghề làm bánh chưng truyền thống nức tiếng. Từ thời kháng chiến, bánh chưng Bờ Đậu đã nổi tiếng và được những người lái xe đường dài trên tuyến phía bắc truyền nhau. Cũng vẫn là gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ nhưng dưới bàn tay của người dân Sơn Cẩm, Cổ Lũng bánh chưng Bờ Đậu có một hương vị đặc biệt không thể lẫn với nơi nào. Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp đặc sản của núi rừng Định Hóa, thứ gạo dẻo và đặc biệt rất thơm. Gạo nếp được chọn hết sạn, những hạt đầu đen và hạt tẻ lẫn vào, sau đó vo sạch, ngâm trong nước vài tiếng để gạo nở, để ráo nước, trộn với một chút muối và chuẩn bị gói. Lá dong để gói bánh là thứ lá nếp dày, xanh mướt, bản rộng. Lá chặt từ rừng Na Rì, chợ Đồn, Bắc Kạn về rửa sạch cả hai mặt, để ráo nước, dùng khăn sạch lau khô, tước bớt cuống lá, cắt bớt ngọn lá và phần cuống lá, xếp gọn lá bên cạnh chậu gạo. Lạt buộc bánh phải là thứ lạt chẻ bằng giang bánh tẻ một gióng chẻ đều tay, không được thắt đuôi chuột. Đỗ xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Đỗ được vỡ đôi, ngâm nước, đãi sạch vỏ trộn một ít muối. Thịt chọn gói bánh là loại thịt ba chỉ ngon từ lợn miền ngược thả rông chắc nịch, thái miếng to, ướp muối, hạt tiêu ngấm đều. Người dân Cổ Lũng, Sơn Cẩm cha truyền con nối với bí quyết riêng để có được những chiếc bánh đặc biệt. Tương truyền, nơi đây có được những chiếc bánh ngon nổi tiếng là bởi người dân sử dụng nước tại các giếng khơi trong làng. Không cần bất cứ loại khuôn nào, với đôi bàn tay thuần thục, những chiếc bánh vuông chằn chặn lần lượt hiện ra. Bánh chưng Bờ Đậu bán quanh năm, theo chân khách thập phương đi về mọi miền đất nước. Những ngày giáp tết làng bánh chưng dường như nhộn nhịp hơn bởi người dân ở TP Thái Nguyên và các huyện lân cận đặt bánh ăn tết trước hàng tháng trời. Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện. (Chuyên mục: Đặc sản Thái Nguyên)

Xem thêm :  Các loại hoa lan rừng quý hiếm và đẹp nhất tại việt nam

Ngoài ra Thái Nguyên còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: tôm cuốn Thừa Lâm, miến Việt Cường, xôi thập cẩm,…

Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.

Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê khám phá hết những đặc sản của quê hương Việt Nam.


làm hồ cá koi lọc hồ cá koi thiết kế hồ cá koi thiết kế bể cá koi thiết kế thi công hồ cá koi lọc bể cá koi thiết kế hồ bơi sinh thái làm bể cá koi
lọc hồ cá koi


10 món đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên


10 món đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Chào mừng quý vị và các bạn đến với kênh youtobe trà đá việc làm. Mỗi quê hương mỗi vùng đất đều có những món đặc sản biểu trưng của vùng đất đó. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 10 món đặc sản nổi tiếng quê hương tôi, đó chính là mảnh đất Thái Nguyên yêu dấu.
Thái Nguyên không chỉ là vùng đất được du khách biết đến với nhiều danh làm thắng cảnh và di tích lịch sử, mà còn là nơi có văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo với nhiều đặc sản mang đậm tinh hoa núi rừng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu những món ăn đó nhé
1. Đầu tiên chúng ta cùng đến với Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng Định Hóa và thịt lợn sạch của người dân tộc. Là một làng bánh nổi tiếng, bánh chưng Bờ Đậu được bán quanh năm, đã theo chân khách thập phương đi tới mọi miền đất nước.
2. Cơm lam Định Hóa
Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải chọn được gạo nếp ngon, ống lam phải là ống nứa tươi, xanh vỏ. Cơm lam là món ăn giản dị, độc đáo nhưng để làm được một ống lam thơm ngon đẹp mắt là cả một nghệ thuật cần học hỏi nhiều lần.
3. Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, quả chín vào tháng 7. Hà Châu là xã nổi tiếng với nghề trồng trám, hơn 2/3 diện tích của xã là để trồng loài cây này. Từ trám có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: kho thịt, xôi trám đen, gỏi trám.
4. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nói đến câu Chè Thái gái Tuyên,
Chè Tân Cương Là vùng chè nổi tiếng nhất cả nước. Thái Nguyên nói chung cũng như Tân Cương nói riêng đều rất tự hào về điều này. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên đâu đâu trên mảnh đất Thái Nguyên cây chè cũng rất phát triển, búp chè xanh tươi, mập khỏe. Khi pha nước màu vàng tươi hấp dẫn, hương thơm rất đặc biệt và vị chát rất ngon không lẫn vào đâu.
5. Tương nếp Úc Kỳ
Đặc sản tương nếp được làm từ hạt lúa nếp Thầu dầu, một nguyên liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của tương nếp nơi đây với những địa phương khác. Theo thời gian, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương, là món quà đặc sản ẩm thực theo chân du khách thập phương đi khắp đất nước.
6. Đậu phụ Bình Long
Xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon truyền thống. Đậu ở đây được ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, có hình vuông, không quá cứng và cũng không quá mềm. Đậu Bình Long ăn khá béo ngậy nên có thể ăn ngay khi còn nóng, chấm mắm tôm chanh hương vị rất ngon.
7. Nem chua Đại Từ
Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được.
Nếu có dịp về Đại Từ dự hội Núi Văn – Núi Võ tại Đền thờ Lưu Nhân Chú, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nơi bày bán loại nem đặc sản này.
8. Mỳ gạo Hùng Sơn
Người dân Hùng Sơn làm mỳ bằng một loại gạo đặc biệt, đó là gạo bao thai Định Hóa. Gạo phải được nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Bột lọc nhiều lần, ủ lại qua đêm, tráng thành bánh, phơi khô rồi cắt thành sợi. Đặc biệt sợi mỳ dẻo, thơm nên dù có nấu quá tay vẫn không sợ bị nát.
9. Tôm cuốn Thừa Lâm
Bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, người dân làng Thừa Lâm còn có tục lệ gói tôm cuốn để dâng lễ ở đình làng vào những dịp tết. Đây là món ăn dân dã, độc đáo và quen thuộc hương vị làng quê.
10.Cuối cùng là món Bánh Coóc Mò
Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên. Bánh được gói bằng lá chuối và có hình chóp dài. Bánh có vị đậm thơm của mùi nếp hương và nhân lạc đỏ. Rất dễ ăn, không hề ngấy và phù hợp với sở thích của rất nhiều người.
Nếu đến với mảnh đất thái nguyên, nhất định các bạn nên thử những món ăn này nó không chỉ là những món ăn giàu dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên hương vị Việt với những đặc trưng độc đáo riêng biệt.
Nguồn: https://laodong.vn/an/10mondacsannoitiengcuathainguyen515075.ldo
https://www.facebook.com/sanvieclamthainguyen/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button