Tổng Hợp

ĐẶC điểm các THỂ LOẠI THƠ TRUYỆN NGẮN TIỂU THUYẾT KỊCH

ĐẶC điểm các THỂ LOẠI THƠ TRUYỆN NGẮN TIỂU THUYẾT KỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.64 KB, 13 trang )

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỂ LOẠI
VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT, KỊCH
PHẦN MỞ ĐẦU
hể loại văn học (genre – phương Tây, thể tài – Trung Quốc) là một hình thức chỉnh thể
của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể, có một thể cấu tạo,
thể thức ngôn từ nhất định. Các hình thức cá biệt ấy hết sức đa dạng. Song giữa các tác
phẩm khác biệt ấy lại thấy có những đặc điểm gần gũi nhau về ngôn từ, hình tượng, cấu
tạo, hình thành nên những loại nhất định. Loại – đó là những nét tương đồng loại hình làm nên thể loại
văn học.
T
Thể loại văn học thuộc về phương thức, cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách
cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Tác phẩm văn học tồn tại trong những
hình thức của các thể loại văn học : tiểu thuyết, thơ, kịch… Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình
thức quen thuộc của thể loại. Phân tích một tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem
nhẹ đặc trưng thể loại.
Trong quá trình vận động của văn học, sự hình thành, phát triển và mất đi của các thể loại văn
học là hiện tượng phát triển bình thường. Các thể loại văn học tuy thay đổi qua các thời kì lịch sử song
vẫn có những mặt ổn định tiếp nối nhau từ giai đoạn này qua giai đoạn khác. Sự tiếp nối ấy ở từng thể
loại là do phương thức phản ánh cuộc sống quy định. Người ta thường nói đến 3 phương thức cơ bản :
tự sự, trữ tình và kịch. Trong loại tự sự bao gồm các thể : anh hùng ca cổ điển, trường ca, tráng ca,
diễn ca, truyện thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí sự, phóng sự, hồi kí… Trong loại trữ tình
bao gồm các thể : bi ca, tụng ca, thơ trữ tình, thơ đồng quê, đoản khúc trữ tình… Loại kịch bao gồm
các hình thức bi kịch, hài kịch, hề kịch, chính kịch, ca kịch (tuồng, chèo, cải lương)… Trong báo cáo
này, chúng tôi không đi vào tìm hiểu tất cả các thể loại văn học của các phương thức biểu hiện đã từng
có trong quá trình phát triển của lịch sử văn học mà chỉ tìm hiểu một số thể loại văn học quan trọng
thường bắt gặp trong quá trình nghiên cứu và thưởng thức văn học. Trong loại tác phẩm tự sự chúng ta
sẽ nghiên cứu tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong loại tác phẩm trữ tình, chúng ta sẽ tìm hiểu về thơ.
Trong loại tác phẩm kịch chúng ta tìm hiểu thể chính kịch.
PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶC TRƯNG THƠ
• Khái niệm chung

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người : những bài hát trong
lao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện nói lên những mong ước tốt lành cho mùa
màng, và đời sống trong các bài niệm chú có thể được xem là những hình thức đầu tiên của thơ. Thơ
chỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu tự biểu hiện.
Thuật ngữ : thơ = thơ ca : bởi thơ ca ra đời cùng một lúc với nhạc, họa, múa trong các cuộc tế lễ
thần linh thời nguyên thủy. Thơ có nghĩa rộng: chỉ toàn bộ văn học (Ví dụ : trong sách Thi pháp học-
Aristote, thơ bao gồm cả sử thi, bi kịch, hài kịch tức là ngôn từ có nhịp điệu). Vào thời cận, hiện đại,
thơ có nghĩa hẹp chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể như thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca… Báo cáo
này chúng tôi hiểu thơ ca theo nghĩa hẹp.
I. Đặc trưng nội dung của thơ
1. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức
Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ : thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới
nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm
xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Do đó sự miêu tả sự vật, ngoại cảnh chỉ phục
tùng nhiệm vụ trữ tình, bức tranh cuộc sống trong thơ không phải là bức tranh đời sống thuần túy mà
là bức tranh tâm trạng, tâm cảnh. Trong Mĩ học, Hegel viết : Đối tượng của thơ không phải là mặt
trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người,
máu thịt, thần kinh… Đối tượng của thơ là hứng thú và tinh thần. Tố Hữu viết : Thơ là cái nhụy của
cuộc sống, thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. Raxun Gamzatop : Giống như ngọn
lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. Thơ
sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng. Bạch
Cư Dị : Với thơ thì gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa. Gớt : Thơ
là sự bùng cháy của trái tim.
Hình tượng trong thơ là hình tượng của cảm xúc. Thơ chấp nhận cái phi lí của thực tại nếu nó
bộc lộ được cái thực, cái có lí của tình cảm cảm xúc. Ca dao có bài:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay !
Sắc màu của hoa tầm xuân đã biến đổi một cách thật phi lí. Bởi trong thực tế, hoa tầm xuân

không có màu xanh. Lẽ ra nụ tầm xuân nở ra phải chúm chím ửng hồng. Sao ở đây lại xanh biếc, lại
vô lí đến thế ? Chính cái phi lí này đã nói lên điều hữu lí của tình yêu : sự nuối tiếc của chàng trai, ngỡ
ngàng khi ta chẳng cưới được nhau, khi em đã có chồng.
2. Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ
Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Thơ là
gương mặt riêng của mỗi người. Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc được tiếp xúc trực tiếp với
một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của cái tôi phóng khoáng và
nổi loạn, chống lại những phép tắc của lễ giáo phong kiến. Thơ Hàn Mặc Tử lại tiếng kêu của một
hồn thơ đau thương tuyệt vọng nhưng đầy khát vọng sống.
Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, nhưng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nội
dung của thơ. Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại : Thơ đi từ chân trời của một người đến
chân trời của tất cả (Pôn Eluya).
3. Chất thơ của thơ
Chất thơ chính là chất dư ba, thơ không nói ở những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ
trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời (ý tại ngôn ngoại). Ví dụ : Chất thơ của bài Mời
trầu của Hồ Xuân Hương không ở những thứ đem mời, cách mời, mà ở cảm nhận đời sống toát ra từ
sự mời trầu ấy. Đó là niềm khao khát giao duyên nhưng không còn ảo tưởng. Nhà thơ Tố Hữu cũng
nói : Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng
dội vang rất đa dạng và tinh tế.
II. Đặc trưng hình thức của thơ
1. Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng
Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý. Như trong bài thơ
Tràng giang có các hình ảnh : sóng gợn tràng giang, con thuyền xuôi mái, củi một cành khô. Hình ảnh
củi một cành khô vừa gợi sự khô héo, vô định trên dòng nước, vừa nói lên được cái nhỏ bé của kiếp
người.
Biểu tượng trong thơ thường gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng,
tựa như khoảng trắng trong tranh thủy mặc của Tề Bạch Thạch buộc người đọc phải suy đoán. Trong
bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ 1 là biểu tượng của lời mời tha thiết, khổ 2 là biểu tượng của sự chia lìa,
khổ 3 là biểu tượng của mong đợi và hoài nghi. Biểu tượng cho phép thơ không phải kể lể, không chạy
theo tính liên tục bề ngoài mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ý

nhất của đời sống vào mục đích thể hiện.
Mỗi nhà thơ có những biểu tượng, vùng ngôn ngữ riêng. Thế giới biểu tượng trong thơ
Nguyễn Bính gắn với thôn quê với giậu mồng tơi, lúa đồng nàng, lúa đồng anh, hoa xoan, khung cửi,
giếng nước, bờ ao…
2. Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt
Thứ nhất, đó là ngôn từ có nhịp điệu. Nhịp điệu là bước đi của thơ. Thơ lục bát ngắt nhịp chẵn tạo
giọng điệu êm ái trầm bổng du dương. Thơ Đường luật thường ngắt nhịp 4/3- câu thơ đóng cứng lại
trong sự dồn nén cảm xúc – thơ là sự nén chặt năng lượng. Nhưng có khi cũng có sự phá cách :
– Một đèo / một đèo / lại một đèo (Hồ Xuân Hương)
– Sen tàn / cúc lại / nở hoa
Sầu dài / ngày ngắn / đông đà / sang xuân (Nguyễn Du)
Dòng thơ ngắt theo nhịp 2 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của năm tháng, bốn mùa
Thứ hai, ngôn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa.
Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ lôgic kết hợp thông thường để tạo thành những kết hợp mới bất
ngờ theo nguyên tắc lạ hóa. Ví dụ bài Đàn ghi ta của Lorca :
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li- la li- la li- la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chuếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Thanh Thảo kết hợp các hình ảnh : tiếng đàn, Tây Ban Nha, hình tượng người nghệ sĩ đi lang
thang tưởng như không có lôgic nhưng thực ra đã nói lên mối quan hệ giữa cái đẹp, nghệ thuật với đời
sống chính trị đương thời. Tiếng đàn Lorca đứng trước những nguy cơ đầy bất trắc.
Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự
phối hợp bằng trắc, cách dùng vần, điệp câu, điệp ngữ.
II. ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT
• Khái niệm chung
Thuật ngữ Tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất trong sách của Trang Tử để chỉ các câu chuyện vặt,
không có ý nghĩa là thể loại văn học. Đến thời Đông Hán với Ban Cố, Tiểu thuyết được hiểu là mọi

chyện kể đủ loại tạp nham ngoài phạm vi lục kinh, tuy đã nói tới một đặc điểm quan trọng của tiểu
thuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa phải là thể loại văn học. Phải đến thời Đường, Tống
mới có hình thức tiểu thuyết thoại bản. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại phải đến cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX mới có, gọi là tiểu thuyết trường thiên, tiểu thuyết trung thiên, tiểu thuyết đoản thiên…
Ở phương Tây, người ta dùng từ Story để chỉ truyện ngắn, còn từ Novel để chỉ các truyện mới lạ,
tân kì. Người ta dùng Novel để chỉ tiểu thuyết trường thiên, vì truyện dài ở Châu Âu gọi là roman, có
cội nguồn từ thể loại romance (truyện truyền kì thời trung đại).
Ở Việt Nam, đầu thế lỉ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết như ở Trung Quốc. Nhưng
đồng thời vẫn sử dụng thuật ngữ truyện. Truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn hoàn toàn đồng nghĩa với
các thuật ngữ trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết. Tuy vậy, thuật
ngữ truyện có cội nguồn sử học và phát triển từ thời trung đại. Thuật ngữ tiểu thuyết mang nội hàm
hiện đại của thể loại văn học Châu Âu. Có thể nói từ truyện đến tiểu thuyết là hai giai đoạn phát triển
của cùng một loại hình văn học. Trong tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ tiểu thuyết để chỉ
tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn gọi là truyện.
1. Đặc trưng nội dung của tiểu thuyết
1.1. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh
nghiệm của cá nhân.
1.2. Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành
đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của tiểu thuyết. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại
dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu
thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu
của hiện thực đời sống. Như vậy chất văn xuôi còn có thể hiểu là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa,
không lãng mạn hóa, không lí tưởng hóa. Tiểu thuyết dường như hấp thụ vào nó mọi yếu tố ngổn ngang,
bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn
lẫn cái nhỏ… Chất văn xuôi như vậy thể hiện rõ trong tiểu thuyết của Balzac, Tolstoi, Sholokhov, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Khải…
1.3. Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi nhân vật của sử thi, kịch là nhân vật
hành động. Nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổ đau,
dằn vặt của đời. Những nhân vật như Gôriô, Raxcônhicôp, Anna Carênina, Thứ, cha Thư… đều là
những con người nếm trải và tư duy, vì vậy mà rất tiểu thuyết. M.Bakhtin nhận xét,con người trong

tiểu thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó…
1.4. Tiểu thuyết không được tổ chức sít sao như truyện ngắn, truyện vừa. Tiểu thuyết chứa bao
nhiêu cái thừa so với truyện vừa và truyện ngắn, mà đó lại là cái chính yếu của nhân vật về thế giới, về
đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật,
mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và môi trường, và nói chung về toàn bộ tồn tại
của con người… Bởi thế, Sống mòn của Nam Cao, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… là tiểu thuyết.
Những suy nghĩ đủ loại của Thứ về nghề nghiệp, về đồng nghiệp, về mơ ước, về cái đói, về thói thành
kiến nghi kị, về bản than, về tính yếu đuối… những tình tiết về San, Mô, Oanh, ông Học, về u em, về
đôi vợ chồng nhà lá, về bữa ăn đều không thiết thực cho một cốt truyện nào, nhưng nó phơi bày ra
toàn bộ sự đầy đặn của tồn tại như một trạng thái và quá trình.
1.5. Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật, bằng
cách xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật. Là một hiện tại cùng thời, tiểu
thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người
bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Chính khoảng cách gần gũi này
làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ than
mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình, và từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử
dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau trong cuộc sống, san bằng ngăn
cách trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau. Cuộc sống trong
tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi, nên ngay lời trần thuật, dòng ý thức nhân vật cũng là một cái
gì chưa xong xuôi. Chằng hạn như văn của Nam Cao trong Sống mòn, chúng ta nhận thấy lời văn của
Nam Cao xây dựng theo nguyên tắc chồng chất, lặp lại có biến đổi những chi tiết cùng loại hay nhóm
từ đồng nghĩa. Điều đó không có nghĩa là nhà văn thiếu khả năng miêu tả đối tượng mà thực chất sự
chồng chất có tác dụng tái hiện dòng ý nghĩ đang mở ra, đang là quá trình.
1.6. Bản chất tổng hợp
Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạp
thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác
như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ
thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân
xứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa
học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn

tưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể
loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu
thuyết anh hùng ca-trữ tình, Gorki với tiểu thuyết thế sự – trữ tình…
2. Đặc trưng hình thức của tiểu thuyết
2.1. Nhân vật
Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả về nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống. Các
thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô
thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật… Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt đến
tính lập thể toàn vẹn. Tiểu thuyết không chỉ viết về 1 số người, mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ,
thậm chí nhiều thế hệ. Số lượng nhân vật trong tác phẩm có thể đạt đến 500 – 600 người như trong
Chiến tranh và hòa bình hay Hồng lâu mộng.
Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải mặc dù họ cũng hành động, thậm chí còn tích cực
tham gia cải tạo môi trường nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại, nhân vật ấy lại xuất hiện như là
con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của đời. Lão Gôriô trong Tấn trò đời của Banzac vì
tình thương yêu dành cho đứa con gái của mình đã liên tục có những hành động: lao động vất vả cả
một đời để tạo dựng cơ nghiệp cho chúng để rồi những năm tháng cuối đời phải đến trọ ở một quán trọ
tồi tàn, phải bán đi những tài sản cuối cùng để lấy tiền cho con. Nhưng dẫn thế, lão vẫn triền miên
trong những khổ đau, dằn vặt, âm thầm nếm trải, âm thầm chịu đựng vì chưa bao giờ lão nguôi nỗi lo
cho con và cũng tương tự như vậy, chưa bao giờ lão nhận được từ những đứa con của mình sự quan
tâm thật sự. Khác với nhân vật trong sử thi là con người hành động. Đăm Săn sống mãi trong niềm tự
hào của người Êde với những chiến công chống lại các tù trưởng khác để bảo vệ quyền lợi của bộ tộc
mình.
2.2. Cốt truyện
Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian. Cốt
truyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyết của Đôtxtôiepxki hay có thể pha loãng để thể hiện chất
triết lý hay chất trữ tình như L.Tônxtôi
2.3. Hoàn cảnh
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết. Ngoài việc cung cấp không
gian cho nhân vật hoạt động, làm phương tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội, tạo
không khí chung cho tác phẩm. Ví dụ việc miêu tả hoàn cảnh trong tiểu thuyết Lão Gôriô của

Balzac…
2.4. Ngôn từ
Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng phong phú. Tiểu thuyết mang đậm chất văn xuôi,
tức là nó tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa như trong sử thi. Bước vào
thế giới tiểu thuyết, người đọc sẽ được tiếp cận với những gì gồ ghề, trắc trở của cuộc sống như nó
đang tồn tại ngoài cuộc đời. Nó bao gồm cả ánh sáng và bóng tối. Ngôn ngữ trong bộ tiểu thuyết đồ sộ
Tấn trò đời của Banzac chính là phương tiện phản ánh bức tranh xã hội tư sản khi đồng tiền có thế lực
vạn năng.
Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa
thanh như lời văn thoại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Trong tiểu huyết, khoảng cách giữa người
trần thuật và nội dung trần thuật bị xóa nhòa. Tiểu thuyết hướng về miêu tả những cái hiện tại, đương
thời của người trần thuật, đôi khi nó cũng nói quá khứ nhưng để làm rõ hơn thực tại chứ không lấy quá
khứ làm mục đích sáng tạo. Khác với các tác phẩm sử thi thường nói về quá khứ vời vợi xa xăm. Đó là
lí do tại sao lời văn sử thi thường hùng tráng, tự hào, trang trọng, còn lời văn tiểu thuyết dân chủ,
suồng sã, thân mật và cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi.
III. ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN
* Thuật ngữ
Thuật ngữ truyện có nhiều nghĩa. Với nguồn gốc chữ Hán, truyện ban đầu có nghĩa là giải thích
kinh nghĩa. Nghĩa thứ hai là bài văn xuôi ghi chép sự tích một đời của một người nào đó. Đây là thể loại
của sử học. Mở rộng ra, trong tiếng Việt, thuật ngữ truyện chỉ tác phẩm văn học là một bản kể có miêu tả
nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện cười, truyện truyền kì,
truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện rất ngăn (mini)…
1. Đặc trưng nội dung của truyện ngắn
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự tái
hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: Đời tư, thế sự, hay sử
thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay đoạn đời, một sự
kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ
thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời… Truyện ngắn nói chung không phải vì truyện của
nó ngắn, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa
một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan niệm nhân sinh hay đời sống tâm hồn con

Xem Thêm :   Vượt Biển Bằng Thuyền Buồm

Xem thêm :  Videosviet.com | Videosviet Traffic Analysis

người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan
trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì
nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc họa những
tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện
ngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con
người. Mặt khác, do đó, truyện ngắn lại có thể mở rộng diện tích nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa
dạng trong cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại mà
trong tiểu thuyết thường hiên ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ.
Trên đây là những đặc trưng chung nhất về mặt nội dung của thể loại truyện ngắn. Chúng tôi
muốn đi sâu vào một khía cạnh làm nên đặc trưng loại thể của truyện ngắn trong bài viết nhỏ này, đó
là chất thơ trong truyện ngắn. Thông thường, người ta chỉ chú ý đến tính chất tự sự (kể chuyện) của
truyện ngắn, tệ hơn là coi truyện ngắn như một thứ văn xuôi nôm na mách qué, hoặc thứ văn xuôi bò
sát ngọn cỏ. Đó là một quan niệm sai lầm. Truyện ngắn đích thực không bao giờ là những chuyện vặt
vãnh mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế…
Những cách tân, sáng tạo của các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn,
về tạng chất của nó rất gần với thơ, thậm chí có thể nói một cách không đến nỗi quá đáng rằng, truyện
ngắn là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ. Có thể lấy những truyện ngắn của K.Pauxtôpxki là sự
chứng minh rõ ràng ý đặc trưng này: được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu truyện rất
giản dị mà Pauxtôpxki kể ra đã mất đi cái chất nôm na ngày thường của nó mà lấp lánh cái cấu trúc kỳ
ảo của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trắc ẩn về số phận con người, thời đại… Chất thơ
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trước tiên toả ra từ cảnh vật quê hương được khắc hoạ
bằng ngòi bút miêu tả tài hoa của tác giả : …Khi tiếng trống thu không gọi buôỉ chiều, phương tây đỏ
rực như lửa cháy, tre làng cắt hình rõ rệt lên nền trời… Chất thơ còn toả ra trong cách tác giả miêu tả
hồn người, tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm tinh tế nơi tâm hồn nhân vật, tác giả dường như
hoá thân vào nhân vật Liên, cảm nhận được những tác động rất nhẹ nhàng của cảnh vật vào tâm trạng.
Có thể nói Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình trọn vẹn mang trong mình sự trìu mến đối với cảnh vật
và lòng thương cảm đối với những kiếp người bình thường, nhó bé của Thạch Lam. Người ta nói
truyện ngắn của Nguyễn Tuân thường bao gồm những cảnh miêu tả hào hùng xen lẫn những giấc mơ
vời vợi. Truyện ngắn Chữ người tử tù có cái chất thơ mênh mang của bóng dáng người khởi nghĩa,
làm nền cho hành tung, hoạt động dữ dội của đám người hảo hán, những tay giang hồ phóng khoáng,

những khách ngang tàng.
Cần lưu ý rằng, cái nghĩa Thơ được nói đến ở đây phải được hiểu là chất trữ tình sâu lắng của
những trạng huống, của những tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn (chứ không phải là những sự uốn
éo cầu kỳ trong câu văn, sự lòe loẹt trong tả cảnh…), là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ khả dĩ có
sức mạnh chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự níu kéo của cái trần tục ở
đời thường đặng vươn tới những ý tưởng đầy nhân văn và sáng tạo. Với ý nghĩa ấy, chất thơ của
truyện ngắn chính là cái tâm trong sáng mà đầy nặng sự ưu thời mẫn thế của nhà văn.
2. Đặc trưng hình thức của truyện ngắn
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để
nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về tình người và cuộc
đời. Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là
chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành
văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết
sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với
cuộc sống hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp
thời trong đời sống.
Về mặt đặc trưng hình thức này, chúng tôi cũng muốn đi sâu nghiên cứu một khía cạnh
thường được nhắc đến của thể loại : Truyện ngắn phải ngắn. Chính đặc trưng này đòi hỏi truyện ngắn
phải cô đọng đến mức cao nhất. Điều này cũng được X. Antônốp đặc biệt nhấn mạnh : Trước mắt nhà
văn viết truyện ngắn là vấn đề rất phức tạp. Mọi câu chuyện càng phức tạp hơn, bởi lẽ truyện ngắn
phải …ngắn. Chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt
bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết.
Không ai máy móc qui định truyện ngắn phải bao nhiêu chữ, nhưng khuôn khổ báo chí đã
hình thành nên một diện mạo tương đối định hình đối với truyện ngắn : từ ba đến năm ngàn chữ. Điều
cần chú ý ở đây là : cái vỏ hình thức bên ngoài khá định hình của thể loại truyện ngắn đã buộc nó phải
tạo nên sự biến đổi của cấu trúc nội tại, đó là sự vận động phát triển đi từ cái cá biệt đến cái chung, từ
cụ thể hóa đến khái quát hóa, tức là quá trình điển hình hóa của nghệ thuật văn chương. Đó chính là sự
cách tân, đổi mới, sáng tạo của thể loại truyện ngắn. Sư khác biệt của truyện ngắn đối với truyện dài,
tiểu thuyết không phải chỉ ở độ dài ngắn. Có người chú ý đến phẩm chất đặc biệt của truyện ngắn do
môi trường báo chí đòi hỏi, đó là yếu tố mới lạ. Song, cần lưu ý rằng, yếu tố mới lạ đó không phải là

tính thời sự sát sạt, càng không phải là chuyện lạ đó đây của môi trường báo chí. Yếu tố mới lạ của
truyện ngắn là phải tạo nên được sự cuốn hút đối với người đọc vào những sự kiện đang diễn ra một
cách đầy biến động của cả đời thường và những chuyện lớn lao của thời đại. Điều cần nhấn mạnh là,
yếu tố mới lạ đó là sự xâu chuỗi cái đời thường và những cái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuật
hoàn chỉnh đặc biệt ngắn gọn, cô đọng của truyện ngắn khiến cho cái cụ thể và cái trừu tượng, cái cá
biệt và cái điển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết : nó hòa vào nhau và dường như là một để tạo
nên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc – đọc liền một mạch. Chính ở cách đọc truyện ngắn này, một
lần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn bó với thơ của nó.
Ngắn ở truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất – nhìn vào đó có thể thấy cuộc sống
hiện ra với đủ sắc màu của nó. Sự thách đố ở đây là ai viết được ngắn gọn nhất ! Lep Tonxtoi nói : Tôi
không có thời gian để viết ngắn. Còn A. Tsekhop nói : Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó,
không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì
được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào,
mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào… Ta sẽ dễ dàng tìm thấy không ít những ý
kiến về đặc trưng của thể loại truyện ngắn gần với quan niệm này. Chẳng hạn như : Trong các thể
loại văn chương, truyện ngắn đóng vai trò hổ báo trong đại gia đình các loài vật. Ở loài thú dữ này,
không được có chút mỡ thừa dính vào mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn mồi được. Ngắn
gọn là qui luật của việc cấu tạo truyện ngắn. Nhờ có khả năng phản ánh hành động một cách ngắn
gọn, truyện ngắn có khi còn có thể đạt tới trình độ anh hùng ca và đó là cả một bí mật của nó (Hoan
Bốtsơ), Truyện ngắn là một thứ giọt nước mà không có nó không thể có đại dương . Theo tôi hiểu toàn
bộ truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao về cả thời đại. Với những mảnh tưởng như rất nhỏ bé, nó góp
phần tạo nên cả tấm chân dung hoàn chỉnh. Truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ
thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ
phải chính xác. Đây là một công việc vô cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó
là chỗ làm cho truyện ngắn phân biệt với các thể loại khác (Ts. Aitmatốp), v.v… Sêkhôp – bậc thầy
truyện ngắn cũng quan niệm rằng truyện ngắn là biết nói ngắn những truyện dài, lời chật ý rộng.
Truyện ngắn Người trong bao của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông chính là tiêu
biểu cho một truyện ngắn theo quan điểm này : Cô đọng, hàm xúc, có sự lựa chọn chi tiết đắt để có
sức biểu hiện cao nhất, gợi mở nhiều nhất.
A. Tônxtôi nhận định : truyện ngắn là một trong những thể tài văn học khó nhất. Về nội dung

cũng như về tư tưởng, nó không khác gì tiểu thuyết… chỉ có điều do ngắn nên khó hơn… Truyện ngắn
đòi hỏi một công phu lao động lớn. Đây là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật một nền văn học.
IV. ĐẶC TRƯNG KỊCH
• Khái niệm chung
Kịch là một thể loại văn học tồn tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình. Kịch bản
văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Là vở diễn sân khấu, nó
sống với công chúng khán giả, là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả. Đặc trưng của
kịch không thể thoát li khỏi những điều kiện sân khấu và sự giới hạn về mặt thời gian, không gian,
khối lượng sự kiện, số lượng nhân vật. Trong mối giao lưu ấy, kịch hướng tới sự khái quát nghệ thuật
bằng sự miêu tả mang tính chất tập trung, dồn nén hiện thực và một hình thái ngôn ngữ mang tính
chất loại biệt.
1. Xung đột kịch
Tác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn, bề bộn như tiểu thuyết,
cũng không thể lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc như thơ trữ tình. Gạt đi tất cả những gì
rườm rà, tản mạn không phù hợp với điều kiện sân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống
là đối tượng mô.
Tuy cùng xây dựng cốt truyện để phản ánh đời sống theo nguyên tắc khách quan, nhưng kịch khác
tác phẩm tự sự ở kịch tính. Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch. Không có xung đột, mâu
thuẫn thì không có kịch tính. Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng trên cơ sở của
một xung đột mang tính chất bao trùm : đó là xung đột giữa khát vọng của Vũ Như Tô, một nghệ sĩ
thiên tài muốn xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật vĩ đại, với lợi ích và cuộc sống lầm
than của nhân dân. Xung đột này làm nảy sinh hàng loạt những xung đột chồng chéo giữa Trịnh Duy
Sản với Lê Tương Dực, giữa Trịnh Duy Sản với Vũ Như Tô, giữa Lê Tương Dực với thần dần, với
thái tử Chiêm Thành, giữa Vũ Như Tô với những người cộng sự gần gũi như Phó Cỗi… Xung đột
trung tâm của vở kịch hình như cũng là xung đột trong tư tưởng của tác giả. Không phải ngẫu nhiên
trong lời đề tựa, Nguyễn Huy Tưởng đã thốt lên : Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô
phải ? Ta chẳng biết. Chính những mâu thuẫn, xung đột chồng chéo ấy tạo nên kịch tính, mang lại sự
hấp dẫn trong vở kịch Vũ Như Tô.
Tác phẩm tự sự cũng phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt của đời sống. Tuy nhiên để làm nổi
bật sức mạnh của cái tất yếu khách quan, tác phẩm tự sự thường tìm tới một cốt truyện với hệ thống sự kiện

mở rộng có khả năng biểu hiện đời sống mang tính hoành tráng và một nhịp trần thuật chậm rãi, trầm
tính. Ta hiểu vì sao, dẫu có phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt của hiện thực xã hội, thì kịch tính
vẫn không phải là đặc điểm thể loại của tác phẩm tự sự. Âm mưu và tình yêu của Si- le, Vũ Như Tô của
Nguyễn Huy Tưởng, Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ… là những tác phẩm giàu kịch tính,
vì khi phản ánh mâu thuẫn, xung đột của hiện thực đời sống, các vở kịch ấy làm nổi bật sức mạnh của
hành động có lí do, có ý đồ, có động cơ thể hiện khuynh hướng tính cách cùng ý chí tự do của con người,
và vì hành động ấy, con người phải gánh chịu một hậu quả, một trách nhiệm nào đó. Cốt truyện của vở
kịch Âm mưu và tình yêu được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một
đôi trai tài gái sắc với những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại nhằm
hủy hoại nó. Nhưng mâu thuẫn ấy chỉ trở nên đầy kịch tính khi nó hiện hình thành những hành động đối
nghịch giữa cha và con, giữa gia đình ông nhạc sư nghèo và tể tướng Phôn- van- te.Vở kịch là một chuỗi
những hành động liên tục, có lí do, có động cơ, có ý đồ thúc đẩy nhau và các nhân vật đều nhận được ngay
kết quả hành động của mình.
Muốn khám phá được những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã hội, người viết kịch phải
tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng
hiện thực, người viết kịch phải tiến hành quá trình chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo nên những xung đột
vừa mang tính khái quát lớn lao, vừa phải hết thức chân thực: nghĩa là xung đột trong tác phẩm kịch
phải được tổ chức trên cơ sở của phương thức điển hình hóa. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt đã
khái quát được một vấn đề xã hội bức thiết lúc bấy giờ: đó là mối quan hệ giữa con người tinh thần với
con người thể xác. Những thành tựu rực rỡ của kịch thế giới đều là những tác phẩm xoáy sâu vào
những xung đột xã hội sâu sắc : bi kịch cổ đại Hi Lạp là xung đột giữa khát vọng của con người với
những quy luật nghiệt ngã của định mệnh. Bi kịch của Sêxpia là xung đột giữa lí tưởng nhân văn cao
cả với những trở lực đen tối của xã hội.
2. Hành động kịch
Theo Arixtot : Hành động là đặc trưng của kịch. Theo ông, nếu anh hùng ca phản ánh bằng hình
thức kể chuyện thì bi kịch là bằng hành động. Hêghen khi đề cập đến các phương thức phản ánh trong
văn học cũng cho rằng : nội dung chủ yếu của tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch là
hành động.
Hành động kịch chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn
khổ của một chỉnh thể nghệ thuật. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng

mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Lí luận kịch gọi đó là sự thống nhất của
hành động.
Do sự chi phối của sân khấu, cốt truyện kịch thường rất tập trung, chặt chẽ. Nó không dung nạp
những chi tiết vụn vặt, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, ngoài cốt truyện như trong mạch tự sự.
Cái cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật
riêng : quy luật nhân quả. Hành động này là kết quả của hành động trước nhưng lại là nguyên nhân
thúc đẩy hành động sau.
Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Tác
phẩm kịch thường gợi lên những nhân vật nung nấu ý chí hành động mạnh mẽ. Nhân vật kịch tự khẳng
định bản chất của mình bằng hành động : một Ácpagong keo kiệt lạ thường (Môlie), một Ôtenlô cuồng
nhiệt, cả tin nhưng không kém phần hung bạo, một Hăm-lét đớn đau. Về một phương diện nào đó, sự
xuất hiện của nhân vật trong tác phẩm kịch gần giống với sự xuất hiện của nhân vật trong truyện ngắn.
Nghĩa là nhân vật hiện hình trong tác phẩm vào đúng thời điểm bước ngoặt số phận. Riêng kịch, sau
khi xuất hiện, nhân vật nhập ngay vào tuyến xung đột và bị cuốn nhanh vào guồng hành động của tác
phẩm.
3. Ngôn ngữ kịch
So với các thể loại khác, ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt.
Hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật. So với hệ thống ngôn ngữ tự
sự, đây là điểm khác biệt rất rõ. Tác giả kịch không có chỗ đứng trong tác phẩm với tư cách là nhân
vật trung gian, có thể mách bảo, giải thích, thậm chí giật dây độc giả như trong tiểu thuyết. Tác giả
xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả (Gorki). Khi tiếp
xúc kịch bản văn học, chúng ta thấy có những lời chú thích ít ỏi của tác giả. Đó thường là những gợi ý
cho phương pháp dàn cảnh, cách bài trí sân khấu và diễn xuất của diễn viên.
Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Xen kẽ giữa hệ thống ngôn
ngữ đối thoại theo sắc thái riêng đầy chất kịch là những mẩu độc thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ độc
thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên
trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lí cho các nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật dù đối
thoại hay độc thoại, trước hết đó là ngôn ngữ khắc họa tính cách. Từ những lời ăn tiếng nói riêng của
mình, nhân vật kịch phải biểu hiện ở mức chính xác tối đa một cái gì đó điển hình (Gorki).
Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động. Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ

Xem Thêm :   [VẬT LÍ 10] Tính gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

Xem thêm :  Lễ cúng thổ công gồm những mâm lễ vật gì? Hướng dẫn cách cúng

mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động. Xem chèo Quan Âm Thị Kính, chỉ
cần nghe lời thoại trong đoạn Xã trưởng và mẹ Đốp là nhận ra ngay cái hóm hỉnh của người bình dân và sự
xảo quyệt, ngu xuẩn của tên xã trưởng. Ngôn ngữ Thị Mầu trong các cảnh Thị Mầu lên chùa, Thị Mầu đùa
anh nô… vừa thể hiện được sự lẳng lơ, đằng sau sự lẳng lơ là một bản năng sống mãnh liệt, bị dồn nén, lại
vừa thể hiện được nỗi đau của người phụ nữ, nạn nhân của xã hội cũ.
Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống: súc tích, dễ hiểu và ít
nhiều mang tính khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối
thoại trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với những
cách nói năng giàu ẩn ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lí sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trong
tác phẩm kịch.
PHẦN KẾT LUẬN
Sáng tác văn học hết sức đa dạng, phong phú, vì thế để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình, nắm
bắt các quy luật của văn học, người ta có nhu cầu phân loại các thể loại của tác phẩm văn học. Thể loại
văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sáng tác, thưởng thức và phê bình văn học. Dù thưởng
thức hay phê bình người đọc đều phải tuân thủ các quy tắc thể loại, không thể thường thức lệch pha
các thể loại. Chúng ta thưởng thức một bài thơ thì phải biết đến các đặc điểm của thể loại thơ, chú ý
đến vẻ đẹp của âm thanh, nhịp điệu, vẻ đẹp của cấu tứ, tình cảm, ý tứ sâu xa. Đọc một thiên tiểu thuyết
thì phải biết đến nhân vật, cốt truyện, tâm lí, các chi tiết ngoại hình, mối quan hệ nhân vật với hoàn
cảnh, kết cấu của trần thuật. Nếu dùng con mắt thơ mà đi đọc tiểu thuyết, hoặc ngược lại, dùng con
mắt tiểu thuyết mà đọc thơ thì chằng những không lĩnh hội được vẻ đẹp của tác phẩm mà còn gây ra
những hiểu lầm. Như vậy khi phân tích tác phẩm, chúng ta phải đặt ngôn từ văn học trong quy luật thể
loại thì mới hiểu đúng nghĩa của nó.

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người : những bài hát tronglao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện nói lên những mong ước tốt lành cho mùamàng, và đời sống trong các bài niệm chú có thể được xem là những hình thức đầu tiên của thơ. Thơchỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu tự biểu hiện.Thuật ngữ : thơ = thơ ca : bởi thơ ca ra đời cùng một lúc với nhạc, họa, múa trong các cuộc tế lễthần linh thời nguyên thủy. Thơ có nghĩa rộng: chỉ toàn bộ văn học (Ví dụ : trong sách Thi pháp học-Aristote, thơ bao gồm cả sử thi, bi kịch, hài kịch tức là ngôn từ có nhịp điệu). Vào thời cận, hiện đại,thơ có nghĩa hẹp chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể như thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca… Báo cáonày chúng tôi hiểu thơ ca theo nghĩa hẹp.I. Đặc trưng nội dung của thơ1. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thứcTính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ : thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giớinội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảmxúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Do đó sự miêu tả sự vật, ngoại cảnh chỉ phụctùng nhiệm vụ trữ tình, bức tranh cuộc sống trong thơ không phải là bức tranh đời sống thuần túy màlà bức tranh tâm trạng, tâm cảnh. Trong Mĩ học, Hegel viết : Đối tượng của thơ không phải là mặttrời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người,máu thịt, thần kinh… Đối tượng của thơ là hứng thú và tinh thần. Tố Hữu viết : Thơ là cái nhụy củacuộc sống, thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. Raxun Gamzatop : Giống như ngọnlửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. Thơsinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng. BạchCư Dị : Với thơ thì gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa. Gớt : Thơlà sự bùng cháy của trái tim.Hình tượng trong thơ là hình tượng của cảm xúc. Thơ chấp nhận cái phi lí của thực tại nếu nóbộc lộ được cái thực, cái có lí của tình cảm cảm xúc. Ca dao có bài:Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm đã có chồng anh tiếc lắm thay !Sắc màu của hoa tầm xuân đã biến đổi một cách thật phi lí. Bởi trong thực tế, hoa tầm xuânkhông có màu xanh. Lẽ ra nụ tầm xuân nở ra phải chúm chím ửng hồng. Sao ở đây lại xanh biếc, lạivô lí đến thế ? Chính cái phi lí này đã nói lên điều hữu lí của tình yêu : sự nuối tiếc của chàng trai, ngỡngàng khi ta chẳng cưới được nhau, khi em đã có chồng.2. Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơThơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Thơ làgương mặt riêng của mỗi người. Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc được tiếp xúc trực tiếp vớimột cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của cái tôi phóng khoáng vànổi loạn, chống lại những phép tắc của lễ giáo phong kiến. Thơ Hàn Mặc Tử lại tiếng kêu của mộthồn thơ đau thương tuyệt vọng nhưng đầy khát vọng sống.Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, nhưng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nộidung của thơ. Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại : Thơ đi từ chân trời của một người đếnchân trời của tất cả (Pôn Eluya).3. Chất thơ của thơChất thơ chính là chất dư ba, thơ không nói ở những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗtrống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời (ý tại ngôn ngoại). Ví dụ : Chất thơ của bài Mờitrầu của Hồ Xuân Hương không ở những thứ đem mời, cách mời, mà ở cảm nhận đời sống toát ra từsự mời trầu ấy. Đó là niềm khao khát giao duyên nhưng không còn ảo tưởng. Nhà thơ Tố Hữu cũngnói : Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếngdội vang rất đa dạng và tinh tế.II. Đặc trưng hình thức của thơ1. Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượngThơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý. Như trong bài thơTràng giang có các hình ảnh : sóng gợn tràng giang, con thuyền xuôi mái, củi một cành khô. Hình ảnhcủi một cành khô vừa gợi sự khô héo, vô định trên dòng nước, vừa nói lên được cái nhỏ bé của kiếpngười.Biểu tượng trong thơ thường gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng,tựa như khoảng trắng trong tranh thủy mặc của Tề Bạch Thạch buộc người đọc phải suy đoán. Trongbài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ 1 là biểu tượng của lời mời tha thiết, khổ 2 là biểu tượng của sự chia lìa,khổ 3 là biểu tượng của mong đợi và hoài nghi. Biểu tượng cho phép thơ không phải kể lể, không chạytheo tính liên tục bề ngoài mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ýnhất của đời sống vào mục đích thể hiện.Mỗi nhà thơ có những biểu tượng, vùng ngôn ngữ riêng. Thế giới biểu tượng trong thơNguyễn Bính gắn với thôn quê với giậu mồng tơi, lúa đồng nàng, lúa đồng anh, hoa xoan, khung cửi,giếng nước, bờ ao…2. Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệtThứ nhất, đó là ngôn từ có nhịp điệu. Nhịp điệu là bước đi của thơ. Thơ lục bát ngắt nhịp chẵn tạogiọng điệu êm ái trầm bổng du dương. Thơ Đường luật thường ngắt nhịp 4/3- câu thơ đóng cứng lạitrong sự dồn nén cảm xúc – thơ là sự nén chặt năng lượng. Nhưng có khi cũng có sự phá cách :- Một đèo / một đèo / lại một đèo (Hồ Xuân Hương)- Sen tàn / cúc lại / nở hoaSầu dài / ngày ngắn / đông đà / sang xuân (Nguyễn Du)Dòng thơ ngắt theo nhịp 2 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của năm tháng, bốn mùaThứ hai, ngôn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa.Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ lôgic kết hợp thông thường để tạo thành những kết hợp mới bấtngờ theo nguyên tắc lạ hóa. Ví dụ bài Đàn ghi ta của Lorca :những tiếng đàn bọt nướcTây Ban Nha áo choàng đỏ gắtli- la li- la li- lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chuếnh choángtrên yên ngựa mỏi mònThanh Thảo kết hợp các hình ảnh : tiếng đàn, Tây Ban Nha, hình tượng người nghệ sĩ đi langthang tưởng như không có lôgic nhưng thực ra đã nói lên mối quan hệ giữa cái đẹp, nghệ thuật với đờisống chính trị đương thời. Tiếng đàn Lorca đứng trước những nguy cơ đầy bất trắc.Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sựphối hợp bằng trắc, cách dùng vần, điệp câu, điệp ngữ.II. ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT• Khái niệm chungThuật ngữ Tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất trong sách của Trang Tử để chỉ các câu chuyện vặt,không có ý nghĩa là thể loại văn học. Đến thời Đông Hán với Ban Cố, Tiểu thuyết được hiểu là mọichyện kể đủ loại tạp nham ngoài phạm vi lục kinh, tuy đã nói tới một đặc điểm quan trọng của tiểuthuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa phải là thể loại văn học. Phải đến thời Đường, Tốngmới có hình thức tiểu thuyết thoại bản. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại phải đến cuối thế kỉ XIX, đầuthế kỉ XX mới có, gọi là tiểu thuyết trường thiên, tiểu thuyết trung thiên, tiểu thuyết đoản thiên…Ở phương Tây, người ta dùng từ Story để chỉ truyện ngắn, còn từ Novel để chỉ các truyện mới lạ,tân kì. Người ta dùng Novel để chỉ tiểu thuyết trường thiên, vì truyện dài ở Châu Âu gọi là roman, cócội nguồn từ thể loại romance (truyện truyền kì thời trung đại).Ở Việt Nam, đầu thế lỉ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết như ở Trung Quốc. Nhưngđồng thời vẫn sử dụng thuật ngữ truyện. Truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn hoàn toàn đồng nghĩa vớicác thuật ngữ trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết. Tuy vậy, thuậtngữ truyện có cội nguồn sử học và phát triển từ thời trung đại. Thuật ngữ tiểu thuyết mang nội hàmhiện đại của thể loại văn học Châu Âu. Có thể nói từ truyện đến tiểu thuyết là hai giai đoạn phát triểncủa cùng một loại hình văn học. Trong tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ tiểu thuyết để chỉtác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn gọi là truyện.1. Đặc trưng nội dung của tiểu thuyết1.1. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinhnghiệm của cá nhân.1.2. Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thànhđặc trưng tiêu biểu cho nội dung của tiểu thuyết. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loạidung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màuthẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màucủa hiện thực đời sống. Như vậy chất văn xuôi còn có thể hiểu là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa,không lãng mạn hóa, không lí tưởng hóa. Tiểu thuyết dường như hấp thụ vào nó mọi yếu tố ngổn ngang,bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớnlẫn cái nhỏ… Chất văn xuôi như vậy thể hiện rõ trong tiểu thuyết của Balzac, Tolstoi, Sholokhov, VũTrọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Khải…1.3. Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi nhân vật của sử thi, kịch là nhân vậthành động. Nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổ đau,dằn vặt của đời. Những nhân vật như Gôriô, Raxcônhicôp, Anna Carênina, Thứ, cha Thư… đều lànhững con người nếm trải và tư duy, vì vậy mà rất tiểu thuyết. M.Bakhtin nhận xét,con người trongtiểu thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó…1.4. Tiểu thuyết không được tổ chức sít sao như truyện ngắn, truyện vừa. Tiểu thuyết chứa baonhiêu cái thừa so với truyện vừa và truyện ngắn, mà đó lại là cái chính yếu của nhân vật về thế giới, vềđời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật,mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và môi trường, và nói chung về toàn bộ tồn tạicủa con người… Bởi thế, Sống mòn của Nam Cao, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… là tiểu thuyết.Những suy nghĩ đủ loại của Thứ về nghề nghiệp, về đồng nghiệp, về mơ ước, về cái đói, về thói thànhkiến nghi kị, về bản than, về tính yếu đuối… những tình tiết về San, Mô, Oanh, ông Học, về u em, vềđôi vợ chồng nhà lá, về bữa ăn đều không thiết thực cho một cốt truyện nào, nhưng nó phơi bày ratoàn bộ sự đầy đặn của tồn tại như một trạng thái và quá trình.1.5. Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật, bằngcách xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật. Là một hiện tại cùng thời, tiểuthuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những ngườibình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Chính khoảng cách gần gũi nàylàm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thanmật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình, và từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sửdụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau trong cuộc sống, san bằng ngăncách trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau. Cuộc sống trongtiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi, nên ngay lời trần thuật, dòng ý thức nhân vật cũng là một cáigì chưa xong xuôi. Chằng hạn như văn của Nam Cao trong Sống mòn, chúng ta nhận thấy lời văn củaNam Cao xây dựng theo nguyên tắc chồng chất, lặp lại có biến đổi những chi tiết cùng loại hay nhómtừ đồng nghĩa. Điều đó không có nghĩa là nhà văn thiếu khả năng miêu tả đối tượng mà thực chất sựchồng chất có tác dụng tái hiện dòng ý nghĩ đang mở ra, đang là quá trình.1.6. Bản chất tổng hợpỞ phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạpthông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khácnhư thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệthuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cânxứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoahọc khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễntưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thểloại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểuthuyết anh hùng ca-trữ tình, Gorki với tiểu thuyết thế sự – trữ tình…2. Đặc trưng hình thức của tiểu thuyết2.1. Nhân vậtNhân vật tiểu thuyết được miêu tả về nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống. Cácthuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vôthức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật… Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt đếntính lập thể toàn vẹn. Tiểu thuyết không chỉ viết về 1 số người, mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ,thậm chí nhiều thế hệ. Số lượng nhân vật trong tác phẩm có thể đạt đến 500 – 600 người như trongChiến tranh và hòa bình hay Hồng lâu mộng.Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải mặc dù họ cũng hành động, thậm chí còn tích cựctham gia cải tạo môi trường nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại, nhân vật ấy lại xuất hiện như làcon người nếm trải tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của đời. Lão Gôriô trong Tấn trò đời của Banzac vìtình thương yêu dành cho đứa con gái của mình đã liên tục có những hành động: lao động vất vả cảmột đời để tạo dựng cơ nghiệp cho chúng để rồi những năm tháng cuối đời phải đến trọ ở một quán trọtồi tàn, phải bán đi những tài sản cuối cùng để lấy tiền cho con. Nhưng dẫn thế, lão vẫn triền miêntrong những khổ đau, dằn vặt, âm thầm nếm trải, âm thầm chịu đựng vì chưa bao giờ lão nguôi nỗi locho con và cũng tương tự như vậy, chưa bao giờ lão nhận được từ những đứa con của mình sự quantâm thật sự. Khác với nhân vật trong sử thi là con người hành động. Đăm Săn sống mãi trong niềm tựhào của người Êde với những chiến công chống lại các tù trưởng khác để bảo vệ quyền lợi của bộ tộcmình.2.2. Cốt truyệnCốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian. Cốttruyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyết của Đôtxtôiepxki hay có thể pha loãng để thể hiện chấttriết lý hay chất trữ tình như L.Tônxtôi2.3. Hoàn cảnhHoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết. Ngoài việc cung cấp khônggian cho nhân vật hoạt động, làm phương tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội, tạokhông khí chung cho tác phẩm. Ví dụ việc miêu tả hoàn cảnh trong tiểu thuyết Lão Gôriô củaBalzac…2.4. Ngôn từNgôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng phong phú. Tiểu thuyết mang đậm chất văn xuôi,tức là nó tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa như trong sử thi. Bước vàothế giới tiểu thuyết, người đọc sẽ được tiếp cận với những gì gồ ghề, trắc trở của cuộc sống như nóđang tồn tại ngoài cuộc đời. Nó bao gồm cả ánh sáng và bóng tối. Ngôn ngữ trong bộ tiểu thuyết đồ sộTấn trò đời của Banzac chính là phương tiện phản ánh bức tranh xã hội tư sản khi đồng tiền có thế lựcvạn năng.Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đathanh như lời văn thoại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Trong tiểu huyết, khoảng cách giữa ngườitrần thuật và nội dung trần thuật bị xóa nhòa. Tiểu thuyết hướng về miêu tả những cái hiện tại, đươngthời của người trần thuật, đôi khi nó cũng nói quá khứ nhưng để làm rõ hơn thực tại chứ không lấy quákhứ làm mục đích sáng tạo. Khác với các tác phẩm sử thi thường nói về quá khứ vời vợi xa xăm. Đó làlí do tại sao lời văn sử thi thường hùng tráng, tự hào, trang trọng, còn lời văn tiểu thuyết dân chủ,suồng sã, thân mật và cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi.III. ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN* Thuật ngữThuật ngữ truyện có nhiều nghĩa. Với nguồn gốc chữ Hán, truyện ban đầu có nghĩa là giải thíchkinh nghĩa. Nghĩa thứ hai là bài văn xuôi ghi chép sự tích một đời của một người nào đó. Đây là thể loạicủa sử học. Mở rộng ra, trong tiếng Việt, thuật ngữ truyện chỉ tác phẩm văn học là một bản kể có miêu tảnhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện cười, truyện truyền kì,truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện rất ngăn (mini)…1. Đặc trưng nội dung của truyện ngắnTruyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự táihiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: Đời tư, thế sự, hay sửthi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay đoạn đời, một sựkiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệthống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời… Truyện ngắn nói chung không phải vì truyện củanó ngắn, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họamột hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan niệm nhân sinh hay đời sống tâm hồn conngười. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quantrọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thìnhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc họa nhữngtính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyệnngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của conngười. Mặt khác, do đó, truyện ngắn lại có thể mở rộng diện tích nắm bắt các kiểu loại nhân vật đadạng trong cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại màtrong tiểu thuyết thường hiên ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ.Trên đây là những đặc trưng chung nhất về mặt nội dung của thể loại truyện ngắn. Chúng tôimuốn đi sâu vào một khía cạnh làm nên đặc trưng loại thể của truyện ngắn trong bài viết nhỏ này, đólà chất thơ trong truyện ngắn. Thông thường, người ta chỉ chú ý đến tính chất tự sự (kể chuyện) củatruyện ngắn, tệ hơn là coi truyện ngắn như một thứ văn xuôi nôm na mách qué, hoặc thứ văn xuôi bòsát ngọn cỏ. Đó là một quan niệm sai lầm. Truyện ngắn đích thực không bao giờ là những chuyện vặtvãnh mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế…Những cách tân, sáng tạo của các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn,về tạng chất của nó rất gần với thơ, thậm chí có thể nói một cách không đến nỗi quá đáng rằng, truyệnngắn là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ. Có thể lấy những truyện ngắn của K.Pauxtôpxki là sựchứng minh rõ ràng ý đặc trưng này: được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu truyện rấtgiản dị mà Pauxtôpxki kể ra đã mất đi cái chất nôm na ngày thường của nó mà lấp lánh cái cấu trúc kỳảo của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trắc ẩn về số phận con người, thời đại… Chất thơtrong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trước tiên toả ra từ cảnh vật quê hương được khắc hoạbằng ngòi bút miêu tả tài hoa của tác giả : …Khi tiếng trống thu không gọi buôỉ chiều, phương tây đỏrực như lửa cháy, tre làng cắt hình rõ rệt lên nền trời… Chất thơ còn toả ra trong cách tác giả miêu tảhồn người, tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm tinh tế nơi tâm hồn nhân vật, tác giả dường nhưhoá thân vào nhân vật Liên, cảm nhận được những tác động rất nhẹ nhàng của cảnh vật vào tâm trạng.Có thể nói Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình trọn vẹn mang trong mình sự trìu mến đối với cảnh vậtvà lòng thương cảm đối với những kiếp người bình thường, nhó bé của Thạch Lam. Người ta nóitruyện ngắn của Nguyễn Tuân thường bao gồm những cảnh miêu tả hào hùng xen lẫn những giấc mơvời vợi. Truyện ngắn Chữ người tử tù có cái chất thơ mênh mang của bóng dáng người khởi nghĩa,làm nền cho hành tung, hoạt động dữ dội của đám người hảo hán, những tay giang hồ phóng khoáng,những khách ngang tàng.Cần lưu ý rằng, cái nghĩa Thơ được nói đến ở đây phải được hiểu là chất trữ tình sâu lắng củanhững trạng huống, của những tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn (chứ không phải là những sự uốnéo cầu kỳ trong câu văn, sự lòe loẹt trong tả cảnh…), là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ khả dĩ cósức mạnh chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự níu kéo của cái trần tục ởđời thường đặng vươn tới những ý tưởng đầy nhân văn và sáng tạo. Với ý nghĩa ấy, chất thơ củatruyện ngắn chính là cái tâm trong sáng mà đầy nặng sự ưu thời mẫn thế của nhà văn.2. Đặc trưng hình thức của truyện ngắnCốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là đểnhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về tình người và cuộcđời. Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường làchấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hànhvăn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hếtsức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi vớicuộc sống hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịpthời trong đời sống.Về mặt đặc trưng hình thức này, chúng tôi cũng muốn đi sâu nghiên cứu một khía cạnhthường được nhắc đến của thể loại : Truyện ngắn phải ngắn. Chính đặc trưng này đòi hỏi truyện ngắnphải cô đọng đến mức cao nhất. Điều này cũng được X. Antônốp đặc biệt nhấn mạnh : Trước mắt nhàvăn viết truyện ngắn là vấn đề rất phức tạp. Mọi câu chuyện càng phức tạp hơn, bởi lẽ truyện ngắnphải …ngắn. Chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọtbên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết.Không ai máy móc qui định truyện ngắn phải bao nhiêu chữ, nhưng khuôn khổ báo chí đãhình thành nên một diện mạo tương đối định hình đối với truyện ngắn : từ ba đến năm ngàn chữ. Điềucần chú ý ở đây là : cái vỏ hình thức bên ngoài khá định hình của thể loại truyện ngắn đã buộc nó phảitạo nên sự biến đổi của cấu trúc nội tại, đó là sự vận động phát triển đi từ cái cá biệt đến cái chung, từcụ thể hóa đến khái quát hóa, tức là quá trình điển hình hóa của nghệ thuật văn chương. Đó chính là sựcách tân, đổi mới, sáng tạo của thể loại truyện ngắn. Sư khác biệt của truyện ngắn đối với truyện dài,tiểu thuyết không phải chỉ ở độ dài ngắn. Có người chú ý đến phẩm chất đặc biệt của truyện ngắn domôi trường báo chí đòi hỏi, đó là yếu tố mới lạ. Song, cần lưu ý rằng, yếu tố mới lạ đó không phải làtính thời sự sát sạt, càng không phải là chuyện lạ đó đây của môi trường báo chí. Yếu tố mới lạ củatruyện ngắn là phải tạo nên được sự cuốn hút đối với người đọc vào những sự kiện đang diễn ra mộtcách đầy biến động của cả đời thường và những chuyện lớn lao của thời đại. Điều cần nhấn mạnh là,yếu tố mới lạ đó là sự xâu chuỗi cái đời thường và những cái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuậthoàn chỉnh đặc biệt ngắn gọn, cô đọng của truyện ngắn khiến cho cái cụ thể và cái trừu tượng, cái cábiệt và cái điển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết : nó hòa vào nhau và dường như là một để tạonên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc – đọc liền một mạch. Chính ở cách đọc truyện ngắn này, mộtlần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn bó với thơ của nó.Ngắn ở truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất – nhìn vào đó có thể thấy cuộc sốnghiện ra với đủ sắc màu của nó. Sự thách đố ở đây là ai viết được ngắn gọn nhất ! Lep Tonxtoi nói : Tôikhông có thời gian để viết ngắn. Còn A. Tsekhop nói : Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó,không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gìđược thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào,mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào… Ta sẽ dễ dàng tìm thấy không ít những ýkiến về đặc trưng của thể loại truyện ngắn gần với quan niệm này. Chẳng hạn như : Trong các thểloại văn chương, truyện ngắn đóng vai trò hổ báo trong đại gia đình các loài vật. Ở loài thú dữ này,không được có chút mỡ thừa dính vào mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn mồi được. Ngắngọn là qui luật của việc cấu tạo truyện ngắn. Nhờ có khả năng phản ánh hành động một cách ngắngọn, truyện ngắn có khi còn có thể đạt tới trình độ anh hùng ca và đó là cả một bí mật của nó (HoanBốtsơ), Truyện ngắn là một thứ giọt nước mà không có nó không thể có đại dương . Theo tôi hiểu toànbộ truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao về cả thời đại. Với những mảnh tưởng như rất nhỏ bé, nó gópphần tạo nên cả tấm chân dung hoàn chỉnh. Truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệthuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽphải chính xác. Đây là một công việc vô cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đólà chỗ làm cho truyện ngắn phân biệt với các thể loại khác (Ts. Aitmatốp), v.v… Sêkhôp – bậc thầytruyện ngắn cũng quan niệm rằng truyện ngắn là biết nói ngắn những truyện dài, lời chật ý rộng.Truyện ngắn Người trong bao của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông chính là tiêubiểu cho một truyện ngắn theo quan điểm này : Cô đọng, hàm xúc, có sự lựa chọn chi tiết đắt để cósức biểu hiện cao nhất, gợi mở nhiều nhất.A. Tônxtôi nhận định : truyện ngắn là một trong những thể tài văn học khó nhất. Về nội dungcũng như về tư tưởng, nó không khác gì tiểu thuyết… chỉ có điều do ngắn nên khó hơn… Truyện ngắnđòi hỏi một công phu lao động lớn. Đây là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật một nền văn học.IV. ĐẶC TRƯNG KỊCH• Khái niệm chungKịch là một thể loại văn học tồn tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình. Kịch bảnvăn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Là vở diễn sân khấu, nósống với công chúng khán giả, là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả. Đặc trưng củakịch không thể thoát li khỏi những điều kiện sân khấu và sự giới hạn về mặt thời gian, không gian,khối lượng sự kiện, số lượng nhân vật. Trong mối giao lưu ấy, kịch hướng tới sự khái quát nghệ thuậtbằng sự miêu tả mang tính chất tập trung, dồn nén hiện thực và một hình thái ngôn ngữ mang tínhchất loại biệt.1. Xung đột kịchTác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn, bề bộn như tiểu thuyết,cũng không thể lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc như thơ trữ tình. Gạt đi tất cả những gìrườm rà, tản mạn không phù hợp với điều kiện sân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sốnglà đối tượng mô.Tuy cùng xây dựng cốt truyện để phản ánh đời sống theo nguyên tắc khách quan, nhưng kịch kháctác phẩm tự sự ở kịch tính. Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch. Không có xung đột, mâuthuẫn thì không có kịch tính. Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng trên cơ sở củamột xung đột mang tính chất bao trùm : đó là xung đột giữa khát vọng của Vũ Như Tô, một nghệ sĩthiên tài muốn xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật vĩ đại, với lợi ích và cuộc sống lầmthan của nhân dân. Xung đột này làm nảy sinh hàng loạt những xung đột chồng chéo giữa Trịnh DuySản với Lê Tương Dực, giữa Trịnh Duy Sản với Vũ Như Tô, giữa Lê Tương Dực với thần dần, vớithái tử Chiêm Thành, giữa Vũ Như Tô với những người cộng sự gần gũi như Phó Cỗi… Xung độttrung tâm của vở kịch hình như cũng là xung đột trong tư tưởng của tác giả. Không phải ngẫu nhiêntrong lời đề tựa, Nguyễn Huy Tưởng đã thốt lên : Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tôphải ? Ta chẳng biết. Chính những mâu thuẫn, xung đột chồng chéo ấy tạo nên kịch tính, mang lại sựhấp dẫn trong vở kịch Vũ Như Tô.Tác phẩm tự sự cũng phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt của đời sống. Tuy nhiên để làm nổibật sức mạnh của cái tất yếu khách quan, tác phẩm tự sự thường tìm tới một cốt truyện với hệ thống sự kiệnmở rộng có khả năng biểu hiện đời sống mang tính hoành tráng và một nhịp trần thuật chậm rãi, trầmtính. Ta hiểu vì sao, dẫu có phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt của hiện thực xã hội, thì kịch tínhvẫn không phải là đặc điểm thể loại của tác phẩm tự sự. Âm mưu và tình yêu của Si- le, Vũ Như Tô củaNguyễn Huy Tưởng, Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ… là những tác phẩm giàu kịch tính,vì khi phản ánh mâu thuẫn, xung đột của hiện thực đời sống, các vở kịch ấy làm nổi bật sức mạnh củahành động có lí do, có ý đồ, có động cơ thể hiện khuynh hướng tính cách cùng ý chí tự do của con người,và vì hành động ấy, con người phải gánh chịu một hậu quả, một trách nhiệm nào đó. Cốt truyện của vởkịch Âm mưu và tình yêu được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của mộtđôi trai tài gái sắc với những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại nhằmhủy hoại nó. Nhưng mâu thuẫn ấy chỉ trở nên đầy kịch tính khi nó hiện hình thành những hành động đốinghịch giữa cha và con, giữa gia đình ông nhạc sư nghèo và tể tướng Phôn- van- te.Vở kịch là một chuỗinhững hành động liên tục, có lí do, có động cơ, có ý đồ thúc đẩy nhau và các nhân vật đều nhận được ngaykết quả hành động của mình.Muốn khám phá được những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã hội, người viết kịch phảitạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ những mâu thuẫn đang tồn tại trong lònghiện thực, người viết kịch phải tiến hành quá trình chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo nên những xung độtvừa mang tính khái quát lớn lao, vừa phải hết thức chân thực: nghĩa là xung đột trong tác phẩm kịchphải được tổ chức trên cơ sở của phương thức điển hình hóa. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt đãkhái quát được một vấn đề xã hội bức thiết lúc bấy giờ: đó là mối quan hệ giữa con người tinh thần vớicon người thể xác. Những thành tựu rực rỡ của kịch thế giới đều là những tác phẩm xoáy sâu vàonhững xung đột xã hội sâu sắc : bi kịch cổ đại Hi Lạp là xung đột giữa khát vọng của con người vớinhững quy luật nghiệt ngã của định mệnh. Bi kịch của Sêxpia là xung đột giữa lí tưởng nhân văn caocả với những trở lực đen tối của xã hội.2. Hành động kịchTheo Arixtot : Hành động là đặc trưng của kịch. Theo ông, nếu anh hùng ca phản ánh bằng hìnhthức kể chuyện thì bi kịch là bằng hành động. Hêghen khi đề cập đến các phương thức phản ánh trongvăn học cũng cho rằng : nội dung chủ yếu của tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch làhành động.Hành động kịch chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuônkhổ của một chỉnh thể nghệ thuật. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãngmà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Lí luận kịch gọi đó là sự thống nhất củahành động.Do sự chi phối của sân khấu, cốt truyện kịch thường rất tập trung, chặt chẽ. Nó không dung nạpnhững chi tiết vụn vặt, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, ngoài cốt truyện như trong mạch tự sự.Cái cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luậtriêng : quy luật nhân quả. Hành động này là kết quả của hành động trước nhưng lại là nguyên nhânthúc đẩy hành động sau.Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Tácphẩm kịch thường gợi lên những nhân vật nung nấu ý chí hành động mạnh mẽ. Nhân vật kịch tự khẳngđịnh bản chất của mình bằng hành động : một Ácpagong keo kiệt lạ thường (Môlie), một Ôtenlô cuồngnhiệt, cả tin nhưng không kém phần hung bạo, một Hăm-lét đớn đau. Về một phương diện nào đó, sựxuất hiện của nhân vật trong tác phẩm kịch gần giống với sự xuất hiện của nhân vật trong truyện ngắn.Nghĩa là nhân vật hiện hình trong tác phẩm vào đúng thời điểm bước ngoặt số phận. Riêng kịch, saukhi xuất hiện, nhân vật nhập ngay vào tuyến xung đột và bị cuốn nhanh vào guồng hành động của tácphẩm.3. Ngôn ngữ kịchSo với các thể loại khác, ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt.Hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật. So với hệ thống ngôn ngữ tựsự, đây là điểm khác biệt rất rõ. Tác giả kịch không có chỗ đứng trong tác phẩm với tư cách là nhânvật trung gian, có thể mách bảo, giải thích, thậm chí giật dây độc giả như trong tiểu thuyết. Tác giảxây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả (Gorki). Khi tiếpxúc kịch bản văn học, chúng ta thấy có những lời chú thích ít ỏi của tác giả. Đó thường là những gợi ýcho phương pháp dàn cảnh, cách bài trí sân khấu và diễn xuất của diễn viên.Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Xen kẽ giữa hệ thống ngônngữ đối thoại theo sắc thái riêng đầy chất kịch là những mẩu độc thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ độcthoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bêntrong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lí cho các nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật dù đốithoại hay độc thoại, trước hết đó là ngôn ngữ khắc họa tính cách. Từ những lời ăn tiếng nói riêng củamình, nhân vật kịch phải biểu hiện ở mức chính xác tối đa một cái gì đó điển hình (Gorki).Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động. Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụmô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động. Xem chèo Quan Âm Thị Kính, chỉcần nghe lời thoại trong đoạn Xã trưởng và mẹ Đốp là nhận ra ngay cái hóm hỉnh của người bình dân và sựxảo quyệt, ngu xuẩn của tên xã trưởng. Ngôn ngữ Thị Mầu trong các cảnh Thị Mầu lên chùa, Thị Mầu đùaanh nô… vừa thể hiện được sự lẳng lơ, đằng sau sự lẳng lơ là một bản năng sống mãnh liệt, bị dồn nén, lạivừa thể hiện được nỗi đau của người phụ nữ, nạn nhân của xã hội cũ.Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống: súc tích, dễ hiểu và ítnhiều mang tính khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đốithoại trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với nhữngcách nói năng giàu ẩn ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lí sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trongtác phẩm kịch.PHẦN KẾT LUẬNSáng tác văn học hết sức đa dạng, phong phú, vì thế để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình, nắmbắt các quy luật của văn học, người ta có nhu cầu phân loại các thể loại của tác phẩm văn học. Thể loạivăn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sáng tác, thưởng thức và phê bình văn học. Dù thưởngthức hay phê bình người đọc đều phải tuân thủ các quy tắc thể loại, không thể thường thức lệch phacác thể loại. Chúng ta thưởng thức một bài thơ thì phải biết đến các đặc điểm của thể loại thơ, chú ýđến vẻ đẹp của âm thanh, nhịp điệu, vẻ đẹp của cấu tứ, tình cảm, ý tứ sâu xa. Đọc một thiên tiểu thuyếtthì phải biết đến nhân vật, cốt truyện, tâm lí, các chi tiết ngoại hình, mối quan hệ nhân vật với hoàncảnh, kết cấu của trần thuật. Nếu dùng con mắt thơ mà đi đọc tiểu thuyết, hoặc ngược lại, dùng conmắt tiểu thuyết mà đọc thơ thì chằng những không lĩnh hội được vẻ đẹp của tác phẩm mà còn gây ranhững hiểu lầm. Như vậy khi phân tích tác phẩm, chúng ta phải đặt ngôn từ văn học trong quy luật thểloại thì mới hiểu đúng nghĩa của nó.

Xem Thêm :   Trở lại lô đất 495tr 5×18,5m giá rẻ 2 mặt tiền gần chợ trường học chính chủ rao bán LH: 0979.348.653

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button