Kỹ Năng Sống

15 truyện ngôn tình ngược nam chính thê thảm nhất, đáng đọc nhất

201 – « Tứ sinh, cửu hữu, đồng đăng Hoa tạng huyền môn ; Bát nạn, tam đồ cộng nhập Tỳ-lư tính hải » nghĩa là gì ? Đây là hai câu ở bài cúng ngọ.
Tứ sinh : thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh.
Cửu hữu hay cửu địa (chín nẻo) : địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, nhân, và chư thiên Dục giới, đó kể là một. Cộng với bốn nẻo của Sắc giới và bốn nẻo của Vô sắc giới là chín. Đồng đăng nghĩa là cùng lên.
Hoa tạng nói cho đủ là Liên hoa tạng thế giới, nghĩa là thế giới chứa toàn hoa sen, cõi tịnh độ của chư Phật, mỗi đức Phật có Liên hoa tạng thế giới của mình.
Huyền môn : cửa huyền, huyền là sâu kín thanh tịnh.
Bát nạn là tám nạn sau này: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, ở châu Bắc-câu-lư quá sung sướng nên không tu, ở cảnh trời Vô tưởng không tu được, đui điếc câm, chỉ lo biện bác việc đời mà không tu, sinh trước Phật và sau Phật nên khó tu.
Tam đồ là hỏa đồ, huyết đồ, đao đồ, cũng là tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh).
Tỳ-lư hay Tỳ-lô-xá-na là đức Phật bao trùm hết mọi đức Phật, gọi là Tối sơ Phật.
Tính hải : biển tính, ý nói Pháp thân Phật rộng lớn vô cùng. Hai câu trên là lời nguyện cho mọi chúng sinh cùng được lên Tịnh độ của chư Phật, cùng được nhập vào Pháp tánh.

202 – « Lần trước tôi đã được trả lời về Lục sư ngoại đạo rồi, nay tôi lại thắc mắc về chữ Phật pháp ngoại đạo, xin vui lòng giải thích ». Đó là chữ để chỉ những người theo bề ngoài thì là Phật tử tại gia hay xuất gia nhưng trong tâm trí thì chấp cả hai thứ pháp và ngã. Nói rõ ra, họ quy y Tam Bảo rồi (hoặc thật lòng, hoặc giả vờ) nhưng không chịu học và hành Phật pháp, họ vẫn cho rằng các pháp là có thật và cái ta là có thật. Phật pháp dạy lý duyên khởi (duyên sinh) nghĩa là vạn pháp do duyên mà sinh ra và do duyên mà diệt mất, cái ngã gồm thân và tâm thì thân do tứ đại giả hợp, tâm do thọ tưởng hành thức kết thành và thay đổi luôn luôn.

203 – Có lẽ đây là lần đầu tôi nhận được câu hỏi liên quan đến thiền sư Việt Nam. Thật ra vua Trần Thái Tông có ý định đi tu nhưng bị chú là Trần Thủ Độ bắt về tiếp tục làm vua. Vậy không thể gọi ngài là một người xuất gia được, nhưng sự tu tập của ngài cũng như sách của ngài viết còn hay gấp nhiều lần sách của các vị xuất gia. Vua Thái Tông bệnh, con là Thánh Tông tới thăm, nhân đó hỏi : « Chân không và ngoan không khác nhau thế nào ? ».
(Ghi chú : ngoan không là cái không ngơ ngơ, rỗng tuếch còn chân không là bản thể của các pháp) .
Vua đáp : « Hư không là một, nhưng do tự tâm mê ngộ nên thành có chân và ngoan sai khác. Ví như phòng nhà, mở ra thì sáng, đóng lại thì tối, sáng và tối chẳng đồng nhưng phòng nhà là một ». Tôi nghĩ rằng câu trả lời quá rõ rồi.

– Có lẽ đây là lần đầu tôi nhận được câu hỏi liên quan đếnThật ra vuacó ý định đi tu nhưng bị chú là Trần Thủ Độ bắt về tiếp tục làm vua. Vậy không thể gọi ngài là một người xuất gia được, nhưng sự tu tập của ngài cũng như sách của ngài viết còn hay gấp nhiều lần sách của các vị xuất gia. Vua Thái Tông bệnh, con là Thánh Tông tới thăm, nhân đó hỏi : « Chân không và ngoan không khác nhau thế nào ? ».(Ghi chú : ngoan không là cái không ngơ ngơ, rỗng tuếch còn chân không là bản thể của các pháp) .Vua đáp : « Hư không là một, nhưng do tự tâm mê ngộ nên thành có chân và ngoan sai khác. Ví như phòng nhà, mở ra thì sáng, đóng lại thì tối, sáng và tối chẳng đồng nhưng phòng nhà là một ». Tôi nghĩ rằng câu trả lời quá rõ rồi.

204 – « Con quỷ vô thường nó đang rình đây kia », câu này có ý nói có sanh là có tử, mà chẳng biết chết lúc nào, cho nên phải chuẩn bị. Không phải chuẩn bị ma chay hay làm chúc thư mà chuẩn bị về tâm linh, chuẩn bị cho kiếp sau, đặc biệt là chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc quốc.
« Năm sứ giả nhà Trời », câu này ít nghe nói. Đó là : sinh, lão, bệnh, tử và lao ngục.

205 – 1/ Kinh Vô Lượng Thọ gọi là Đại bổn Di Đà hay Đại bản. Kinh A-Di-Đà gọi là Tiểu bổn hay Tiểu bản. Đó là hai trong ba kinh chính của Tịnh độ tông. Kinh thứ ba là kinh Quán Vô Lượng Thọ.
2/ Khi đắc quả a-la-hán, thế nào cũng có thần thông, thời nay chúng ta nghe thấy lạ, có thể không tin. Thời đức Phật tại thế, nhiều vị đắc đạo và có thần thông, thí dụ như các ngài Ca-Diếp, Xá-Lỵ-Phất, Mục-Kiền-Liên… Ngài A-Nan, theo chính lời ngài than sau khi bị Ma-Đăng-già bắt, là ngài nghĩ rằng hầu Phật là đủ đắc đạo. Vì thế sau khi Phật bát-niết-bàn (tịch), ngài Ca-Diếp tổ chức hội nghị (kết tập pháp) để điển chế Tam Tạng, ngài A-Nan không dự được vì thiếu thần thông. May mà, do sự giúp đỡ khéo léo của ngài Ca-Diếp, ngài A-Nan hốt nhiên ngộ khi nằm nghiêng, có thần thông nên bay vào động đá dự họp với các vị la-hán. Ngài A-Nan đọc các kinh, bắt đầu bằng : « Chính tôi được nghe… ». Ngài Xá-Lỵ-Phất thấy một số người ngoại đạo có thần thông bàn nhau xê dịch một quả núi. Ngài cho rằng việc ấy có hại cho dân chúng địa phương nên ngài dùng thần thông bay lên rồi ngồi trên đỉnh núi mà đè xuống. Núi quá nặng, ngoại đạo chuyển núi không nổi, phải chịu thua. Nên nhớ rằng có thần thông không phải là muốn làm gì thì làm, thí dụ đối với việc trổ quả của nghiệp nhân thì không ngăn cản được, cùng lắm là chỉ làm nhẹ bớt mà thôi, chính đương sự phải lo tu mà chuyển nghiệp của riêng mình.

206 – Nhiều chuyện tôi nhớ, rồi kể lại cho các đạo hữu nghe, lẽ dĩ nhiên không thể nào đúng hết mọi chi tiết được. Nếu bảo tôi đi tìm lại xem ở sách nào thì khó quá, không đủ sức, trí nhớ của người trên 70 thì « mòn » nhiều rồi ! Đại khái chuyện là như thế, kể chung chung thôi, nhưng chắc chắn là tôi không hề đặt ra ! Hai người đứng trên bờ hồ. Một ông nói : Cá lội tung tăng, vui quá nhỉ !. Ông kia bảo : Ông có là cá đâu mà ông biết là nó vui. Trả lời : Ông có là tôi đâu mà ông biết rằng tôi biết hay không biết. [Nếu tôi không lầm thì đó là chuyện Huệ tử ở bên Tàu].

207 – « Một niệm sai lầm », nói thế ngắn quá, phải nói « vì chót nảy ra một niệm sai lầm nên mới chịu quả tệ hại như vậy », đó là nói để than cho một sự việc không hay. Đây là một thí dụ : Chúng ta nhớ rằng ông Uất-đầu-lam-phất tu tiên đến một bậc rất cao, chính ông đã luyện thiền cho đức Phật khi ngài vừa mới xuất gia và khi thấy ngài tiến nhanh kịp ông thì ông đề nghị ngài ở lại để điều khiển giáo đoàn của ông, nhưng ngài từ chối, bỏ đi tìm đường giải thoát. Một ngày kia, ông dùng thần thông bay đến thăm vua Tần-bà-xa-la, nhà vua đối xử với ông rất cung kính và dặn hoàng hậu rằng nếu ổng tới mà nhà vua đi vắng thì hoàng hậu phải thay mặt vua mà tiếp đãi. Một lần kia, ông tới hoàng cung đúng lúc nhà vua đi vắng, hoàng hậu ra tiếp. Thấy hoàng hậu quá đẹp, ông chợt nảy ra một niệm ái dục. Thế là thần thông mất hết, ông đành đi bộ về núi.

208 – Mở đầu kinh A-Di-Đà, chúng ta thấy ngài A-Nan kể tên những vị được nghe Phật thuyết pháp, trong số các đại tỳ-khưu có một vị tên là Vakkula (chữ phạn đó phiên âm thành Bạc-câu-la; dịch nghĩa thành Thiện Dung tức là nét mặt đoan chánh). Ngài thích tu nơi vắng vẻ, ít ham muốn, biết đủ (tri túc), đắc quả la-hán. Khi ngài tịch, có tháp. Khi vua A-xà-thế đến viếng tháp, vua có vào cúng dường và phát biểu ý kiến rằng ngài tu trong rừng nên ít làm lợi ích cho chúng sinh. Đồ cúng dường bay từ trong tháp ra rớt xuống chân nhà vua. Các quan hầu sợ quá, nói : Ngài thiểu dục tri túc, nay vẫn giữ nguyên đức hạnh như vậy.
[Ghi chú : do nghiệp lành giữ giới không sát sanh nhiều kiếp mà ngài Bạc-câu-la thọ 160 tuổi, được gọi là thọ mạng đệ nhất].

Xem thêm :  Bên kia sông đuống (hoàng cầm) – tình yêu quê hương đất nước tha thiết

– Mở đầu kinh A-Di-Đà, chúng ta thấy ngài A-Nan kể tên những vị được nghe Phật thuyết pháp, trong số các đại tỳ-khưu có một vị tên là Vakkula (chữ phạn đó phiên âm thànhdịch nghĩa thành Thiện Dung tức là nét mặt đoan chánh). Ngài thích tu nơi vắng vẻ, ít ham muốn, biết đủ (tri túc), đắc quả la-hán. Khi ngài tịch, có tháp. Khi vua A-xà-thế đến viếng tháp, vua có vào cúng dường và phát biểu ý kiến rằng ngài tu trong rừng nên ít làm lợi ích cho chúng sinh. Đồ cúng dường bay từ trong tháp ra rớt xuống chân nhà vua. Các quan hầu sợ quá, nói : Ngài thiểu dục tri túc, nay vẫn giữ nguyên đức hạnh như vậy.[Ghi chú : do nghiệp lành giữ giới không sát sanh nhiều kiếp mà ngàithọ 160 tuổi, được gọi là thọ mạng đệ nhất].

209 – Vua Trần Thái Tông không xuất gia nhưng tu Phật, soạn sách Phật. Con ngài lên ngôi là vua Trần Thánh Tông; con Thánh Tông lên ngôi là Trần Nhân Tông. Vua Nhân Tông đi tu, làm sơ tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chúng ta biết nhiều về vua Trần Thái Tông và sơ tổ Trúc Lâm Yên tử mà ít nghe đến vua Thánh Tông. Dưới triều ngài thì thiên hạ thái bình. Ngài nhường ngôi cho con và cũng tu Phật. Về ngài, Việt sử ghi lại điều sau này rất hay : Thời vua Thái Tông, giặc Nguyên (Mông Cổ) sang đánh nước ta một lần. Thời vua Nhân Tông, giặc Nguyên lại sang, hai lần. Cả ba lần chúng đều bị thảm bại. Lần cuối, khi đuổi hết giặc rồi, triều đình họp, có ngài Thánh Tông dự bàn. Người ta mang ra một thùng sớ của các quan đã xin hàng giặc, có ý để triều đình xét rồi trị tội. Vua Thánh Tông nói : « Thế giặc quá mạnh, nên họ phải xin hàng. Nay giặc tan rồi thì còn hàng với ai nữa. Đốt hết đi ! ». Ai ai cũng được an tâm.

210 – Đạo hữu hỏi rằng thái tử Tất-đạt-đa có mấy vợ. Vua chúa nào chẳng có nhiều cung phi, thái tử có thua nhà vua thì cũng chẳng là bao ! Phật học từ điển Đoàn Trung Còn ghi ở mục Cồ-Di (Gopika) như sau : Vua Tịnh Phạn có cưới cho thái tử ba bà phi, bà chánh là Da-du-đà-la, bà thứ nhì là Cồ-Di, bà thứ ba là Lộc-Dã. Tên Gopika, Tàu dịch là Minh Nữ. Hôm bà mới sinh lúc mặt trời lặn thì hào quang tựu lại chiếu vào nhà bà. Vì có điềm lạ ấy nên đặt tên như vậy. Theo HT Thiền Tâm, trong cuốn Phật học tinh yếu , quyển 1, trang 114 thì : Công nương Da-du-đà-la cũng có hiệu là Cù-Di.. , cũng có hiệu là Minh-Nữ (hào quang v.v.. như trên). Thái tử có hai bà phi khác là Gia-duy-đàn và Lộc-Dã.
Tóm lại Thái tử có ba vợ.

211 – Vua A Dục (hay A-Du-Ca phiên âm từ chữ Phạn Asoka) là một nhân vật được nói đến nhiều trong lịch sử đạo Phật. Ông trị vì một nước ở Bắc Ấn Độ, giữ ngôi vua từ 272 đến 236 trước Tây lịch và mất vào khoảng năm 231 tr.TL. Ông chinh phục nhiều nước và những cuộc chiến quá đẫm máu làm cho ông khủng hoảng tinh thần, do đó ông quy y Phật (khoảng năm 260 tr. TL). Có sách nói ông đã xuất gia nhưng còn giữ ngôi vua để ủng hộ Phật pháp. Ông đã lập rất nhiều cảnh chùa, cho làm nhiều « cột đá » (ngày nay hãy còn) trên khắc những lời khuyên dân chúng làm điều lành, mở các cuộc chẩn bần, cúng dàng các nhà sư và khuyến cáo không sát sinh… Tên nhà vua gắn liền với cuộc kết tập quy tụ 1000 vị tăng đế điển chế Kinh, Luật, Luận, nhất là về Luật vì lúc đó việc trì giới có phần lỏng lẻo. The Shambala Dictionary nhắc đến việc loại những kẻ phạm giới ra khỏi Tăng đoàn và ghi lại một sự kiện quan trọng là phái đoàn hoằng pháp Phật giáo sang Tích Lan, phái đoàn do chính thái tử Mahinda dẫn đầu. Từ điển này nói thêm rằng các cột đá cho thấy vua A-Dục không những nâng đỡ Phật giáo mà còn nâng đỡ cả các giáo phái khác nữa, cho nên nội dung các cột đá nặng về luân lý nói chung hơn là nói riêng về Phật pháp.

– Vua A Dục (hay A-Du-Ca phiên âm từ chữ Phạn Asoka) là một nhân vật được nói đến nhiều trong lịch sử đạo Phật. Ông trị vì một nước ở Bắc Ấn Độ, giữ ngôi vua từ 272 đến 236 trước Tây lịch và mất vào khoảng năm 231 tr.TL. Ông chinh phục nhiều nước và những cuộc chiến quá đẫm máu làm cho ông khủng hoảng tinh thần, do đó ông quy y Phật (khoảng năm 260 tr. TL). Có sách nói ông đã xuất gia nhưng còn giữ ngôi vua để ủng hộ Phật pháp. Ông đã lập rất nhiều cảnh chùa, cho làm nhiều « cột đá » (ngày nay hãy còn) trên khắc những lời khuyên dân chúng làm điều lành, mở các cuộc chẩn bần, cúng dàng các nhà sư và khuyến cáo không sát sinh… Tên nhà vua gắn liền với cuộc kết tập quy tụ 1000 vị tăng đế điển chế Kinh, Luật, Luận, nhất là về Luật vì lúc đó việc trì giới có phần lỏng lẻo. The Shambala Dictionary nhắc đến việc loại những kẻ phạm giới ra khỏi Tăng đoàn và ghi lại một sự kiện quan trọng là phái đoàn hoằng pháp Phật giáo sang Tích Lan, phái đoàn do chính thái tử Mahinda dẫn đầu. Từ điển này nói thêm rằng các cột đá cho thấy vua A-Dục không những nâng đỡ Phật giáo mà còn nâng đỡ cả các giáo phái khác nữa, cho nên nội dung các cột đá nặng về luân lý nói chung hơn là nói riêng về Phật pháp.

212 – Vị tăng mà đạo hữu hỏi đó chính là ngài A Na-Luật (Phạn : Anurudha), ngài là một trong mười đại đệ tử của đức Phật, là « thiên nhãn đệ nhất ». Một hôm, nghe Phật giảng, ngài ngủ gục, bị quở, nên ngài nguyện sẽ tinh tấn tu hành, suốt đời không ngủ, vì thế bị mù. Các vị tăng đi khất thực về thì sẻ thức ăn cho ngài. Vì quần áo ngài rách quá, ngài A-Nan phải vá hộ. Một lần, ngài nói : “Có ai làm phước xâu chỉ (vào kim) dùm tôi”. Đức Phật nghe thấy, sang xâu kim và vá áo cho ông. Đệ tử hỏi thì đức Phật nói là ngài làm phước, mọi người thán phục vì đến như đức Phật mà còn chăm làm phước. Còn nhiều chuyện nhỏ khác, thí dụ như ngài phải ghé quán nghỉ đêm nhân một bữa đi xa. Nửa đêm, một kỹ nữ thấy vẻ trượng phu của ngài (ngài là một ông hoàng xuất gia theo Phật) có ý trêu ghẹo xàm xỡ, ngài dùng thần thông, bay lên cao. Cô ta sợ quá, nhưng khi được ngài giảng dạy, cô ta hối hận và nguyện quy y. Một lần khác, khi đang đi trên đường từ Xá-Vệ về Tỳ-Xá-Ly, ngài thấy một thiếu phụ xin đi cùng để được an toàn. Không ngờ, người ấy bị chồng đánh đập nên bỏ trốn về nhà cha mẹ. Người chồng đuổi theo, thấy vậy, nghi ngài quyến rũ vợ anh ta. Ngài bình thản ngồi nhập định, anhchồng hiểu ra và xin lỗi ngài. Đó là đức nhẫn nhục.

213 – Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh đến việc « kiến tánh thành Phật » và « Phật ở ngay trong tâm, không phải tìm đâu xa », nếu biết điều ấy thì hiểu được một số câu hay hành động của các thiền sư. Thí dụ như câu : « Một niệm chẳng sanh tức Phật như như ». Chớ dấy lên niệm bấu víu vào các sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Khi tâm không còn vướng mắc gì cả, lúc ấy là Phật như như hiện. Không phải là ông Phật hiện ra trước mắt cho mình thấy bằng mắt, mà là Phật tánh.

Xem thêm :  Những bài thơ vui về tình yêu hay, hài hước và lãng mạn nhất

214 – Tôi không nhớ tên vị thiền sư đó nhưng câu chuyện thì đại khái giống như đạo hữu kể : Một vị thiền sư, trên đường hoằng pháp, đến trụ ở một chùa kia và nhiều lần đàm đạo với nhà sư trụ trì. Một buổi sáng, thiền sư bê một pho tượng Phật bằng gỗ từ trên bệ xuống, chẻ ra làm củi đun trà uống. Nhà sư sợ quá, hỏi sao lại hành động phạm thánh như vậy. Thiền sư trả lời : sắp chẻ thêm một pho tượng nữa… Chúng ta thắc mắc về chuyện trên. Tuy nhiên nếu biết mục đích thì sẽ hiểu. Vì thấy nhà sư trụ trì là một người « chấp có » quá nặng, bấu víu vào những vật có hình tướng (như pho tượng) cho rằng « pháp có thật » trong khi « pháp là không », cho nên thiền sư phải làm một hành động thật mạnh để cho nhà sư « tỉnh ngộ ». Đơn giản vậy thôi. Mà chúng ta thì thấy có vẻ « điên điên và phạm thánh» !

215Vua Tần-bà-xa-la (Bimbasara, còn gọi là Bình-sa) bị con là thái tử A-xà-thế (Ajatasatru) cầm tù cho đến chết. Việc ấy có liên quan đến nhân quả báo oán như thế này : Có một ông vua rất tàn ác, một hôm đi săn mà không được một con thú nào. Trong lúc bực bội, ông gặp một nhà tu, ông đổ tội rằng do nhà tu này mà thú chạy hết và ra lệnh giết nhà tu. Trước khi chết, nhà tu nguyện đời sau sẽ trả thù, giết ông vua tàn ác kia. Ông vua ác ấy nay là vua Tần-bà-xa-la và nhà tu ấy nay chính là A-xà-thế.

216Tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả. Lòng từ vô lượng là lòng yêu thương vô điều kiện đối với tất cả mọi chúng sinh (mọi người và mọi loài), làm cho tất cả được vui cả về vật chất và tinh thần. Lòng bi vô lượng là lòng xót thương hết sức rộng rãi đối với mọi chúng sinh đang đau khổ về bất cứ phương diện nào, thông cảm với họ và tìm mọi cách cứu họ, xóa hết đau khổ cho họ. Hai chữ từ bi thường đi đôi với nhau, và được giải nghĩa gọn là : cho vui, cứu khổ. Lòng hỷ vô lượng là lòng vui mừng khi thấy chúng sinh được yên lành, vui vẻ. Việc này không phải dễ vì nhìn ra ngoài đời, chúng ta nhận thấy người ta hay ghen tỵ với sự thành công, sung sướng của đồng loại. Xả nghĩa là buông bỏ, bố thí. Lòng xả vô lượng là buông bỏ, không bám víu, không chấp trước vào những tri thức, tình cảm của mình, không bị ảnh hưởng bởi lợi hại khen chê, không oán hờn giận dỗi. Do xả mà không bo bo giữ ý kiến mình, bỏ kiêu mạn, không tham lam, hận thù, ghen ghét, buồn phiền. Hai chữ hỷ xả thường đi đôi với nhau. Đạo Phật được gọi là đạo giải thoát, đạo từ bi, đạo hỷ xả. Mấy chữ ấy nêu ra mục đích và cách tu tập của Phật tử. Đối với chư Phật và chư Bồ-tát, thì thêm chữ đại : đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. « Đại từ đại bi thương chúng sinh, đại hỷ đại xả cứu muôn loài », đó là câu mà chúng ta thường nghe khi tụng kinh.

217 – Chuyện nhà Thiền thì nhiều, kể đến bao giờ cho hết. Hiểu được thì khó lắm. Phải có người giảng cho mới hiểu nổi. Tôi mới coi một chuyện do HT Thanh Từ kể, tôi nói lại để đạo hữu thưởng thức :
Một nhà tu ngoại đạo thuyết pháp hay lắm, trời Đế Thích cũng đến nghe, nghe xong rồi khóc. Nhà tu hỏi lý do thì được trả lời : Ông thuyết pháp hay lắm nhưng tôi thấy ông sắp chết nên tôi khóc. Nhà tu sợ, hỏi có cách gì để không chết không, thì được mách tìm đến tham vấn đức Phật. Ông ta cầm hai cây ngô đồng trổ bông ở hai tay để làm đồ cúng dàng, đến yết kiến đức Phật và hỏi làm cách nào cho khỏi chết. Đức Phật bảo : « Buông xuống ! », ông ta buông một cây ngô đồng. Đức Phật lại bảo : « Buông xuống ! », ông ta buông nốt cây thứ nhì. Đức Phật nói tiếp : « Buông nốt ! ». Ông ta ngỡ ngàng vì hai tay đâu còn cầm cái gì. Khi thỉnh ý đức Phật, ông được ngài dạy : Thứ nhất, tôi bảo ông buông sáu trần. Thứ nhì, tôi bảo ông buông sáu căn. Thứ ba, tôi bảo ông buông hết mọi vọng tưởng. Được như vậy sẽ thoát sinh tử. [Xin coi tiếp dưới đây].

218 – Có người hỏi Bố Đại hoà thượng rằng : « Thế nào là đại ý Phật pháp ? ». Hòa thượng không nói gì, bỏ cái bị đang mang ở trên vai xuống đất. Hỏi tiếp : « Chỉ có thế thôi sao ? ». Hòa thượng vẫn không nói gì, nhặt cái bị, quảy lên vai mà đi. Chúng ta nghe chuyện, choáng váng vì không biết ất giáp ra sao. Hỏi ra thì như thế này : Bỏ cái bị xuống, ý nói buông xả tất cả, đừng bám víu, chấp trước vào cái gì hết. Nhặt cái bị lên, ung dung mà đi, ý nói khi đã buông hết rồi thì lại được tất cả. Được cái gì ? Được Phật tánh, thứ tuyệt đối, không có gì sánh được ! Theo truyền thuyết thì hòa thượng Bố Đại nói trên đây là một hóa thân của đức Di Lặc. Ít lâu nay, đạo hữu thấy trên phố Tàu, người ta bày bán mấy bức tượng khá lớn, hình người mập mạp, tươi cười, bụng phệ, vai vác một cây gậy, đầu gậy có treo một cái bị. Đó là Bố Đại hòa thượng.

219Kinh Pháp Hoa được coi là vua của các kinh. Có một chuyện liên quan đến kinh Pháp Hoa, tôi xin kể, tin hay không là tùy ở đạo hữu. Thời xưa, có một phụ nữ trung bình về mọi phương diện, nhưng có một đặc điểm là hơi trong miệng thở ra rất thơm. Không ai biết lý do. Rồi có một vị cao tăng đi qua, ngài nói rằng sở dĩ miệng thơm như vậy vì kiếp trước người phụ nữ đó chuyên tụng kinh Pháp Hoa cả ngàn lần, không tụng kinh nào khác. Để thử, người ta lấy kinh Pháp Hoa ra đọc một đoạn cho người phụ nữ đó nghe, cô ta đọc tiếp được ngay. Nhiều lần, mà lần nào cũng như vậy. Đến khi dùng kinh khác thì cô ta không đọc tiếp được. Mọi người chịu là vị cao tăng nói trúng, hẳn là vị ấy đã có túc mạng thông, biết được kiếp trước của người khác.

220Pháp môn bất nhị nghĩa là gì ? Tôi chép ở Từ điển Phật học Hán Việt để đạo hữu ngẫm nghĩ, còn giảng thì tôi « xin hàng » : Lý nhất thực, như như bình đẳng mà không có sự khác biệt giữa cái này với cái kia, đó gọi là bất nhị. Bồ-tát ngộ nhập lý nhất thực bình đẳng, đó gọi là Nhập Bất nhị pháp môn. Lý Bất nhị là quỹ phạm của đạo Phật nên gọi là Pháp. Các thánh do đó mà tiến vào nên gọi là môn. Pháp môn Bất nhị ở trên các pháp môn, có thể trực tiếp thấy được thánh đạo. Kinh Duy-Ma-Cật chép việc Văn-Thù hỏi Duy-Ma-Cật rằng : « Những gì là Bất nhị pháp môn ? ». Duy-Ma-Cật im lặng chẳng đáp. Văn-Thù liền nói : « Hay lắm! Hay lắm! Không có văn tự ngôn thuyết, đó thật là Bất nhị pháp môn ! ».

nghĩa là gì ? Tôi chép ở Từ điển Phật học Hán Việt để đạo hữu ngẫm nghĩ, còn giảng thì tôi « xin hàng » : Lý nhất thực, như như bình đẳng mà không có sự khác biệt giữa cái này với cái kia, đó gọi là bất nhị. Bồ-tát ngộ nhập lý nhất thực bình đẳng, đó gọi là Nhập Bất nhị pháp môn. Lý Bất nhị là quỹ phạm của đạo Phật nên gọi là Pháp. Các thánh do đó mà tiến vào nên gọi là môn. Pháp môn Bất nhị ở trên các pháp môn, có thể trực tiếp thấy được thánh đạo. Kinh Duy-Ma-Cật chép việc Văn-Thù hỏi Duy-Ma-Cật rằng : « Những gì là Bất nhị pháp môn ? ». Duy-Ma-Cật im lặng chẳng đáp. Văn-Thù liền nói : « Hay lắm! Hay lắm! Không có văn tự ngôn thuyết, đó thật là Bất nhị pháp môn ! ».

Xem thêm :  Kho tàng những bài thơ về quê hương đặc sắc

221 – Theo sách vở thì xá-lỵ của đức Phật được chia làm tám phần, đem về đặt tại tám nơi khác nhau. Theo một cách hiểu khác thì Pháp của đức Phật chính là xá lỵ, đó là xá-lỵ về phương diện tinh thần.

222 – HT Thích Thanh Từ viết : Như Lai thiền là thiền Phật dạy như Ngũ đình tâm quán, Tứ niệm xứ quán v.v… Còn Tổ sư thiền là thiền do Tổ Bồ-đề-đạt-ma dạy với tông chỉ : « Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật ». Khi vua Trần Minh Tông (1300-1357) nói Như Lai thiền thì có người hiểu lầm đó là Ngũ đình tâm quán v.v… Thật ra khi nhà vua nói Như Lai thiền thì ngài có ý nói gọn tên Như Lai tự tính thanh tịnh thiền, đó là một tên khác của Tổ sư thiền. Thiền này chỉ thẳng Phật tánh sẵn có của mỗi người chứ không phải phương pháp tu thiền Phật dạy trong kinh. [Coi trang 189, Thánh Đăng lục, do HT Thanh Từ dịch và giảng]. Nhân chỗ này, chúng ta thấy những chỗ vô cùng tế nhị khi học kinh sách ! Và chúng tôi cũng tự hỏi : không biết HT Thanh Từ giảng chỗ này có hơi gượng ép không ? Tại sao xác nhận rằng « nhà vua có ý » như vậy ?

223 – Hai bài kệ do ngài Thần Tú và ngài Huệ Năng làm để trình kiến giải của mình lên Ngũ Tổ thì nhiều sách đã chép rồi. Chiều ý đạo hữu ở xa tuốt mãi Tennessee, tôi xin chép ra đây, bài với lời dịch ra Việt văn của HT Thanh Từ và Anh văn, lấy trong A Buddhist Bible (của Dwight Goddard, Beacon Press, Boston, 1938) và Pháp văn, lấy trong Discours et Sermons de Houei-Nêng (của Lucien Houlné, Albin Michel, Paris, 1984) :

Kệ do ngài Thần Tú

Thân thị Bồ đề thọ,                                        Thân là cội Bồ đề,
Tâm như minh cảnh đài.                              Tâm như đài gương sáng.
Thời thời cần phất thức,                               Luôn luôn phải lau chùi,
Mạc sử nhạ trần ai.                                        Chớ để dính bụi bặm.

Kệ do ngài Huệ Năng 

Bồ đề bổn vô thọ,                                          Bồ đề vốn không cội,
Minh cảnh diệc phu đài.                              Gương sáng cũng chẳng đài.
Bổn lai vô nhất vật,                                       Xưa nay không một vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?                                        Chỗ nào dính trần ai ?

Our body may be compared to the Bodhi-tree ;
While our mind is a mirror bright.
Carefully we cleanse and watch them hour by hour,
And let no dust collect upon them.

By no means is Bodhi a kind of tree,
Nor is the bright reflecting mind, a case of mirror.
Since mind is emptiness,
Where can dust collect ?

Từ điển The Shambala Dictionary of Buddhism & Zen, mục Hui-Neng, dịch 4 câu sau là :
Fundamentally bodhi is no tree,
Nor is the clear mirror a stand.
Since everything is primordially empty,
What is there for dust to cling to ?

Ce corps est l’’arbre bodhi,
Ce coeur est comme un miroir brillant.
Sans cesse nous les époussetons et essuyons
Afin de ne y laisser s’’attacher la poussière.
Il n’y a pas d’arbre bodhi,
Ni cadre de miroir brillant.
Puisque, intrinsèquement, tout est vide,
Où la poussière peut-elle s’’attacher ?

224 – Tổ thứ 17 là Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi) quyết định truyền y bát cho tổ thứ 18 Già-Da-Xá-Đa (Gayasata) sau khi hai ngài nói chuyện về « gió thổi cái linh » treo trên điện Phật. Việc « gió thổi » này giống như chuyện tranh luận giữa hai nhà sư trẻ về « gió thổi lá phướn », sau có ngài Huệ Năng giải đáp cho.
1/ Một hôm, gió thổi cái linh (chuông nhỏ, clochettes, small bells) treo trên điện Phật khua động. Tổ thứ 17 hỏi Xá-Đa : – Linh kêu hay gió kêu ? Xá-Đa thưa : – Chẳng phải gió kêu, chẳng phải linh kêu, mà tâm con kêu. – Tâm ngươi là cái gì ? – Đều lặng lẽ. – Hay thay ! Ngươi khéo hội ý Phật, nên nói pháp yếu, nối đạo cho ta, chẳng phải ngươi còn ai ? [HT Thanh Từ, Tổ Thiền Tông, Phật học viện Quốc tế, Hoa kỳ, 1981, tr.98].
2/ « Lúc ấy, có luồng gió thổi động lá phướn. Một thày tăng nói gió động, một thày tăng khác nói phướn động, hai đàng nghị luận hoài chẳng dứt. Huệ Năng này bước tới nói rằng : « Chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, ấy là tâm của nhân giả động ». [Pháp Bảo Đàn Kinh, Phật Bửu tự, Saigon, 1969, phẩm 1].
It happened one day when a pennant was being blown about by the wind, that two monks entered a dispute as to what was in motion, the wind or the pennant. As they failed to settle their difference, I suggest it was neither; that what actually moved was their own mind. [Dwight Goddard, A Buddhist Bible, Beacon Press, Boston, 1938, p.505].

225 – Đạo hữu lại tiếp tục hỏi về Bất nhị pháp môn vì « chưa được thông với lời giải đáp » của tôi. Cám ơn đạo hữu dùng chữ lịch sự, thật ra là câu trả lời của tôi « bết quá », lý do dễ hiểu là tôi « bí quá» nên chép trong từ điển ra. Bây giờ đây, trong khi ngồi so sánh ba bản Việt, Anh và Pháp của Pháp Bảo Đàn Kinh, tôi ghi ra được mấy câu thật hay của Lục Tổ nên gửi làm quà đến đạo hữu, đồng thời xin lỗi về sự chậm trễ của tôi, chậm trễ vì gặp khó chứ không phải vì lười. Ấn Tông hỏi : – Phật pháp là pháp chẳng hai nghĩa là sao ? Huệ Năng đáp : – Phật tánh là pháp chẳng hai của Phật pháp. Thiện căn có hai thứ : một là thường, hai là vô thường. Phật tánh chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, cho nên không đoạn diệt, ấy gọi là Pháp chẳng hai. Căn có hai : một là lành, hai là chẳng lành. Phật tánh chẳng phải lành, chẳng phải không lành, ấy gọi là Pháp chẳng hai. Uẩn và Giới, phàm phu thấy có hai, người trí biết tánh của chúng chẳng phải hai. Tánh chẳng hai tức là Phật tánh vậy. [bất nhị tức chẳng-hai dịch là non-dual, non-duality].

____________________________________________________

Share this:

Like this:

Like

Loading…


HAI CHỮ ĐÃ TỪNG – NHƯ VIỆT | OFFICIAL MUSIC VIDEO


HAI CHỮ ĐÃ TỪNG NHƯ VIỆT | OFFICIAL MUSIC VIDEO
Độc quyền phát hành và truyền thông ACV Entertainment
Founder/Music Executive ACV Lê Cương
https://www.facebook.com/lecuong1906
Nghe Audio Độc Quyền tại NhacCuaTui: https://www.nhaccuatui.com/baihat/haichudatungnhuvietacvmusic.lNePSPX9ZD9b.html
NHUVIET HCDT HAICHUDATUNG ACVMUSIC

Chơi Tiktok Hai Chữ Đã Từng cùng Ca sĩ Như Việt tại đây nhé mọi người:
1: https://vt.tiktok.com/yt4p52/
2: https://vt.tiktok.com/ytT5TC/
3: https://vt.tiktok.com/yt4skP/

Quy định bản quyền “HAI CHỮ ĐÃ TỪNG” của công ty ACV Music.
Cover, Reaction phải được sự cho phép của công ty ACV Music. Liên hệ xin phép Cover, Reaction: support@acvmusic.com.
Các Trường hợp như Parody, Remix, sử dụng nhạc đi biểu diễn, quay MV – liên hệ xin phép tác quyền từ phía công ty qua email support@acvmusic.com.
Các trường hợp không xin phép tự ý Cover, Reaction, Parody, Remix, Reup sẽ bị yêu cầu gỡ xuống. Vi phạm có nguy cơ bị chết kênh.

Sản xuất âm nhạc
__
Song: Hai Chữ Đã Từng
Composer/Singer: Nhu Viet
Record/Mix \u0026 Master: Nhu Viet
Music Arranger: Nguyen Nam Minh Thuy
Sản xuất MV
__
Excutive Producer: Le Cuong
Project Manager: Phanh Kit
Video Produced by Lu Binh Entertainment
Director of Photogrephy: Pham Ky Anh
Camera Sing: Nam Phong Media
Cast: Quang Minh Nguyen, Bao Chi
Camera Operator: He Nguyen, Dinh Tam
Stylist: Chip Pham
Designer: Tran Toan Hau
Makeup/Hair: Vet Nguyen, Cherry Dao
Edited by Tam Rui
Color Grading: Lu Binh
Assistant Camera: Dinh Tam, Nhat Tattoo
Assistant Manager: Truong Nghi
Special Thanks to:
Lữ Bình Entertainment, TikTok, Zalo, NhacCuaTui
DIEN QUAN NETWORK
@More information about Như Việt:
https://www.facebook.com/NhuViet2000
https://www.facebook.com/nhuvietmusic
https://www.instagram.com/ng.nhuviet
https://zingmp3.vn/nghesi/Viet
https://www.nhaccuatui.com/nghesinhuviet.html
DO NOT REUPLOAD!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button