Cây Xanh

Cây hoa giấy: trồng ở ban công, cổng ra nhiều hoa

Cây hoa cảnh xuất hiện hiện tượng héo rũ. Đây là vấn đề mà những người trồng hoa đau đầu nhất. Nguyên nhân gây ra héo rũ thì có rất nhiều. Như thiếu nước, thiếu phân bón, thiếu ánh sáng, không thích ứng được với nhiệt độ. Không thích nghi được với độ pH có trong đất trồng. Bón phân quá nhiều, lây nhiễm virus. Gặp phải sự gây hại của sâu bọ cho đến sự tổn hại của khí độc trong không khí, tình huống vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, đại đa số là do lượng nước không đủ gây ra. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Đồng thời cứu cây bị héo. Hãy cùng theo dõi bào viết dưới đây của petmart.vn nhé.

Phun nước lên bề mặt cây bị héo

Thứ nhất, do không khí quá hanh khô mà gây ra héo rũ. Phương pháp khắc phục là phun nước 2-3 lần mỗi ngày lên bề mặt lá và bề mặt đất xung quanh cây hoa cảnh.

Thứ hai, do đất trong chậu thiếu nước, thường thường là do người trồng hoa mỗi lần tưới một lượng nước quá ít. Chỉ tưới ướt bề mặt bên trên của đất trong chậu thì tưởng rằng là đã đủ rồi, kết quả là phần rễ của cây hoa cảnh không hấp thu được nước. Đây là nguyên nhân khi cây bị héo rũ.

Lông rễ của chúng đã khô héo, mất đi chức năng hút nước, đồng thời, héo rũ đã khiến cho tế bào mất nước, nếu như đột nhiên cung cấp một lượng nước quá nhiều, sẽ khiến cho vách tế bào và chất chuyên sinh phát sinh sự phân ly chất và vách, cho nên sau khi cây ở trong hoàn cảnh khô hạn,  khi đột nhiên hút vào một lượng nước lớn, cũng sẽ dẫn đến chết.

Xem thêm :  Top 10 game đối kháng offline cho pc hay nhất [link tải]

Chăm sóc cây hoa hợp lý, trồng trọt khoa học

Cây hoa cảnh là tinh hoa của tự nhiên, dựa vào phong thái duyên dáng của chúng, màu sắc sặc sỡ, hương thơm ngấm vào con người, trang điểm cho tự nhiên một vẻ ngoài xinh đẹp hoàn hảo, càng ngày càng nhận được sự coi trọng của mọi người. Nhưng, muốn trồng hoa cho tốt, lại không phải là một chuyện đơn giản.

Rất nhiều loài cây hoa cảnh vốn dĩ có thể sống đến mấy năm, do mọi người không hiểu được cách chăm sóc, rất nhanh đã xuất hiện hiện tượng vàng lá, khô héo mà chết. Vì thế, nhất định phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình, tiến hành trồng và chăm sóc một cách khoa học, từ đó giảm bớt những tổn thất không cần thiết.

Tưới nước hợp lý

Lượng nước là điều kiện tất yếu đối với sự phát triển và sinh sôi của cây hoa cảnh, tưới nước hợp lý là điểm then chốt của trồng hoa thành công, chủng loại cây hoa cảnh, môi trường và khí hậu khác nhau, thì tình hình nhu cầu nước cũng có khác biệt rất lớn. Trồng hoa trong gia đình, đặc biệt là cây hoa cảnh trong phòng khách, do không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, chức năng bốc hơi của hoa cảnh tương đối yếu, không thể quá chăm chỉ tưới nước, nếu không thì đất trồng thường xuyên trong trạng thái đọng nước, phần rễ sẽ tắc nghẽn mà chết, tưới nước quá nhiều quá chăm chỉ là nguyên nhân chủ yếu của việc rất nhiều người trồng hoa trong nhà mà không thành công.

Xem thêm :  Hoa mắc cỡ mọc hoang ‘hóa’ bonsai thu về tiền triệu

Thông thường mà nói, hoa cảnh trồng ở bệ cửa sổ, ban công cần tưới nhiều nước, hoa cảnh trong phòng tưới ít nước, khi thời tiết nóng nực tưới nhiều, khi thời tiết mát mẻ tưới ít, cây cỏ tưới nhiều, cây gỗ tưới ít, và dựa vào sự luân chuyển khô ẩm để thức hiện, để khi đất trồng tương đối khô mới tưới nước, mỗi lần tưới nước cần tưới cho đến khi dưới đáy có nước chảy ra mới dừng.s

Bón phân đúng thời điểm

Trồng hoa chậu ở trong nhà thông thường không đòi hỏi quá nhiều phân bón, nhất là hiện nay những loài cây hoa cảnh lấy lá tương đối được chào đón. Ví dụ như Thiết Mộc Lan, cây Kim Ngân… Do cần giữ gìn hình dáng vốn có, phòng trừ lão hóa không lớn. Thông trường vào mùa mưa mùa xuân mùa thu thì bón phân 1,2 lần.

Những loài cây cảnh khác ưu thế phát triển khá mạnh mẽ, thông thường mỗi tháng bón phân 1 lần là được, phân bọn có thể chọn dùng phân bón hỗn hợp NPK hòa loãng với 500-800 ml nước, cũng có thể tự chế phân hữu cơ, như sau khi cho nước vo gạo, nước tráng bình sữa, cho thêm vỏ quýt, vỏ trứng đậy kín ngâm khoảng nửa tháng thì đã trở thành một hỗn hợp phân bón hữu cơ tối ưu không có mùi hôi rồi.

Kiểm soát sâu bọ gây hại

Trồng hoa trong gia đình, sâu bọ gây hại chủ yếu có côn trùng họ rệp, nhện đỏ, rệp sáp, và kiến, ấu trùng bọ dừa trong đất… Bởi vì thông thường độc tính của các loại thuốc trừ sâu khá cao. Dễ ô nhiễm môi trường. Gây ra tác hại đối với cơ thể con người.

Xem thêm :  Cách trồng măng tây xanh

Tốt nhất chủ yếu dùng cách bắt nhân tạo, cũng có thể tự chế loại thuốc phun diệt sâu bọ cho hoa không có hại, ví dụ như lấy nước ép tỏi cho thêm một ít bột xà phòng, hòa loãng 50 ml, hoặc lấy sợi thuốc lá cho thêm 25ml nước, ngâm trong 48 tiếng, lọc lấy nước rồi cho thêm một lượng xà phòng thích hợp, hoặc dùng tinh dầu cho thêm 500ml nước, v.v…đều có hiệu quả tiêu diệt côn trùng có hại thông thường một cách rõ rệt.

4/5 – (1 bình chọn)


Cách cứu cây hoa giấy bị rụng lá thối rễ


Cách cứu cây hoa giấy bị rụng lá thối rễ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button