Cây Xanh

Tự trồng hoa cúc ngũ sắc (cúc lá nhám) làm đẹp không gian

Cây hoa cúc lá nhám là những loài hoa cảnh thường được chọn để trồng trang trí làm cảnh. Chúng ta thường bắt gặp nhất trong những sân vườn lớn như ở công viên, vỉa hè. Khi cây mọc lên và nở hoa, nhìn từ xa nó trở thành một thảm hoa màu sắc rất đẹp. Vậy bạn đã biết cách trồng trồng và chăm sóc hoa cúc lá nhám chưa? Hãy cùng wikihobby.net tìm hiểu nhé!

01.

Đặc điểm

Cây hoa cúc lá nhám là cây thân thảo, mọc thành bụi. Cây có nhiều lá, lá mọc kép đối xứng nhau. Hoa thường nở trên đỉnh ngọn mỗi cành. Những bông hoa mọc gần nhau nếu trồng làm cảnh ở công viên, từ xa nhìn lại thấy một thảm hoa có màu sắc rất đẹp. Vào gần thì thấy mỗi bông hoa cúc lá nhám có rất nhiều cánh. Những cánh hoa xếp liền nhau và xếp thành từng tầng. Mỗi bông hoa có khoảng 4 – 5 tầng nhìn rất tròn đều và đẹp. Nếu được chăm sóc hoa cúc lá nhám đúng cánh cây sẽ cho hoa quanh năm.

Cúc lá nhám hay thường gọi là cúc zinnia, cúc cánh giấy, thuộc chi cúc Ngũ sắc, là loài hoa dễ trồng, có màu sắc sặc sỡ và đặc biệt hoa rất bền.

02.

back to menu ↑

Dụng cụ trồng

Cây hoa cúc lá nhám có thể trồng để làm cảnh, trồng ban công quán cà phê, văn phòng làm việc. Thế nên có thể trồng cây trong những chậu cảnh, trồng trên giá,… Có thể mua đất chuyên trồng cho những loài cây cảnh và rau. Cũng có thể sử dụng đất đã được ủ với phân đã hoại mục, phân ủ với tro trấu,…

Xem thêm :  Cách chế biến các món dế, món ăn dế mèn

03.

back to menu ↑

Cách trồng cúc lá nhám

Cây hoa cúc lá nhám thường được trồng bằng cách gieo hạt. Hạt có thể mua ở các cửa hàng bán hạt giống. Chọn những hạt to đều, chắc mẩy. Sau đó đem về gieo xuống chậu đất ẩm, phủ một lớp đất mỏng qua trên tưới nước. Một tuần sau cây sẽ mọc mầm.

Cây hoa cúc lá nhám là dòng cúc đẹp, hoa to có nhiều cánh và nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.

04.

back to menu ↑

Chăm sóc

Cách chăm sóc cây hoa cúc nhám thi cũng đơn giản. Sau khi cây mọc mầm tưới nước đều cho cây. Tưới một lượng nước vừa đủ, tưới ngày 2 lần cho cây vào buổi sáng và chiều tối. Nên tưới nước bằng những bình có chế độ tưới nước dạng phun sương để lá không bị dập hỏng.

Khi cây hoa cúc nhám lớn cây cũng mọc rất cành nên cắt tỉa nếu cây mọc nhiều quá. Thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa những lá bị thối, lá già, lá khô, và làm cỏ cho cây để cây thông thoáng nhất.

Lá của loại cây này không nhẵn bóng như những loại cây khác. Khi sờ vào sẽ có cảm giác nháp tay vì vậy mà chúng có tên gọi là cúc lá nhám.

05.

back to menu ↑

Phòng bệnh

Chăm sóc cây hoa cúc lá nhám thường gặp một số loại bệnh phổ biến như: Bệnh do sâu ăn lá, sâu vẽ lá, sâu ăn hoa, do nhện, rệp làm tổ. Ngoài do con trùng thì cây còn bị bệnh thối rễ do chịu ngậm úng quá nhiều, thoát nước không kịp. Bệnh này thường gặp vào mùa mưa. Thế nên vào những ngày ngày cần chăm sóc và để ý cây hoa cúc lá nhám thường xuyên. Cây có dấu hiệu gì có thể đề phòng cũng như khắc phục kịp thời…

Xem thêm :  Hoa cẩm tú cầu: cách trồng, chăm sóc và câu hỏi thường gặp

Trên đây là một số chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc lá nhám đơn giản. Mong bài viết có thể giúp ích cho các bạn!

06.

back to menu ↑

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng phù hợp hoa cúc lá nhám ?

Nếu muốn cây phát triển tốt hãy tạo đất giàu chất dinh dưỡng bằng cách cho phân trộn với mùn cừa, đất cần phải tơi xốp và không quá dính.
Nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt và không thể chịu được ngập úng. Chính vì vậy, khi trồng cúc lá nhám bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

5/5 – (1 vote)


CÚC LÁ NHÁM TÀN CỰC TO | HOÀNG YÊN


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button