Cây Xanh

Con cút đất & qúa trình đào hang bẫy săn mồi

Cút đất hay Cúc là ấu trùng của loài Kiến sư tử (), đây là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh gân. Kiến sư tử phân bố trên khắp địa cầu, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng đất cát và khô.

Xem thêm:

Con cúc thật ra là Ấu trùng của kiến sư tử, chúng ăn các loài chân khớp nhỏ – chủ yếu là kiến. Trong khi đó kiến sư tử trưởng thành ăn mật hoa, phấn hoa, hoặc một số loài thì ăn thịt các loại chân khớp nhỏ khác.

Kiến sư tử cũng là loài bay kém và chỉ xuất hiện vào ban đêm để tìm bạn tình, vì vậy rất khó tìm thấy cúc trưởng thành trong tự nhiên vì giờ cao điểm của chúng là vào chiều tối.

Tuy nhiên ở các vùng khô nóng như hoang mạc, kiến sư tử hoạt động rất tích cực đến mức có thể gây nhiều phiền toái, và một vết cắn của kiến sư tử thì khá là đau.

Vòng đời của kiến sư tử

Vòng đời của cúc bắt đầu bằng giai đoạn trứng: một con cúc cái sẽ liên tục đập chót bụng vào cát để xới đất lên và đẻ trứng vào trong lòng đất.

Ấu trùng kiến sư tử có một dáng vẻ rất bệ vệ và dữ dằn với thân hình thoi, mập mạp, bụng to, ngực có ba cặp chân và đốt ngực trước kéo dài tạo thành một cái “cổ” gắn với một chiếc đầu hình vuông, phẳng bẹt với một cặp “kìm” dài có kích thước khổng lồ mang nhiều gai rỗng và sắc nhọn.

Cặp hàm này hình thành bởi hai hàm của con vật với mỗi hàm chứa đựng một đường ống dẫn nọc độc dùng để giết con mồi. Tùy theo loài và cũng tùy vào nơi sinh sống, cúc sẽ đào một cái hang bẫy hình phễu để trú ngụ hoặc đơn giản ẩn nấp dưới những mẩu gỗ, lá hay trong các kẽ nứt, hốc đá.

Một điều đáng chú ý là ấu trùng kiến sư tử không có hậu môn. Tất cả phân, nước tiểu và chất thải sẽ được tích chứa trong cơ thể suốt một thời gian dài và sẽ được bài tiết hết trong một lần vào cuối giai đoạn nhộng.

Giai đoạn nhộng của cúc khá là yên lặng về bề ngoài. Con vật xây một cái kén hình cầu làm từ cát và tơ mịn tiết ra từ tuyến tơ nằm ở chót đuôi.

Cái kén được chôn sâu đến vài xentimet dưới lòng đất và con vật nằm trong đó suốt một tháng cho đến khi quá trình biến thái hoàn tất và kiến sư tử trưởng thành về sinh dục. Lúc này, con cúc sẽ chui ra khỏi kén, để lại cái vỏ nhộng trong đó và bò lên mặt đất.

Sau chừng 20 phút thì cánh của kiến sư tử đã được bơm đủ máu, căng cứng và con vật có thể bay đi khắp nơi để tìm bạn tình.

Cút trưởng thành có kích thước lớn hơn ấu trùng của nó rất nhiều, trên thực tế sự chênh lệch kích thước của ấu trùng kiến sư tử và dạng trưởng thành của nó là đáng kể nhất trong số tất cả các côn trùng có quá trình biến thái hoàn toàn.

Xem thêm :  Kỹ thuật trồng cây khế

Chính vì vậy mà kiến sư tử trưởng thành có bộ xương ngoài rất mỏng manh và có tỉ trọng cơ thể rất thấp.

Hang bẫy của con cút đất

Ấu trùng của một con kiến sư tử với kích thước trung bình sẽ đào một cái hang hình phễu sâu chừng (5,08 cm) và rộng chừng (7,62 cm) để bẫy con mồi. Sau khi đánh dấu vị trí đào hang thích hợp bằng một đường xoi hình tròn, cút đất bắt đầu đào hang bằng việc dùng phần chót bụng để xúc cát lên.

Với sự giúp đỡ của một chân trước, cút đất xúc từng đống cát một và dùng bụng hất tung đống cát về phía trước đầu. Bằng cách đó, từ chu vi con cúc tiến dần về trung tâm của hang.

Cái hang dần dần sâu hơn cho tới khi góc dốc của hang đạt tới giá trị gọi là góc phản ứng tới hạn – tức là góc dốc lớn nhất mà bề mặt cát có thể giữ ổn định, và chỉ cần một chút dao động kiến cho góc dốc tăng lên thì bề mặt cát sẽ sụt lở.

Sau khi cái hang đã được đào xong, con vật chui xuống đáy, chống đít xuống dưới đất, đầu ngửng lên trời và chôn thân mình ngập trong lòng cát, chỉ chừa cái hàm sắc nhon lên trên.

Vì góc dốc của hang đạt giá trị góc phản ứng tới hạn, cái hang này sẽ dễ dàng sạt lở khi một động vật nhỏ như kiến vô tình đặt chân vào và sự sạt lở này sẽ khiến con vật trượt chân té xuống lòng hố, nơi mà cút đất đang chờ sẵn. Nếu như con mồi bằng cách nào đó cố gắng bò lết lên được miệng hố, con cút đất sẽ hất tung đất cát ở đáy hố lên trên khiến cát ở hố liên tiếp bị sạt lở và kéo con mồi xuống đáy.

Con mồi của cút đất khá đa dạng, từ các loại côn trùng nhỏ như kiến cho tới một số loài chân khớp nhỏ khác, kể cả nhện. Những chiếc gai nhọn ở hàm cúc có một đường ống rỗng bên trong giúp nó hút chất dịch cơ thể của con mồi.

Sau khi tiêu thụ hết “thịt”, cái vỏ rỗng của nạn nhân sẽ được con cút đất hất ra khỏi hang để các con vật khác không biết rằng hang này từng chứa nhiều nạn nhân của cúc. Cái hang được kiến sư tử tiếp tục chỉnh trang lại để đón con mồi mới.

Cút đất xuất hiện khá nhiều ở các vùng đất cát mềm dưới gốc cây hoặc ở các hốc nằm dưới các tảng đá nhô lên khỏi mặt đất. Con cút đất đặc biệt ưa thích các vùng đất khô và được che chắn không bị mưa dội xuống.

Sau một thời gian ăn uống no nê, cút đất lớn dần lên và tới một lúc nào đó nó tiến tới giai đoạn nhộng, tạo kén và biến thái thành dạng trưởng thành. Quá trình ấu trùng có thể kéo dài tới 2 hay 3 năm vì nguồn thức ăn cung cấp cho cúc không ổn định và thường xuyên.

Xem thêm :  Cách tính tuổi chó với 5 mẹo quan sát đơn giản

Khi mới nở, cút đất có kích thước rất nhỏ vì vậy hang đào của nó và con mồi cũng nhỏ; sau này khi lớn lên nó xây những cái hang to hơn và bắt những con vật to.

Cút đất – con vật của tuổi thơ

Lúc nhỏ tôi và đám trẻ con trong làng rất thích đi bắt cút đất về chơi, khi nhìn thấy hang cút đất thường là dùng miệng để thổi các trong hang bay hết lên nhưng phải khéo, hơi thổi vừa phải để khi cát bay lên mà con cúc không bị cuốn bay theo cát, hoặc dùng một sợi tóc buộc vào đầu con cúc rồi thả vào hang cúc con cúc dưới hang sẽ kẹp vào mông con cúc mồi thế là kéo được cả 2 con lên…

Tài liệu tham khảo:

 


#39 Nuôi cút thả vườn tha hồ lượm trứng | Nuôi chim cút thả vườn


39 Nuôi cút thả vườn tha hồ lượm trứng | Nuôi chim cút thả vườn
CHIA SẼ MÔ HÌNH NUÔI CHIM CÚT THẢ VƯỜN THU HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
1. Chọn chim cút giống
Cần lựa chọn mua giống tại các cơ sở có uy tín. Chim giống phải khỏe mạnh, có những phẩm chất tốt như: không có dị tật, tầm vóc lớn, nhanh nhẹn, ăn khỏe…
2. Úm chim cút
Chim cút con khá yếu ớt, do vậy bà con cần đảm bảo môi trường nuôi dưỡng phải thật khô thoáng và ấm áp, tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Có thể úm chim non trong lồng hoặc úm trên nền trấu, nhưng cần đảm bảo nhiệt độ tối ưu trước khi đưa cút con vào úm.
Nên úm trong lồng sẽ tốt hơn. Cần đảm bảo lồng úm có kích thước 1,5×1,0×0,5m cách nền chuồng 0,5m. Rào kín xung quanh bằng lưới ô vuông có kích thước mắt lưới 1cm để chống chuột bọ vào cắn. Trong vài ngày đầu tiên, cần lót giấy và che kín đáy lồng, bề mặt xung quanh, đảm bảo chim con không bị lọt chân xuống phía dưới cũng như tạo không gian yên tĩnh, tránh làm cút con hoảng sợ.
Đảm bảo mật độ úm theo tuổi chim để giúp cút con đạt tốc độ sinh trưởng tối ưu:
Cút từ 1 – 7 ngày tuổi: 200 – 250con/mét vuông
Cút từ 8 – 14 ngày tuổi: 150 – 200con/mét vuông
Cút từ 15 – 21 ngày tuổi: 100 – 150con/mét vuông
Cút từ 21 – 28 ngày tuổi: 50 – 100con/mét vuông
Nhiệt độ úm
Chim cút mới nở cần đảm phải sưởi ấm luôn để duy trì thân nhiệt. Nhiệt độ môi trường úm thay đổi theo độ tuổi của chim con như sau:
Tuổi chim (ngày) Nhiệt độ úm (độ C) Thời gian úm
1 – 3 34 – 35 24 giờ/ngày
4 – 7 32 – 33 Ban đêm hoặc trời lạnh
8 – 10 30 – 31 Ban đêm hoặc trời lạnh
trên 11 28 – 29 Ban đêm hoặc trời lạnh
Thức ăn và nước uống
Trong giai đoạn úm cần đặt máng ăn, máng uống trong lồng để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim cút con.
3. Kĩ thuật nuôi chim cút
Chuồng nuôi chim cút
Mỗi chuồng nuôi cần đảm bảo kích thước 1×0,5×0,2m và thả nuôi với mật độ 20 25 con/chuồng, khoảng 60 con/mét vuông. Nên làm chuồng nuôi chim cút bằng các vật liệu như: gỗ, tre, thép để dễ dàng di chuyển và vệ sinh thường xuyên. Lưới ngăn (bao xung quanh) sử dụng lưới ô vuông có mắt lỗ 1x1cm.
Nóc lồng nuôi cút cần làm bằng chất liệu mềm, tránh làm bể đầu chim do cút hay nhảy dựng lên. Thiết kế đáy lồng có độ dốc từ 2 – 3% để trứng có thể tự lăn ra khi cút đẻ. Đáy chuồng làm bằng mắt lưới ô vuông có kích thước từ 1 – 1,5cmm, đảm bảo cho chim cút di chuyển dễ dàng, thoải mái mà vẫn đủ để phân lọt và rơi xuống khay hứng bên dưới. Nếu nuôi với số lượng lớn có thể chồng các lồng nuôi lên nhau để tiết kiệm diện tích, đảm bảo các lồng cách nhau 10 12cm để có thể đặt vỉ hứng phân ở phía dưới, tránh làm rơi phân lên người con chim ở lồng phía dưới.
Chim cút dưới 10 ngày tuổi: nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp
Chim cút từ 10 trên 20 ngày tuổi: trộn tấm và cám theo tỉ lệ 1:1, có thể bổ sung thêm côn trùng như: giun quế, dế, ấu trùng ruồi lính đen và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày.
4. Cách chăm sóc khi nuôi chim cút thả vườn
Nên chia cách chăm sóc chim cút thành 3 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn từ 1 – 25 ngày: Cần đảm bảo chiếu đèn, sưởi ấm để duy trì thân nhiệt cho đàn cút mới nở. Tuần đầu tiên nên duy trì mức nhiệt ở 34 độ và giảm 3 độ mỗi tuần cho đến khi hết tuần thứ 4 thì để nhiệt độ theo tự nhiên. Đảm bảo môi trường chăn nuôi luôn khô ráo và ấm.
Giai đoạn từ 25 30 ngày: Mục tiêu trong giai đoạn này là vỗ béo nên cần bổ sung thức ăn giàu tinh bột và ít đạm. Cho chim ăn theo nhu cầu cho tới khi tròn 40 ngày có thể xuất bán.
Giai đoạn sinh sản: Cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và cân bằng các nhóm dưỡng chất giúp
chim đẻ mau và đẻ đều.
5. Phòng bệnh khi nuôi chim cút thả vườn
Chim cút có sức đề kháng tốt hơn các gia cầm khác như gà, vịt, ngan… Nhưng cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh thật kĩ lưỡng đặc biệt đối với mô hình nuôi chim cút thả vườn, do vật nuôi tiếp xúc với môi trường tự nhiên khá nhiều, rất dễ lây lan mầm bệnh. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn định kì, rửa sạch máng ăn máng uống, thu gom phân hàng ngày
CHÚC BÀ CON VÀ CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!!
cách ấp trứng cút
cách ấp trứng cút bằng máy ấp trứng ánh dương: https://youtu.be/KfErVD0uE3g
kết quả ấp trứng cút bằng máy ấp trứng ánh dương sau 16 ngày: https://youtu.be/FSRSMxaXIn0
kết quả ấp trứng cút bằng máy ấp trứng ánh dương sau 17 ngày: https://youtu.be/bxeMW_RIZo
kết quả ấp trứng cút bằng máy ấp trứng ánh dương sau 18 ngày: https://youtu.be/BMyKpAtMf8

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button