Cây Xanh

Sự tích con bìm bịp [truyện cổ tích việt nam về loài vật]

Truyện Sự tích con bìm bịp

Sự tích con Bìm Bịp là truyện cổ tích Việt Nam, kể về chuyến đi qua Tây phương tìm Phật của một ni cô mộ đạo và lí giải nguồn gốc của con Bìm Bịp ngày nay.

1. Ni cô và mẹ con mụ Trăn

Ngày xưa, có một thiếu nữ con nhà khuê các, không hiểu vì duyên cớ gì mà cạo đầu đi tu, rồi lặn lội qua Tây phương tìm Phật. Trải qua rừng sâu núi hiểm, thân gái một mình, nàng chịu biết bao gian nguy cực khổ. Thấy nàng mộ đạo, đức Thích Ca hoá ra một người ăn xin để thử lòng nàng. Người ăn xin ấy nhờ nàng cho gói cơm khô duy nhất của nàng mang theo để ăn cho đỡ đói. Nàng cảm cảnh nghèo khổ của người ăn xin, bèn niềm nở cho cả gói cơm khô của mình. Phật động lòng nên trước khi từ biệt, có truyền cho nàng bốn câu kinh và dặn khi nào gặp tai nạn thì niệm lên, tự nhiên sẽ gặp sự may mắn.

Một hôm, trời đã về chiều, chân mệt mỏi, nàng lạc vào khu rừng âm u. Bỗng trước mặt xuất hiện lờ mờ một ánh đèn trong túp lều tranh bên sườn vắng. Nàng hối hả rảo bước đến gõ cửa xin trọ lại qua đêm. Có tiếng lanh lảnh trong lều đưa ra, rồi tiếp đến tiếng cười ròn rã. Mụ Trăn vốn hay ăn thịt người nên khi đánh hơi thấy nàng thì vội há nanh nhọn hoắt lên cười,toan nuốt sống nàng.

Nàng bèn niệm bốn câu kinh:

– Thiên la thần, địa la thần. Nhân li nạn, nạn li thân. Nhất thiết ta ương, hoá vi thần. Nam mô A di đà Phật!

Xem thêm :  Bảng báo giá máy gặt máy cày máy cấy lúa cũ 2016

Tức thì mụ Trăn sợ hãi, đến trước mặt nàng mà năn nỉ. Liền đó, ở ngoài có tiếng gào thét làm rung chuyển cả núi rừng. Đó là con của mụ Trăn sắp về. Cũng nghiền thịt như mẹ, Trăn con vừa bước vào nhà đã đánh hơi mùi thịt. Khi thấy nàng núp trong buồng, Trăn con lôi ra toan nuốt sống. Nàng nhắm mắt đọc kinh. Bỗng Trăn con thấy ruột gan như bị cào xé, tay chân rụng rời. Trăn con năn nỉ nàng, rồi sau khi nghe nàng thuyết pháp, Trăn con muốn chuộc tội đầy rẫy của nó, bèn móc ruột, lấy trái tim nhờ nàng đem đến dâng Phật, rồi ngã lăn ra chết.

Câu chuyện Sự tích con Bìm Bịp

2. Sự tích con Bìm Bịp

Sáng sau, nàng buộc quả tim vào gánh hành lý rồi nhằm hướng Tây mà đi. Đi độ năm bảy ngày, quả tim sình lên mùi hôi thối, không chịu được, nàng bèn vứt nó vào bụi rậm.

Qua nhiều ngày vất vả, ni cô trông thấy trước mắt ánh sáng chói loà trên nóc điện vàng xứ Phật. Mặc dầu gần đuối sức, ni cô bước mau, tới gần thành cực lạc. Đến cửa vào đất Phật, ni cô đã kiệt sức, đưa tay lên gõ, cửa vẫn khép chặt. Gõ mạnh thì thấy một vị Bồ tát hiện ra trước mặt, hỏi:

– Nam mô A di đà Phật! Chúng sinh lòng tưởng tới Phật mới xa xôi lặn lội tìm tới Tây phương. Vậy chẳng hay dọc đường có ai nghĩ tới Phật nữa không?

Ni cô bèn đem chuyện Trăn con gửi trái tim mà kể lại. Bồ tát bảo rằng cửa Phật chỉ mở cửa khi nào ni cô đem đến trái tim đã hứa dâng cho Phật. Nghe vậy, ni cô khóc nức nở, thưa rằng mình không còn sức để tìm trái tim đã vứt dọc đường. Bồ tát nói rằng:

Xem thêm :  Có nên cắt đuôi chó hay không? cách cắt đuôi cún an toàn tại nhà

– Nếu vậy ta sẽ ban cho con đôi cánh để bay cho khỏi mệt.

Thế rồi Bồ tát niệm một câu kinh, tức thì ni cô biến thành một con chim. Cô gái đang đội mũ đen ni cô nên đầu hoá đen, mắt vừa khóc hoá đỏ, bộ quần áo nâu thành bộ màu đà.

Từ đó con chim bay đi tìm trái tim, hết lùm nọ đến bụi kia, thình thoảng lại than vãn: “Tội nghiệp! Tội nghiệp!” mà không bao giờ kiếm ra vật Trăn con đã giao cho nàng dâng lên Phật. Do tiếng kêu của con chim màu đà, người ta đặt tên cho nó là Bìm Bịp.

Câu chuyện Sự tích con Bìm Bịp
– TheGioiCoTich.Vn –

Truyện Sự tích con Bìm Bịp

Đôi nét về loài chim Bìm Bịp

Bìm Bịp là tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như “bìm bịp” vào mùa sinh sản (khoảng từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm).

Loài chim trong Sự tích con Bìm Bịp kể trên có danh pháp khoa học là Centropus sinensis. Đây là một loài Bìm Bịp có màu lông giống nhau ở chim trống và chim mái. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ au và đôi chân đen bóng.

Bìm Bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thích ăn mồi sống và nhất là rắn. Chim con có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều, thời gian ở tổ lại khá lâu nên bố mẹ biết dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về “giam lỏng”. Do vậy, mỗi khi tìm thấy tổ Bìm Bịp là có thể tìm thấy rắn gần đó. Nhưng tại sao rắn không làm hại đến chim con lại là điều bí ẩn! Có ý kiến cho rằng lông và phân Bìm Bịp quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần.

Xem thêm :  Trứng chim chào mào bông lau đít đỏ, chào mào bông lau

Một số ít không sợ “mùi” này thì Bìm Bịp đã biết và giết chết trước khi đưa về tổ. Như vậy, Bìm Bịp dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của loài chim này chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu chuyện Sự tích chim Bìm Bịp kể trên được lưu hành phổ biến ở miền Bắc. Còn ở miền Nam, truyện này cũng cùng một nội dung, nhưng nói về loài cá He (cá Nược), thường sống ở khu vực ven bờ biển và cửa sông. Xem thêm Sự tích cá He để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện.


TIẾNG CHIM BÌM BỊP KÊU, TIẾNG CHIM MỒI. ảnh minh họa


Chi Bìm bịp
Greater Coucal Hong Kong.jpg
Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis)
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum) Chordata
Lớp (class) Aves
Bộ (ordo) Cuculiformes
Họ (familia) Cuculidae
Phân họ (subfamilia) Centropodinae
Chi (genus) Centropus
Illiger, 1811
Các loài
Khoảng 30, xem văn bản.
Bìm bịp là tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button