Tổng Hợp

Chương 5: Phong cách giao tiếp sư phạm và những trở ngại tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 108 trang )

Mỗi một chủ thể trong giao tiếp sư phạm (cả thầy và trò) ñều mang một phong cách

riêng phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, quá trình rèn luyện, phấn ñấu của cá nhân.

5.1.2. Các loại phong cách giao tiếp sư phạm

a. Phong cách dân chủ

Phong cách dân chủ ñược thể hiện lòng nhiệt tình, thiện ý, sự tôn trọng nhân cách và

cởi mở trong quan hệ giao tiếp. Những phẩm chất ñó giữ vai trò ưu thế trog nhân cách. Những

cán bộ giảng dạy có phong cách dân chủ trong giao tiếp với học sinh, sinh viên thường có

những biểu hiện cơ bản sau:

Thầy luôn ý thức và tôn trọng những ñặc ñiểm tâm lý của cá nhân, trình ñộ nhận thức,

hứng thú, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng, thói quen… của học sinh, sinh viên (trò), ñặc biệt là

mức ñộ tích cực nhận thức của trò ñể tìm ra phương pháp, cách thức giao tiếp phù hợp với ñặc

ñiểm tâm lý của trò ñồng thời có thể dự ñoán tương ñối chính xác mức ñộ phản ứng trong

hành vi, thái ñộ của trò trong và sau quá trình giao tiếp.

Chẳng hạn: Nếu học trò có ý thức ñộc lập trong học tập thì thầy không phải nhắc nhở

học trò ñó phải làm bài, phải suy nghĩ, phải làm theo phương pháp này hay phương pháp

khác… vì nếu thầy tác ñộng như vậy sẽ gây cảm giác khó chịu ở trò, trò có thể chuyển sáng

làm việc khác hay làm mất hứng thú của trò… Nếu thầy sử dụng biện pháp tác ñộng trên với

học trò ý thức học tập chưa tốt, năng lực hạn chế… thì lại phù hợp và ñem lại hiệu quả.

Thầy luôn luôn biểu hiện thái ñộ tôn trọng nhân cách học trò, lắng nghe những nguyện

vọng của các em, có lời giải thích rõ ràng kịp thời những thắc mắc, băn khoăn của trò, tạo ra

niềm tin cho trò bằng sự gắn bó, gần gũi, ñộng viên, quan tâm, giúp ñỡ khi cần thiết hay giải

quyết những vướng mắc trong học tập, quan hệ giao tiếp của trò.

Khi giao tiếp với trò theo phong cách dân chủ, thầy luôn ý thức một ñiều không ñồng

nhất dân chủ với nuông chiều, dễ dãi hoặc quá ñề cao cá nhân, theo ñuổi mục ñích cá nhân vì

lợi ích cá nhân; quan hệ thầy – trò không phải là “cá mè một lứa” mà phải hình thành ý thức

vững vàng ở trò “Tôn sư trọng ñạo”, ñưa ra những yêu cầu ngày một cao hơn trong nhiệm vụ

học tập và rèn luyện của các em.

Phong cách dân chủ tạo ra mối quan hệ gắn bó, cảm thông, bình ñẳng giữa thầy và trò;

phong cách dân chủ của thầy thể hiện một tấm gương mẫu mực về nhân cách của thầy, là

phương tiện hữu ích nhằm hình thành và phát triển nhân cách học trò. Với phong cách này

thầy dễ dàng thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt với học

trò trong hoạt ñộng sư phạm của mình.

Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm

cần ñược phát huy trong quan hệ giao tiếp thầy trò,

trong dạy học sẽ ñem lại hiệu quả giáo dục cao.

Có thể nói rằng mỗi chủ thể trong quá trình

giao tiếp có những ñặc ñiểm tâm sinh lý mang màu

sắc riêng do vậy phải ý thức “biết người biết mình”

nhưng thực tế có giáo viên gò ép, bắt ép, ñánh ñồng

học trò này với học trò khác; học trò phải tuân lệnh,

phải làm như mình… ñó không phải là biểu hiện của phong cách dân chủ.

b. Phong cách ñộc ñoán

Thực chất phong cách giao tiếp này là thầy xem nhẹ hay không quan tâm ñến những

ñặc ñiểm tâm lý của trò cụ thể là nhận thức, sở thích, nhu cầu, niềm tin, lý tưởng của trò dẫn

tới thiếu thiện chí và gây không khí căng thẳng trong quan hệ giao tiếp, trong khi tiến hành

một nhiệm vụ nào ñó. Chủ thể có phong cách này thường ñặt mục ñích giao tiếp xuất phát từ

những công việc cứng nhắc, trong một thời gian cứng nhắc do ñó thường xuất hiện những

biểu hiện chủ quan, hành ñộng ñối phó, chống ñối ở trò hay thiếu tinh thần hợp tác tích cực.

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

37

Nếu thầy có phong cách giao tiếp này ắt thầy sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ

với trò.

Ví dụ: Cũng là ñưa ra yêu cầu cho học trò nhưng có thầy giao nhiệm vụ dưới hình thức

thứ 1: ðến thứ năm mỗi em phải tìm ñủ 10 giống lúa nhập nội ở Việt Nam, nếu không các em

sẽ bị ñiểm kém. Nhưng có thầy giao nhiệm vụ dưới hình thức thứ 2: Thứ năm này chúng ta sẽ

thực hành tìm hiểu về các giống lúa nhập nội, các em cố gắng tìm kiếm, trao ñổi, phân công

nhau sao cho ñủ 10 loại ñể bài thực hành có kết quả.

Với hình thức 1 sẽ gây ra một tâm lý gò bó, một sự bắt buộc và trò miễn cưỡng hay

ñối phó với nhiệm vụ. Hình thức 2 sẽ phát huy tính ñoàn kết của trò, kích thích hứng thú trong

học tập của trò, biểu hiện sự thiện cảm với trò…

Phong cách ñộc ñoán còn biểu hiện ở chỗ

thầy ñưa ra yêu cầu quá cao hay quá thấp ñối với

trò. Chẳng hạn: Thầy vừa giảng lý thuyết cho trò

nhưng chưa thực hành, tập dượt mà ñã yêu cầu trò

phải giải bài tập ngay thậm chí phải làm những bài

tập quá sức các em khi các em chưa nhuần nhuyễn

kiến thức lý thuyết, hay giảng xong lý thuyết thầy

chỉ lấy những ví dụ quá ñơn giản, bài tập quá dễ

ñối với trò như vậy cũng sẽ khó phát huy tinh thần

học tập tích cực và óc sáng tạo cùa trò.

Trong phong cách ñộc ñoán, thầy ñánh giá trò theo ý chủ quan của mình. Trong tâm

thế của thầy luôn có ý thức phải trị học sinh ñến nơi ñến chốn.

Chẳng hạn: Một tình huống xảy ra là: hôm trước lớp tổ chức ñi thăm quan, nhưng do

trục trặc về phương tiện nên các em về muộn, do ñó không ai chuẩn bị bài vở cho ngày hôm

sa? Vào giờ học thầy gọi một số trò lên bảng nhưng không ai thuộc bài, thầy quy lớp học:

– Thiếu ý thức, ý thức kém trong học tập

– Lười học

– Chống ñối giáo viên

– Học lực kém

– Tất cả ñiểm kém và viết bản kiểm ñiểm

Như vậy, nếu ñánh giá hoàn toàn chủ quan, không quan tâm ñến lý do tại sao mà học

trò lại có hành ñộng như thế này hay thế khác thì chứng tỏ thầy không dừng lại ở sự cảm

thông, tạo ra cho các em một cơ hội ñể hoàn thành nhiệm vụ dẫn ñến trò có thái ñộ thiếu thiện

cảm ñối với thầy, nhận ñịnh thầy quá khắt khe, khó tính, dẫn ñến khoảng cách thầy và trò

ngày một xa hơn…

Trong phong cách ñộc ñoán, trò luôn có biểu hiện chống ñối ra mặt, những hành vi

ñộc ñoán của thầy ảnh hưởng không tốt ñến mối quan hệ thầy trò. Chẳng hạn: Thầy ñưa ra

yêu cầu quá cao – học trò nhất ñịnh không làm, thầy ñưa ra yêu cầu cứng nhắc – trò làm qua

loa ñối phó…

Tuy nhiên, phong cách ñộc ñoán cũng có tác dụng nhất ñịnh trong công việc, trong

một hoàn cảnh cụ thể. Nếu sử dụng phong cách này trong giao tiếp sư phạm thì quan hệ thầy

trò thuần túy là công việc. Phong cách ñộc ñoán có thể áp dụng trong quá trình giao tiếp với

nội dung công việc hay hoạt ñộng học tập với mục ñích lĩnh hội tri thức với một nội dung cụ

thể nào ñó.

c. Phong cách tự do

Phong cách giao tiếp tự do thể hiện tính linh hoạt quá mức trong giao tiếp của thầy. Cụ

thể phong cách giao tiếp tự do biểu hiện: Thầy dễ thay ñổi mục ñích giao tiếp, nội dung giao

tiếp khi hoàn cảnh và ñối tượng giao tiếp thay ñổi ñồng thời thay ñổi thái ñộ, hành vi, cử chỉ,

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

Xem Thêm :   Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định

Xem thêm :  Tuổi nhâm tuất sinh năm 1982 mệnh gì, hợp màu gì, hướng nào tốt?

38

ñiệu bộ của thầy ñối với trò trên cơ sở nội dung, tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau và

trong sự thay ñổi của chúng.

ðối với phong cách này, thầy không làm chủ ñược cảm xúc bản thân, diễn biến tâm lý

của mình, thầy tỏ ra cảm thông với ñối tượng giao tiếp một cách thái quá hay “chiều” theo trò.

Chẳng hạn: Trong giờ học, trò xin phép ra ngoài, thầy cho ra ngay mà không cần biết có lý do

chính ñáng hay không. Trò bị ñiểm kém, thấy trò khóc thầy cảm thông và nâng ñiểm…

Phong cách này biểu hiện trong giao tiếp với mục ñích không rõ ràng, nội dung không

phân ñịnh, phạm vi giao tiếp khá rộng nhưng hời hợt, không sâu, nếu phong cách này bộc lộ

tính tự do quá sẽ tạo ra sự coi thường thầy ở học trò.

Chính ñặc thù của phong cách tự do là thể hiện tính linh hoạt quá mức của thầy trong

giao tiếp với trò nên thầy dễ dàng thiết lập mối quan hệ với trò nhưng cũng dễ bị “nhờn”, uy

tín giảm sút, giao tiếp không ñược ñiều khiển trọn vẹn. Khác với phong cách dân chủ ở chỗ

phong cách dân chủ ở thầy dễ thiết lập mối quan hệ với trò và ñạt hiệu quả cao trong hoạt

ñộng sư phạm. Còn ở phong cách tự do giao tiếp không ñược ñiều khiển có mục ñích. 0000

Tóm lại: Mỗi phong cách có những ưu và nhược ñiểm riêng, do ñó mà tùy thuộc vào

công việc, mục ñích giao tiếp, mối quan hệ giữa các thành viên, tính cấp thiết của nội dung

giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, ñối tượng giao tiếp mà thầy phải lựa chọn phong cách giao

tiếp phù hợp, ñó cũng là một nghệ thuật trong ứng xử giao tiếp sư phạm.

Thực tế có thầy quá lạm dụng phong cách giao tiếp này hay phong cách giao tiếp khác

ñều gây ra tâm lý sợ hãi hay coi thường của trò ñối với thầ?

Giao tiếp sư phạm ñược diễn ra qua sự thể hiện của phong cách giao tiếp giữa thầy và

trò. Phong cách thể hiện khá rõ nét những nội dung tâm lý trong nhân cách thầy và trò ñặc

biệt là phong cách giao tiếp của thầ? Thầy cần phải xây dựng cho mình phong cách giao tiếp

riêng và kết hợp sinh ñộng nhiều phong cách giao tiếp ñể tạo ra sự hấp dẫn, phong phú và ñạt

hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với trò. ðặc biệt chính phong cách của thầy góp phần không

nhỏ ñối với việc nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.

Thực tế, không phải bất kỳ một quá trình giao tiếp nào trong hoạt ñộng sư phạm cũng

mang lại hiệu quả cao, có những lần tiếp xúc không ñạt hiệu quả cao, có những lần tiếp xúc

không ñạt ñược mục ñích ñề ra thậm chí thất bạ? Chẳng hạn học sinh không hiểu bài, học sinh

mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, nội dung tri thức phức tạp, thiếu ñồ dùng trực quan

ñể minh họa cho bài thực hành, thầy nhận thức, ñánh giá thiếu chính xác về khả năng nhận

thức, suy nghĩ của trò … ðó là những khó khăn, trở ngại trong giao tiếp sư phạm , trong ñó có

những khó khăn khách quan và ñặc biệt có những khó khăn từ bản thân các chủ thể giao tiếp

(khó khăn tâm lý). Chính những khó khăn này có thể làm gián ñoạn quá trình giao tiếp, chặn

ñứng hiệu quả của quá trình giao tiếp ñó…Chúng ta tiến hành tìm hiểu những khó khăn, trở

ngại về tâm lý trong giao tiếp sư phạm .

5.2. TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

5.2.1. Thế nào là trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm?

Trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm là những cản trở tâm lý kìm hãm quá trình

giao tiếp giữa người giáo dục và người ñược giáo dục hay giữa thầy và trò ñạt hiệu quả cao.

Chẳng hạn: Trong quá trình thầy giảng bài, trò làm việc riêng, nói chuyện riêng, khiến

sự say mê, hứng thú, lòng nhiệt tình của thầy bị giảm dẫn ñến bài giảng trở nên rời rạc, khô

khan, tạo ấn tượng không tốt từ phía người thầy. Nếu thầy dừng lại ñể chấn chỉnh sẽ làm cho

bài giảng bị gián ñoạn dẫn ñến ảnh hưởng ñến chất lượng của tiết học hay bài giảng ñó.

Những cản trở tâm lý diễn ra trong quá trình giao tiếp gọi là: “hàng rào tâm lý” hay

“hàng rào giao tiếp”.

Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là toàn bộ ñặc ñiểm tâm lý cá nhân và những kiểu hành

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

39

vi ứng xử không phù hợp với tình huống, hoàn cảnh, nội dung, ñối tượng giao tiếp.

Ví dụ: Thầy ñặt câu hỏi, gọi học sinh A trả lời nhưng B ngồi bên cạnh ñã trả lời thay

trong khi ñó thầy không yêu cầu, do ñó mục ñích của thầy xóa dần sự rụt rè, nhút nhát của A,

phát huy tính tích cực của A ñã không ñạt ñược. Trong tình huống này học sinh B ñã vô tình

gây ra ấn tượng không tốt ở thầy, làm giảm sự nhiệt tình ở thầy, hay làm cho thầy không hài

lòng.

Bản chất của các trở ngại tâm lý trong giao tiếp là sự không phù hợp giữa một bên là

ñặc ñiểm tâm sinh lý cá nhân (người giáo dục – người giáo viên) và kiểu hành vi ứng xử và

một bên là nội dung, ñối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. Chẳng hạn: Thầy ñang giảng tri thức

phần A, trò lại ñặt câu hỏi liên quan ñến phần B, không gắn với nội dung thầy ñang trình bày

làm gián ñoạn bài giảng của thầy, ñôi khi làm phân tán dòng suy nghĩ của thầy .

5.2.2 Những biểu hiện của trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm

Trước khi giao tiếp chủ thể phải xem xét ñối tượng giao tiếp là ai? Biểu hiện tính cách,

sở thích, hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng như thế nào? khả năng nhận thức ra sao? Nếu không

phác họa “chân dung tâm lý” một cách cẩn thận thì chủ thể giao tiếp sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Xem xét, ñánh giá ñối tượng thiếu chính xác, không ñầy ñủ sẽ không tạo ñược ấn tượng giao

tiếp, niềm tin giao tiếp. Chẳng hạn người giáo viên khi ñánh giá học sinh chỉ thông qua một

vài hành ñộng mà chưa thực sự hiểu rõ bản chất về em ñó sẽ gây cản trở quá trình giao tiếp,

không tạo ñược ấn tượng tốt ñối với học sinh ñó.

Những trở ngại tâm lý biểu hiện cụ thể như sau:

Về nhận thức: Hiểu biết chưa ñầy ñủ về ñối tượng và chính bản thân mình. ðánh giá tình

huống giao tiếp thiếu chính xác. Chẳng hạn: Khi nhận một lớp chủ nhiệm kết hợp dạy môn kỹ

thuật nông nghiệp cho lớp ñó, nếu thầy chỉ hỏi qua giáo viên chủ nhiệm năm trước về lớp này

có thể thầy ñưa ra nhận xét thiếu chính xác về mọi mặt của lớp ñó, không tạo ñược ấn tượng

ngay từ buổi ban ñầu ñối với học sinh, với ñối tượng trực tiếp giao tiếp với mình.

Về xúc cảm, tình cảm: Chủ thể biểu hiện xúc cảm, tình cảm không phù hợp với tình huống

giao tiếp, ñối tượng giao tiếp, thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm – tình cảm. Chẳng hạn, trong

giờ học mà một số học sinh nói chuyện riêng, không tập trung vào bài giảng giáo viên dừng

lại quát tháo, mắng mỏ các em học sinh, tỏ thái ñộ giận dữ làm cho các em cảm thấy thầy

thiếu thiện chí với lớp hay ghét bỏ các em, ñôi khi còn làm các em chán nản và xa lánh, tạo ra

một khoảng cách lớn giữa thầy và trò.

Về hành vi: Hành ñộng của chủ thể thiếu tự tin, mất tự nhiên, lúng túng, e dè… Chẳng hạn:

Trò ñưa ra tình huống mới lạ, thầy lúng túng, tức giận, bỏ dạy… ñều làm giảm uy tín và niềm

tin của trò vào thầy. Hay khi giáo viên ñứng trước học sinh mới thấy thiếu tự tin vì mình nói

ngọng làm cản trở quá trình truyền ñạt tri thức, hay khi giảng bài giáo viên nói nhầm một vấn

ñề nào ñó làm cho cả lớp cười ồ lên, làm cho giáo viên lúng túng dẫn ñến quá trình truyền ñạt

tri thức kém hiệu quả.

5.2.3. Nguyên nhân gây ra trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm

Xem Thêm :   Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó Poodle giống cún đi bằng 2 chân tại tiệm Pet Đạt Sài Gòn

Xem thêm :  Cách làm bánh tằm bì ngon miệng, đơn giản ngay tại nhà

Các nguyên nhân gây ra trở ngại tâm lý trong giao tiếp là do thiếu sự hiểu biết lẫn

nhau giữa các chủ thể giao tiếp và tự hiểu biết bản thân. ðây là khó khăn về mặt nhận thức mà

nguyên nhân có thể là do mỗi chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp với mục ñích riêng, do

các chủ thể chọn vai, ñóng vai không ñúng, không phù hợp với vai của ñối tượng giao tiếp.

Chẳng hạn: Khi nào giáo viên ñóng vai trò là cố vấn, là bạn, là cha mẹ, là trọng tài

khoa học thì giáo viên phải thể hiện hoặc “thủ” vai ñó với ñối tượng giao tiếp với mình là học

sinh ñóng các vai tương ứng… ñể có những hành vi thái ñộ phù hợp.

Có hai nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những trở ngại trong giao tiếp

giữa thầy và trò.

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

40

Nguyên nhân khách quan:

Do hoàn cảnh giao tiếp mới lạ, do

tình huống giao tiếp bất ngờ, phức tạp, do

mục tiêu giao tiếp khác nhau, do thiếu thời

gian giao tiếp, do không phù hợp tâm thế

giữa chủ thể giao tiếp và ñối tượng giao

tiếp. Chẳng hạn: Thầy vào lớp rồi mà trò

vẫn nhốn nháo, chưa ổn ñịnh trật tự; hai tâm

thế của thầy và trò không sẵn sàng cùng

một lúc. Hay tinh thần mệt mỏi, căng thẳng

của người học cũng giảm ñi sự hăng say,

nhiệt tình của thầy.

Nguyên nhân chủ quan:

Do thiếu kinh nghiệm giao tiếp, do máy móc dập khuôn trong giao tiếp, thiếu hiểu biết

về ñối tượng giao tiếp và bản thân, chưa có tâm thế sẵn sàng trong giao tiếp…

5.2.4 Ảnh hưởng của trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm

Quá trình giao tiếp sư phạm diễn ra qua ba giai ñoạn: Mở ñầu, diễn biến và kết thúc.

Cả ba giai ñoạn có thể xảy ra những trở ngại tâm lý. Dù xảy ra ở giai ñoạn nào, những trở

ngại tâm lý ñó ñều ảnh hưởng không nhỏ ñến sự thành công của quá trình giao tiếp sư phạm.

Sự lúng túng, rụt rè của thầy trong lần gặp gỡ tiếp xúc ñầu tiên có thể vô tình hình

thành ý thức không tốt ở trò, trò có thể nhận thức sai về thầy như kiến thức chưa chắc, nhút

nhát, thiếu tự tin…

Khi xuất hiện trở ngại tâm lý thì quá trình giao tiếp bị chặn ñứng tức là quá trình ñó bị

cản trở, trì trệ diễn ra không thuận chiều, không ñạt ñược mục ñích mong muốn, hiệu quả giao

tiếp bị giảm ñi.

Muốn khắc phục, hạn chế những trở ngại tâm lý trong giao tiếp cần nâng cao trình ñộ

nhận thức của chính người thầy, tích lũy vốn kinh nghiệm sống, thầy phải hình thành cho bản

thân một tác phong ñĩnh ñạc, ñàng hoàng, tự tin, kiên trì, … Thầy phải hình thành, tạo ra cho

mình một tâm thế sẵn sàng trong giao tiếp, hình thành các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp

như kỹ năng ñịnh hướng, ñiều khiển, ñiều chỉnh trong giao tiếp, phải thực sự hiểu sâu sắc về

ñối tượng giao tiếp với mình, xem họ là ai có những ñặc ñiểm tâm sinh lý như thế nào,…Dưới

ñây là một số biện pháp khắc phục trở ngại trong giao tiếp.

5.2.5 Các biện pháp khắc phục trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm

Một trong những nguyên nhân chính dẫn ñến trở ngại trong giao tiếp ñó là chủ thể

thiếu hiểu biết hay hiểu biết chưa ñầy ñủ, chưa chính xác về ñối tượng giao tiếp. Vì thế chủ

thể cần tìm ra ña dạng cách tiếp cận ñối tượng giao tiếp ñể hiểu rõ về ñặc ñiểm tâm sinh lý

của họ. Chẳng hạn: với giáo viên chuyên môn cần tìm hiểu qua giáo viên ñã từng dạy trước

ñó, qua giáo viên chủ nhiệm lớp, qua một số học sinh trong lớp mà ta quen biết, hay ngay từ

khi bắt ñầu ñảm nhận giảng dạy chuyên môn cho lớp ñó bằng những câu hỏi trên lớp, bằng

những bài kiểm tra nhỏ cũng có thể giúp cho giáo viên hiểu ñược tinh thần, thái ñộ, năng lực

học tập của học sinh.

Mặt khác người giáo viên phải mở rộng phạm vi giao tiếp, chủ ñộng tích cực trong

giao tiếp. Tiếp xúc với nhiều ñối tượng giao tiếp khác nhau sẽ giúp cho người giáo viên rút ra

ñược nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nói chung, trong giao tiếp nói riêng. Chẳng hạn:

Giáo viên phải ñối mặt với một học sinh cá biệt mà mình ñóng vai trò là một giáo viên chủ

nhiệm lớp cũng sẽ là một thử thách rất lớn, một trách nhiệm cao cả, ñặc biệt ñối với một giáo

viên trẻ lại càng trở nên khó khăn hơn. Với sự gắn bó và tâm huyết nghề nghiệp, người giáo

viên chủ nhiệm ñó có thể cùng chia sẻ với ñồng nghiệp, chia sẻ với phụ huynh học sinh từ ñó

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

41

có thể tìm ra cách tiếp cận học sinh một cách thuận lợi nhất song phải luôn tuân thủ nguyên

tắc tôn trọng, cởi mở, thiện chí và ñặc biệt phải có niềm tin trong nghề, trong giao tiếp.

Vấn ñề rèn luyện tốt các kỹ năng sống nói chung, kỹ năng giao tiếp nói riêng phải là

nhiệm vụ thường xuyên ñối với người giáo viên. Bởi lẽ mỗi thế hệ học sinh lại chịu một sự

tác ñộng lớn từ ñiều kiện xã hội, môi trường sống,… sẽ kéo theo thay ñổi về nhận thức, lối

sống, quan ñiểm, nhu cầu, mong muốn,…của họ. Nếu kỹ năng giao tiếp hạn chế, yếu kém sẽ

ñưa người giáo viên vào thế bị ñộng, thiếu sự linh hoạt, nhanh nhạy trong giao tiếp, không

làm chủ ñược vai trò của mình sẽ càng tạo ra nhiều cản trở, khó khăn dẫn ñến sự bế tắc, rào

cản và hiệu quả giao tiếp bị giảm ñi.

Chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng giao tiếp cũng là giải pháp hữu hiệu khắc phục rào cản

tâm lý trong giao tiếp. Song ñể có ñược tâm thế sẵn sàng chủ thể cần phải chuẩn bị cả về thể

chất lẫn tinh thần, xác ñịnh ñược không gian, nội dung, hoàn cảnh, ñối tượng giao tiếp,…Ví

dụ: Một giáo sinh thực hiện một tiết lên lớp trong ñợt thực tập sư phạm, rất có thể sẽ gặp rất

nhiều những khó khăn về tâm lý như lo lắng, hồi hộp, mất bình tĩnh, lúng túng khi có tình

huống phát sinh,…Vậy nên nếu chuẩn bị tốt về sức khỏe, tâm lý sẽ giúp giáo sinh tự chủ, bình

tĩnh trong quá trình lên lớp. Muốn vậy giáo sinh phải có sức khỏe tốt, chuẩn bị giáo án chu

ñáo, hiểu cơ bản về tình hình lớp học (tìm hiểu trước ñó qua giáo viên chủ nhiệm, qua giáo

viên phụ trách môn học,…), dự ñoán những tình huống sư phạm có thể xảy ra, ñặc biệt là phải

có niềm tin, có thái ñộ thoải mái trong quá trình lên lớp, loại bỏ thái ñộ lo sợ, biết cách lấy lại

sự bình tĩnh bằng ñộng tác hít sâu, thở ñều. Làm ñược những ñiều nêu trên là giáo sinh có thể

chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng, chủ ñộng trong giao tiếp.

Hơn nữa, học cách giao tiếp ở mọi nơi, với mọi ñối tượng và trong hoàn cảnh ña dạng

sẽ giúp cho người giáo viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và trau dồi các kỹ năng giao tiếp

cũng là cách có hiệu quả ñể hạn chế những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu bản chất của phong cách giao tiếp sư phạm.

2. Nêu bản chất và xác ñịnh ưu và nhược ñiểm của từng loại phong cách giao tiếp sư

phạm.

3. Thế nào là trở ngại tâm lý, các nguyên nhân chính của trở ngại tâm lý là gì?

4. Trở ngại tâm lý có ảnh hưởng như thế nào ñến quá trình giao tiếp sư phạm?

5. Nêu một số biện pháp khắc phục những trở ngại tâm lý theo bạn là khả thi.

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

42

Chương 6: BIỆN PHÁP NẮM VỮNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

VÀ MỘT SỐ MẨU CHUYỆN ỨNG XỬ

Quá trình dạy học, giáo dục ñạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Xem Thêm :   Cách làm trắng da mặt và toàn thân tự nhiên nhanh nhất tại nhà

Xem thêm :  Mẫu Hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty, cá nhân mới nhất

nhau như nội dung và cách thức giảng dạy, giáo dục; các ñiều kiện, phương tiện, ñặc biệt là

năng lực công tác của nhà giáo dục, trong ñó có năng lực giao tiếp. Làm thế nào ñể nắm vững

giao tiếp sư phạm? Những nhiệm vụ cơ bản mà nhà giáo dục, người giáo viên phải thực hiện

là gì? ñể không chỉ nắm vững những kiến thức liên quan ñến nghiệp vụ sư phạm mà còn hình

thành các kỹ năng, phong cách giao tiếp hợp lý. Dưới ñây chúng tôi sẽ tình bày một số biện

pháp nắm vững giao tiếp sư phạm và những mẩu chuyện ñúc rút qua thực tiễn của nhà giáo

dục, nhà sư phạm ñể các nhà giáo dục nói chung, người làm công tác giảng dạy nói riêng và

ñặc biệt ñối với các giáo sinh có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công tác nghề

nghiệp.

6.1 BIỆN PHÁP NẮM VỮNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Muốn nắm vững giao tiếp sư phạm giáo sinh (nhà giáo dục trong tương lai) và cả ngay

những giáo viên ñã từng trải nghiệm trong nghề cần phải giải quyết một số nhiệm vụ sau:

* Nghiên cứu tâm lý học ñể hiểu rõ bản chất, cấu trúc và quy luật của giao tiếp nói chung,

giao tiếp sư phạm nói riêng.

* Nắm vững kỹ thuật về cách thức giao tiếp sư phạm , phát triển khả năng giao tiếp, hình

thành kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp nghề nghiệp.

* Việc rèn luyện giao tiếp sư phạm cần ñược tiến hành trong thực tiễn những cách thức và kỹ

thuật giao tiếp theo từng nhân tố quan trọng nhất của nó. Giao tiếp sư phạm cần ñược tiến

hành trong hoạt ñộng có mục ñích, nghĩa là giao tiếp trong các tình huống sư phạm trên cơ sở

cấu trúc hoạt ñộng của nhà giáo dục. Việc luyện tập giao tiếp sư phạm có thể tiến hành theo

mấy khâu sau:

+ Hình thành kỹ năng tác ñộng ở học ñường, giảng ñường nhằm giải quyết các nhiệm vụ học

tập, phát triển khả năng chú ý có chủ ñịnh và tập trung quan sát ñối tượng giao tiếp.

+ Thực hiện một số bài tập ñặc biệt ñể hình thành kỹ thuật và văn hóa trong lời nói (như gọi

ñiện, tọa ñàm…), tập thể hiện ở nét mặt, ngữ ñiệu trước gương hay sử dụng video thì càng tốt.

+ Học giao tiếp trong các hoàn cảnh mẫu (trong nhóm, tập thể lớp…) phát triển óc tưởng

tưởng sư phạm, hình thành các kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ trong các tình huống kiểm

tra, thi, xemina…

+ Quan sát liên tục những tình huống sư phạm xảy ra trong thực tiễn dạy học, giáo dục ñể trên

cơ sở ñó có thể rút ra bài học giáo dục cần thiết khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

+ Tập cách quan sát, ñánh giá những biểu hiện tâm lý, hành vi của ña dạng ñối tượng giao tiếp

trên cơ sở ñó có thể hiểu một cách sâu sắc quy luật về tâm lý, ñặc biệt là tâm lý của người

học, từ ñó ñưa ra các hành vi ứng xử phù hợp.

Vấn ñề rèn kỹ năng giao tiếp sư phạm là một nhiệm vụ quan trọng ñối với giáo sinh sư

phạm – người giáo viên – nhà giáo dục trong tương lai. Kỹ năng giao tiếp của người giáo viên

thể hiện ở chỗ biết ñịnh hướng ñúng vào hoàn cảnh giao tiếp, biết tác ñộng bằng ngôn ngữ,

biết xác ñịnh hợp lý cử chỉ giao tiếp phù hợp với phong cách giảng dạy, với hoàn cảnh giao

tiếp, nội dung giao tiếp và ñặc ñiểm tập thể lớp học, biết thường xuyên lắng nghe và giữ ñược

mối liên hệ ngược ở người học. Rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp sư phạm và phong cách

giao tiếp sư phạm là một trong những biện pháp phát triển tay nghề sư phạm của người giáo

viên. Muốn vậy cần có sự thống nhất giữa hoạt ñộng sư phạm và hoạt ñộng khoa học, cần

khắc phục những ñánh giá không ñúng về phương diện tâm lý sư phạm của hoạt ñộng giảng

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

43

dạy, hình thành việc ñánh giá hợp lý bằng kỹ năng phân tích kinh nghiệm hoạt ñộng của cá

nhân và tránh những sai lầm chủ quan trong quá trình giao tiếp với người học.

6.2 CÁC MẨU CHUYỆN ỨNG XỬ SƯ PHẠM

Câu chuyện thứ nhất:

BÍ QUYẾT ðƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

Tôi nhớ mãi một tiết học cách ñây 8 năm, lúc ñó tôi cũng chỉ là một giảng viên trẻ,

kinh nghiệm trong ứng xử chưa nhiều nhưng tôi nghĩ mình ñã ứng phó một tình huống thành

công theo cảm nhận của riêng mình. Câu chuyện thật ñơn giản ñó là khi tôi giảng cho sinh

viên về vai trò của não bộ ñối với tâm lý của con người. Những ví dụ mà tôi nêu ra ñủ giúp

sinh viên ñi ñến kết luận không có não và không có sự vận hành theo quy luật của não sẽ

không nảy sinh, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý. Vừa quay lên xóa bảng, vừa

chuẩn bị kết thúc cho nội dung ñề cập ñến vai trò của não và tâm lý tôi hỏi lại cả lớp: “Không

có não liệu có tâm lý không các em?”

Tôi nghe rất rành mạch một tiếng “có” rất to từ phía lớp học. Mặc dù câu trả lời ñó

không nằm trong sự mong ñợi của tôi và làm tôi cảm thấy hơi bực bội, rất may lúc ñó tôi trấn

tĩnh ñược ngay. Tôi nhẹ nhàng hỏi: “Bạn nào vừa nói có to vậy?” Chờ trong giây lát tôi thấy

cả lớp im lặng. Tôi tiếp tục hỏi: “Ai vừa nói có ñứng lên cho tôi biết tên, hãy giải thích và lấy

ví dụ minh chứng cho tôi và cả lớp cùng nhận thấy không có não vẫn có tâm lý?”.

Tôi quan sát và nhận thấy không khí lớp học ñã bắt ñầu chùn xuống, có lẽ họ cũng

nhận ra thái ñộ không vui của tôi. Tôi nhỏ nhẹ nói với cả lớp rằng: “Cô nghĩ rằng trong cuộc

sống bất kỳ ai làm ñiều gì cũng phải có trách nhiệm với ñiều ñó. Cô vẫn muốn biết bạn nói

“có” vừa rồi là ai? Không cần giải thích cho câu hỏi của cô vì có thể bạn ñó chưa giải thích

ñược.” Mặc dù tôi không tỏ thái ñộ dữ dằn những vẫn chưa thấy tín hiệu của một sinh viên

nào từ dưới lớp cả. Tôi tiếp tục nói: “Cô có thể có chút tự hào vì cô học về chuyên ngành tâm

lý học, nghiên cứu về tâm lý con người. Cô có thể chỉ ñích danh người vừa nói “có” là bạn

nào, nhưng cô muốn khơi dậy ở các em lòng tự trọng và danh dự nên cô muốn bạn ñó tự giác

ñứng lên thôi, và cơ hội cuối cùng cô muốn bạn ấy ñứng lên ñể nhận là mình vừa phát ngôn

câu ñó, còn nếu không cô sẽ chỉ tên và mời bạn ấy ra khỏi lớp” (nói thật lòng là tôi không hề

biết là ai vì tôi quay lên xóa bảng, tôi cứ thử “lừa” sinh viên xem thế nào?!).

Tôi sử dụng biện pháp vừa mềm mỏng nhưng quả quyết. Quả thật ngoài sức tưởng

tượng của tôi ñó là một sinh viên nam ngồi ở vị trí giữa lớp học khúm lúm ñứng lên. Sinh

viên ấy lí nhí, không như tiếng “có” lúc trước nhưng tôi vẫn nghe rõ: Dạ thưa cô! Em xin lỗi

cô, em…” “thôi tôi biết em muốn nói ñiều gì rồi”, tôi nói thế ñể gỡ rối cho em ấy. Tôi nói: Em

là người có lòng tự trọng, có tính dũng cảm, nhưng ñứng ngay lên từ nãy ñến giờ có phải ñỡ

mất thời gian hơn không?!. Vậy theo em: không có não thì có tâm lý không? Nam sinh viên

ñó trả lời ngay: Qua sự phân tích vừa rồi của cô cho thấy không có não sẽ không có tâm lý, và

em cũng thấy ñúng là như vậy”.

Khi em ấy trả lời xong tôi thấy tâm trạng nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều, không

khí lớp học cũng ñỡ cẳng thẳng hơn, tôi nghe và nhìn thấy rất rõ những nụ cười và cả những

tiếng thở dài của sinh viên nữa….

ðặng Thị Vân

Giảng viên Tâm lý học – BM Tâm lý và PPGD

Khoa SP&NN

Trương ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Giao tiếp sư phạm ………………………………..

44

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button