Chống thấm nhà vệ sinh 2

Nhà vệ sinh bị thấm dột là nỗi lo của nhiều gia đình, gây ra tình trạng ẩm mốc, bong tróc, thậm chí là ảnh hưởng tới độ bền của công trình. Nếu không được xử lý kịp thời, vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng sinh hoạt và tiềm [...]

Chống thấm nhà vệ sinh 2

Nhà vệ sinh bị thấm dột là nỗi lo của nhiều gia đình, gây ra tình trạng ẩm mốc, bong tróc, thậm chí là ảnh hưởng tới độ bền của công trình. Nếu không được xử lý kịp thời, vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để chống thấm cho nhà vệ sinh đạt hiệu quả, bền lâu? Hãy cùng Tín Phát tìm hiểu về quy trình chống thấm nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm nước

Khi nhà vệ sinh bị thấm nước, những dấu hiệu mà bạn có thể dễ dàng nhận biết nhất đó là:

  • Khi nước thấm qua các khe nứt hoặc gạch lát, tường và trần nhà sẽ xuất hiện các vết ố vàng, loang lổ. Lâu ngày, lớp sơn hoặc gạch ốp sẽ bong tróc và rơi ra từng mảng.
  • Độ ẩm cao khiến nhà vệ sinh lúc nào cũng ẩm ướt dù đã lau khô trước đó. Hoặc nước có thể đang thấm ngược từ dưới lên.
  • Với các nhà cao tầng, nếu nước thấm qua sàn nhà vệ sinh và nhỏ giọt xuống trần nhà bên dưới thì chứng tỏ hệ thống chống thấm đã mất tác dụng.
  • Quá trình thi công nhà vệ sinh sai kỹ thuật, đặc biệt trong quá trình lắp đặt bồn cầu và các thiết bị vệ sinh. Điều này có thể khiến nước xả bị rò rỉ, tràn ra sàn, gây thấm dột nghiêm trọng.

Nhà vệ sinh thấm dột do nguyên nhân nào?

Nếu muốn khắc phục tình trạng nhà vệ sinh bị thấm, dột thì việc đầu tiên là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Một trong những lý do phổ biến là nước thẩm thấu qua các mạch lát nền hoặc sàn bê tông, lâu ngày tích tụ dẫn đến tình trạng thấm nước nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nước bị hỏng hoặc rò rỉ cũng là nguyên nhân chính khiến cho nước ngấm vào bên trong nhà vệ sinh, gây ẩm mốc kéo dài.

Quy trình thi công không đúng kỹ thuật, đặc biệt là trong việc lắp đặt bồn cầu và các thiết bị vệ sinh cũng có thể khiến nước xả tràn ra sàn, gây thấm dột. Việc sử dụng thép kém chất lượng hoặc thi công sàn bê tông không đúng tiêu chuẩn rất dễ dẫn đến hiện tượng lún nứt, tạo điều kiện để nước thấm vào trong.

Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt nhất trong ngôi nhà, dễ xảy ra tình trạng thấm dột nếu không được chống thấm đúng cách. Dưới đây là những lý do bạn nên thực hiện chống thấm sớm:

  • Ngăn nước rò rỉ: Lớp chống thấm tạo màng bảo vệ kín và vững chắc, ngăn nước thấm qua các vết nứt trên tường và sàn. Nhờ đó mà bảo vệ kết cấu nhà ở, hạn chế tình trạng nước rò rỉ xuống tầng dưới gây hư hại cho trần nhà, tường và hệ thống điện nước.
  • Chống nấm mốc: Chống thấm hiệu quả giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn dưới lớp gạch, bảo vệ kết cấu gỗ, vữa và gạch không bị hư hại. Đồng thời giúp cho không gian nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Giữ giá trị về vật chất: Hệ thống chống thấm được đầu tư bài bản ngay từ đầu sẽ giúp ngôi nhà giữ nguyên giá trị, không bị mất giá khi bán hoặc cho thuê.
  • Bảo vệ kết cấu công trình: Áp dụng phương pháp chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình, giảm thiểu chi phí bảo trì – bảo dưỡng trong tương lai.
  • Bảo vệ sức khỏe: Ẩm mốc trong nhà vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình trong thời gian dài. Vì vậy chống thấm nhà vệ sinh sẽ mang lại sự trong lành, an toàn cho không gian sống.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy

Sơn Epoxy là một trong những giải pháp chống thấm hiệu quả và bền vững cho nhà vệ sinh. Với khả năng tạo lớp phủ bám dính chắc chắn, chống thấm nước, chống mài mòn và chịu được hóa chất, sơn Epoxy giúp bảo vệ sàn và tường nhà vệ sinh khỏi tình trạng thấm dột, nấm mốc. Để đạt được hiệu quả tối ưu, quá trình thi công sơn Epoxy cần tuân thủ theo các bước kỹ thuật chặt chẽ. Dưới đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy đạt chuẩn.

Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt

Trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh, đầu tiên là cần làm sạch bề mặt sàn và tường nhà. Công đoạn này bao gồm chà nhám, hút bụi và loại bỏ các tạp chất, giúp bề mặt đạt độ phẳng và tăng khả năng bám dính của lớp chống thấm. Đồng thời, các vết nứt, khe hở hoặc lỗ hổng trên bề mặt bê tông cần được xử lý triệt để để tránh tình trạng nước thấm vào trong sau này.

Bước 2: Sơn lót tạo độ bám dính

Sau khi xử lý bề mặt, lớp sơn lót sẽ được phủ lên nhằm tăng cường độ bám dính giữa lớp chống thấm và nền bê tông. Có hai phương pháp thi công lớp sơn lót: sử dụng rulo lăn để tạo độ phủ đều hoặc dùng súng phun sơn để đạt độ mịn tối ưu. Lựa chọn phương pháp phù hợp tùy theo yêu cầu chất lượng và ngân sách của công trình.

Bước 3: Xử lý bề mặt sàn không đạt tiêu chuẩn

Đối với những bề mặt sàn yếu, bị lún, không phẳng hoặc có hiện tượng thấm ngược do tác động của dầu, hóa chất,…Thì cần có phương án xử lý trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh. Việc này đảm bảo lớp chống thấm đạt hiệu quả cao, hạn chế rủi ro thấm dột về sau.

Bước 4: Bả sơn chống thấm

Bước này sử dụng sơn Epoxy kết hợp với bột đá theo tỷ lệ tiêu chuẩn để tạo thành một lớp phủ chống thấm bền vững. Hỗn hợp sơn cần được khuấy đều trong khoảng 3 – 5 phút trước khi thi công nhằm đảm bảo độ đồng nhất.

Sau khi thi công lớp bả sơn, cần chờ từ 6 – 8 giờ để lớp sơn khô hoàn toàn, thời gian này có thể thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của môi trường.

Bước 5: Sơn phủ hoàn thiện

Sau khi lớp bả sơn khô thì tiến hành sơn phủ Epoxy để hoàn thiện quá trình chống thấm. Lớp sơn này không chỉ giúp ngăn nước mà còn tăng tính thẩm mỹ, giúp bề mặt sàn nhà vệ sinh bền đẹp hơn theo thời gian.

Bước 6: Nghiệm thu và kiểm tra chất lượng

Khoảng 3 – 4 ngày sau khi hoàn thành lớp sơn phủ, công trình sẽ được nghiệm thu để kiểm tra hiệu quả chống thấm. Nếu đạt yêu cầu về độ bám dính, khả năng chống thấm và độ bền của lớp phủ, công trình sẽ được bàn giao cho chủ nhà hoặc đơn vị sử dụng.

4 Điều cần lưu ý giúp quy trình chống thấm đạt hiệu quả cao

Trước khi tiến hành chống thấm cho nhà vệ sinh, bạn cần rà soát kỹ các khu vực dễ bị thấm dột để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu nhất:

  • Hệ thống thoát nước sàn: Cống thoát nước là điểm dễ bị thấm dột do tiếp xúc thường xuyên với nước. Nếu miệng cống không được xử lý đúng kỹ thuật, lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng co ngót, tách lớp, làm cho nước rò rỉ xuống sàn.
  • Đường ống cấp thoát nước: Nếu hệ thống ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ sẽ khiến nước thấm vào nền và tường, gây hại kết cấu công trình. Vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các mối nối và thay thế ngay khi phát hiện sự cố.
  • Bề mặt sàn nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh thường lát gạch, tuy nhiên nếu gạch bị bong tróc, không kín mạch hoặc sàn không có độ dốc phù hợp sẽ khiến nước đọng lại, dẫn đến thấm dột nghiêm trọng.
  • Kết cấu tường và trần nhà: Khu vực này cần có đủ độ dày và không có vết nứt. Chỉ cần có khe hở nhỏ cũng có thể khiến nước ngấm vào và gây ẩm mốc. Do đó nếu phát hiện vết nứt, bạn cần trám trét và xử lý chống thấm ngay để đảm bảo độ bền cho nhà vệ sinh.

Việc chống thấm cho nhà vệ sinh đúng quy trình không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi tình trạng thấm dột, xuống cấp mà còn kéo dài tuổi thọ công trình, tránh được những chi phí sửa chữa lớn trong tương lai. Áp dụng quy trình chống thấm chuẩn được Tín Phát chia sẻ trên đây sẽ đảm bảo hiệu quả lâu dài, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, khô ráo.

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh chuyên nghiệp và uy tín, hãy đến với Tín Phát. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và quy trình thi công bài bản, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp chống thấm hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng. Hãy liên hệ với Tín Phát qua Hotline hoặc Website Chongthamvietnam.vn ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

CHỐNG THẤM TÍN PHÁT
– Hotline Hà Nội: 0981473638
– Hotline TPHCM: 0981.238.808
– Điện thoại: 0246.257.3888
– Email: info@chongthamvietnam.vn
– Website: www.chongthamvietnam.vn

– Văn phòng Hà Nội
Địa chỉ: Số 6/25 – Phố Bùi Huy Bích, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– Văn phòng TPHCM
Địa chỉ: Số 7, Đường Đào Trí, khu phố 1, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh