Chống thấm mái tôn

Bạn đang tìm kiếm giải pháp chống thấm dột mái tôn hiệu quả để bảo vệ công trình của mình trước tác động của thời tiết? Bài viết dưới đây Tín Phát sẽ giới thiệu Top 11 cách chống thấm mái tôn được nghiên cứu và áp dụng thành công trong quá trình chống thấm. [...]

Chống thấm mái tôn

Bạn đang tìm kiếm giải pháp chống thấm dột mái tôn hiệu quả để bảo vệ công trình của mình trước tác động của thời tiết? Bài viết dưới đây Tín Phát sẽ giới thiệu Top 11 cách chống thấm mái tôn được nghiên cứu và áp dụng thành công trong quá trình chống thấm. Từng bước cụ thể cùng những lưu ý quan trọng sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp tối ưu, đảm bảo mái tôn luôn khô ráo, bền đẹp và tăng tuổi thọ cho ngôi nhà hoặc công trình của mình. Mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết sau đây!

Dấu hiệu nhận biết mái tôn bị thấm dột nước

Để xác định mái tôn có bị thấm dột hay không, bạn có thể áp dụng hai phương pháp đơn giản như sau:

  • Quan sát bằng mắt thường

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra trực tiếp mái tôn bằng cách trèo lên quan sát hoặc đứng từ bên dưới nhìn lên. Sau đó tìm kiếm các dấu hiệu như rỉ sét, mục nát hay lỗ thủng. Việc kiểm tra vào hai thời điểm trời mưa và nắng to sẽ giúp bạn đánh giá chính xác mức độ thấm dột và tình trạng tổng thể của mái tôn.

  • Phun nước kiểm tra

Bạn dùng vòi nước xịt trực tiếp lên mái tôn từ điểm cao nhất, để nước chảy xuống tự nhiên. Những vị trí bị thấm dột sẽ nhanh chóng lộ ra khi nước rò rỉ vào bên trong. Sau đó hãy đánh dấu các điểm này để dễ dàng xử lý chống thấm sau đó.

kiểm tra thấm dột mai tôn trước khi xử lý chống thấm

11 Giải pháp chống thấm dột mái tôn cho hiệu quả bền vững

Cách chống thấm khi bị thủng mái tôn

Khi phát hiện mái tôn bị thủng dột, tùy vào kích thước lỗ thủng mà ta có cách xử lý phù hợp. Nếu lỗ thủng nhỏ, không lớn hơn vít lạnh, bạn chỉ cần bắn vít lạnh vào vị trí đó rồi bơm keo silicon để bịt kín. Ngoài ra, có thể đơn giản hơn bằng cách sử dụng keo silicon hoặc miếng dán để che phủ lỗ thủng.

Đối với những lỗ lớn hoặc vết rách dài, việc xử lý sẽ phức tạp hơn. Trước tiên, cần làm sạch bề mặt tôn quanh khu vực bị thủng. Sau đó, chuẩn bị một miếng tôn khác có kích thước lớn hơn vết rách khoảng 10cm để đảm bảo độ che phủ. Cuối cùng, dùng keo chuyên dụng dán miếng tôn này vào vị trí bị hư hại để ngăn nước thấm dột.

thi công chống thấm mái tôn bị thủng, hở khe

Sử dụng keo chống thấm các vị trí thấm dột trên mái tôn

Thay đinh vít bị gỉ và dùng keo gia cố

Theo thời gian, đinh vít trên mái tôn có thể bị hoen gỉ do tiếp xúc với nước mưa, làm giảm độ chắc chắn và tạo điều kiện cho nước thấm dột. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên, bạn cần tháo bỏ các đinh vít bị hỏng. Nếu lỗ vít vẫn còn nguyên vẹn, có thể bắn vít mới vào vị trí cũ. Trong trường hợp lỗ vít đã bị rộng ra do rỉ sét, hãy bơm keo silicon vào để tạo lớp màng đàn hồi ngăn nước xâm nhập, sau đó mới bắn vít mới để cố định.

Khi thay thế, cần lưu ý không tháo cùng lúc quá nhiều vít để tránh làm xô lệch tấm tôn. Hãy thay từng vít một và kiểm tra kỹ sau mỗi lần thay. Sau khi hoàn tất, bắn thêm một lớp keo chống thấm lên các đinh vít mới để tăng cường độ bền và đảm bảo mái tôn không bị dột về lâu dài.

Xử lý mái tôn bị thấm dột do ăn mòn thời tiết

Mái tôn sau thời gian dài chịu tác động của nước mưa và ánh nắng mặt trời có thể bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng xuống cấp và thấm dột. Axit trong nước mưa cùng tia UV có thể làm bề mặt tôn bị oxy hóa, khiến lớp bảo vệ suy yếu và thậm chí xuất hiện lỗ thủng.

xử lý chống thấm mái tôn

Mái tôn dễ bị thấm dột sau một thời gian sử dụng

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vệ sinh sạch bề mặt mái tôn bằng cách loại bỏ bụi bẩn, rong rêu và tạp chất. Sau đó sử dụng nước và dung dịch chuyên dụng để làm sạch kỹ, giúp lớp sơn bảo vệ bám chắc hơn. Tiếp theo, tiến hành sơn phủ một lớp sơn dầu chống thấm hoặc sơn chống ăn mòn, đảm bảo bề mặt mái tôn được bảo vệ trước các tác nhân gây hại.

Lưu ý rằng phương pháp này chỉ hiệu quả khi mái tôn chưa bị thủng. Nếu mái tôn đã hư hỏng nặng với nhiều lỗ thủng, nên cân nhắc thay thế tấm tôn mới để đảm bảo độ bền lâu dài và tránh tình trạng thấm dột tái diễn.

Giải pháp chống thấm mái tôn giáp tường hiệu quả

Ở các khu vực đô thị, nhiều ngôi nhà được xây sát nhau, tạo ra các khe tiếp giáp giữa mái tôn và tường bên cạnh. Khi trời mưa, nước có thể len vào những khe hở này, gây thấm dột và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng một số biện pháp chống thấm hiệu quả sau:

  • Sử dụng keo chống thấm

Đây là phương pháp đơn giản, không cần đục tường hay hàn cắt mái tôn. Chỉ cần sử dụng keo silicon hoặc tấm nhựa đường để bịt kín khe hở, giúp ngăn nước thấm vào.

  • Sử dụng miếng dán chống thấm kết hợp tạo máng nước

chống thấm rảnh thoát nước mái tôn

Phương pháp này thực hiện bằng cách tạo một rãnh thoát nước bằng vữa. Sau đó dán thêm lớp màng chống thấm bằng khò nhiệt để tăng độ bền. Lớp màng này sẽ giúp nước không còn thấm qua khe tiếp giáp giữa mái tôn và tường.

  • Dùng xi măng chống thấm

Xi măng chống thấm hoặc vữa chuyên dụng có thể được sử dụng để trám kín khe hở. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cần trao đổi với chủ nhà bên cạnh để được phép lột một phần vữa cũ, giúp lớp vữa mới bám chắc hơn, nâng cao hiệu quả chống thấm.

Ngoài các cách trên, có thể áp dụng các biện pháp khác như: Làm máng hứng nước nếu khe hở quá lớn, xây thêm hàng gạch ép lên khe hở, lắp thêm mái che phụ trên tường. Tùy vào tình trạng thực tế của công trình để bạn lựa chọn phương pháp phù hợp, đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.

Chống thấm khi mái tôn bị gãy sóng gây đọng nước

Mái tôn có thể bị gãy sóng do tác động bên ngoài như va đập, giẫm đạp hoặc đất đá rơi xuống, dẫn đến hiện tượng đọng nước. Nếu không khắc phục kịp thời, nước sẽ thấm qua các khe hở, gây dột và làm giảm độ bền của mái tôn.

Xử lý các điểm thấm dột trên mái tôn

Để khắc phục tình trạng mái tôn bị gãy sóng, bạn có thể sử dụng vít khoan và dây kẽm để cố định lại. Trước tiên, tại vị trí sóng tôn bị gãy, tiến hành khoan đinh vít để giữ chắc phần tôn bị biến dạng. Sau đó, dùng dây kẽm buộc vào và kéo nhẹ nhàng, từng chút một, để đưa sóng tôn trở về hình dạng ban đầu. Nếu sau khi sửa chữa vẫn xuất hiện dấu hiệu thấm dột, hãy tiếp tục áp dụng các biện pháp chống thấm như bơm keo silicon hoặc dán lớp màng chống thấm để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Lưu ý quan trọng: Tránh giẫm đạp lên khu vực mái tôn đã bị gãy để không làm biến dạng thêm và khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn.

Dùng keo chống thấm mái tôn

Keo chống thấm được sản xuất từ từ silicone kết hợp với lớp sợi thủy tinh, giúp ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thấm dột và không bị lão hóa theo thời gian. Nhờ khả năng kết dính tốt, keo có thể bám chắc trên nhiều bề mặt khác nhau như bê tông, gỗ, thép, đá và mái tôn. Vật liệu này còn có tính đàn hồi vượt trội, giúp bề mặt mái tôn chịu được sự co giãn do biến đổi nhiệt độ mà không bị nứt vỡ. Với tuổi thọ kéo dài từ 5 đến 10 năm, keo chống thấm không chỉ mang lại hiệu quả lâu dài mà còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa.

thi công keo chống thấm mái tôn

Bơm keo chống thấm mái tôn

Quy trình chống thấm dột mái tôn bằng keo chống thấm cần được thực hiện đúng kỹ thuật theo các bước sau:

  • Trước tiên, chuẩn bị bề mặt bằng cách vệ sinh sạch khu vực cần thi công, loại bỏ bụi bẩn và chướng ngại vật. Nếu bề mặt là tôn, gỗ hoặc thép, nên dùng giấy nhám đánh bóng để tăng độ bám dính, sau đó quét sạch bụi và làm khô hoàn toàn trước khi tiến hành.
  • Trộn keo chống thấm theo hướng dẫn, kết hợp với 5% xăng (tính theo tổng trọng lượng keo cần sử dụng) để đạt độ đồng nhất tốt nhất.
  • Dùng con lăn quét lớp đầu tiên với tỉ lệ khoảng 0,4kg/m². Để tăng cường khả năng chống thấm, dán lưới thủy tinh vào các vị trí dễ bị dột như mép nối giữa hai tấm tôn.
  • Cuối cùng là quét thêm một lớp keo thứ hai với tỉ lệ 0,6kg/m² và để khô tự nhiên.

Lưu ý: Không trộn quá nhiều keo nếu chưa sử dụng ngay, vì hỗn hợp có thể bị khô sau 20 – 25 phút. Sau khi hoàn tất, cần đậy kín nắp thùng để bảo quản keo hiệu quả, tránh lãng phí và giảm chất lượng keo trong những lần sử dụng tiếp.

Dùng sơn chống thấm và chống nóng mái tôn

Sơn chống thấm và chống nóng mái tôn không chỉ có giá thành rẻ mà còn giúp giảm nhiệt hiệu quả, giữ cho không gian bên dưới luôn mát mẻ. Ngoài ra, việc thi công sơn rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cao và độ bền lâu dài.

sơn chống thấm mái tôn

Thi công sơn chống thấm mái tôn

Phương pháp này được thực hiện với các bước sau:

  • Với mái tôn mới: Đầu tiên cần làm sạch bề mặt mái bằng vòi xịt nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó pha sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sơn trực tiếp lên mái. Sơn từ 2 đến 3 lớp tùy theo nhu cầu sử dụng để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
  • Mái tôn cũ (đã rỉ sét): Dùng giấy nhám làm sạch bề mặt để tăng độ bám dính của sơn. Sau đó tiến hành sơn phủ 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng để khô hoàn toàn.

Chống thấm mái tôn bằng màng dán Bitum

Khi sử dụng để chống thấm dột mái tôn, màng dán Bitum có độ bám dính tốt, giúp nâng cao chất lượng thi công. Với độ dày trung bình từ 3 – 5mm, nó có khả năng chống chịu nước cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, quy trình thi công bằng màng dán Bitum khá đơn giản, nhanh chóng theo các bước sau:

  • Đo đạc kích thước vị trí cần chống thấm để chuẩn bị vật liệu đầy đủ. Sau đó vệ sinh và làm sạch bề mặt mái tôn nhằm đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất cho màng Bitum.
  • Sử dụng máy khò hoặc khò bằng gas để làm nóng lớp màng. Khi bề mặt thi công đã đạt nhiệt độ thích hợp, tiến hành dán màng Bitum đã được khò nóng lên bề mặt mái tôn. Quá trình này cần thao tác nhanh và đều tay để màng chảy ra và bám chắc vào bề mặt thi công, giúp tối ưu khả năng chống thấm.

Chống thấm mái tôn bằng màng dán Bitum

  • Trong quá trình thi công, nên thực hiện dán màng trên mặt ngang trước, sau đó mới thi công đến các mặt đứng.
  • Để đảm bảo hiệu quả chống thấm, cần chồng mép theo đúng yêu cầu của vật liệu, với biên độ chồng mí khoảng 0,5m. Ngoài ra, màng Bitum nên được đặt ở tư thế thẳng đứng, tránh bị dập nát, và bảo quản trong khu vực khô ráo, thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng.

Sử dụng nhựa đường chống thấm mái tôn

Nhựa đường có khả năng bám dính cực tốt, giúp ngăn nước thấm vào mái tôn một cách tối ưu. Ngoài ra, vật liệu này có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ cao – thấp, đảm bảo độ bền theo thời gian. Phương pháp này còn có chi phí hợp lý, quy trình thi công đơn giản, dễ thực hiện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Quy trình chống thấm bằng nhựa đường:

  • Trước khi thi công, cần làm sạch và lau khô bề mặt mái tôn để nhựa đường bám dính tốt hơn.
  • Đun sôi một lượng nhựa đường vừa đủ, rồi dùng chổi cọ hoặc gáo múc để trải đều lên những vị trí bị thấm dột. Đối với những lỗ thủng lớn, nên áp thêm một lớp tấm dán nhựa đường để tăng hiệu quả chống thấm.
  • Sau khi thi công, cần chờ khoảng 3 tiếng để nhựa đường đông kết lại, đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn. Khi đó, lớp chống thấm sẽ phát huy tác dụng tối đa, giúp mái tôn chống chịu tốt trước các tác nhân thời tiết.

Chống thấm mái tôn bằng nhựa đường

Thi công chống thấm mái tôn bằng nhựa đường

Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất, nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì cần dán thẳng hàng và tránh để cuốn nếp. Các mép vạt bên và vạt cuối cần chồng lên nhau lần lượt 10cm và 15cm. Những vị trí giao với tường phải dán lên tường tối thiểu 15cm để đảm bảo kín nước.

Ngoài ra, cần gia cố thêm các điểm yếu như chân tường giao với sàn, cổ ống thoát nước, khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường. Nếu có thể, nên thi công vào những ngày nắng nóng để nhựa đường nhanh khô, giúp tăng độ bám dính và nâng cao chất lượng công trình.

Chống thấm mái tôn bằng giấy dầu

Nhờ vào những đặc tính vượt trội như khả năng chịu nhiệt tốt, tính co giãn cao, chống thấm nước hiệu quả và độ ổn định cao, giấy dầu có thể thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

chống thấm mái tôn bằng giấy dầu màng bitum

Quy trình thi công chống thấm mái tôn bằng giấy dầu:

  • Trước tiên, cần làm sạch bề mặt mái tôn bằng cách loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các lớp sơn bong tróc. Đảm bảo bề mặt khô ráo, không bị ẩm mốc hay kết cấu lỏng lẻo trước khi thi công.
  • Tiến hành sơn lót một lớp phủ lên bề mặt để tăng độ kết dính. Sau khi lớp sơn khô, vệ sinh lại bề mặt để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn còn sót lại.
  • Trải tấm màng chống thấm lên mái tôn và căn chỉnh sao cho không bị lệch. Khi đã cố định đúng vị trí, tiến hành bóc lớp màng silicon bảo vệ và dán tấm màng chống thấm lên bề mặt. Nên dán từ giữa ra hai mép, đồng thời dùng con lăn lăn đều để loại bỏ không khí và gia tăng độ kết dính.
  • Cuối cùng là phủ một lớp xi măng có độ dày từ 20 – 50mm để cố định và bảo vệ màng chống thấm khỏi các tác động bên ngoài.

Trong trường hợp công trình ít tiếp xúc với nước nhưng vào mùa mưa vẫn có hiện tượng thấm dột, nên sử dụng loại giấy dầu chống thấm đốt nóng. Tuy quá trình thi công có thể phức tạp hơn, nhưng cách này mang lại hiệu quả chống thấm bền vững, giúp bảo vệ mái tôn trong thời gian dài.

Chống thấm mái tôn bằng Sika

Sika là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như chống thấm mái nhà, tường nhà và đặc biệt là mái tôn. Nhờ vào đặc tính thẩm thấu sâu và khả năng bảo vệ bề mặt hiệu quả, Sika giúp tăng độ bền cho công trình, hạn chế tối đa tình trạng thấm dột.

Sikaflex chống thấm mái tôn

Quá trình chống thấm mái tôn bằng Sika được thực hiện như sau:

  • Xử lý bề mặt mái tôn: Làm sạch vị trí bị thủng/ biến dạng bằng cách đánh tẩy gỉ, thổi hết bụi bẩn và lau khô hoàn toàn. Sau đó, dán màng Sika Multiseal gốc Bitum có 4 lớp, phôi nhôm tự dính lên các lỗ thủng, vết nứt để ngăn chặn nước xâm nhập.
  • Gia cố mũ đinh và các điểm dễ thấm dột: Làm sạch bụi bẩn và gỉ sét xung quanh mũ đinh. Sau đó tiến hành trám trét bằng keo Sikaflex 11FC gốc PU để tạo lớp kết dính chắc chắn, ngăn nước thấm qua khe hở.

Hy vọng bài được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để xử lý tình trạng thấm dột mái tôn một cách triệt để! Dù áp dụng phương pháp nào, việc chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng kỹ thuật và sử dụng vật liệu chất lượng là điều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu. Nếu bạn không có đủ kinh nghiệm, hãy liên hệ với Tín Phát qua hotline 0981 473 638 đội ngũ chuyên gia tay nghề cao để đảm bảo mái tôn luôn được bảo vệ tốt nhất.

CHỐNG THẤM TÍN PHÁT
– Hotline Hà Nội: 0981473638
– Hotline TPHCM: 0981.238.808
– Điện thoại: 0246.257.3888
– Email: info@chongthamvietnam.vn
– Website: www.chongthamvietnam.vn

– Văn phòng Hà Nội
Địa chỉ: Số 6/25 – Phố Bùi Huy Bích, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
– Văn phòng TPHCM
Địa chỉ: Số 7, Đường Đào Trí, khu phố 1, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh