Tổng Hợp

Chợ nổi ngã năm

Bạn đang xem: Chợ nổi ngã năm Tại Website chongthamvietnam.vn

chợ nổi ngã năm

     Từ thành phố Sóc Trăng đi hơn 60 km bằng đường bộ dọc theo tuyến Quốc lộ  1A, đến Phú Lộc, sau đó rẽ vào Tỉnh lộ 42 đi chừng 24 km nữa là tới huyện Ngã Năm.

    Đây là một trong những huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng, có đường giao thông tương đối đồng bộ, bao gồm Quản Lộ – Phụng Hiệp nối liền Quốc lộ 60 với đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Ngã Năm còn có đường thủy nối liền các địa phương và các vùng lân cận như: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang…với 5 nhánh sông tụ hội thành Chợ Nổi – là điểm thương mại sầm uất với cảnh quan sông nước hữu tình, độc đáo.

Tại Ngã Năm – nơi giao thương nhộp nhịp  

      Từ “Ngã Năm” ra đời khi 2 con kênh đào (kênh Xáng và kênh Quản lộ Phụng hiệp) cắt ngang 1 con sông tự nhiên tạo thành nhánh sông đổ về 5 ngã, Chợ nổi Ngã Năm nằm ở điểm hội tụ của 5 dòng kênh.

     Trong công cuộc khai thác đất Nam Bộ khi xưa. Khác với miệt vườn ở vùng trên, miệt dưới Sóc Trăng vốn lung, trũng lắm phèn, nên muốn khai phá thì thủy lợi là ưu tiên hàng đầu. Chính vậy mới hình thành nên ngã năm đường thủy, và chợ Ngã Năm là chợ nổi đặc thù của sông nước Nam Bộ…

     Theo tài liệu lịch sử, vùng đất Ngã Năm mới đư­ợc chính thức khai phá vào đầu thế kỷ XIX trong chính sách khai hoang vùng Châu thổ Sông Cửu Long của Triều Nguyễn.

     Đến cuối thế kỷ XIX thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm là vùng đất rừng rậm toàn là tràm và lau sậy, dân cư thưa thớt. Thực dân Pháp coi vùng đất này là vùng thám hiểm.

     Trong kế hoạch khai thác Đông Dương từ năm 1900 – 1924 Thực dân Pháp cho xáng đào nhiều kênh lớn mang tính chiến lược, nhằm khai thác vùng đất mới và thuận tiện trong việc quản lý, kiểm tra dân tình như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp – Cà Mau, Ngan Dừa – Cầu Sập, Giá Rai – Phó Sinh, Long Mỹ – Phú Lộc.

Sông Ngã Năm đổ về 5 ngã:

– Ngã Năm – Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;

– Ngã Năm – Vĩnh Quới, tỉnh Sóc Trăng;

– Ngã Năm – Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang;

– Ngã Năm – Phước Long, tỉnh Bạc Liêu;

– Ngã Năm – Phú Lộc, tỉnh Sóc Trăng.

Từ đó địa danh Ngã Năm cũng hình thành.

Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng – nơi những dòng sông giao nhau

        Sở dĩ gọi là chợ nổi, bởi vì các hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa đều diễn ra ở một nơi khá đặc biệt: Trên sông!

Xem thêm :  Gà rừng là gà gì? Cách thuần hóa, nuôi và chăm sóc gà khỏe mạnh

       Mọi chuyện bán buôn, sinh hoạt chính đều ở trên ghe. Cả người bán và người mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện giao dịch ở trên sông. Ghe lớn, ghe nhỏ, xuồng năm lá, xuồng ba lá… lên hàng, xuống hàng suốt từ khi trời đâm mây ngang, cho đến sáng bửng thì coi như tan chợ.

      Miền Tây Nam bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, cộng thêm đất đai khá phì nhiêu do lượng phù sa màu mỡ từ sông Mekong bồi đắp hàng năm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây nông sản phát triển.

     Các loại cây, trái, rau, củ, quả ở đây rất đa dạng và phong phú cả về trữ lượng và chất lượng, nên nông dân thường không dùng hết sau khi thu hoạch, hơn nữa mặt hàng này có thời gian bảo quản ngắn, từ đó xuất phát nhu cầu trao đổi, buôn bán giữa các tiểu nông. Họ thường chở các loại hoa màu thu hoạch được, tụ họp lại trên một đoạn sông để trao đổi, mua bán. Lâu dần, thói quen tự phát này đã trở thành cái nghề thứ 2 của họ trong những lúc nhà rỗi, có người đã chuyển hẳn sang nghề thương lái và tiếp tục truyền cho con cháu.

     Chợ Ngã Năm họp đông nhất là quãng từ 3 – 4 giờ khuya cho đến tầm 7 – 8 giờ sáng thì thưa hẳn. Ghe đi bổ hàng thì đổ về các nẻo kinh, rạch nhỏ; còn ghe lớn thì đậu đâu đó để chờ dỡ đủ hàng, để đi tiếp về các chợ xa.

     Cũng như bao chợ ở các bến sông khác. Chợ Ngã Năm đóng vai trò của một chợ đầu mối sỉ- lẻ , dạng  chợ bách hóa thứ gì cũng có. Nhưng đó là  chợ Ngã Năm  trên bờ, còn ở dưới sông thì rặt hàng nông sản, cây trái,  “mùa nào trái nấy” ..

      Dân thương hồ chợ nổi Ngã Năm thường ví chuyện làm ăn của mình là “bán gì cũng bán- mua gì cũng mua”. Mùa nước lũ đầu mùa, miệt trên thiếu rau xanh, bầu bí,…dân ghe đổ xuống Ngã Năm bổ hàng về bán. Mùa chôm chôm, măng cụt, mận, nhãn.… từ miệt vườn đổ xuống Ngã Năm. Đi một chuyến phải cho đáng, nên phải lựa ghe cỡ nào đi sao cho có lời,  cho đáng một chuyến đường xa.

      Cặp theo mé bờ xuôi về kênh Xẻo Chích đi Bạc Liêu,…  vẫn còn chừa lối đi giữa sông và nhà cửa trên bờ thưa thớt. Có vẻ như ở đây vẫn còn giữ được một phần hình ảnh của “Ngã Năm chợ xưa” với ghe, xuồng và vỏ lãi đậu cặp bờ ken dày. Những “cây bẹo” treo lủng lẳng ,nào là cải bắp, khoai tây, cà chua, dưa, hành, tỏi, ớt… là những hàng hóa mà thuyền, ghe rao bán.

Xem thêm :  Ý nghĩa các loài hoa buồn, tượng trưng cho tình yêu tan vỡ

Những chuyến hàng đa dạng với nhiều màu sắc sinh động

            Có thể nói, chợ nổi Ngã Năm có hầu hết các sản vật đồng bằng sông Cửu Long , từ các loại gạo nổi tiếng của “vựa lúa”, tới rau, củ, quả tươi ngon của miệt vườn. Rồi tôm, cá, cua, ếch… những tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khu vực hạ nguồn sông Mê Kông.

         Nhộn nhịp và tấp nập nhất là quảng 5 giờ sáng. Lời ăn tiếng nói ở chợ nổi này vẫn đậm nét quê xưa, làm bâng khuâng lòng lữ khách.

Ngồi trên đò dọc, cảm giác cứ bồng bềnh…

       Chợ đông vui với những lời mời gọi của những bạn ghe . Rồi những hàng quán di động: quán cháo, bún nước lèo, hủ tiếu, chè, nước giải khát, cà phê…,  sẽ phục vụ nhu cầu đầy đủ cho khách. Những hình ảnh tạo nên nét đẹp Chợ nổi Ngã Năm, nhiều người đi xa là nhớ…

      Những lão thương vùng sông nước kể: Không biết ‘cây bẹo’ xuất hiện từ lúc nào, nhưng khi vào chợnổi thì ‘cây bẹo’ là điểm ngắm đầu tiên của bạn hàng. Trước đây, mỗi chiếc ghe đều có món hàng chủ lực. Ghe Cà Mau là than đước, ba khía, mắm, chiếu. Ghe Sóc Trăng là bánh pía, mè láo, lạp xường đến các loại gạo nếp, gạo tẻ. Ghe miệt Hậu Giang là khóm Cầu Đúc, Ghe Kiên Giang là khoai lang…

     Nhưng không nhất thiết có loại đặc sản nào là cứ phải treo mẫu đặc sản đó lên. Chẳng hạn, không ai treo ba khía hay con mắm lên ‘cây bẹo’, vì nhỏ quá khó thấy từ xa…. Hoặc loại trái to như mít, dừa, bí rợ, không treo được thì để trước mũi ghe hoặc chất đầy trên mui ghe. Tuy nhiên , ‘cây bẹo’ vẫn là ‘cây quảng cáo’ ở chợ nổi. Bạn hàng chèo một vòng chợ, mắt liếc ngang, liếc dọc tìm nơi mua thứ mình cần. Người tiêu dùng đứng trên bờ cũng quan sát ‘cây bẹo’ để phát hiện mặt hàng cần mua.

     Cây bẹo thường được làm từ loại tre tâm vong già, uốn thẳng, dài khoảng 4-5 mét, gốc vạt nhọn do dễ cắm và kìm ghe khi đậu, ngọn thì đục lỗ có thể xiên dây qua để treo hàng hóa. Người mua chỉ cần đứng xa, nhìn vào những cây bẹo để quan sát và tìm loại hàng muốn mua. Đã bao thế hệ tiếp nối nhau, hình như chưa có hình thức nào thay thế được ‘cây bẹo’ trong việc quảng cáo ở chợ nổi.

Xem thêm :  Khóa học cắt may cơ bản


Chợ nổi Ngã Năm – phản ánh đậm nét văn hóa sinh hạot của người dân miền sông nước

      Đối với người dân Ngã Năm, đi chợ nổi mỗi ngày như là một thói quen . Có nhiều người vượt cả đoạn đường dài bằng xuồng, ghe tới chợ , chỉ để ăn một tô cháo cá, một tô bún nước lèo hay mua kí gạo lẻ, mớ rau xanh. Mặc dù đã có đường, có cầu tới chợ nhưng bà con vẫn thích bơi xuồng để ngao du sông nước và thăm hỏi, giao lưu cùng thương lái. Tình người chợ nổi được thể hiện trong mỗi cử chỉ, lời nói mộc mạc, thân thiện, cười nói vô tư…

Nhiều người dân nơi đây có nhà trên bờ nhưng chẳng mấy khi bỏ chợ nổi, cuộc sống của họ gắn chặt với ghe, xuồng và những chuyến đi.

       Ngã Năm cạnh 5 ngã sông, bốn bề sông nước hữu tình, lại có thêm ‘chợ nổi’ đã tồn tại lâu đời và đang tiếp tục phát triển không kém chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Cái Răng (Cần Thơ)…

       Ngồi trên chiếc đò dọc đi quanh chợ nổi, chúng tôi nhìn bao quát phía bờ kè ôm lấy chợ, mới thấy hết nét đẹp của một thị trấn nằm kề sông nước.

       Chợ nổi Ngã Năm hiện nay vẫn còn mang nét mộc mạc nhưng khá hấp dẫn, vẫn giữ được cái hồn đặc trưng của chợ nổi miền Tây, là điểm du lịch lý tưởng cho khách du lịch đến đây tìm hiểu và khám phá. Với những tiềm năng đó, giờ đây chợ nổi Ngã Năm đã được liệt kê vào 18 điểm du lịch của tỉnh Sóc Trăng, chợ đang được các ngành chức năng tiếp tục kêu gọi đầu tư, khai thác nhằm phục vụ phát triển thương mại và thu hút khách du lịch.

Các hoạt động buôn bán diễn ra khá sôi nổi

Bạn có thể tìm những thứ quen thuộc để có thể thưởng thức một món ăn trên sông




 

Chợ nổi Ngã Năm sẽ không quên trong lòng du khách



Niềm vui rộn ràng, sau những chuyến hàng được giá

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Nhịp sống đồng bằng: Chợ nổi Ngã Năm


Mọi đóng góp để chương trình hoàn thiện hơn vui lòng liên hệ:
Website: http://www.thvli.vn
http://www.thvl.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VinhLongTV
SHARE và SUBSCRIBE các kênh YouTube của Đài Truyền Hình Vĩnh Long
► THVL Tổng Hợp: https://www.youtube.com/THVLTongHop
► THVL Giải Trí: https://www.youtube.com/THVLGiaiTri
► THVL Phim: https://www.youtube.com/THVLPhim
► THVL Thiếu Nhi: https://www.youtube.com/THVLThieuNhi
► THVL Ca Nhạc: https://www.youtube.com/THVLCaNhac
► Truyen Hinh Vinh Long: https://www.youtube.com/VinhLongTV

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button