Cây Xanh

Chó doberman pinscher thuần chủng, lai đẹp, thông minh, giá rẻ toàn quốc

chó doberman (tên gốc: Doberman Pinscher; tên phổ biến tại Mỹ: Dobie) được đặt tên theo Karl Friedrich Louis Dobermann, người đã lai tạo chúng. Xuất hiện từ thế kỷ 19, Doberman là một trong những giống chó đầu tiên được huấn huyện thành chó bảo vệ ở Đức.

Doberman được đánh giá là một trong những giống chó thông minh, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, dũng cảm, trung thành đồng thời cực kỳ hiếu chiến… Tất cả những phẩm chất ấy tồn tại trong thân hình to lớn mà không hề nặng nề, hơi có dáng dấp của chó quý tộc.

Nguồn gốc của Doberman

Nguồn gốc của Doberman

Chú chó “trong mơ”

Cách đây hơn 200 năm, vào khoảng cuối thế kỷ 19, tại thị trấn Apolda, quận Thuringia, Đức có một người tên là Dobermann. Ông làm nghề thu thuế. Do tính chất công việc, ông thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa nhiều vùng đất khác nhau cùng với số tiền thuế thu được.

Tại thời điểm nhũng loạn, đầy rẫy trộm cướp như bấy giờ, công việc của Dobermann thật sự rất nguy hiểm. Những tên cướp hung hãn trong vùng có thể tấn công ông bất cứ lúc nào. Khiến tính mạng của ông lúc nào cũng nằm trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chính vì vậy, Dobermann quyết định nuôi nhiều loại chó săn khác nhau. Mỗi lần đi làm, ông thường dẫn theo một con chó vừa làm bạn đồng hành, vừa để bảo vệ trước những nguy hiểm rình rập. Tuy vậy, thời gian đó hầu như không có giống chó nào hội tụ những phẩm chất mà Dobermann mong muốn.

Chó Doberman xuất hiện khi nào?

Chó Doberman xuất hiện khi nào?

Cuối những năm 1800 (nhiều tài liệu ghi lại là năm 1876), Dobermann bắt đầu tự nghiên cứu phát trển nên một giống chó bảo vệ “lý tưởng”: trí tuệ thông minh, tính tình trung thành, gan dạ cùng chiếc mũi thính nhạy, sức khỏe tốt, thể lực dẻo dai, quan trọng nhất là khả năng bảo vệ và tấn công kẻ thù cao.

Chú chó thế hệ đầu tiên ra đời năm 1890. Louis Dobermann không ghi chép lại cách thức, tỷ lệ áp dụng khi gây giống chó mới. Vì thế, đến ngày nay, nguồn gốc thật sự của Doberman vẫn là một ẩn số. Không ai biết chắc chắn những loài chó nào đã góp phần tạo nên chó Doberman ngày nay. Tất cả những điều ấy đã bị chôn vùi vào năm 1894 khi ông qua đời.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngày nay cùng đồng ý rằng Doberman có thể là hậu duệ của ít nhất 4 giống chó sau:

German Pinscher, Rottweiler, chó săn Manchester (Manchester Terriers), German Short Haired Pointer và thậm chí cả gene của Great Dane, chó chăn cừu Đức (German Shepherd), chó chăn cừu Shorthaired (German Shorthaired Pointer), Beauceron hoặc Weimaraner cũng có thể đang chảy trong máu của Doberman.

Nguồn gốc tên gọi Doberman

Tên ban đầu của chúng là Chó Doberman Pinscher do Otto Goeller – một người bạn của Dobermann đặt. Suốt thời gian dài, Goeller đã hào hứng theo dõi công việc lai tạo giống của Dobermann. Ông cũng là người tiếp nối công việc chọn lọc nâng cao tiếp theo.

Nguồn gốc tên gọi Doberman

Các nhà khoa học thời đó muốn phát triển Doberman thành “siêu chó”. Không chỉ dũng cảm nhất, thông minh nhất, nhanh nhất và mạnh nhất mà ngày nay chúng còn nổi tiếng vì cứng đầu và thậm chí là đôi khi hơi hung dữ.

Năm 1899, “National Doberman Pinscher Club” tại Apolda (Đức) ra đời do Otto Goeller thành lập. Đồng thời, ông cũng công bố bảng tiêu chuẩn đảm bảo nhân giống thuần chủng cho giống Doberman thời kỳ sau.

Năm 1900, Câu lạc bộ Kennel Đức đã công nhận Doberman Pinscher như một giống chó chính thức. Cũng trong khoảng thời gian này, người ta bắt đầu bỏ từ Pinscher khỏi tên chúng. 8 năm sau đó (năm 1908), Doberman được đưa đến Hoa Kỳ. Tại đây, chúng được gọi tắt là Dobie.

Vừa đặt chân trên đất Mỹ, những Dobies đầu tiên đã được đánh giá “Xuất sắc nhất” trong những giống chó bấy giờ. Được nhiều người yêu thích, năm 1921, câu lạc bộ Doberman Pinscher Mỹ chính thức thành lập. Một năm sau, những tiêu chuẩn giống nguyên bản tại Đức cũng được CLB này áp dụng.

Sóng gió trên quê nhà

15 năm tiếp theo là thời gian có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của Dobie. Thế chiến I khiến số lượng người Do Thái ở châu Âu giảm sút nghiêm trọng. Nạn đói hoành hành khiến người dân không đủ khả năng nuôi dưỡng chó. Những Dobie sống sót tại thời điểm đó hầu như đều thuộc sở hữu của quân đội, cảnh sát hay những người rất giàu có.

Sau năm 1921, gần như tất cả chó Doberman đực và con cháu thuần chủng giống tốt tại Đức đều được đưa đến Hoa Kỳ. Đến Thế chiến II, dòng Doberman một lần nữa gặp nạn tuyệt diệt ở Đức. Có lẽ, nếu người Mỹ không mang chúng đi, giống chó này sẽ tuyệt chủng.

Nhiều năm qua, người ta vẫn tiếp tục tận dụng lợi thế của Dobie để tạo giống. Doberman trở thành người bảo vệ đắc lực cho gia đình, người bạn đồng hành trìu mến và trung thành.

Dù mới xuất hiện, Doberman chỉ cần chưa đến 1 thế kỷ để trở thành một trong những giống hàng đầu thế giới, sánh ngang với chó Ai Cập (Pharaoh Hound), chó ngao (Mastiff) hay Akita có mặt trước đó rất lâu.

Đặc điểm ngoại hình Doberman

Dáng vóc

Chó Doberman là giống chó khoẻ, rất mạnh mẽ. Thân hình chúng rắn chắc, cơ bắp vạm vỡ nhưng không nặng nề. Trái lại có phần nhanh nhẹn. Cơ thể chúng phát triển hơn về phía trước. Xương ngực và ức phát triển cân đối, cơ bắp ở cổ phát triển chắc nịch. Chó có những bước chạy, vồ dũng mãnh, phần thân sau gọn gàng, càng giúp di chuyển nhanh.

Đặc điểm ngoại hình Doberman

Phần đầu

Đầu tương đối dài, mõm rộng, lỗ mũi to, hàm răng sắc khỏe.

Tai

Khá to, đỉnh thon nhọn. Tai nguyên bản thực chất rủ cụp. Để đôi tai của Doberman thêm dựng đứng, khi chó đạt 7 – 10 tuần hoặc chậm nhất là 6 tháng – 1 năm tuổi, người ta thường tiến hành phẫu thuật xén bớt tai cho chúng.

Trong tiểu phẫu này, bác sĩ thú y sẽ loại bớt một phần viền bên ngoài của tai, sau đó khâu và dán vết cắt trên đầu. Suốt quá trình, tai chó được cuộn giữ cho đứng thẳng. Sau khoảng 10 ngày, vết thương này sẽ lành.

Tuy nhiên, không phải tất cả Dobermans đều được xén tai. Điều này phụ thuộc vào chủ nhân của chúng. Nhiều người không mấy ủng hộ việc cắt tai Doberman vì có thể gây đau đớn cho con vật.

Tuy nhiên, việc so sánh giữa Doberman để tai tự nhiên và Doberman được cắt tai vẫn hiếm khi diễn ra. Người ta tin rằng: Những Doberman được cắt tai có thể tránh được nhiễm trùng tai và nhiều bệnh khác.

Đuôi

Nếu nghĩ rằng Doberman là giống chó cộc đuôi bẩm sinh thì bạn đã nhầm. Thực chất khi sinh ra đuôi của Doberman còn dài hơn những giống chó khác. Tuy nhiên, người ra sẽ tháo khớp, cắt bớt phần đuôi vài ngày sau khi cún con sinh ra.

Lý do những Doberman có đuôi ngắn phổ biến là bởi ông Louis Dobermann muốn chúng trông dữ hơn, đúng như tưởng tượng của ông.

Ngoài ra, do nhiệm vụ làm chó cảnh sát chuyên bắt cướp, trong lúc giằng co tấn công, đuôi dài trở thành điểm yếu. Đó là nơi kẻ xấu dễ dàng nắm kéo, làm hại đến con vật. Một lý do khác do đuôi của Doberman rất dễ bị gãy nếu va chạm mạnh. Khi gãy thì rất lâu lành và gây cho chúng nhiều đau đớn nên thường bị cắt đi.

Tương tự như tai, nếu muốn giữ đuôi nguyên vẹn, bạn cần đặt vấn đề trước với người bán. Bởi họ sẽ cắt đuôi khá sớm để tránh những tổn thương nghiêm trọng.

Bộ lông

Chó Doberman có bộ lông ngắn, bóng khoẻ bó sát vào da. Thường gặp nhất là màu đen hoặc đen vàng. Tuy nhiên, cũng có những con Doberman nâu đỏ hoặc xanh xám. Một số con có mảng lông nâu vàng “gỉ sắt” ở mắt, sống mũi, dưới cổ, chót ngực hay xung quanh 4 chân và bàn chân. Những màu này tạo ra từ 2 gene khác nhau, tương tác tạo nên 4 kiểu hình màu sắc.

Những thập niên 1970, chó Doberman màu trắng ra đời. Người ta di truyền màu lông sang thế hệ con cháu bằng cách lai qua nhiều đời. Tuy nhiên, màu lông này không được công nhận vì đó là biểu hiện của bệnh bạch tạng – một kiểu đột biến di truyền. Kiểu gene của những con Doberman màu trắng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng kháng bệnh của con vật.

Không chỉ có vậy, nuôi dưỡng chó Doberman bạch tạng cần hết sức chú ý, phải tránh cho chó ra nắng. Bởi thế, nhiều người kêu gọi dừng việc chọn giống di truyền và mua bán chúng. Nhiều quốc gia đã ban hành luật cấm lai nhưng cho phép nuôi dưỡng nếu quá trình sinh sản xuất hiện cá thể có màu lông này.

Chiều cao, cân nặng

Doberman có kích thước trung bình. Con đực có chiều cao từ chân đến vai đạt từ 65 – 70 cm. Con cái nhỏ hơn cao từ 61 – 66cm. Cân nặng khi trưởng thành từ 27 – 36 kg. Hiện nay, người ta ưa chuộng Doberman gầy và thon thả hơn. Tuy vậy, những con Doberman to khỏe vẫn được một số người lựa chọn.

Xem thêm :  Cách chuyên gia chăm sóc cây kim ngân lượng tại nhà

Tuổi thọ

Một con Doberman có thể sống thọ từ 10 đến 12 năm.

Khi mua bán chó Doberman tại Sieupet, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được những bé thuần chủng, có đầy đủ đặc điểm ngoại hình ở trên. Vì vậy nếu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực chọn mua chó thì hãy đặt niềm tin vào Sieupet nhé!

Chó Doberman nuôi bao lâu thì bắt đầu sinh sản?

Với Doberman cái

Trung bình những con Doberman cái sẽ trưởng thành về thể chất sau khoảng một năm. Những cá thể lớn hơn có thể mất nhiều thời gian hơn. Quan sát quá trình phát triển của Doberman cái, người ta thấy rằng chúng có thể gần đạt đến chiều cao khi trưởng thành khi đạt từ 7 đến 12 tháng tuổi.

Chó Doberman nuôi bao lâu thì bắt đầu sinh sản

Tuy nhiên, khi đó, cơ thể và bộ máy sinh sản của chúng chưa thật sự hoàn thiện. Các cơ quan còn tiếp tục phát triển để đáp ứng trọn vẹn khả năng duy trì nòi giống đến khi đạt 2 tuổi. Đôi khi Doberman cái có thể phát dục muộn hơn, có con hơn 2 tuổi mới lần đầu xuất hiện chu kỳ.

Với Doberman đực

Như đã nói ở trên, Doberman có thể đạt được chiều cao tối đa nhanh hoặc chậm. Giống như Doberman cái, nhiều con đực có thể ngừng tăng chiều cao khi đạt từ 7 – 12 tháng tuổi. Cơ quan sinh sản tiếp tục phát triển và hoàn thiện sau 2 năm.

Chó Doberman mang thai bao lâu, sinh bao nhiêu con một lứa?

Doberman cái đạt thời kỳ sinh sản đỉnh cao sau 2 – 3 năm. Doberman đực là khi 3 tuổi. Thời gian sinh sản của chúng kéo dài trung bình 9,6 năm. Trong đó, giai đoạn từ 1 – 7 tuổi là thời gian hoạt động tích cực nhất.

Sau khi thụ thai, chó Doberman mang bầu trong 58 – 64 ngày (tức là khoảng 2 tháng). Mỗi lần đẻ từ 7 – 12 con, thậm chí có thể 14 – 18 cún con. Trung bình, 1 năm chúng có thể đẻ 2 lứa.

Tính cách chó Doberman

Trung thành

Đúng như mục đích được tạo ra ban đầu, Doberman là giống chó trung thành. Thường chúng chỉ coi người nuôi nấng, chăm sóc gần gũi nhất làm chủ để nghe lời và bảo vệ hết lòng.

Tính cách chó Doberman

Hiếu chiến

Khi có lệnh, Doberman sẽ trở nên hiếu chiến và hung dữ. Chúng tấn công mục tiêu đến cùng để bảo vệ chủ nhân. Tính cách gan lì, không biết sợ hãi khiến không ít người cảm thấy rùng mình, toát mồ hôi hột khi đối mặt.

Cũng bởi sự hung dữ, một vài quốc gia đã ban hành lệnh cấm nuôi Doberman. Thật may mắn vì Việt Nam không nằm trong danh sách những nước này.

Biết nghe lời

Dù có thể khiến người ngoài sợ, nhưng đó là bởi Doberman biết nghe lời, trung thành và muốn bảo vệ chủ nhân. Chúng nhạy cảm, nhiệt huyết và bền bỉ đến phi thường. Khác với chó Rottweiler hay Pitbull, hiếm khi người ta thấy chúng tự động tấn công người khi không có hiệu lệnh.

Thông minh

Thật vậy, xét về trí thông minh và khả năng vâng lời, chó Doberman đang giữ vị trí rất cao. Dòng dõi Doberman từng nhiều lần là “thủ khoa xuất sắc” trong các khoá huấn luyện nghiệp vụ. Chúng cũng thường xuyên giành quán quân trong các cuộc thi.

Doberman học hỏi và tiếp thu cực nhanh. Nếu lựa chọn chó đầu đàn (Alpha), chắc hẳn chúng sẽ được tiến cử đầu tiên. Chó Doberman phù hợp là chó nhà, chó bảo vệ, chó quân sự, cứu hộ và cả chó trị liệu. Nếu được dạy bảo đúng cách, chúng có thể hoà nhập với cuộc sống và các con vật khác.

Quá trình phát triển và trưởng thành chung

Sơ sinh và cai sữa

Cún con Doberman mới sinh nhắm mắt và cụp tai. Chó cần được chăm sóc kỹ lưỡng. 2 giờ/lần cho uống sữa để duy trì trao đổi chất và tăng trưởng. Khi được 3 – 5 ngày tuổi, có thể xén đuôi cho chúng. Các vết thương cần được khâu rửa, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Quá trình phát triển và trưởng thành chung

Từ tuần thứ 4, chó con có thể tập ăn thức ăn đặc mềm. Đây cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Chó 6 tuần tuôi bắt đầu cai sữa và có thể tự ăn thức ăn rắn hơn. Chiều cao và cân nặng bắt đầu phát triển nhanh hơn.

Mọc răng

Răng trưởng thành bắt đầu mọc khi chó đạt 12 tuần tuổi và tiếp tục hoàn thiện trong khoảng ba tháng. Những chiếc răng sữa rụng ra sẽ bị chúng nuốt vào bụng.

Khi mọc răng, Doberman thích cắn nhai vì “ngứa răng”. Bạn có thể mua tai lợn, xương, da hoặc đồ chơi cho chúng. Tuy nhiên, nên chú ý không để chúng nuốt những món này vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Sự phát triển của cơ thể chó con Doberman

Sự phát triển của cơ thể chó con Doberman

Sau 6 tháng tuổi, chỉ cần cho Doberman ăn 2 lần/ngày. Nếu sợ chúng bị đói giữa hai bữa, có thể cho ăn bánh snack. Hãy theo dõi sát chế độ ăn để đảm bảo chó không quá gầy hay quá béo. Khi vuốt thân chó, đẩy nhẹ tay có thể cảm thấy xương sườn các bên nghĩa là con chó đang có trọng lượng phù hợp.

Ước tính chiều cao nếu phát triển bình thường trong giai đoạn này sẽ đạt bằng 1 nửa chiều cao khi trưởng thành. Tức là khoảng 30 – 35cm.

Thời gian đạt đến chiều cao tối đa

Chó Doberman cái đạt đến chiều cao cuối cùng khi được 1 tuổi. Con đực sẽ tiếp tục tăng trưởng chiều cao thêm gần một năm nữa (tức sau khoảng 16 – 21 tháng).

Chó Doberman ăn gì

Nhu cầu dinh dưỡng của chó Doberman

Doberman thường hoạt động nhiều, đòi hỏi lượng calo cao hơn các loài khác. Một con chó lớn trưởng thành nặng 80lbs (khoảng 36kg) – tiêu thụ 2100 calo mỗi ngày.

Chó Doberman ăn gì

Năng lượng này cần được phân bổ thành 2 – 3 bữa ăn trong ngày để tránh cho dạ dày hoạt động quá sức. Ngoài nhu cầu cơ bản trên, bạn còn cần xem xét nhu cầu cá nhân của từng con chó, chọn thức ăn theo: độ tuổi, tỉ lệ dinh dưỡng (protein, carbohydrates, chất béo) và sức khỏe, bệnh tình (nếu có).

Theo độ tuổi

Có 3 nhóm tuổi cần quan tâm khi chọn thức ăn cho Doberman: Chó con, chó nhỡ và chó trưởng thành.

Thức ăn cho chó Doberman con yêu cầu nhiều calo nhất bởi đây là độ tuổi chó phát triển rất nhanh, chúng hoạt động chạy chơi, tiêu tốn năng lượng liên tục. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều, chúng có thể phát triển nhanh quá mức – gây ra áp lực lên khớp và xương. Nên cho chó ăn “xông xênh” đến khi đạt 80% kích thước trưởng thành.

Thức ăn cho chó nhỡ cần được kiểm soát lượng calo và protein phù hợp, đảm bảo duy trì cân nặng mà không ảnh hưởng đến thận của con vật.

Cuối cùng, thức ăn cho Doberman trưởng thành cần chứa protein chất lượng, các axit béo thiết yếu và mức calo vừa phải để duy trì lối sống năng động.

Protein

Protein cấu thành nên: cơ bắp, xương, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch và não bộ của chú chó. Protein động vật chứa các axit amin thiết yếu giúp chó phát triển và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, dư thừa đạm có thể khiến chó Doberman gặp phải các bệnh về thận. Những vấn đề này có thể do di truyền. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y nếu chú chó đang gặp vấn đề về thận. Bởi việc giảm protein cho một con chó mắc bệnh thận có thể kéo dài cả đời.

Chất béo

Chất béo cũng là một phần không thể thiếu như protein. Chất béo và dầu có tác dụng duy trì chức năng hệ thần kinh, da, lông, các khớp, cơ quan và khuyến khích hấp thụ vitamin. Doberman có được bộ lông bóng mượt đặc trưng là nhờ chất béo. Nếu thiếu hụt chúng, lông chó sẽ xỉn và bong tróc.

Bổ sung mỡ gà, mỡ heo, dầu cá hoặc dầu hạt lanh vào khẩu phần ăn của chó Doberman để tăng chất béo hấp thụ

Bạn cũng có thể bổ sung dầu cá omega 3 hoặc dầu ô liu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các loại dầu và chất béo có hàm lượng calo dày đặc, do đó hãy thận trọng để tránh việc chó bị béo phì.

Các nguồn cung cấp axit béo tốt: Chất béo gà, mỡ lợn, dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu cá.

Nên tránh: Chất béo động vật, mỡ gia cầm, dầu thực vật, mỡ lợn.

Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm Protein và Chất béo cũng cần phù hợp:

  • Chó con: Đạm 22-32%; Béo 10-25%
  • Chó trưởng thành: Đạm 15-30%; Béo 10-20%
  • Chó trình diễn: Đạm 22-32%, Béo 15-40%
  • Chó đua: Đạm 28-34%; Béo > 50%
  • Con chó đang cho con bú: Đạm 25-35%; Béo >= 20%

Carbohydrates

Lượng carbs trong thức ăn là chủ đề được nhiều nhà dinh đưỡng tranh luận, nên cho Doberman ăn carbohydrates chất lượng cao bởi chúng chứa nhiều calo dễ tiêu hóa. Doberman dễ bị hạ đường huyết. Protein và carbs đốt chậm cần hợp lý để cân bằng lượng đường trong máu.

Bổ sung nguồn carb phức hợp tốt trong: Gạo lứt, yến mạch nguyên cám, ngũ cốc, quinoa, lúa mạch đen, lúa mạch, kiều mạch và khoai lang.

Carbs nên tránh: Ngô, bột ngô, bắp Gluten, Gluten lúa mì, đậu nành, đường, bột trắng, gạo trắng, mì ống.

Có nên áp dụng chế độ ăn không hạt?

Nhiều người áp dụng chế độ ăn không hạt, không ngũ cốc và chất xơ để tránh lượng Carb tự do như: lúa mì, gạo, yến mạch, lúa mạch và lúa mạch đen cho chó Doberman vì cho rằng chó chỉ cần ăn thịt. Nhưng điều này không cần thiết.

Để tránh các loại ngũ cốc, có thể dùng carbohydrate từ khoai tây hoặc tinh bột sắn – có giá trị dinh dưỡng thấp đến trung bình so với ngũ cốc.

Dinh dưỡng theo sức khỏe của Doberman

Doberman dễ gặp phải các vấn đề sức khoẻ từ thời kỳ ấu thơ và kéo dài đến khi về già. Một vài nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe chúng là: Bệnh thận, Hạ đường huyết, Sưng phù, Suy giáp, Hội chứng Wobblers, Hip Dysp las ia (không phổ biến với Dobermans), Béo phì, Viêm khớp, …

Nếu quan tâm những bệnh mà chó Doberman có thể gặp phải, hãy tham khảo bài viết:“Những bệnh thường gặp của chó Doberman và cách chữa trị”.

Cách nuôi chó Doberman

Bước 1: Đưa chó đến trạm thú y khám sức khoẻ và tiêm đầy đủ vắc – xin cần thiết

Sức khoẻ là quan trọng nhất. Muốn chăm sóc Doberman tốt bạn cần chắc chắn chúng không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Hãy đưa chó cưng đến trạm thú y để tiêm chủng cũng như khám kiểm tra các bệnh thường gặp.

Cách nuôi chó Doberman

Nhiều Doberman đã qua đời vì chưa được chủng ngừa virus parvovirus. Khi mua hoặc nuôi chó bạn cần chú ý cho chúng đi tiêm khi đạt 6 tuần tuổi và cứ bốn tuần một lần tiếp tục đi khám và tiêm ngừa đến khi chó đạt 16 đến 20 tuần tuổi.

Ngoài ra, việc kiểm tra và theo dõi sức khoẻ giúp đánh giá sự phát triển bình thường của Doberman. Ngoài bệnh do virus, đôi khi chó còn có thể bị hội chứng do dự – một dị tật của đốt sống cổ, hoặc bệnh cơ tim – khiến tim bị phình to. Đó là hai bệnh điển hình cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

Bước 2: Tìm hiểu dinh dưỡng và cách cho Doberman ăn

Muốn Doberman Pinscher khoẻ mạnh thì dinh dưỡng chính là yếu tố không thể bỏ qua. Bạn cần chuẩn bị thực đơn giàu calo để chó đủ năng lượng hoạt động. Nên chọn những thức ăn chất lượng cao, giàu protein, chất béo, carbonhydrat, chất xơ, vitamin.

Tìm hiểu dinh dưỡng và cách cho Doberman ăn

Ngoài thức ăn đóng túi, bạn có thể cho Doberman ăn thêm thức ăn tươi như thịt, trứng, …  Hạn chế dùng thức ăn khô có chứa đậu nành vì dễ khiến chúng bị sình dạ dày gây tử vong.

Khẩu phần thức ăn áp dụng trong cách nuôi chó Doberman của mỗi người không giống nhau. Chế độ này được xây dựng theo mức độ hoạt động, cân nặng và tuổi tác của từng con chó. Nhất là 1 năm đầu, chó con cần một thực đơn riêng đủ các chất dinh dưỡng để phát triển.

hời gian cho ăn cần đảm bảo diễn ra trước/sau khi vận động ít nhất 1 giờ để chó có thể tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt nhất. Theo dõi cân nặng của Doberman thường xuyên, nếu chúng bắt đầu tăng cân nhanh bạn cần cân bằng lại dinh dưỡng.

Bước 3: Dành thời gian huấn luyện Doberman từ khi còn nhỏ.

Doberman có thừa trí thông minh để hiểu và làm theo mệnh lệnh được truyền tải qua giọng nói. Nhưng nếu không được huấn luyện đúng cách thì chúng sẽ kiêu ngạo và bướng bỉnh. Chó con được dạy bảo từ sớm, tiếp xúc với bên ngoài sẽ hình thành những hành vi tốt và trở nên ngoan ngoãn khi trưởng thành.

Một vài lệnh cơ bản mà bạn cần dạy cho chúng là: lệnh “ngồi”, “ở lại”, “đến đây”,…  Chìa khoá khi huấn luyện là dứt khoát, kiên nhẫn và tích cực. Bạn cũng nên tránh để chó ở ngoài 1 mình hay cách ly chúng với người và con vật khác. Điều đó khiến chó lo lắng và kích thích bản năng bảo vệ.

Bước 4: Vận động hợp lý để Doberman giữ được vóc dáng cân đối

Hấp thụ thực phẩm giàu calo nên Doberman cần được vận động nhiều hơn các loài khác. Nếu không được đi lại, chạy nhảy, những chú chó có thể xuất hiện hành vi phá hoại không đáng có.

Bạn hãy cho chúng vận động ít nhất 1 lần 1 ngày. Có thể dắt đi bộ đường dài trong công viên. Nhưng tốt nhất là tạo cho chúng không gian rộng rãi để chạy và giải phóng hết năng lượng dư thừa. Hãy chơi cùng chúng, dùng một quả bóng. đĩa hay thanh gỗ, … để chơi ném bắt. Bạn cũng có thể chạy hoặc đạp xe, để Doberman chạy song song theo.

Bước 5: Tắm và chăm sóc lông cho chó Doberman

Bộ lông ngắn, mỏng, bóng mượt của Doberman ít rụng và không đòi hỏi chăm sóc cầu kỳ. Nếu chó không bị bẩn bạn không cần tắm mà chỉ cần chải để loại bỏ các mảnh vụn, bụi bám trên lông. Nếu vết bẩn khó sạch, bạn dùng khăn ẩm lau sạch. Có thể xịt thêm dầu dưỡng để lớp lông thêm sáng bóng.

Tắm và chăm sóc lông cho chó Doberman

Tắm cho Doberman khi thật sự cần thiết. Tắm nhiều cũng không có lợi vì xà phòng sẽ làm mất lượng dầu bóng tự nhiên giúp lông mềm mượt. Trung bình 1 tháng/lần là thời gian vừa đủ để bạn tắm cho chó cưng. Hãy sử dụng xà bông dịu nhẹ và xả sạch bọt.

Nếu có có mùi hôi có thể do chế độ ăn uống không hợp lý. Nếu nhận thấy da chúng xuất hiện những vết đỏ, bị khô hoặc xỉn, lông mỏng, nên chú ý tìm hiểu sớm. Tốt nhất đưa chúng đi đến thú y để chắc chắn không phải biểu hiện của bệnh suy giáp.

Bước 6: Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho Doberman

Dinh dưỡng tốt giúp răng và nướu Doberman thêm khoẻ mạnh và hơi thở chó dễ chịu hơn. Chó Doberman có hàm răng phát triển thích ứng để ăn thịt. Bởi vậy, nếu không được nhai cắn chúng rất khó chịu. Bạn nên cho chó đồ chơi để nhai, tránh việc Doberman ngứa răng cắn xé đồ vật hay gặm giày,…

Xương thịt là đồ chơi hoàn hảo để Doberman “luyện răng”, giúp răng chúng thêm chắc khoẻ và sạch sẽ. Sử dụng loại bàn chải đặc biệt và luyện cho chó quen với việc được chải răng từ sớm để tránh các vấn đề về sức khoẻ răng miệng trong tương lai.

Bước 7: Cắt tỉa móng chân cho chó Doberman

Nếu thấy móng chân chó quá dài bạn nên tỉa bớt để chúng không cắm vào chân gây đau hay biến dạng. Định kỳ cắt khoảng 1 lần 1 tuần.

Chó lớn thường không dễ quen với việc được người, kể cả là chủ nhân dùng vật sắc cắt móng. Vì thế bạn nên luyện cho chúng quen với điều này từ khi còn bé. Hãy hỏi tư vấn từ những người có kinh nghiệm cũng hoặc bác sĩ thú y.

Mỗi lần cắt bạn hãy thưởng cho chúng ăn vì đã làm tốt. Chú ý không cắt quá sát móng vì sẽ gây đau đớn cho chúng.

Những bệnh thường gặp của chó Doberman và hướng điều trị

Bệnh cơ tim giãn nở ở chó

Bệnh của chó Doberman cũng có thể như con người. Giãn cơ tim là một trong số đó. Bệnh xảy ra khi trái tim của Doberman phát triển lớn quá mức bình thường. Khối lượng tim gia tăng, cơ tim trở nên dày và yếu hơn gây rối loạn chức năng tim, tổn thương màng tim và thiếu máu; nặng hơn dẫn đến suy tim và suy hô hấp.

Chó Doberman - Nguồn gốc, tính cách và cách nuôi chó Doberman 1

Những triệu chứng của tình trạng này không quá rõ ràng như:

  • Chó ít vận động, không vui vẻ, hào hứng
  • Ngất xỉu
  • Khó thở
  • Yếu đuối

Để chẩn đoán chính xác nhất, Doberman cần được đến bác sĩ thú ý để siêu âm tim. Nếu chúng đang gặp phải căn bệnh này, bác sĩ sẽ đưa ra hướng chăm sóc và điều trị tốt nhất. Trường hợp nặng chú chó sẽ được phẫu thuật cơ tim giãn nở (DCM).

Muốn cải thiện sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ của Doberman, bạn cần dẫn chúng đi khám thú y thường xuyên. Bệnh cơ tim giãn nở ở chó đã – đang được các nhà khoa học, bác sĩ thú y nghiên cứu liên tục nhằm xác định các dấu hiệu di truyền cụ thể và các phương pháp điều trị mới.

Bệnh Von Willebrand ở chó

Là rối loạn chảy máu di truyền phổ biến nhất thường xảy ra ở chó, trong đó có chó Doberman. Bệnh von Willebrand (vWD) tương tự như bệnh máu khó đông, bệnh có thể làm cho Doberman bị chảy máu quá mức mà không cầm được.

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh:

  • Chảy máu cam
  • Máu trong nước tiểu hoặc phân của chó
  • Chảy máu nướu

Tin tốt là bệnh Von Willebrand hiếm khi gây tử vong cho Doberman nếu được điều trị đúng cách. Căn bệnh này là một trong số ít bệnh ung thư có thể xác định được qua xét nghiệm di truyền. Một xét nghiệm máu có thể dễ dàng xác định xem Dobrman có đang bị vWD không.

Chó Doberman - Nguồn gốc, tính cách và cách nuôi chó Doberman 2

Dù không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào thì mầm bệnh bên trong vẫn có thể đang sinh sôi nếu cún con mang gen bệnh từ trước. Nếu gặp phải tình trạng như vậy, tốt nhất bạn không nên cho Doberman sinh sản, tránh nguy cơ lây lan vWD cho những bé chó con đời sau.

Lưu ý, chó có WD vẫn có thể an toàn trải qua các phẫu thuật quan trọng như bị thiến. Miễn là bạn biết cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Bệnh viêm gan hoạt động tính mãn tính (CAH) ở chó

Viêm gan hoạt động mãn tính hay bệnh CAH là khi gan chó không thể chuyển hóa thành công nhiều loại thực phẩm hoặc thức ăn đóng gói đã ăn. Khiến nhiều chất độc hại tích tụ trong cơ thể, tích tụ mô sẹo, gây suy gan và tử vong.

CAH thường xuất hiện phổ biến hơn ở Doberman cái khi chúng đạt từ 4 – 6 tuổi. Triệu chứng ban đầu là chó luôn thấy cực kỳ khát, uống rất nhiều nước, tuy nhiên không mấy ai để ý đến biểu hiện này.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sau sẽ dần dần gia tăng:

  • Chó ăn ít, bỏ ăn vì ăn không ngon
  • Nôn mửa
  • Sút cân
  • Bụng giữ nước
  • Hôn mê

Nếu nghi ngờ Doberman đang bị CAH, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ men gan và thực hiện sinh thiết. Không có cách chữa trị triệt để căn bệnh này. Hướng điều trị tốt nhất là áp dụng chế độ ăn ít đồng. Nếu dùng thức ăn đóng sẵn, bạn cần đọc nhãn cẩn thận để xác định thành phần dinh dưỡng bên trong.

Các nguyên liệu như các loại đậu, vỏ sò, gan, các loại hạt và các loại ngũ cốc đều nên tránh. Chỉ nên cho chó Doberman mắc CAH uống nước cất. Bạn cần đưa cún cưng đi bác sĩ thú y để được tư vấn tốt nhất.

Những bất ổn trong đốt sống cổ ở chó ( Bệnh Wobbler Syndrome – Hội chứng hay do dự)

Wobbler Syndrome là một chứng rối loạn thần kinh. Bệnh khiến một phần tủy sống bị nén ảnh hưởng đến cổ của chó. Các triệu chứng bao gồm:

  • Dáng đi của chó “lung lay”, không vững chắc
  • Chân sau bị kéo lại hoặc rất yếu
  • Chân trước bước đi ngắn và hay bị giật
  • Cổ cong vòng cung hoặc gập xuống bất thường
  • Đau cổ

Khi tình trạng này diễn ra, Doberman có thể không thể tự vươn mình dậy hoặc không đi lại được. Hội chứng này xảy ra thường xuyên nhất ở chó lớn hơn ba tuổi. Nguyên nhân của hội chứng chưa được xác định bởi bệnh không thường xuất hiện ở những con chó nhỏ. Chó bị bệnh rất khó để có thể sinh sản nhưng có khá nhiều hướng điều trị.

Các trường hợp nhẹ có thể được chữa trị bằng cách nghỉ ngơi và sử dụng thuốc steroid tăng cơ bắp. Trường hợp nghiêm trọng hơn cần được châm cứu để giảm cơn đau và phẫu thuật chỉnh hình. Người không có chuyên môn không thể chữa trị hoàn toàn bệnh tật, hãy đến gặp bác sĩ thú y bạn nhé.

Bệnh suy giáp ở chó

Có thể bạn đã nghe nói về bệnh suy giáp vì nó xuất hiện ở người. Bệnh diễn ra khi quá trình sản xuất hormone tuyến giáp suy giảm. Đây là một tình trạng di truyền khá phổ biến đối với những giống chó kích cỡ trung bình đến lớn như Doberman. Nếu xác định bị bệnh, chó cần được kiểm tra hàng năm bởi bệnh có thể diễn biến phức tạp bất cứ lúc nào.

Chó Doberman - Nguồn gốc, tính cách và cách nuôi chó Doberman 3

 

Các triệu chứng của bệnh suy giáp ở chó Doberman:

  • Ngất xỉu, hôn mê
  • Phiền muộn, không chạy chơi
  • Da khô
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh

Chứng rối loạn này được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe, xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu. Nguyên nhân bệnh do tuyến giáp hoạt động kém nên điều trị thường đơn giản và hiệu quả. Chó sẽ được kê đơn dùng hormone tuyến giáp tổng hợp và điều chỉnh chế độ ăn uống giúp chống lại những tác dụng xấu do tuyến giáp kém chất lượng gây ra.

Hội chứng tăng huyết áp và hội chứng Volvulus (GDV hay bệnh sình bụng, trướng hơi “Bloat”)

Là chứng bệnh có thể xảy ra với bất kỳ Doberman nào. Đó là tình trạng khẩn cấp gây xoắn dạ dày, nơi giao giữa thực quản và ruột. Hội chứng gây tích tụ khí, cản trở lưu thông của máu và các thực phẩm trong đường tiêu hoá.

Tình trạng này có thể xảy ra sau khi chó Doberman được cho ăn một bữa ăn quá no, đang gặp chứng khó tiêu hoặc do ăn quá nhanh. Ngoài ra, có thể do tập thể dục, hoạt động chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau ăn.

Các triệu chứng bệnh của chó Doberman:

  • Ứ nghẹn nhưng không nôn ra
  • Chảy nước dãi quá mức
  • Đau bụng. Bụng phình to.

Chứng sình bụng có thể dẫn đến tử vong cho chó nếu không điều trị kịp thời. Bất kỳ con chó nào có dấu hiệu phình to ở bụng đều cần đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Để giữ tính mạng cho thú cưng, bác sĩ thú y có thể thực hiện giải nén dạ dày bằng cách chèn ống dẫn vào dạ dày thông qua cổ họng. Nếu cơn đau dạ dày cản trở điều này, người ta có thể sử dụng một cây kim lớn cắm trực tiếp vào bụng để giảm áp lực và tránh cho dạ dày không bị xoắn quá mức. Cuối cùng là việc phẫu thuật để tháo gỡ dạ dày.

Là bệnh rất dễ gặp ở chó Doberman, bạn có thể ngăn ngừa chứng bệnh này bằng cách chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của chúng. Cho ăn nhiều bữa, thường xuyên hơn, làm mềm thức ăn trong nước, sử dụng chế độ ăn nhẹ. Sắp xếp thời gian ăn và hoạt động hợp lý, để chó được nghỉ và tiêu hóa thức ăn.

Chứng loạn sản xương khuỷu Hip Dysplasia ở chó

Chứng loạn sản xương khuỷu hay còn gọi là dị sản hông là một dị tật của khớp hông, nơi ổ khớp, dây chằng và các đầu xương khuỷu không ăn khớp với nhau. Dẫn đến việc toàn bộ khung xương yếu đi và gây đau đớn cho cún cưng.

Chó Doberman - Nguồn gốc, tính cách và cách nuôi chó Doberman 4

Nguyên nhân gây ra rối loạn này là do ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và môi trường sống như thức ăn. Bệnh biểu hiện rõ trong giai đoạn bào thai hoặc muộn hơn dưới dạng viêm xương khớp. Chứng bệnh của chó Doberman này có nhiều triệu chứng khá rõ ràng bao gồm:

  • Khả năng tham gia vào hoạt động, nhảy hoặc bất kỳ hoạt động leo núi nào của chó kém
  • Khó gia tăng tốc độ
  • Chó đi khập khiễng
  • Giảm khả năng hoạt động

Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về bệnh của chó Doberman, bác sĩ thú y sẽ yêu cầu kiểm tra và lọc máu, kết hợp chụp x-quang hông và phần xương cột sống phía dưới. Quá trình điều trị bệnh cần theo dõi và quản lý triệu chứng, đôi khi có thể phẫu thuật.

Các tùy chọn phẫu thuật khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi và kích thước của chó. Phương pháp không dùng phẫu thuật dùng trong quản lý triệu chứng bao gồm sử dụng thuốc chống viêm, áp dụng vật lý trị liệu, áp dụng thủy liệu pháp, tiến hành giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống cho chó.

Lời kết

Chăm sóc cún cưng không đơn giản, cách nuôi chó Doberman cũng vậy. Nhưng nếu bạn biết những nguyên tắc cơ bản thì không hề khó. Chăm sóc Doebrman cần tình thương yêu và sự quan tâm. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trở sẽ hữu ích với bạn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc chó Doberman.

 


T1: Tìm Hiểu về Giống Chó Doberman Pinscher/ Giống Chó đẹp /NhamTuatTV-Dog in Vietnam


Kênh NhamTuatTV Dog in Vietnam, trân trọng giới thiệu
Tập 1: Tìm Hiểu về Giống Chó DOBERMAN Giống chó đẹp
Khi nhắc đến giống chó đẹp thì không thể không nói đến giống chó Doberman Pinscher.
Nguyễn Hoàng, 1 người bạn mà mình đã quen biết được gần 10 năm. Cũng là người nuôi, chơi, nhân giống dòng chó Doberman này. Nguyễn Hoàng từng sở hữ chú chó Doberman tên Milord, 1 chú chó tuyệt vời và đã nhiều lần giành Giải chó đẹp và Vô địch Việt Nam giống Doberman.
Mình có liên hệ với Nguyễn Hoàng và sẽ làm một số Video về dòng chó này để gửi đến các bạn. Sẽ có những cuộc nói chuyện và quay về những chú chó ở trại Doberman của Nguyễn Hoàng, để các bạn cùng xem nhé.
Các bạn có nhu cầu \u0026 quan tâm đến giống chó Doberman thuần chủng này có thể liên hệ với Nguyễn Hoàng theo số Điện thoại: 0904.999.096 ; Địa chỉ: Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Nếu các bạn muốn xem thêm về dòng chó nào dù là chó Bản địa của Việt Nam hay các dòng chó Tây thì hãy Comment cho mình biết nhé. Mình sẽ liên hệ với những người bạn của mình để mang đến những Video hay, vui, thú vị về \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button