Cây Xanh

Chim sáo sậu

Bạn đang xem: Chim sáo sậu Tại Website chongthamvietnam.vn

Sáo (tên khoa học là: AERIDOTBERES TRISTIS) có nhiều loại, nhưng chỉ Sáo Sậu và Sáo Đen (còn gọi là Sáo Trâu) là có khả năng bắt chước nói được tiếng người. Giọng Sáo nói không rõ ràng bằng Nhồng, nhưng cũng nghe được.

Chim Sáo xuất xứ từ Ấn Độ, sau lan tràn qua nhiều nước như Tích Lan, Châu Úc, Nam Phi, đảo Madagascar và các nước Đông Dương. Ở nước ta, nơi đâu có ruộng đồng là nơi đó có mặt chim Sáo. Sáo rất dạn dĩ với người, làm tổ trong vườn của người, đi sau luống cày mà tìm giun dế, và ngất ngưỡng trên mình trâu bò thả ăn ngoài đồng để tìm bắt con ve, con bọ…

Như trên đã nói, Sáo có nhiều loại như Sáo Sành, Sào Nghệ, Sáo Bông, Sáo Trâu, Sáo Sậu… Nhưng chỉ có Sáo Sậu hay Sáo Nâu và Sáo Trâu hay Sáo Đen là tập nói được tiếng người mà thôi.

Sao Sậu hay Sáo Nâu có bộ lông nâu, chân và mỏ mau vàng lợt, cánh có vài lông trắng, phía chót cánh và phần trên đuôi màu đen lợt… Mí mắt Sáo Sậu có một vành da mỏng màu vàng. Chim trống thì miếng da vàng này dài hơn chim mái.

Sáo Trâu hay Sáo Đen thì thân mình nhích hơn Sáo Sậu một chút, mỏ và chân màu vàng, lông toàn thân màu đen, trên đầu có túm lông dựng đứng.

Xem thêm :  Mèo cá trong mua bán mèo là gì, 1 cá là bao nhiêu tiền mua mèo

Sáo bổi (tức Sáo lớn) tuy dễ nuôi, nhưng không có khả năng tập nói được tiếng người. Muốn chim biết nói ta phải nuôi chim non. Chim càng non nuôi càng khôn, nhưng nuôi khó sống. Phải cho chim non ăn nhiều lần trong ngày, tối lại phải ủ ấm. Trên một tháng tuổi chim mới bắt đầu biết ăn mồi. Mồi đút cho chim Sáo non là cơm, cào cào hoặc thịt.

Muốn cho Sáo mau biết nói thì nên nhốt lồng không nên nuôi thả. Ta cũng tập cho Sáo nói từng câu ngắn như tập cho Nhồng nói vậy.

Khi nuôi thả thì Sáo không nói, ngày đi đủng đỉnh trong nhà trong vườn để kiếm thức ăn rơi đổ, tối bay lên cây cao trong vườn mà ngủ. Khi có người lạ đến nhà, chúng bay sà xuống mổ cẳng như chim Trích vậy. Điều này không ai dạy, bản năng nó tự làm như vậy.

Sáo là giống chim cảnh dễ nuôi. Nuôi trong lồng thì cho ăn cơm, ăn bột đậu phộng trộn trứng và chuối chín (ngày nửa trái). Thỉnh thoảng ta nên cho Sáo ăn cào cào, hoặc sâu gạo.


Tiếng chim sáo, sáo nghệ hót chuẩn


Chim sáo kiêu
Created by VRecorder:http://vrecorderapp.com/free
vrecorder

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button