Cây Xanh

Chim le le , bán chim le le giống , thịt giá rẻ . ban chim le le giong , thit

Nuôi le le hoang dã

Thịt
le le là món ngon đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường
sinh lực, có giá 500.000 – 600.000 đồng/con/300gr, nhưng rất hiếm, không
đủ số lượng cung cấp cho thị trường.

Với giá bán này, phong trào săn bắt
chim hoang dã le le bán cho các nhà hàng diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng
nông thôn ĐBSCL. Thậm chí ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự
nhiên không chỉ để làm món đặc sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị
trường mà còn tìm cách nuôi và cho sinh sản le le như một nghề chăn nuôi
mới, có lãi cao; gián tiếp góp phần bảo tồn một loài chim có giá trị
kinh tế, vốn có trong tự nhiên nhưng cũng đang ngày một khan hiếm.

Ông Sa Lê (người Chăm) là một trong
những người nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An
Giang). Đây cũng là một trong những mô hình nuôi le le độc đáo nhất ở
miền Tây. Le le là giống chim quen sống trong tự nhiên, nên để thuần
hóa, anh không nhốt chuồng mà thả rong cho le le, khoảng vài trăm con,
tự do bơi lội tự nhiên trên mặt nước rộng khoảng 1.000 m2. Xung quanh hồ
có bờ bao và hàng rào bao bọc, để ngăn chúng về với rừng.

Nếu bắt được le le con trong tự nhiên,
thì việc nuôi sẽ đơn giản hơn; chúng mau lớn không khác gì nuôi gà thịt
và mất đi bản năng quay về với tự nhiên. Trên bờ anh cất láng trại để
cho le le vào làm tổ. Le le đẻ từ tháng 9 và mỗi con đẻ trung bình từ
8 – 10 trứng. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành, khoảng 8 tháng là có
thể bán thịt.

Theo ông Sa Lê, le le vốn thích sống ở
những cánh đồng hoang vắng, nơi có nhiều lung, bàu, đầm lầy, nhất là
các khu rừng tràm yên tĩnh ít có bóng người qua lại. Le le không những
biết bay mà còn bơi lội và lặn rất tài tình. Chúng thường đi ăn thành
bầy nhưng rất nhát, vừa thấy bóng người là lặn mất hoặc cao chạy xa bay.
Muốn săn đuổi chúng, nhiều người phải tìm cách bao vây hoặc dùng bẫy,
lưới mới có thể bắt được.

Trong thiên nhiên, le le thường đẻ vào
đầu mùa mưa, nhiều nhất là từ tháng 7 – 8, mỗi con đẻ từ 8 – 15 trứng.
Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn trên khắp các cánh
đồng, nhiều nhất là vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. Vào mùa này,
người đi đồng mỗi khi phát hiện thường vây bắt đem về thuần dưỡng, nuôi
như nuôi vịt. Con to nhất nặng khoảng 300gr. So với vịt trời, trọng
lượng chỉ bằng phân nửa; nhưng thịt le le ngon hơn, giá trị kinh tế cao
gấp hai ba lần vịt trời.

Ngoài việc chăn nuôi, ông Sa Lê còn
tìm cách thu mua nguồn le le từ thiên nhiên, gồm le le con và le le thịt
đem về nuôi theo kiểu bán hoang dã; đồng thời, ông tuyển chọn ra những
con khỏe mạnh để cho sinh sản. Theo ông, chuồng nuôi le le phải thông
thoáng, giữa có hồ nước rộng, bên trong trồng nhiều cỏ dại như sậy, lục
bình, năn, lác để tạo môi trường hoang dã cho chim trú ẩn và tự làm ổ đẻ
trứng.

trong môi trường bán hoang dã chúng sống rất khỏe mạnh, hầu như chưa bao
giờ bị dịch bệnh. Nhằm đảm bảo an toàn, đề phòng chuột, mèo phá hoại,
ông đã bao quanh chuồng một lớp hàng rào lưới dày và chắc chắn. Ngoài
ra, trước khi thả ông còn cắt tỉa bớt lông cánh cho chim không thể bay
cao khỏi lưới rào. Theo kinh nghiệm riêng của ông, le le con bắt từ
thiên nhiên sẽ dễ nuôi hơn và mau lớn như gà vịt. Thức ăn chính của
chúng là lúa, ngoài ra chúng còn ăn cả rong rêu và lục bình. Sau 8 tháng
nuôi, le le sẽ trưởng thành. Hiện nay các thương lái tìm đến trại ông
đặt hàng, nhưng không đủ để cung cấp.

Với diện tích chuồng trại gần 1.000
m2, đầu năm 2012, ông Sa Lê đã thả trên 400 con lớn nhỏ, trong số đó có
nhiều con đang bắt cặp, đang cho đẻ. Hiện nay, nhiều người đã thu mua le
le thịt với giá khá cao 500.000 – 600.000 đ/con) để bán sang Trung Quốc
nhưng ông Sa Lê không bán le le thịt mà chỉ bán con giống để nuôi cho
sinh sản.

Nhiều nhà hàng đã coi món le le như
một món ăn đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những
người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, là món đại bổ có
khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực. Do vậy, hiện nay
trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản miền Tây đều giới
thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi đó là món ngon hảo
hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng, từng là món tiến
vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức.

Ngắm chim le le, say phong cảnh non nước hữu tình ở Tràng An

Chim
le le là một loài vịt trời nhỏ sinh sản ở Nam Á và Đông Nam Á. Chim le
le có mầu nâu sống thành bầy ở những nơi chúng ưa thích. Môi trường sống
là các hồ nước ngọt, với nhiều thực vật, Thức ăn của chúng là hạt và
các loại thực vật khác. Le le phân bố không đều tại Pakistan, Ấn Độ,
Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam
TQ, Việt Nam. Le nâu chủ yếu sống định cư, di chuyển nhỏ theo vùng
nước. Tại miền bắc Việt Nam người ta vẫn thấy le le sinh sống ở hồ Tây,
Quan Sơn (huyện Mỹ Đức; Hà Nội),… và tại khu du lịch sinh thái Tràng
An (Ninh Bình). Tại khu du lịch sinh thái Ninh Bình, thiên nhiên tại khu
vực này khá hoang sơ nên loài chim le le còn khá nhiều tại đây.

Thịt Le Le (một loại chim gần giống vịt
trời) đang được coi là món ngon đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và
tăng cường sinh lực

,

thịt Le Le có giá 500.000 – 600.000 đồng/con/300gr, nhưng rất
hiếm, hiện nay không đủ số lượng để cung cấp cho thị trường. Với giá bán
này, một con le le người nuôi sẽ có lời 3 – 4 lần. 

 

                              

 

Đây là hình ảnh của chim le le đã trưởng thành

Hiện nhiều nhà hàng
đã coi món le le như một món ăn có đẳng cấp và thường dành cho giới
thượng lưu. Riêng những người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng
độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh
lực. Do vậy, hiện nay trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản
miền Tây đều giới thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi
đó là món ngon hảo hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng,
từng là món tiến vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức.

 

Chim Le Le con mới nở

 

Thịt
le le ngày càng trở nên quý hiếm và giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần,
đã khiến nhiều người dân vùng sông nước ĐBSCL nghĩ đến cách đưa loài
chim – trước đây vốn chỉ nuôi làm cảnh – về nuôi để cung ứng cho các nhà
hàng, quán nhậu. 

 

Bầy Le Le mới lớn

 

Cho chim ăn

 

Bố trí chuồng trại nuôi và sinh sản

Le Le mẹ và con

 

Tại huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long, ông Phan Thành Ngôn đã nuôi thành công le le thịt để
xuất sang Trung Quốc từ một hai năm trước. Lúc đó ông chỉ mua le le con
do nhưng người chuyên săn bắt từ rừng đem vể vỗ béo. Học từ ông Ngôn, 
hiện nay, nhiều người đã nuôi le le cho đẻ, ấp trứng để tăng đàn. Anh Sa
Lê, một người Chăm ở  xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành – An Giang đang
xây dựng một trại nuôi le le quy mô cho biết, le le đẻ từ tháng 9 và mỗi
con đẻ trung bình từ 8 – 10 trứng. 

Le le là giống chim quen sống trong tự nhiên, nên để thuần chúng, anh
không nhốt chuồng mà thả rong cho le le tự do bơi lội tự nhiên trên mặt
nước rộng khoảng 1.000m2 với khoảng vài trăm con. Xung quanh hồ có bờ
bao và hàng rào bao bọc, để ngăn chúng về với rừng. Trên bờ anh cất láng
trại để cho le le vào làm tổ. Thức ăn của le le cũng rất đơn giản, chỉ
có lúa, rong rêu và lục bình. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành, có
thể bán thịt là khoảng 8 tháng. Còn nếu bắt được le le con từ tự nhiên,
thì việc nuôi sẽ rất đơn giản, chúng mau lớn không khác gì nuôi gà thịt.

Le nâu sống thành bầy ở những nơi chúng ưa thích. Môi trường sống là
các hồ nước ngọt, với nhiều thực vật, Thức ăn của chúng là hạt và các
loại thực vật khác. Đôi khi chúng cũng tạm cư trú ngoài biển, nhưng
ngoài khu vực nhiều sóng[2].
Le nâu phân bố không đều tại Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka,
Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam Trung Quốc, Việt
Nam. Le nâu chủ yếu sống định cư, di chuyển nhỏ theo vùng nước, nhưng le
nâu ở Trung Quốc di cư về phía Nam vào mùa đông.

Cháo le le

là một món ăn bổ dưỡng của ẩm thực Huế và

ẩm thực Nam Bộ

, Việt Nam.

Miêu tả

Le nâu có mỏ dài màu xám, đầu và chân cũng dài. Lông trên đầu, cổ và
bụng màu vàng sẫm da bò, chỏm lông trên đầu sẫm màu hơn. Lưng và hai
cánh màu xám sẫm, với các mảng màu nâu hạt dẻ trên cánh và đuôi.
Tiếng kêu của chúng hơi khò khè, phát ra khi bay[2].
Các chỗ đậu ngủ đêm của chúng thường rất ồn ào

Tam Giang bi chừ: Gọi chim về lại…


Lâu lắm rồi, người dân ở Cửa Lác (xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa
Thiên – Huế) chẳng còn nhìn thấy từng đàn chim hàng ngàn con trở về tổ
ấm sau một ngày kiếm ăn xa….

…Và giờ đây, chính quyền xã đang mơ có 200 triệu để khôi phục lại vườn chim Cửa Lác.
“Ngày xưa, chim kín cả trời, giờ chỉ còn cò đứng co ro…”
Quảng Thái, cách Huế cả đoạn đường dài hơn 40km. Đi qua ô ruộng nào, tôi cũng ngong ngóng …nhìn thấy chim.
Tần
ngần dừng lại ở đập Cửa Lác (cửa sông Ô Lâu đổ ra phá Tam Giang). Vườn
chim nổi tiếng một thời đây ư? Lại nhớ lời kể của anh bạn đồng nghiệp
“Anh cứ về đấy, chim bay trắng trời. Buổi sáng tha hồ chụp được ảnh
đẹp!”.
Ngóng mãi, rồi cũng thấy một đàn cò ru rú nép bên bờ ruộng tránh rét.
Thấy
tôi loay hoay với cái máy ảnh, một lão ngư dân đứng trên thuyền gần đấy
hỏi: “Chú tìm chụp ảnh chim hả? Còn nữa mô mà chụp”.
Lân la hỏi
chuyện. Chính lão ngư tên Thành này là người được đặt tên là “Thành
chim”, bởi sự am hiểu về vườn chim của lão. Chiều nay, lão nhớ đàn chim
quá, nên chèo thuyền ra xem có loài nào trở về hay không?
Lão
Thành bảo, ngày xưa (ngày xưa của lão là cách đây 5-7 năm) chỗ này này
nhiều loài chim lắm, nào là diệc, le le, chuốc, sâm cầm, có cả bồ nông,
bồ chao… Mà chỗ này chẳng ai gọi là vườn, là tràm chim, chỉ gọi là “Đông
Hói mồ, Tây Hói xã…” mấy cái tên dân dã quen dùng.
Hồi đó, cứ
chiều chiều lão Thành lại ra đập Cửa Lác để ngắm…chim. Đàn Sâm Cầm sau
một ngày no nê tôm cá ở mấy vũng đầy lau sậy tung cánh bay về núi phía
xa. Hàng đàn chim diệc, chuốc, cò… lại bay về tổ trắng rợp trời.
“Một đàn có cả ngàn con, bác nhỉ?”- tôi hỏi. Lão Thành cười: “Ngàn con nhằm nhò gì, phải vài ngàn con chú ạ. Kín cả trời”
Chim mất tổ vì “cá tặc”!
Ngồi
gần cạn ấm trà nghe lão Thành ôn về “vườn chim ngày xưa”, tôi mới dám
hỏi “Sao giờ không còn chim nữa?”, vì sợ cắt đứt sự hồi tưởng luôn đầy
ắp của lão.
Nghe tôi hỏi, lão Thành cười như mếu: “Tại người tham quá, tại kiểu đánh bắt “hiện đại” mà chim đi, chú à”.
Hỏi kỹ. Thì ra, người ta đến đây bắt cá. Không bắt bằng nơm, bằng lưới, mà bắt hẳn bằng “phương pháp hiện đại” – rà điện.

vườn chim này có đặc điểm là, trên có bao nhiêu chim, thì dưới nước
dường như có bấy nhiêu cá. Cá nhiều vô kể, to lắm. Có con đến 20kg. Bắt
bằng nơm, bằng lưới thì vất vả, mà cá thu về chẳng nhiều.
Chẳng
biết từ bao giờ, có một người đem từ đâu về cái công nghệ “rà điện”. Thế
là, người người sắm ắc quy, sắm dây điện, hàng loạt bộ “rà điện” ra
đời, đội quân “rà điện” tăng quân số từng giờ.
Vườn chim bị những “cá tặc” quần nát. Chim cũng bị dính điện, nằm đơ đơ.
Lão Thành uất ức: “Cái giống chim chỉ một hai lần bị giật mình, xẻ đàn là bỏ xứ đi ngay”.
Cái
nạn rà điện đến giờ vẫn chưa hết. Chính quyền xã có tổ chức ngăn cấm,
rồi phê bình, xử phạt, nhưng đâu cũng vào đấy. Bới chính quyền trăm công
ngàn việc, không rỗi để đi canh mấy ông rà cá.
Và chim vẫn sợ cái rà điện bắt cá. Mãi không về lại.
Lão Thành cứ chiều đến là lại ra ngóng chim!
Có 200 triệu sẽ “gọi” được chim về
Nhắc đến cái vườn chim, ông Nông PCT UBND cười thú nhận: “Hồi trẻ, tui
cũng thường ra đấy bắt chim nấu cháo ăn chơi, nhặt trứng chim để… ném
nhau, trẻ con mà!”. Rồi ông nhiệt tình đem giấy bút vẽ hắn một cái bản
đồ vị trí vườn chim.
Khu đất được coi là vườn chim ấy rộng chừng
60 ha với 5 địa danh: Đông hói mồ, Tây hói xã, Chặng nhất, Chặng nhì,
Cồn 3. Vùng đất này không làm nông nghiệp được vì đê cửa Lác cao quá,
nước thoát không được, nên ngập quang năm.
Trước đây, xã cũng cho
dân tận dụng canh tác, nhưng cố lắm cũng chỉ một mùa, năng suất không
mấy. Ông cũng “chú thích” rằng thời điểm ấy vườn chim đã tan tác rồi!
Nghe
nói cũng đã có khá nhiều đoàn công tác của TƯ(Viện hải dương học), của
tỉnh, của huyện đã về khảo sát, rồi đánh giá rằng, vườn chim rất quí,
cần bảo tồn. Rồi cũng có xúc tiến lập dự án bảo tồn. Nhưng những chuyện
ấy đã lâu lắm rồi, giờ chẳng thấy ai về, và cũng chẳng thấy có dự án
nào.
Mới đây, nghe phong thanh tỉnh sẽ quy hoạch khu vực ấy làm
khu bảo tồn chim, xã “dồn điền, đổi thửa” cho dân, giải phóng hẳn khu
đất ấy khỏi diện tích đất nông nghiệp,. Nhưng cái tin phong thanh ấy đến
giờ vẫn chưa thành tin chính thức!
Ông Nông trầm ngâm, với khu
đất 60ha ấy muốn làm nông nghiệp, trồng lúa phải đầu tư một hệ thống đê
mới, kinh phí đầu tư đến hơn 20 tỷ. Trồng lúa thì không biết đến bao giờ
mới hoàn vốn!
Nhưng theo tính toán của xã chi cần được đầu tư 200 – 300 triệu đồng là có thể tái lập vườn chim.
Ông
Nông nói rằng chỉ cần trồng một số một số cây chá (cây rừng ngập mặn),
rồi quan trọng nhất là thành lập đội bảo vệ vườn chim để canh không cho
“cá tặc rà điện” xâm nhập vào vườn chim. Làm như thế môi trường tự nhiên
sẽ hồi phục, chắc chắn chim sẽ về. Chỉ cần 1 năm, vườn chim sẽ như
xưa”.
“Rồi cá sẽ sinh sôi. Đây chính là nguồn bổ sung giống cá
thiên nhiên cho phá Tam Giang, rồi môi trường của sông sẽ được cải thiện
hơn bây giờ. Và chim về sẽ hút được khách du lịch đến đây ngắm…chim.
Lợi lắm chứ!” – giọng ông Nông hồ hởi như hàng ngàn con chim sắp hiện ra
trước mắt.
Nhưng 200 triệu là quá nhiều với một xã nghèo, nên ông Nông cũng chỉ ngước mắt nìn lên trời, chờ…cấp trên đầu tư.
Chiều
muộn lắm rồi, vòng ngược đường về theo hướng cầu Ca Cút, vẫn thấy lão
Thành chống thuyền đứng ở Cửa Lác. Thấy tôi, lão hồ hởi khoe : “Mới thấy
một đàn le le bay về chú ơi!”.
Mắt lão ngấn nước.
Quỳnh Thi

Khắc khoải tiếng chim trời

Bị
cơ quan chức năng tịch thu, xử phạt vì buôn bán, giết thịt các loại
chim trời quý hiếm ở các quận nội thành, các tay lái chim dạt về mạn ven
đô tiếp tục hành nghề. Trong vai dân chơi chim kiểng, chúng tôi thâm
nhập vào các khu vực này để nhìn tận mắt những con chim trời đang kêu
cứu trong tuyệt vọng…

HÀNG HIẾM TRÀN LAN
Những năm trước đây, các tay
lái chim thường lui tới các quận trung tâm như quận 1, 3, Phú Nhuận để
bán chim. Sau khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng đồng loạt ra quân
kiểm tra, tịch thu, xử phạt, họ dạt về vùng ngoại thành, những nơi chỉ
có dân chơi chim mới biết. Trên Quốc lộ 1A, đoạn đi qua phường Tân Thới
Hiệp (Q12), thường xuyên xuất hiện ba, bốn chiếc xe máy chở cồng kềnh đủ
các loại lồng chim chào mời khách qua đường. Nhiều người đứng lại xem,
mua, khiến ùn tắc giao thông cả đoạn đường dài. Anh Nguyễn Văn Chiến,
một dân chơi chim nghiệp dư cho hay: “Hôm trước mình có mua ở đây con
khướu đầu đen, được mấy hôm nó chết mất do chăm sóc không tốt, giờ ra
mua lại về chơi cho vui. Nuôi loại này kỳ công lắm!”. Chiếc xe máy cũ kỹ
chất cả chục lồng cao ngất, thấy người lạ chim kêu táo tác, đập cánh
loạn xạ trong vô vọng. Những loài mà các tay lái chim đưa về thường là
chào mào, chích chòe, chim sâu, cu đất, vàng anh, khướu đầu đen… Chúng
tôi tấp vào “cửa hàng” của N.V.H, một dân buôn chuyên nghiệp 35 tuổi,
quê Đồng Tháp, hỏi mua con vàng anh. H. nhanh nhảu: “Mua đi anh, toàn
hàng độc miễn chê, chỉ ở đây mới có thôi. Giá cả không nói thách”. Con
vàng anh nhỏ xíu, ủ rũ, thấy người lạ ngước mắt nhìn tội nghiệp, khác
hẳn với dáng vẻ nhanh nhẹn, kiêu sa thường thấy.
Chim bày bán công khai trên cầu Ông Dầu
H.
cho biết hàng đưa lên TPHCM chủ yếu được thu mua từ “vựa chim” tại các
tỉnh miền Tây. Những vườn chim, rừng cò của Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ,
An Giang… trở thành những nơi các tay thợ săn lén lút bắt trộm, gom
hàng nhập cho H. và nhiều lái buôn khác. Bên cạnh đó, hàng cũng được
chuyển về từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu hay mãi tận Tây
Nguyên. Theo anh Lê Phước Hiệp ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức
thì chim bắt được ngoài tự nhiên rất nhiều, tuy nhiên quá trình nuôi
nhốt, thuần dưỡng khiến chim chết đi phân nửa. Vì vậy dù giá mua vào mỗi
con chỉ vài chục ngàn đồng, khi đưa về đây có thể lên tới vài trăm, có
con cả chục triệu đồng đối với “hàng độc”.
Từ quận 12, chúng tôi
xuống khu vực cầu Ông Dầu thuộc phường Linh Đông, quận Thủ Đức. Chưa kịp
xuống xe, giọng H.V.T, một tay lái chim đến từ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai, đon đả: “Anh tìm hàng gì em chỉ cho. Ở đây toàn loại chất lượng,
đảm bảo không bao giờ chết, vài tuần quen rồi là hót lia lịa luôn”. Tôi
bảo cần loại khướu đầu đen, giá cả khỏi bàn, miễn là hàng chuẩn. Gặp
khách “sộp”, T. rút điện thoại gọi ngay cho “đồng nghiệp” đang ở Suối
Tiên (Q9) chạy lên giao hàng. Đợi chừng 5 phút, lấy cớ có việc bận,
chúng tôi xin lỗi cáo từ, hẹn mai trở lại.
CHIM TRỜI LÊN BÀN NHẬU
Không chỉ để nuôi làm cảnh, chim trời đang trở thành món nhậu “khoái
khẩu” trong các quán ăn, nhà hàng. Từ quận 7, đi qua cầu Phú Mỹ sang
phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, chúng tôi bắt gặp vô số hàng quán “di dộng”
bán thịt chim trời. Các loại chim cút, coòng coọc, le le, cò đất… đã
vặt sạch lông, khò vàng ươm, xếp chồng trên hộp xốp hấp dẫn người qua
đường. Chúng tôi dừng lại bên cái sạp của đôi vợ chồng từ Long An lên.
Giọng người vợ hót như khướu và ngọt như mía lùi: “Loại này rô ty hoặc
nướng làm mồi nhậu thì ngon nhức cả chân răng luôn anh ơi! Hàng mới về,
tươi ngon, bổ dưỡng lắm. Mới sáng sớm, mở hàng tụi em lấy 150 ngàn/kg
thôi”. Trên mặt bàn mấy chục con le le bị giết thịt nằm trơ trọi, tội
nghiệp.
Bị vặt lông buộc vào xâu để bán
Đứng chừng mươi
phút, chúng tôi chứng kiến cả chục người ghé vào. Hàng đắt như tôm tươi,
vừa bày lên sạp hai, ba chục con, loáng cái đã hết sạch. Nhanh nhẹn,
chị vợ tên N.T.G (quê trà Vinh) rút máy điện cho chủ mối. Chỉ 10 phút
sau, một thanh niên chạy xe tới dốc vào thùng đá gần cả trăm con chim đã
vặt lông. Miệng cười toe toét, G. cho hay: “Nhìn nhiều thế này chứ gần
trưa là hết ngay à. Dạo này hàng hiếm lắm, chỉ mối quen mới lấy được
nhiều”. Tôi hỏi “bán thế này không sợ công an, kiểm lâm đến kiểm tra
sao?”. “Ngày trước vợ chồng tui bán ở đường Lương Định Của thì người ta
đến tịch thu, phạt, từ khi chuyển về đây không thấy ai nói gì cả. Con
đường này vắng, chỉ dân nhậu, khách quen mới biết thôi”.
Tưởng
nội thành đã hết, nhưng không, đây đó vẫn khắc khoải tiếng chim trời. Ở
đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu, quận
Bình Thạnh, có hàng chục điểm bán chim “di động”. Loại chim bán ở đây
chủ yếu là sẻ, én bạc, chim sâu… với giá cả khá “mềm”. Một người bán
hàng cho biết các loài chim này được nhiều người mua để “phóng sinh”.
Anh N.T.K, chạy xe ôm ở phường 12, quận Bình Thạnh huỵch toẹt: “Nhiều
người mua cho các loài thú cưng như chó, mèo, cá cảnh ăn thịt chứ chả
phóng sinh, phóng siếc gì. Mà nếu có thả ra thì nó cũng toi vì bị nhốt
lâu ngày”.
Nạn săn bắt, mua bán chim trời trái phép khiến những
vườn chim, cò ở các tỉnh ĐBSCL báo động tình trạng suy giảm nghiêm
trọng. Những cánh đồng, sân chim rợp trắng cánh cò, diệc, giờ chỉ còn
trong… huyền thoại. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Huy Hà tâm sự: “Giờ để
chụp được một bức ảnh đẹp về đàn cò đông vui, nhộn nhịp như cách đây
mười năm còn khó hơn đi lên trời. Con người đang nhẫn tâm tàn sát, can
thiệp thô bạo vào những gì đẹp nhất của tự nhiên. Rồi một ngày mai họ sẽ
biết những hậu quả mà mình gây ra”.
Bảo vệ môi trường, chim,
thú quý hiếm đã đến hồi quyết liệt. ngoài ngăn chặn nạn đặt bẫy, săn bắt
ở các địa phương vùng Đông Nam bộ, ĐBSCL, Tây Nguyên…, thiết nghĩ cơ
quan chức năng tại TPHCM cần mạnh tay hơn nữa đối với hành vi buôn bán,
vận chuyển, giết thịt trái phép các loài chim tự nhiên quý hiếm này.

 Sếu đầu đỏ về vườn Quốc gia Tràm Chim

Xem thêm :  'thuế béo phì' ám ảnh cô dâu ấn độ

(VOV) – Dự đoán đàn sếu sẽ về đông nhất vào đầu tháng 5/2011 với hàng trăm con.

Theo vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp,
đàn sếu đầu đỏ về vườn được hơn 50 con, nhiều nhất là ở khu A1 và A5.
Ban
quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng cho biết, sau khi nước lũ rút, mới
có vài con, khi môi trường tốt chúng rủ nhau về ngày càng đông.
Nguyên
nhân việc sếu đầu đỏ thời gian gần đây về vườn Quốc gia Tràm Chim ngày
càng nhiều là do môi trường tự nhiên ở đây đã được cải thiện, các bãi cỏ
năng phục hồi tốt nên sếu đầu đỏ về sớm hơn.
Sếu đầu đỏ là một trong những loài chim quí hiếm được ghi vào sách đỏ, hiện được các tổ chức bảo tồn bảo vệ nghiêm ngặt.
Dự kiến đàn sếu về vườn Quốc gia Tràm Chim đông nhất sẽ vào đầu tháng 5/2010 với hàng trăm con bay về đây trú ngụ.
Vườn
Quốc gia Tràm Chim có môi trường tốt thu hút 231 loài chim nước về đây
sinh sống, trong đó có 16 loài chim quý hiếm đang được tổ chức thế giới
bảo vệ.
Từ tháng 11/2009 đến đầu tháng 1/2010, số lượng chim, cò
về vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng đông. Số lượng lên đến hàng triệu
con với nhiều chủng loại, nhiều nhất là các loại cò trắng, cồng cọc, le
le, én…/.

Miền Tây, hàng độc

Hai
ba con cánh xám lẻ loi sà xuống cạnh bờ ao, ngơ ngác đảo mắt nhìn
quanh. Dân nuôi cá cồn Ấu, một cù lao xanh mượt giữa sông Hậu, ngồi
ngoài chòi im re nhìn vài con le le lạc đàn. Trời cuối năm vừa se lạnh,
gió hiu hiu man mác, lũ chim trời phương Bắc nhịp nhàng đan cánh xếp
theo hình mũi tên kéo về miền Hậu Giang mải miết.

Đặc sản chim le le
Chẳng cần đi đâu xa, quanh quẩn nội
thành Cần Thơ đã nghe dân sành ăn xướng tên những món ăn đặc sản cầu kỳ
như cái đẳng cấp của lớp quyền quý, thượng lưu, vốn thích thú những hàng
độc quí hiếm, bổ dưỡng nhứt hạng, ví như le le. “Nuôi được rồi”, một
vài người trong số họ nói và cũng chính họ bàn cách mua cho được mấy con
le le sống để thưởng thức.
Muốn “mục sở thị” đàn le le phải vào
Rạch Chùa, xã Thuận An, huyện Bình Minh (Vĩnh Long). Ẩn sau nhà vườn của
ông Tám, nghe đâu có chuồng le le, nhưng tìm kiếm thì được biết từ dạo
nào ông đã dời đi nơi khác cho an toàn. Người con rể ông có vẻ dè dặt
khi tiếp người lạ. Tôi vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Phan Thành Ngôn,
người nuôi le le nay đã thành ông chủ tóc râu tỉa tót gọn gàng. Tại căn
nhà chính cao rộng dưới chân cầu Cái Vồn lớn, thị trấn huyện Bình Minh
(Vĩnh Long), ông mở cửa hàng Phan Ngôn làm nơi giao dịch mua bán các
loài đặc sản được nuôi ở trang trại rộng hơn 1ha.
Thời xưa người
ta nói nuôi le le chẳng khác nào chàng khờ ra chợ mua vịt trời về. Nhưng
nuôi le le thời nay có thể làm giàu. Một con 500-600gam, rao trên mạng
252.000đồng/con, nhưng đó là thế giới ảo. Tìm đúng chỗ, giá thật vô
chừng đỗi, nhưng chưa bao giờ dưới 300-400 ngàn đồng/con. “Mai mốt mấy
loài hoang dã này chắc tuyệt chủng hết”. Bất ngờ, người bạn già vốn lo
xa của tôi nói. Nhưng tay nuôi le le ở Vĩnh Long không nghĩ vậy, nói “Hễ
con nào bán được, giá đắt đỏ thì thế nào cũng có người tìm cách gầy
giống nuôi cho bằng được. Từ le le, kỳ đà, rắn, lươn… cho tới cả chuột
đồng, bổ củi…thứ nào cũng nuôi, cứ đến nhà hàng đặc sản chốn miền Tây
này thử gọi mà xem, có liền”.
Phan Thành Ngôn tự nhận mình là dân
miệt đồng chính hiệu. Chuyện nuôi le le khởi sự tình cờ và phải mất
mười mấy năm tới giờ mới thành thạo. Để hiểu được le le, nuôi chúng sống
khỏe, không bệnh, gầy giống tốt và đặc biệt có cách giữ le le không bay
mà không cần cắt bớt lông cánh là việc không đơn giản. Nhưng ông chẳng
chia sẻ cho ai bí quyết này. Đó là kĩ nghệ ông sẽ mang theo có lẽ…về
thế giới bên kia.
Thực ra nuôi le le không còn là món độc ở Vĩnh
Long. Cà Mau đã nuôi và mua bán le le từ mấy năm trước. Ở Tịnh Biên (An
Giang) một đại tá về hưu nuôi nhím, le le, ba ba, rắn hổ đất…tự ông nhân
giống và khác Phan Thành Ngôn ở chỗ ông đã chia sẻ kinh nghiệm cho bạn
bè, bà con tường tận, không giấu dù chỉ một kiến thức nhỏ. Thế giới động
vật hoang dã như bức màn lần lượt được vén lên. Ông Năm Minh nổi tiếng
nuôi rắn ri voi bên Thạnh Phú, Sóc Trăng nói “Ai cần nuôi, tui chỉ cách
nuôi thương phẩm, bán con giống luôn. Vì bán con giống mà hổng chỉ cách
cho người ta nuôi được thì ai mua?”. Ờ cũng là cái lý hay.
Cái
triết lý của việc làm ăn là vậy, nhưng sâu thẳm của chuyện là chia nhau
xây dựng những khu bảo tồn tính đa dạng giống loài và biến chúng thành
nguồn lợi thương mại theo ý muốn của con người. Ông Sáu Ngoãn, người
nuôi tôm ở Bạc Liêu giành được chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ về nuôi
tôm sạch, nói: “Tánh tui hay tào lao. Ai hỏi gì tôi biết là chỉ ráo,
chỉ cho dân mình làm ăn cho đúng, làm giàu. Hồi xưa, một mình tui cho
tôm sú ăn ốc bươu vàng (OBV), giá rẻ như bèo. Tui biết khi nhiều người
mua về làm như mình thì giá sẽ lên cao, nhưng ít nhất thì cũng trừ được
họa OBV phá lúa, giảm được giá thành. Người ta sống được sẽ nhớ Sáu
Ngoãn”. Ờ lại một cái lý hay.
***
Hương đồng cỏ nội, càng
quý hiếm càng được giá. Nghe đâu loài sâm cầm có bà con họ hàng với le
le. Vào mùa hè ăn sâm bên Tàu, mùa thu về uống nước Hồ Tây. Thịt của
loài chim này nhờ đó mà bổ dưỡng như sâm nên được chọn là món ngon của
bậc vua chúa. Thời xa xưa, ở làng Nghi Tàm (Hà Nội) mỗi năm có lệ người
dân phải tìm bắt ba kỳ, mỗi kỳ hai đôi chim tiến vua. Mãi tới triều
Nguyễn ở Huế vẫn còn giữ lệ này và đến thời Tự Đức mới thôi.
“Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hạt sen”
Một
món ăn “đại bổ kỳ cùng” để phục hồi sức khỏe, tăng cường sinh lực nên
một dạo người ta đổ xô săn lùng, bẫy sập loài vật này trong tự nhiên.
Nhu cầu hưởng thụ hàng độc càng cao, bao món ngon vật lạ trên đời này
khiến giới thượng lưu tìm cách hưởng thụ, thì cũng là lúc có bấy nhiêu
người xem đó là cơ hội? Miền Tây khoảng 10 năm trở lại đây xếp thành
danh mục những cây con gì có thể nuôi trồng, nhân giống. Từ con hiền như
lươn, ba ba, cua đinh, rùa tới loài cực độc như rắn hổ, thậm chí cả
chuột đồng…cũng phải nuôi mới đủ cho thượng khách xài.
Ở ấp Thới
Trung, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ Cần Thơ – xứ sở đất lúa và chuột đồng
có một số người đã xây chuồng nuôi chuột bán. Mỗi chuồng hơn năm sáu
ngàn con chuột. Cứ một cặp chuột sinh sản theo cấp số nhân thì mỗi năm
có tới 870 con, cháu, chít, chắt. Khi lúa chín vừa gặt, mùa giậm cù đã
qua thì chuột cơm nhà hàng và chuột nuôi nhốt cũng như nhau, chẳng ai
phân biệt được. Giá chuột ngoài chợ gần Tết luôn ổn định 35.000đ/kg. Mấy
quán nhậu, nhà hàng đặc sản miền Tây tranh nhau mua.
Thế nhưng có
ai đó lo xa nói “Nếu đàn chuột này xổng chuồng thì mấy quán nhậu có
gánh nổi không?”. Sẽ không ai nghĩ tới điều đó khi họ tít mắt nhấm nháp
món chuột cơm xối mỡ…
***
Những nông dân làm ra hàng độc
không nhiều lắm! Khác với lớp nông dân từng tạo ra những mặt hàng
nông-thủy sản biến Việt Nam thành cường quốc lúa gạo, cá, hồ tiêu…Chỉ
một góc trời miền Tây, chỉ hai ba mặt hàng lúa, tôm sú, cá tra…cũng đủ
làm cả thế giới ngả mũ nhưng cũng từ đó mà bị bầm giập trước những rào
cản liên hồi.
Ông bạn già của tôi vốn là một gã rất cao ngạo nói
“Thế giới cứ nói rõ họ cần ăn món gì, đặt hàng đi người Việt sẽ làm cho
họ hài lòng”. Tôi đồng ý điểm này nhưng phải nói rằng sản xuất thì được,
còn phòng vệ thương mại thì…đến bao giờ mình mới không còn thụ động, è
lưng chống đỡ?

Vườn chim của lính

TT – Trong khi nạn săn bắt, tận diệt chim trời
diễn ra khắp nơi thì tại một đơn vị quân đội, có một vườn chim tự nhiên
đang được những người lính bảo vệ hằng ngày..

Nằm trong khu vực nội ô TP Sóc Trăng, ít ai nghĩ rằng
bên trong doanh trại của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ở đường Lê Hồng Phong
lại có cả một… vườn chim. Đó là khu đất rộng khoảng 10.000m2
liền kề phía sau sở chỉ huy và các đơn vị trực thuộc. Nơi đây cảnh vật
hoang sơ với hào nước dài, rộng, cây cối tốt tươi, rậm rạp.

Thượng úy Nguyễn Văn Bình, đại đội trưởng đại đội trinh
sát (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng), tự hào: “Tôi dám chắc có những
loài chim bây giờ tìm đỏ mắt ngoài thiên nhiên cũng không thấy như nhan
sen, le le (vịt trời) nhưng tại đây thì dễ thôi!”.

Vén những nhánh tràm nước như buông rèm, tôi nhìn theo
hướng tay anh Bình chỉ. Đàn le le ở bờ bên kia đang giỡn nước, khoảng
vài chục con. Loài chim hoang dã này ngày trước tôi chỉ thấy thấp thoáng
nơi cồn bãi ngoài sông Hậu, giờ gần như biệt dạng.

Tôi xin phép anh Bình vỗ tay mấy tiếng thật to, thì ơ
kìa, từ những vạt cây, bụi cỏ, mặt hồ, từng đàn chim theo nhau nhịp cánh
bay lên. Vạc xanh, vạc xám, cò trắng, cò đỏ… đủ cả, chúng bay rợp
trời, lượn một vòng rồi nhẹ nhàng đáp xuống, tuyệt nhiên không phát ra
tiếng kêu tao tác nào.

Thượng úy Bình cho biết vườn chim của Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh có gần 30 loài với khoảng 7.000 cá thể, trong đó nhiều nhất là
cò, vạc. Vườn chim hình thành một cách tự nhiên từ năm 2007, khi tòa nhà
sở chỉ huy vừa xây dựng xong. Để bảo vệ tuyệt đối cho vườn chim, lãnh
đạo, chỉ huy đơn vị đã có chỉ thị nghiêm cấm mọi hình thức săn bắt, xâm
hại đến chim. Và chỉ thị đó được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị chấp hành
tuyệt đối.

Nhờ được bảo vệ tốt nên số lượng chim ở vườn ngày càng phát triển.

“Hồ Tây không còn chỗ để sâm cầm trở về”

(TT&VH) –

Năm 2010, Đại lễ 1000 năm nhưng vẫn không thấy bóng dáng sâm cầm về trên mặt nước Hồ Tây, chỉ có
đàn le le khoảng 100 con bơi lội. Phải chăng chuyến “hồi hương” năm 2006
của cả một đàn sâm cầm mà nhiều người đã được chiêm ngưỡng khi đứng ở
khu vực Công viên nước Hồ Tây đã là chuyến cuối cùng? Là người dân Hồ
Tây, chúng tôi vẫn không nguôi ngóng đợi ngày chim về.

1.

Do sự bùng nổ về dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, những loài chim
thường về trú ngụ ở Hà Nội đã thưa thớt dần. Cho đến hôm nay, khó ai có
thể được nhìn thấy đàn cò trắng phau hàng trăm con đậu trên những ngọn
cây sao ở phố Lò Đúc như những năm nào. Đặc biệt, hình ảnh đàn sâm cầm,
mà dân làng Nghi Tàm, Quảng Bá chúng tôi thường gọi là loài chim thiên
thần, có đến hàng nghìn con sà xuống bơi lội trên mặt nước Hồ Tây mênh
mang và thơ mộng mỗi độ Thu về, phải chăng vĩnh viễn không còn nữa?…

Nhớ
những năm xưa, sâm cầm về đây đông đúc như những cái nấm đen di động,
bồng bềnh trên mặt nước Hồ Tây, khiến ai một lần nhìn thấy cũng phải
trầm trồ: “Có lẽ chẳng đâu có được một cảnh hữu tình như ở đây”.

Tìm đâu bóng dáng đàn sâm cầm? Ảnh Internet

Tôi
nhớ vào một ngày đầu tháng 9 Dương lịch năm 1975, trong không khí vui
mừng vô hạn kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, vẫn còn nóng hổi niềm hân hoan
về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, nước nhà sạch bóng quân
xâm lược. Tại một ngôi nhà bên Hồ Tây của đồng đội, chúng tôi được
thưởng ngoạn một kỳ thú: Vừa ngồi uống rượu, vừa ngắm nhìn đàn sâm cầm
có dễ đến hàng nghìn con đang nô đùa trên mặt nước Hồ Tây. Chúng vô tư
bơi lặn, có nhiều con chui vào đám sen ven bờ, có nhiều con lách lủi vào
những đám bèo Nhật Bản phơn phớt hoa tím. Chúng bơi lội, thả mình tự
do, rỉa lông, rỉa cánh giữa những cánh bèo xanh thẫm. Chúng tôi phải bảo
nhau ngồi thật yên lặng, không ai dám ra khỏi căn nhà gần mép nước, bởi
chỉ sợ làm đàn sâm cầm hoảng loạn bay đi mất.

Qua
ống nhòm anh bạn đưa cho, tôi được nhìn tận mắt những chú sâm cầm xinh
xinh, tuyệt đẹp, đúng là loài chim thiên thần. Mỏ chúng màu vàng nhạt,
mào trắng ngà hơi nhô lên giữa màu lông đen, lưng và bụng lông xám, đôi
cánh phát tím mỗi khi có ánh mặt trời chiếu vào. Đôi chân phớt lục màu
chì, chân sâm cầm có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bên có 2 đốt,
đôi chân sâm cầm bỏ thõng xuống nước nhìn như những củ sâm. Màng chân
mỏng, trông nửa chim, nửa vịt. Các cụ bảo rằng chân sâm cầm đem ngâm
rượu uống rất bổ. Mỗi con sâm cầm chỉ nặng từ 0,5 đến dưới 1 kg. Đây là
loài chim quý, xưa đã một thời là vật tiến vua, nghe nói mãi đến đời vua
Tự Đức lệ này mới được bãi bỏ.

2.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, loài chim sâm cầm ở nước ta có từ lâu đời,
có thể từ khi có Hồ Tây. Người ta thường nói: “Đất lành chim đậu”, loài
chim này đã tìm đến đây quần tụ, bơi lội, hưởng cái ấm ngọt của nước hồ,
để tránh cái rét ở phương Bắc. Một số cụ già ở làng kể rằng: Loài chim
này giống con le le nhưng to hơn, giống con vịt giời nhưng lại nhỏ hơn.
Xưa kia, chúng rất dạn người, thích bơi lội giữa những đám bèo bồng
bềnh, chẳng cứ gì mùa Thu mà mùa Đông có hôm chúng cũng về Hồ Tây bơi
lội. Mùa Đông chúng thường tập trung bơi ở hồ phía Đông (phía Thụy
Khuê), mùa Hè chúng bơi ở phía Tây giáp với Nhật Tân, Xuân La.

Năm nay Hồ Tây chỉ thấy đàn le le hơn 100 con

3.

Lâu nay, nhiều người nghĩ rằng thịt chim sâm cầm rất bổ, chân nó đem
ngâm rượu chữa được nhiều bệnh, nên thường săn bắn mạnh, làm cho sâm cầm
ngày một ít đến Hồ Tây và rất sợ người. Đã vậy những năm trở lại đây
rong rêu của Hồ Tây đã mất dần, sen ven hồ cũng thưa thớt, những đám bèo
bồng bềnh hoa tím không còn, ven bờ hồ nhà cao tầng mọc lên choán chỗ
những lùm tre, gốc vối xanh mát bờ hồ. Sớm chiều tiếng nhạc từ các nhà
nổi, du thuyền… phát ra ầm ĩ, ồn ào, những chiếc thuyền bơi tấp nập
mặt hồ, những lều câu cá quanh bờ hồ không lúc nào vắng người, thì đàn
chim sâm cầm làm sao còn dám quay trở về?!

Xem thêm :  Hình xăm bít chân đẹp cho nam nữ ❤️ tattoo bít chân

Hồ
Tây không còn chỗ để sâm cầm trở về không phải lỗi của dân làng chúng
tôi đã đánh mất đi tiếng “đất lành”. Chúng tôi vẫn ước ao, một ngày nào,
tiếp theo đàn le le, đàn sâm cầm sẽ lại trở về.

Tố Liên

(Số 7A ngõ 54 đường Âu Cơ – Tây Hồ – Hà Nội)

Ngày xưa lũ trẻ ra hồ tắm lẫn với sâm cầm, có đứa lặn xuống, túm được cả chân sâm cầm, nhưng rồi lại thả nó ra, không ai nỡ bắt chim làm thịt. Một số người Pháp định thuê người làng bơi thuyền đưa họ ra hồ để bắn chim trả công rất cao, nhưng dân làng đều từ chối, bởi mọi người ở đây nhìn đàn chim sâm cầm tụ tập, ngụp lặn như những sinh linh bé bỏng nên không nỡ giết, đuổi chúng đi. Có cụ nói: “Thử hỏi cả miền Bắc này có hồ nào nằm giữa Kinh thành rộng bằng Hồ Tây, lại có được sâm cầm về đậu như ở đây không?”

Doanh trại “lành”… chim đậu

QĐND – Thứ Năm, 06/01/2011, 16:27 (GMT+7)

Có một vườn chim ở ngay
trong thành phố Sóc Trăng nhưng không phải là khu bảo tồn hay vườn sinh
thái, mà là trong một doanh trại quân đội: Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng. Nơi
đây hiện có hơn 7000 con chim về trú ngụ theo quy luật của tự nhiên “đất
lành chim đậu”…

 “Vườn chim” là khu đất rộng khoảng
10.000m2 liền kề phía sau khu vực sở chỉ huy và các đơn vị trực thuộc.
Nơi đây gần như nguyên vẹn hoang sơ, hồ nước mênh mông, cây cối tốt
tươi, rậm rạp.

Thượng úy Nguyễn Văn Bình-Đại đội trưởng
Đại đội Trinh sát (Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng) đưa tôi đi xem và tự hào chỉ
trỏ nhiều loài chim “độc”: “Tôi dám chắc với anh, có những loài chim bây
giờ tìm đỏ con mắt ngoài thiên nhiên cũng không thấy như nhan sen, le
le (vịt trời), nhưng tại đây thì dễ thôi!”.

Nhờ sự quan tâm bảo vệ của bộ đội ở Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng, hiện vườn chim đã có tới hơn 7000 con

Vén những nhánh tràm nước như buông rèm,
tôi nhìn theo hướng tay Bình chỉ. Đàn le le ở bờ bên kia đang giỡn nước,
ước khoảng vài chục con. Loài chim này ngày trước tôi chỉ thấy thấp
thoáng nơi cồn bãi ngoài sông Hậu, giờ gần như biệt dạng.

Tôi xin phép Bình vỗ tay mấy tiếng thật
to thì ơ kìa, từ những vạt cây, bụi cỏ, mặt hồ, từng đàn chim theo nhau
nhịp cánh bay lên. Vạc xanh, vạc xám, cò trắng, cò đỏ… đủ cả. Chúng bay
rợp trời, lượn một vòng rồi nhẹ nhàng đáp xuống, tuyệt nhiên không phát
ra một tiếng kêu nào.

Hiện “vườn chim bộ đội” này có gần 30
loài với khoảng 7000 cá thể, trong đó nhiều nhất là cò, vạc. Vườn chim
hình thành một cách tự nhiên, từ năm 2007, khi tòa nhà sở chỉ huy vừa
xây dựng xong. Để bảo vệ tuyệt đối cho vườn chim, lãnh đạo, chỉ huy đơn
vị đã có chỉ thị nghiêm cấm mọi hình thức săn bắt, xâm hại đến chim. Chỉ
thị đó được cán bộ-chiến sĩ trong đơn vị chấp hành tuyệt đối.

Chiến sĩ Nguyễn Hoàng Trung Tú (Đại đội
Trinh sát) nói với tôi: “Tụi em thích ra đây thư giãn sau những giờ rèn
luyện vất vả. Chim ở đây quen màu áo lính rồi, chúng rất dạn dĩ. Thấy
anh nào mặc quần áo dân sự thì chúng bay, còn ai mang quân phục thì
chúng rất… “vô tư”.

Đứng ở vườn chim, tôi vẫn nghe rõ tiếng
xe cộ ồn ã ngoài đường phố vọng vào. Nhưng lắng nghe một chút, ngó
nghiêng một chút thì cảm giác bình yên tràn ngập trong tôi. Thật tuyệt
làm sao, thời buổi này lại còn một vườn chim trong thành phố. Cảm ơn
những người lính ở Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng!

Bài và ảnh: Hồng Bỉnh Hiếu

Thanh Hóa: Hàng vạn cò, vạc về xã

Ông Đào Hữu Ngọc – chủ tịch UBND xã Tiến Nông, huyện
Triệu Sơn (Thanh Hóa) – cho biết trong thời gian gần đây, ước tính có
tới gần 3 vạn con cò, con vạc về cư trú, sinh sản tại địa phương. Đây là
năm có số lượng cò, vạc và nhiều loài chim khác về đây cư trú, sinh sản
nhiều nhất từ trước đến nay.

Vườn cò này nằm giữa một hồ nước lớn, với quần thể thảm thực vật phong
phú, xung quanh là hệ thống hào sâu ngăn cách. Do tình trạng săn bắn cò,
vạc bừa bãi nên nhiều năm trước các loài động vật này ít về cư trú ở
vườn cò Tiến Nông. Đến năm nay, do công tác quản lý, bảo vệ vườn cò chặt
chẽ của chính quyền địa phương và người dân, hàng vạn con cò, vạc và
nhiều loài như vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang… xuất hiện,
đặc biệt đang có năm cá thể bồ nông sinh sống tại vườn cò Tiến Nông.

Để
bảo vệ vườn cò Tiến Nông, huyện Triệu Sơn đã cho
Công ty TNHH Việt Anh (Triệu Sơn) nhận thầu. Trong năm 2010, công ty này
đã đầu tư trồng thêm 400 bụi tre gai, thuê máy múc đào sâu các hào xung
quanh vườn cò để tạo sự ngăn cách an toàn. Ngoài ra, công ty còn dựng
500m hàng rào thép gai ở khu vực phía bắc của vườn cò và thuê người bảo
vệ thường xuyên vườn cò này.

Theo HÀ ĐỒNG (TTO)

Chim trời “trồng cây chuối” trên đường quốc lộ

(Soha.vn) – Trên các tỉnh lộ, quốc lộ ở một số tỉnh ĐBSCL hiện
nay xuất hiện các điểm bán chim trời công khai. Dù giá cả đắt đỏ, dù
hàng trăm con chim trời “khàn giọng” kêu cứu nhưng cảnh mua bán vẫn diễn
ra tấp nập.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với đặc điểm có núi rừng, biển và đặc
biệt là có đồng lúa “thẳng cánh cò bay” đã trở thành miền “đất lành” cho
vô số loài chim trời thậm chí có nhiều loại quý hiếm như còng cọc, le
le, gà nước… đến nương náu. Thế nhưng vấn nạn săn bắn chim trời ở đây
đang diễn ra ở mức báo động.

Một điểm bán chim trên quốc lộ 91 (quận Ô môn, Cần Thơ).

.

Những con chim được buộc thành chùm bày bán ven đường quốc lộ.

Cụ thể với các loại chim như ốc cao, cò có giá trung bình từ 20.000 –
50.000 đồng/con; chim quốc mỗi con có giá từ 50.000 – 70.000 đồng; loại
đắt nhất là gà nước (gà nước trống) có giá 110.000 – 150.000 đồng/con.
Với cá loại bìm bịp, còng cọc… giá cả tăng lên gấp đôi nếu như người bán
nắm được nhu cầu mua chim về làm thuốc trị bệnh.

Ngang nhiên vận chuyển chim trời trên quốc lộ 1 A, đoạn xã Hoà Hưng, (Tiền Giang).

Trung bình mỗi người bày bán từ 100 – 200 con chim các loại. Gần đây,
do cơ quan chức năng tích cực kiểm tra nên chợ chim trời trên quốc lộ đã
dời vào bên trong chợ. Tuy nhiên hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập,
chủ yếu là khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh.
Trước lời kêu cứu của hàng trăm con chim trời “xấu số” ở vùng ĐBSCL,
mong chính quyền các địa phương cần sớm có biện pháp ngăn chặn tình
trạng nói trên, góp phần bảo vệ các loài chim trời quý hiếm khỏi họa
diệt vong.

“Săn” đặc sản ở Tràm Chim

Phúc Lập – Minh Điền   –

Thứ Sáu, 04/01/2013, 10:8 (GMT+7)

Vườn Quốc gia
(VQG) Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) có diện tích gần 7.600 ha,
là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Ở đây có hơn 232 loài chim. Trong
đó có 32 loài chim quý hiếm, được bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế như:
sếu đầu đỏ, giang sen, nhan điển… Nhưng, nếu muốn ăn thịt những loài
chim quí hiếm này, không có gì khó.

MUA BÁN CÔNG KHAI

Nghe tôi nói muốn ăn chim, cò, anh xe
ôm ở khu vực ngã ba Thanh Bình, nói: “Muốn ăn con gì cũng có, chỉ cần có
tiền là mua được ngay. Trên tỉnh lộ 843, đoạn Thanh Bình – Tam Nông có
vài quán chuyên bán các món cò. Còn muốn ăn những con chim ngon hơn, lạ
hơn thì đi Tràm Chim”. Ghi vội vài địa chỉ, tôi đi tiếp hơn chục km nữa
đến VQG Tràm Chim.

Chợ thực phẩm Tam Nông từ lâu đã nổi
danh là nơi buôn bán rất nhiều động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, rùa,
chim, cò… Nhưng đến nơi, tôi chỉ thấy vài lồng rắn nuớc, rắn bông
súng, một vài con ba ba và rùa loại nhỏ. Rất nhiều lồng sắt dùng để nhốt
chim, cò đã trống không, chất chồng lên nhau. Khi được hỏi, một chủ
hàng cho biết dạo này kiểm lâm làm dữ quá nên chim cò hiếm lắm. Nếu có
cũng không dám bày tràn lan.

Tiếp tục đi sâu vào bên trong chợ, tôi
bắt gặp vài lồng chim cồng cộc, chim cu và chích cồ. Thấy tôi ngắm mấy
con chim lạ mắt vẻ thích thú, anh Út Tài, chủ vựa chim, chủ động bắt
chuyện. Vẫn là điệp khúc chim ít, hết hàng, bị ngành chức năng kiểm
soát, nên “đặc sản” Tràm Chim giờ rất hiếm hàng, đắt đỏ. Út Tài bảo: mua
cồng cộc ăn đi. Thịt rất nhiều, lại mềm, ngọt hơn thịt cò trắng, giá
chỉ có 120 ngàn đồng/kg.

Tôi bảo: Muốn tìm loại nào lạ lạ chút
chứ cồng cộc tui ăn hoài. Nghe vậy, Tài mỉm cười ý nhị rồi đi vào trong.
Mấy phút sau, anh ta quay lại, trên tay là một chiếc lồng nhỏ được phủ
kín. Tài lật tấm vải trùm ra, tôi thấy bên trong là một chú chim với
chiếc cổ và mỏ dài, chân màng vịt, lông đen trắng chưa mọc đều. “Đúng là
lạ thật, tui chưa thấy bao giờ”, tôi nói. Thấy tôi tỏ vẻ “thiếu kiến
thức” về các loài chim, Tài cười bảo: “Đây là chim nhan điển, thịt thơm
ngon phải biết, lại hiếm khi có hàng nên giá một con là 250 ngàn đồng,
con này nếu ra quán, nửa triệu mới được ăn. Thấy con chim lạ, vài người
người khách gần đó cũng tranh mua với tôi, trong lúc tôi tranh thủ chụp
vài tấm hình, một người đàn ông đã nhanh nhảu đưa tiền mua con nhan điển
rồi nhanh chân chân lên xe vọt mất.

Thấy tôi có vẻ tiếc rẻ, vợ chồng Út
Tài lấy ra một cái lồng khác, cũng được phủ nilông kín mít, bên trong là
một chú chim le le non, mới mọc lông măng lông, bảo: “Chim thịt hết
rồi, chú mua con le le này về nuôi làm kiểng đi, mai mốt lớn lên đẹp
lắm”. Theo anh Tài, ở TP Hồ Chí Minh, một con le le có giá đến 500 – 600
ngàn đồng, nhưng ở Tam Nông giá chỉ 200 ngàn đồng. Nhìn con chim đang
nằm “khật khừ” trong lồng, tôi tỏ ý lo ngại chim sẽ chết nếu giữ nuôi
lâu, Út Tài khẳng định: “Con này rất khỏe, nuôi rất dễ, nếu chết mang ra
tôi đền con khác”. Thấy tôi quay đi, Út Tài lầm bầm trong miệng rồi
quày quả xách lồng chim vào trong.

Dạo một vòng vào phía trong, tôi tiếp
tục thấy những loài chim quí hiếm khác bày bán nửa công khai như: chích
cồ, chim cu, cúm núm, cò, vạc…

KIỂM LÂM LÀM KHÔNG XUỂ

Những vụ bắt giữ liên tiếp trong những
ngày gần đây đã cho thấy thực trạng săn bắt và tiêu thụ ĐVHD trái phép
đang diễn ra rất nóng trên địa bàn huyện Tam Nông. Theo thống kê của
Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, huyện Tam Nông là một trong những địa phương
vận chuyển và tiêu thụ ĐVHD nhiều nhất tỉnh. Trong đó, chợ Tam Nông là
đầu mối tiêu thụ, vận chuyển ĐVHD đi các tỉnh thành. Với mức bán chênh
lệnh hơn 100% giá trị, những chim, cò, nhạn… điều được các thương lái
thu mua triệt để.

Mới đây, ngày 24/9/2012, lực lượng
kiểm lâm đã bắt giữ một trường hợp vận chuyển trái phép 40 con cò ốc,
một loài chim rất hiếm tại VQG Tràm Chim. Hai ngày sau, ngày 26/9/2012
lực lượng kiểm lâm tiếp tục bắt giữ một trường hợp vận chuyển 190 con
chim nhạn trắng đang trên đường đi tiêu thụ. Phối hợp với lực lượng công
an địa phương, lực lượng kiểm lâm mở đợt kiểm tra tại chợ Tam Nông, qua
khám xét, đã phát hiện và tịch thu khoảng 150 con chim hoang dã các
loại.

Nói về những khó khăn trong công tác
ngăn chặn săn bắt ĐVHD, anh Dương Hồng Minh, cán bộ Kiểm lâm liên huyện
Tam Nông – Tân Hồng cho biết, cái khó của lực lượng bảo vệ rừng là quá
mỏng, trong khi dân cư sống quanh khu vực lên đến hơn 50.000 người,
trong đó đa số là hộ nghèo sống bám víu vào VQG. Ngoài việc cố ý thâm
nhập rừng trái phép để lấy củi, hái rau, một số đối tượng còn dùng xung
điện chích cá, săn bắt chim cò trái phép bằng bẫy, lưới… gây nguy hại
rất lớn cho VQG. Gần đây, do thị trường buôn bán ĐVHD ngày càng tăng,
mức giá lại cao, nên nhiều người dân sống cạnh VQG tìm mọi cách để săn
bắt chim trời, cá nước để kiếm tiền. Ngày 25/5/2012 một nhóm đối tượng
đã đột nhập VQG để săn bắt trái phép, khi bị lực lượng chức năng phát
hiện, nhóm người này đã hung hăng chống trả bằng cách dùng xung điện
chích vào người anh Nguyễn Quốc Danh, lực lượng bảo vệ VQG Tràm Chim,
làm anh ngã quỵ.

ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc VQG Tràm Chim.

 

.

Để tìm hiểu thêm thực tế người dân xâm
hại rừng, tôi đi về xã Phú Đức, một trong 5 xã giáp với VQG Tràm Chim.
Tại đây, chúng tôi bắt gặp nhiều hộ dân nuôi chim chích cồ như nuôi gà.
Theo lão nông bảy Thành, người đang thuần dưỡng hai cặp chích cồ cho
biết, muốn nuôi chích thuần, khôn không bỏ đi, biết giữ nhà và làm kiểng
thì phải đi vào vườn mà bắt lúc chích cồ mới nở mang về thuần dưỡng.
Với 2 cặp chim đã trưởng thành, lão sẽ bán được gần 3 triệu đồng cho
người chơi chim cảnh. Đây quả là số tiền không nhỏ, nên người dân vẫn
ngày đêm vào rừng để bắt chích cồ về thuần hoá, gây tổn thất không nhỏ
đến loài chim quí, đặc trưng của vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười này.

Trở lại thị trấn Tràm Chim, tôi ghé
vào một nhà hàng, nghe tôi hỏi có “đặc sản” rừng không, anh Ba Việt, đầu
bếp của quán, bảo: “Muốn gì mà chả có, anh đợi 10 phút là có. Ăn cò
nhé, mùa này cò là ngon nhất, nồi cháo cò chỉ có giá 150 ngàn đồng
thôi”. Tôi tự nhủ, nếu thực khách nào cũng đòi hỏi và sẵn sàng trả tiền
để ăn như cách mà tôi yêu cầu, thì không biết những con chim, cò bay rợp
trời xứ Đồng Tháp Mười vốn vẫn được quảng bá trên phim ảnh có còn để
con cháu sau này thấy được ngoài đời.

Thương chồng nấu cháo le le…

Câu ca dao nghe đã bắt thèm, thèm thưởng thức tinh hoa đồng nội đã thèm;
thèm nhân nghĩa trong đạo vợ chồng xưa mới lớn lao hơn. Khoan nói tới
hương vị ẩm thực đặc sản để tạ ơn đất trời; xin t? ơn người vẫn thương
người là những người nội trợ của nước nam xưa, những người luôn nghĩ đến
núi Thái sơn của gia đình là người cha, người chồng quanh năm vất vả
với ruộng đồng để nuôi sống gia đình, vợ con… một tấc lòng cảm mến trong
tình nghĩa vợ chồng nên người nội trợ xưa cũng thắt lưng buộc bụng để
mua về chưng cất những món ngon, vật lạ cho người trăm năm…
Trước hết là con le le, có người không rõ nó là loại chim gì? Vậy le le
còn một tên gọi dân dã hơn là vịt trời. Giống vịt trời thường sống thành
đàn, bay có đội hình hẳn hoi chứ ít khi bay loạn. Hình dáng le le như
con vịt nhà, nhưng nhỏ con như chim bồ câu và lông đẹp hơn. Khi trưởng
thành, con trống có một vòng lông xanh lục quanh cổ rất đẹp. Phần lông
cánh, lông ức cũng như vịt mái, màu nâu cà phê sữa, con mái lông lợt hơn
con trống. (Không biết trong những công viên bên Mỹ, có phải là le le.
Vì hình dáng, màu lông rất giống nhưng tướng tá bự con hơn le le Việt
Nam nhiều…)
Từng đàn le le rất nhát người, hễ thoáng bóng người là chúng bay biến
hết. Le le thường kiếm ăn ngoài cồn, cù lao giữa sông hay bãi vắng. Thuở
thanh bình chưa có tiếng đạn bom ở những miền quê, thức ăn dễ tìm nên
người ta không săn bắt, bẫy le le nhiều. Phần vì chúng quá nhát người
nên cũng khó bắt. Cũng vì thế mà người bắt được le le (không nhiều) nên
bán giá cao. Mà đắt đỏ thì đương nhiên làm khó cho người nội trợ nghèo.
“Thương chồng nấu cháo le le” ngoài việc nói lên giá trị ẩm thực là món
ngon quý hiếm vì theo kinh nghiệm dân gian đó là món đại bổ, phục lực
hiệu nghiệm cho người bệnh, người đàn ông vất vả quanh năm… nhất là sau
khi ngã bệnh do mưa nắng ruộng đồng. Câu ca dao không đơn giản ở nghĩa
đen như đói ăn rau đau uống thuốc mà giá trị ở nghĩa cử tinh tế của
người phụ nữ xưa trong việc chăm lo sức khỏe cho chồng con… Cu Tí bị
bệnh, ốm nhách xanh lè cũng được má nấu cho ăn cháo le le, chứ đâu riêng
gì cu Tía mà nghĩ oan cho người mẹ quê có mục đích khác…
Nói tới cách chế biến thì chim le le nấu cháo đậu xanh là món dường như
duy nhất vì thịt chim không nhiều, lại dai, xào, kho được mấy. Mà lại là
loại thịt đại bổ nên nấu lấy nước là chánh, người bệnh cũng dễ ăn hơn
xào nấu ra những món khô. Theo Đông y thì thịt le le nóng, nhưng đại bổ
cường dương nên trong nam thường nấu cháo với đậu xanh để quân bình âm
dương. Có sách nói thịt le le tuy là loại thịt đại bổ cường dương nhưng
thuộc loại thịt độc (như thịt rắn). Phục hồi sức khỏe người bệnh hiệu
nghiệm nhưng cũng dễ “trúng”, vì người bệnh thì chắc chắn thể chất đang
yếu, thể lực chưa phục hoàn… Cũng là lý do người xưa nấu cháo le le
với đậu xanh vì đậu xanh cũng là một phương thuốc giải độc xưa.
Nhưng đi từ Minh Hải, Cà Mau lên qua Sài Gòn, ra bắc thì lại thấy người
ta thường nấu xáo le le. Trước hết là nhổ lông sống con le le (thấy hơi
ác) vì con le le trụi lủi lông mà vẫn còn sống. Sau đó cắt tiết như cắt
tiết vịt, huyết le le không ăn được (vì sợ độc) nên bỏ. Kế đến là hơ le
le trên than hồng cho cháy trụi lông măng còn trên mình le le, mùi da
tanh tưởi của le le cũng nhẹ đi nhờ mùi khét lông cháy át bớt… Đoạn
mổ, rửa, chặt miếng xong thì nấu lửa nhỏ với muối, đường cho đến mềm
thịt, nước trong và ngọt. Đồng thời ra vường hái nắm lớn rau răm, vào
lặt rửa, lá răm xắt nhuyễn để đó. Nhưng gốc, thân răm thì bó lại, cho
luôn vào nồi xáo để ra nước. Món này ăn với bún tươi, khi nồi xáo đã mềm
thịt, người ta cho luôn bún tươi vào nồi, chờ cho bún ấm lên là được,
không cần sôi. Nhắc nồi xuống mới bỏ hết mớ lá răm xắt nhuyễn vô nồi.
Khi múc ra tô mới rắc tiêu đen… Tô bún thơm lừng mùi rau răm, nhưng ăn
vào ngọt lịm, ngọt thanh nhờ thịt le le rất ngọt. Ăn nóng và nồng thơm
mùi tiêu làm người bệnh giải cảm, toát mồ hôi hột sau khi ăn một tô xáo
le le. Hiệu nghiệm hơn người cảm nắng cảm lạnh chỉ trùm mềm để xông nồi
nước xông lá sả, lá ổi nóng hổi cho ra mồ hôi mà chả có gì bồi bổ trong
bụng cho lại sức. Món này, tuy bún tươi cũng không được lành như cơm,
nhưng có rau răm cùng tác dụng và mạnh hơn đậu xanh nữa. Người phụ nữ
xưa từng dùng rau răm giã lấy nước uống để ém kinh khi phải xa nhà, bất
tiện trên đường dài… Mấy o du kích của Việt cộng cũng học chiêu này
của tiền nhân để ém kinh đi đánh Mỹ.
Nhìn về trong nước bây giờ, người ta đồn thổi về tác dụng của le le vừa
quá đáng, vừa méo mó, le le được coi như một loại viagra thiên nhiên nên
giới giàu xổi rất chuộng. Từ đó phát sinh ra những lò nuôi le le như lò
ấp gà, vịt xưa để cung cấp cho những quán ăn đặc sản. Không biết con le
le ăn cám trộn rau, uống thuốc kích thích tăng trưởng của Trung Quốc
thì thịt nó có còn giá trị dinh dưỡng cao hay không? Chỉ thấy gần như
tận tuyệt một giống chim trời vì nhu cầu bệnh hoạn của giới thích hưởng
lạc. Sự phá hoại môi trường thiên nhiên đã không tốt thì càng xấu hơn
khi bóp méo ca dao nghĩa vợ tình chồng đẹp đẽ xưa… Tìm hiểu thêm trong
sách xưa cũng chỉ thấy nói về le le là loại thức ăn (thuốc) có vị ôn,
khí bình, người bịnh ăn vào cũng khoẻ… chả nghe nói gì tới chuyện
phòng the như những đồn thổi vớ vẩn…
Còn hai món độc của người phụ nữ xưa thương chồng là canh bông bí và chè
hạt sen. Canh bông bí có lý hơn canh bông lý. Tuy bông lý (màu xanh
lục) cũng là một loại hoa ăn được. Người ta có thể xào không với muối,
đường cũng thành một món rau xào trong bữa ăn dân dã. Hoặc nấu với tép
để có tô canh ngọt nhẫn, bùi ngùi. Người Bắc thường hà tiện một cách cầu
kỳ là luộc mấy con cá rô, cá chín, vớt ra giẽ thịt để riêng. Đầu cá,
xương xẩu cho vào cối đá giã nát như tương, múc nước trong nồi canh chế
vô cối xương cá, quậy như giặc về rồi chắt lấy nước có thịt cá vụn trở
lại nồi canh. Mớ xương trắng giã, vứt ra, con chó đến ngửi rồi bỏ đi…
lầm bầm, đúng là Bắc kỳ. Kể ra ăn không khoái miệng bằng cách nấu trong
Nam, bỏ mớ tép lên thớt, xoay dao lấy bản to, đập giập mớ tép, là nấu.
Khi ăn, vỏ tép mềm chứ không cứng như vỏ tôm, gắp kèm với mớ bông lý,
chấm nhẹ vô chém nước mắm (không chấm không phải Nam bộ). Chấm rồi để
coi hay thả vô kỳ cùng rồi ngậm mà nghe, tùy ý. Cái ngọt nhẫn nhưng
thanh của bông lý không chuộng người háu ăn, vì vị bùi của nó chỉ người
từ tốn mới cảm nhận được nơi cuống lưỡi… và cái bẫy tự trời của món ngon
là thấy tô canh bông lý không bốc khói, nhưng lùa hỗn vô miệng thì nhảy
đổng. Bên trong những búp bông lý tưởng nguội rồi nhưng nóng tàn
canh…
Vậy bông bí hay bông lý đúng với câu ca dao này, thiết nghĩ bông bí đúng
hơn vì hoa lý không nhiều ở thôn quê. hoa lý chỉ rộ lên ở miền nam,
nghĩa là người ta nói tới nhiều sau khi xuất hiện bản nhạc “giàn thiên
lý đã xa” Những người yêu thích bản nhạc thì đi tìm một dây thiên lý về
trồng cho thỏa lòng lãng mạn. Chỉ sau 1975, ơn đời khốn nạn thì người ta
mới ăn tới thịt thằng bé nhớ thương mãi quê nhà.
Suy ra bông bí ngàn đời hơn, khi những hạt mưa đầu mùa về với ruộng
vườn, người ta thả dây bí, gác mớ chà cho nó leo… phong thổ ưu đãi nên
chẳng mấy chốc mà bông bí đầy giàn. Người ta ngắt mớ bông đực – sau khi
đã hết phấn nhưng chưa tàn, rụng; ngắt bớt mớ bông cái mới tượng trái
vì để quá nhiều trái trên một dây bí thì trái không lớn nổi vì dây phải
nuôi quá nhiều trái; ngắt bớt mớ đọt non vì chỉ chung một gốc mà quá
nhiều nhánh cũng không cho trái lớn được… Cứ như thế, biết làm gì với mớ
bông bí, đọt bí non nõn… đem nấu với tôm sú lột vỏ sẽ là món ăn tuyệt
vời trong tiết trời vào hạ – nếu đối chiếu với ca dao thì thấy rõ:

Xem thêm :  Rắn mũi lợn hognose snake – rắn mũi hếch giả chết

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta tiếp tục làm mùa tháng năm…
Rõ là thả dây bí sau tết Nguyên đán, vậy dây bí ra hoa kết quả đã vào
hạ, trời nóng lên rồi mà người chồng đồng áng được ăn tô canh bông bí để
giải nhiệt thì không cưng vợ sao được. Bông bí mát, tôm thì ngọt đã
rành. Sự lưu tâm chăm sóc của người vợ quê xưa dành cho chồng càng thêm
đầm ấm gia đình.
Bông bí, đọt bí cũng có thể xào chung với vài trái cà chua, muối,
đường… thế thôi mà thơm lừng gian bếp quê, hương vị thôn dã, giòn trái
bí non mới tượng; bùi bông hoa bí; ngái đọt bí non nhưng vị ngái bắt
ngây, ăn hoài không chán… đặc biệt là tí nước xào nhưng lại là tinh
hoa trong bông, trong đọt bí tươm ra, hoà quyện với muối, đường và cà
chua cho vị mặn mặn, chua chua, ngọt ngọt… món này đưa cay với chung
rượu đế sau ngày đồng áng cũng tới lắm. Bông bí, đọt bí ăn quợt, trị táo
bón rất hay. Thích hợp cho đàn ông ưa trà, rượu, lại ít ăn rau… Nếu
cũng chảo xào đó mà có mớ gà đồng (nhái) soi được sau cơn mưa đêm thì
không nhậu không phải người biết thưởng thức. Thịt nhái ngọt tàn canh,
vừa giai để lai rai ba sợi. Gặp nhái vùng nước ngọt, xương mềm rụm thì
thôi má nó ơi… nhái vùng nước lợ, xương cũng không cứng lắm. Nhưng
nhái miền biển mặn thì thua, xương cứng như xương rồng.

Rồi thì chè hạt sen sực nức thơm tho… Tráng miệng bằng món không quá
đắt tiền nhưng công phu hơi cực – càng nói lên tình nghĩa của người vợ;
bản lĩnh gia chánh của người phụ nữ quê xưa. Có người còn cầu kỳ hơn một
nồi chè hạt sen nấu vội đã ngon -vì tự thân hạt sen đã ngon. Vợ thằng
Đậu ngoài doi, nổi tiếng với món chè hạt sen long nhãn. Nó lấy chồng hèn
nên cực công chăm, Đậu phu nhân thường ngồi lọt vỏ mỏng của từng hạt
sen tươi, rồi thông tim sen suốt buổi trưa hè ngoài gốc bần. Hồi rửa
sạch sẽ dưới cầu ao thì rổ sen trắng nõn như bắp chân con gái.
Bắc nồi, thổi lửa liu riu, hớt bọt cho nước trong như nước mưa mùa. Sen
mềm phải vớt ra rồi mới cho đường vào, nêm cho vừa ngọt. Vớt ra vì hai
lý, thứ nhất là nấu bất cứ hạt gì với đường thì khi cho đường vào mà còn
lửa thì sẽ bị lại hạt (người nấu chè gọi là lại đậu) hạt đậu thử mềm
rồi nhưng cho đường vào mà không tắt lửa thì hạt đậu bị sượng, ăn sẽ
không ngon nữa. Nói chung là nấu chè đậu thì nấu bằng nước dừa, nước dảo
vắt từ cơm dừa ra, nhưng khi đã mềm đậu thì mới cho đường và nước cốt
dừa, rồi là nhắc nồi vì thôi lại đậu và gắt dầu vì nước cốt dừa nấu trên
bếp lửa sẽ lên mùi dầu dừa…
Nhưng với chè hạt sen không có nước dừa thì không sợ gắt dầu dừa, nhưng
vẫn cẩn thận với đường vì đường làm cho lại hạt sen. Lý do thứ hai, phải
vớt sen ra khi đã mềm hạt vì vợ thằng Đậu cưng chồng nhất xứ. Đậu phu
nhân hái nhãn ngoài vườn sẵn rồi. Những trái nhãn dày cơm trên đất doi
ngọt lịm, thơm lừng… được mũi dao nhỏ, nhọn, lách khéo léo đến không
thấy đường dao mà lấy được cái hạt nhãn ra ngoài, nhận hạt sen đã hầm
nhừ vào thay cho hạt nhãn. Trông qua nhãn lột vẫn nguyên hình, nhưng kỳ
thực cái hạt nhãn bên trong đã được thay bằng hạt sen vừa mềm, vừa ngọt
lại vừa thơm…
Nồi nước hạt sen hầm cũng thơm nức mũi, đã vô đường, nêm vừa ngọt, dằn
chút xíu muối cho vị ngọt đầm chứ không ngọt gắt – là bí kíp chè công
của Đậu phu nhân. Khi thả những trái nhãn lột- nhân sen vô lại nồi nước
sen hầm (đã nêm đường, muối) là nhắc nồi xuống luôn. Nước đường dư sức
làm ấm trái nhãn lột; mà lại không đủ sức nóng để làm sượng hạt sen đã
hầm bên trong. Bí quyết gia truyền của Đậu phu nhân được rộng rãi quảng
bá vì đôi vợ chồng hèn mọn nhưng không hẹp hòi này rộng lượng có tiếng.
Với người sang cả thì chén sứ chén sành, gặp mấy mợ trưởng giả học làm
sang lại còn mời tướng công xơi chè ngọc sen mới chảnh bựa. Người hạ
tiện thì mo cau, gáo dừa gì mà múc chè long nhãn hạt sen này vô rồi thì
chỉ nghe mùi đã sướng mê tơi… không biết thằng Đậu có ăn hay không,
người ta chỉ thấy nó da dẻ hồng hào, mặt tươi như coi kết quả thử HIV-
âm tính, đi cày khỏe hơn trâu, về nhà-con cái nhiều như đậu.
Chè hạt sen nấu với nhãn tuy ngon nhưng nóng hơn là chỉ hạt sen, nấu
không ngọt lắm mới thơm tho mùi hạt sen và thật sự mát tỳ bổ thận, trong
phổi – hết thở khò khè… Người mất ngủ còn nấu tim sen để uống thay
trà, tuy đắng nhưng lại là vị thuốc hữu hiệu – thuốc đắng giã tật.
Sự thật mất lòng là những món ăn dân dã nhưng sau nhiều đời hãy còn
truyền tụng bằng ca dao, chắc chắn cháo le le, canh bông bí, chè hạt sen
là tam bổ đại trượng phu cho người đàn ông đồng áng; nói lên sự giỏi
giang, ý nhị, thương lo cho chồng con của người phụ nữ xưa. Gài câu ép
chữ thành tội nghiệt chuốc thuốc cho chồng để mưu đồ bất chánh là thiếu
công bằng cho công dung ngôn hạnh của người phụ nữ xưa. Có thể đời nay,
thương chồng siêng sắm kim cương/mai này ly dị tòa nhường cho em… là
câu vỉa hè hay nói. Nghe chơi rồi quên đi, thương gì mấy tên… vợ là mì
gói của ta/ là hàng đặc sản của thằng cha láng giềng…

Tiền
Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai – TP Biên
Hòa , Bà Rịa – Vũng Tàu , TP Đà Lạt – Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận
, Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng ,
Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai –
Kon Tum , Kiên Giang

,

Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang ,
Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông
, Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , ải Dương , Hải
Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà
Nội

,

Hà Tĩnh , Nghệ An  Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc
Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam ,
Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh
Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên
Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái. 

Le nâu sống thành bầy ở những nơi chúng ưa thích. Môi trường sống là các hồ nước ngọt, với nhiều thực vật, Thức ăn của chúng là hạt và các loại thực vật khác. Đôi khi chúng cũng tạm cư trú ngoài biển, nhưng ngoài khu vực nhiều sóng. Le nâu phân bố không đều tại Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam Trung Quốc, Việt Nam. Le nâu chủ yếu sống định cư, di chuyển nhỏ theo vùng nước, nhưng le nâu ở Trung Quốc di cư về phía Nam vào mùa đông.là một món ăn bổ dưỡng của ẩm thực Huế và, Việt Nam.Le nâu có mỏ dài màu xám, đầu và chân cũng dài. Lông trên đầu, cổ và bụng màu vàng sẫm da bò, chỏm lông trên đầu sẫm màu hơn. Lưng và hai cánh màu xám sẫm, với các mảng màu nâu hạt dẻ trên cánh và đuôi.Tiếng kêu của chúng hơi khò khè, phát ra khi bay. Các chỗ đậu ngủ đêm của chúng thường rất ồn àoSếu đầu đỏ về vườn Quốc gia Tràm ChimTT – Trong khi nạn săn bắt, tận diệt chim trời diễn ra khắp nơi thì tại một đơn vị quân đội, có một vườn chim tự nhiên đang được những người lính bảo vệ hằng ngày..Bài và ảnh:Vườn cò này nằm giữa một hồ nước lớn, với quần thể thảm thực vật phong phú, xung quanh là hệ thống hào sâu ngăn cách. Do tình trạng săn bắn cò, vạc bừa bãi nên nhiều năm trước các loài động vật này ít về cư trú ở vườn cò Tiến Nông. Đến năm nay, do công tác quản lý, bảo vệ vườn cò chặt chẽ của chính quyền địa phương và người dân, hàng vạn con cò, vạc và nhiều loài như vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang… xuất hiện, đặc biệt đang có năm cá thể bồ nông sinh sống tại vườn cò Tiến Nông.Để bảo vệ vườn cò Tiến Nông, huyện Triệu Sơn đã cho Công ty TNHH Việt Anh (Triệu Sơn) nhận thầu. Trong năm 2010, công ty này đã đầu tư trồng thêm 400 bụi tre gai, thuê máy múc đào sâu các hào xung quanh vườn cò để tạo sự ngăn cách an toàn. Ngoài ra, công ty còn dựng 500m hàng rào thép gai ở khu vực phía bắc của vườn cò và thuê người bảo vệ thường xuyên vườn cò này.(Soha.vn) – Trên các tỉnh lộ, quốc lộ ở một số tỉnh ĐBSCL hiện nay xuất hiện các điểm bán chim trời công khai. Dù giá cả đắt đỏ, dù hàng trăm con chim trời “khàn giọng” kêu cứu nhưng cảnh mua bán vẫn diễn ra tấp nập. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với đặc điểm có núi rừng, biển và đặc biệt là có đồng lúa “thẳng cánh cò bay” đã trở thành miền “đất lành” cho vô số loài chim trời thậm chí có nhiều loại quý hiếm như còng cọc, le le, gà nước… đến nương náu. Thế nhưng vấn nạn săn bắn chim trời ở đây đang diễn ra ở mức báo động.Chị N.T. T. – một hộ bán chim trời ở cổng chào quận Ô môn (TP. Cần Thơ) cho biết:Quan sát tại điểm bán của chị T. chúng tôi thấy những chú chim ốc cao, gà nước, quốc… được chị buộc thành chùm (mỗi chùm có từ 3 – 6 con) treo trên cây dù, yên xe. Theo chị T. các loại chim trời này không bán theo chục hay kg mà bán từng con, tùy theo loại to nhỏ.Cụ thể với các loại chim như ốc cao, cò có giá trung bình từ 20.000 – 50.000 đồng/con; chim quốc mỗi con có giá từ 50.000 – 70.000 đồng; loại đắt nhất là gà nước (gà nước trống) có giá 110.000 – 150.000 đồng/con. Với cá loại bìm bịp, còng cọc… giá cả tăng lên gấp đôi nếu như người bán nắm được nhu cầu mua chim về làm thuốc trị bệnh.Trên Quốc lộ 1A các điểm bán chim trời xôm tụ nhất là đoạn đi qua huyện Châu Thành A (Hậu Giang), mỗi ngày có hàng chục người ngồi bán đủ các loại chim “xấu số” vừa bị sập bẫy hay sa vào lưới của dân săn chim vào ban đêm.Trung bình mỗi người bày bán từ 100 – 200 con chim các loại. Gần đây, do cơ quan chức năng tích cực kiểm tra nên chợ chim trời trên quốc lộ đã dời vào bên trong chợ. Tuy nhiên hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập, chủ yếu là khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh.Trước lời kêu cứu của hàng trăm con chim trời “xấu số” ở vùng ĐBSCL, mong chính quyền các địa phương cần sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng nói trên, góp phần bảo vệ các loài chim trời quý hiếm khỏi họa diệt vong.


Mở rộng mô hình nuôi chim Le Le


Mở rộng mô hình nuôi chim Le Le

Góc Chăn Nuôi đang bảo tồn một số động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng!!!!hiện tại trại đã cho sinh sản thành công và cung cấp con giống chất lượng cho bà con !!
Cam kết tất vật nuôi đều thuần dưỡng từ nhỏ từ trại nuôi lên không phải chim rừng nên bà con yên tâm!!
—Đăng ký kênh miễn phí :https://bit.ly/392BeYS
—Fanpage:https://bit.ly/
2Sh0d4F
—Phân biệt trích Cồ trống mái:https://bit.ly/36YYLrR
Địa chỉ chăn nuôi:ấp Trung Hưng1Axã Vĩnh HưngAhuyện Vĩnh Lợitỉnh Bạc Liêu
0949.394979 Toản (zalo Góc Chăn Nuôi)
Thanh toán qua tài khoản ngân hàng:
Thông tin chuyển khoản
Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Lợi
Số tài khoản:7206205016772
Tên chủ tài khoản Huỳnh Chí Toản
Lưu ý:quý khách chuyển khoản nhớ báo trước .
———————————————————
NHỮNG VẬT NUÔI TRẠI ĐANG BẢO TỒN
……………….Le Le …………
Giá có thể thay đổi tuỳ vào thời điểm mời các bạn
tham khảo!
1 tháng 250k/1 con
2 tháng 300k/1 con
3 tháng 350k/ 1 con
4 tháng 400k/1 con
6 tháng 500k/1 con
…..Giấy tờ pháp lý đầy đủ…..
…………. Trích Cồ………..
1 tháng 250k/1 con
2 tháng 300k/1 con
3 tháng 350k/ 1 con
4 tháng 400k/1 con
5 tháng 500k/1 con
………
………. …Quốc (cuốc)……
1 tháng 250k/1 con
2 tháng 300k/1 con
quốc mồi 1tr53tr
……..
………Cúm Núm(gà nước)……
1 tháng 250k/1 con
2 tháng 350k/1 con
3 tháng 450k/ 1 con
4 tháng 550k/1 con
5 tháng 650k/1 con
……
Bao trống mái!!!
………..Trích Ré……….
1 tháng 150k/1 con
2 tháng 250k/1 con
3 tháng 350k/ 1 con
……………………………………………
…………….LE LE…………
Là động vật hoang dã sống nới đầm lầy ,bưng biền ,ao hồ , thức ăn chính là các loại hạt ,bèo…. Sức đề kháng cao nên trong quá trình nuôi ít bị dịch bệnh.Thịt Le le rất thơm ngon bổ dưỡng , ít mỡ,có khả năng tăng cường sinh lực nên được nhà hàng rất ưa chuộng….
…………..TRÍCH CỒ…………
Là loài chim có màu lông xanh đặt trưng rất là đẹp,khôn, dạn người biết giữ nhà biết múa …..Chính vì thế nên được người chơi chim xảnh săn đón rất nhiều.
Trích Cồ sống tập trung ở miền Nam gần những cánh rừng ,thức ăn chủ yếu các loại hạt,củ năn ,củ lát,tôm,tép….
……………QUỐC………
Là loài chim sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Thức ăn chủ yếu những loại hạt,tôm ,tép,cào cào..
Quốc sống ở những bìa rừng,hay bìa vườn nước cạn.
Quốc được dân chơi chim bẫy săn lùng ráo riết,để nuôi được con quốc mồi thật sự lắm công phu từ cho ăn ,tập luyện…vì thế giá 1 con quốc mồi đi bẫy được cũng tầm tiền triệu trở lên…
……………..TRÍCH RÉ………….
Trích Ré sống ở nước mặn và ngọt
thức ăn chỉ yếu hạt,tôm tép,trích ré nuôi rất dễ ,nhưng để nuôi được lên mồi ưng ý rất khó vì trích ré hay nhát tung lồng.quá trình nuôi cũng tập luyện kì công mới được con mồi vừa ý.nên giá 1 con trích ré cũng k dưới tiền triệu ….
CÁM ƠN BÀ CON VÀ CÁC BẠN ĐÃ XEM VIDEO
CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI THÀNH CÔNG!!!!!
GócChănNuôimôhìnhnuôichimlelechimlelegiốngchimlele

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button