Cây Xanh

Mua bán chó mèo cảnh & phụ kiện thú cưng

Để phân biệt với Chích Chòe Lửa, người ta gọi con Chích Chòe hay chim Chìa Vôi bằng cái tên mới là Chích Chòe Than.

Ở miền Bắc và bắc Trung phần thì Chích Chòe Than được gọi với cái tên từ thời cổ lỗ là chim Chìa Vôi, sau đó là chim Chích Chòe. Ở vùng ngoài không ai gọi nó là Chích Chòe Than, vì ở đó không có Chích Chòe Lửa, nên khỏi sợ lộn. Ngay ở miền Nam trước đây, người ta cũng gọi nó là chim Chìa Vôi.

Chim Chìa Vôi ở miền Bắc có thân hình lớn hơn Chích Chòe Than ở trong Nam, đôi chân cũng cao kều hơn, còn giọng hót và màu lông cùng đặc tính thì giống nhau như một.

Sở dĩ ông bà ta gọi nó là con chim Chìa Vôi, vì đôi chân vừa cao vừa nhỏ giống như cái chìa vôi của các bà ăn trầu. Do đôi chân vừa cao, vừa nhỏ trông yếu ớt nên dáng đi điêu nhảy của Chích Chòe Than lều khều, tưởng chừng như xiêu vẹo, không vững. Xưa nay, người nào có đôi chân ốm yếu lại cao nhồng, thì được người đời ví von là kẻ có cặp cẳng chìa vôi.

Xuất xứ:

Chích Chòe Than, xuất phát từ quần đảo Nam Dương, rồi dần dần có mặt ở các nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có nước ta. Tại Việt Nam, giống này có mặt khắp mọi nơi, ở đâu có người là ở đó có chúng ở. Từ trong rừng thẳm núi cao, đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, đi đến đâu, ta cũng gặp hình ảnh con chim mình đen bụng trắng thán thương này. Tuy nhiên, chúng sống ở rừng thì ít, mà sống trong vườn tược gần nhà của người thì nhiều.

Chích Chòe Than có đặc tính kỳ lạ là khi hót không bao giờ đậu cành thấp. Chim chọn những cây cao nhất vùng, bay đậu trên ngọn cao nhất của cây ấy mới hót. Khi hót, chim cứ đứng nguyên vị trí suốt một khoảng thời gian dài, có thể 15 phút hoặc nửa giờ, với dáng dấp tự tin. khoan thai, đủng đỉnh, say mê hót. Giọng hót của nó có bài, bản nhất định, không thể lầm lẫn được với giọng của các loài chim khác.

Đứng trên vị trí cao nhất vùng mà hót, chứng tỏ chim không hề biết sợ một địch thủ nào, mà lại còn có vẻ thách thức nữa. Nó cứ điềm nhiền đứng hót, lúc nào không còn hứng nữa mới chịu tung cánh bay đi…

Hình dáng:

Như phần trên đã nói, Chích Chòe Than có đôi chân vừa cao, vừa nhỏ, trông thì không cân đối, thế nhưng, chân nhỏ mà không yếu. Ai có thấy Chích Chòe Than đá nhau trong rừng, hoặc đá trong lồng thì mới thấy những cú tung cước bần bật vào đối thủ của nó đích đáng đến chừng nào. Đã thế, nó còn mô vào măt, vào mặt, vào cố đến nỗi đôi thủ phải trụi lông, rách thịt, có khi lọt tròng…

Chích Chòe Than có thân mình lớn gấp đôi chim sẻ, có con lớn đến gấp ba, chiều dài tính từ đầu đến chót đuôi khoảng 18 phân. Toàn thân phủ lông đen, trừ phân bụng, bền dưới lông đuôi, và hái sọc xuôi dài bên cánh là màu trắng. Mỏ và mắt của chim đen tuyền, chân đen mốc.

Với bộ lông như vậy, trông Chích Chòe Than lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ giống như cụ lý ngày xưa, chững chạc với khăn đóng áo dài đen quần trắng… Với bộ lông đặc biệt nầy, Chích Chòe Than không có nét trùng giống với một con chim cảnh nào khác.

Xem thêm :  Đặc điểm sinh thái của cây trúc quân tử

Cách nuôi chim chích chòe than bổi:

Trong đời sống tự nhiên, Chích Chòe Than thích gần gũi với con người. Chúng thường sống và làm tổ ở trong vườn nhà. Tổ của chúng là những bóng cây. Muốn bắt Chích Chòe Than con, người ta lấy những cái hũ, những cái tĩn nước mắm, gác lên các chảng cây thấp, thế là chúng bay vào đẻ. Lúc chim con sắp tập bay là người ta chờ đêm tối thọc tay vào bắt trọn ổ.

Chích Chòe Than trông có vẻ dạn với người, thế nhưng khi bắt vào lồng thì chúng tỏ ra rất sợ hãi. Nhiều con cứ thấy có bóng người là cố chui rúc vào nan lồng đến nỗi bể đầu, tróc lông, xệ cánh, không chịu ăn mồi  đế chịu chết. Do dó, người ta thường nuôi chim con, vừa mau dạn lại có thể nuôi thả như các lơài gia cầm khác. Chim con nuôi lớn lên trở nên thuần tính thả bay nhảy trong nhà, trong vườn như các loại gia cầm.

Riêng chim lớn bẫy về, ta phải nuôi bằng phương pháp đặc biệt.

Trước tiên là sửa soạn một cái lồng tre hoặc mây, bên trong có treo một cóng nước, một cóng đựng cào cào (nhớ xén hết chân để đề phòng cào cào nhảy), một cóng nữa đựng bột đậu phộng (sẽ trình bày ở phần thức ăn cuối bài) có pha một ít sâu tươi hoặc khô. Ngoài, lồng phải có áo lồng kín đáo. Thả chim vào lồng xong, ta trùm kín áo lồng lại, rồi treo lồng vào một nơi yên tĩnh trong vài ngày.

Chim bổi tuy nhát, nhưng sống trong sự tĩnh mịch này nó cũng “ép bụng” để thích nghi với hoàn cảnh mới. Những ngày sau đó thấy chim bớt nhát, không còn bay nhảy loạn xạ như trước. Thế là có quyền hé bớt áo lồng và treo vào chỗ có bóng người qua lại để chim dạn dĩ dần thêm.

Thức ăn cho chim chìa vôi:

sống trong rừng, Chích Chòe Than thích ăn sâu bọ, cào cào, châu chấu, trùng dế… Chúng thường sà xuống các thửa ruộng mới cày, những đám đất mới cuốc để tìm trùng, tìm dế mà ăn. Chích Chòe Than cũng tìm ăn những trái cây chín trong vườn.

Ca dao ta có câu:

“Cu cu ăn đậu, ăn mè,

Bồ Câu ăn lúa, Chích Chòe ăn sâu”.

Xem thế đủ thấy, loại chim nầy rất có ích cho con người, vì nó bắt sâu bọ phá hoại mùa màng cây cối.

Chích Chòe Than khi bắt nuôi trong lồng, thì ta phải cho chúng ăn loại thực phẩm được pha chế riêng.

Đó là bột đậu phộng trộn trứng.

Cách thức pha chế như sau :

Dùng nửa kg hột đậu phộng rang chín, lấy cái chai cà ra thật nhuyễn (hoặc dùng côi, xay, giã cũng được), xong trộn vào bột 5 quả trứng gà (hay vịt), cố gắng trộn bột và trứng thật đều rồi đem phơi nắng. Trong trường hợp trời không nắng thì bắc chảo lên sấy khô với lửa nhỏ cho đến lúc trứng chín thì thôi. Điều cần là đừng để bột khét. Xong, dùng tay bóp bột tơi ra thành bột, tránh sự đóng cục.

Chim ăn mỗi ngày độ một muỗng nhỏ.

Xin lưu ý là nuôi Chích Chòe Than rất tốn kém về thức ăn.

Vì mỗi ngày, ngoài bột và đậu phông trộn trứng ra, còn phải cung cấp cào cào, sâu tươi và cả sâu khô nữa.

Một con chim ăn mỗi ngày, phỉ sức cũng hết 50 con cào cào. Thiếu cào cào thì chim ốm. Mà một khi chim đã ốm thì khó lòng “vực” chim lên được. Những người nuôi Chích Chòe Than để đá, họ còn ép chim ăn cào cào một ngày hai cữ, ít ra cũng từ 80 đến 100 con.

Xem thêm :  Cách trồng lan dendro "siêu đơn giản" cho người yêu cảnh

Sâu khô mua về bóp nhuyễn thành bột, trộn chung với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ, lệ 30 hoặc 50%.

Sâu tươi thì đổ vào cóng riêng, cho ăn hà tiện cũng một muỗng cà phê một ngày.

Đó là điều làm cho những nhà nuôi chim rât ngạc nhiên, vì với cái bầu diều nhỏ nhoi như vậy, mà sao Chích Chòe Than có thể “ngốn” một lượng thức ăn nhiều đến như thế.

Với Chích Chòe Than nuôi để đá độ như gà nòi, thì người ta cho ăn sáu tươi và sâu khô 100% (không cho ăn bột dậu phộng trộn với trứng) và một ngày ăn hai ba cữ cào cào.

Chim ăn sâu tươi, sâu khô càng nhiều thì chim càng “lên lửa ”, càng sung, cả ngày lúc nào cũng hung hăng chực đá. Ngay chủ đưa tay vào lồng để châm thêm thức ăn cũng bị chim bay đậu lên tay, miệng cắn, chân đá liên hồi, không sao gỡ cóng ra được.

Con chim “có lửa ” rất dễ biết, nó ít hót, cả ngày cứ kéo bổ lồng và gặp người là xán tới thành lồng gây sự…

Với người nuôi chim để hốt, khi thấy chim “đủ lửa“ thì cho ăn bớt sâu. Nghĩa là từ 50% sẽ xuống còn 30% để hãm sự sung sức của chim bớt lại, có như vậy chim mới siêng hót.

Xin lưu ý là ta có thể tùy nghi mà giảm bớt tỷ lệ sâu tươi hoặc khô, chứ lượng cào cào không nên giảm. Trừ trường hợp mùa nắng, cào cào không có đành chịu mà thôi. Dĩ nhiên, thiếu cào cào thì phải tăng lượng sâu tươi lên để chim khỏi bị suy yếu. Nêu không có sâu tươi thì cho ăn trứng kiến.

Cách tạo sâu qui cho chích chòe vôi:

Như trên đã trình bày, nuôi chim Chích Chòe phải tốn nhiều sâu. Ở thành phố thì có những nơi bán sâu, người nuôi chim nào cũng biết. Hễ có tiền là có sâu, muốn mua bao nhiêu cũng được, mua một vài ngàn hay một vài trăm ngàn, họ cũng có dủ để bán. Thế nhưng, ở vùng xa, dù muốn mua, biết ở đâu mà mua. Vậy, thì ta chỉ còn cách tạo ra sâu mà nuôi chim vậy.

Ta biết sâu là do trứng con qui nở ra. Con qui hình dáng như con bọ rùa, toàn thân màu nâu sẫm. Qui sống trong các kho gạo mục, và sinh sản rất nhanh. Ta có thể mua con qui ở những nơi bán sâu.

Trước hết ta nên sắm sẵn cái khạp, hay một cái thung nhôm hay thiếc hình tròn (như dạng nồi để nấu banh chưng ngày Tết vậy). Giữa khạp hay thùng nên để một cái khay, đáy có lỗ nhỏ vừa rớt hột tấm, có thể là một cái rổ, đáy có lỗ nhỏ). Điều cần là làm sao cái khay hay cái rổ đó phải khít với vách khạp hay thùng, để tạo ra khạp (hay thùng) có hai đáy. Ở phần đáy khạp (hay thùng), ta để cá khô, hoặc bánh mì khô, khoai mì xắt lát phơi khô để sau nầy làm mồi nuôi con sâu. Ở phần trên khạp, tức là trên khay, trên rổ, ta thả con qui vào. Ta cũng bỏ mồi khô cho qui như bánh mì khô, cơm khô hoặc khoai mì khô.

Sau một thời gian, con qui đục khoét vào bánh mì, vào khoai mì khô vừa ăn vừa đẻ trứng. Trứng sẽ nở ra sâu con. Sâu con ngo ngoe rớt xưống đáy khạp (hay thùng). Ta để cho chúng ăn mồi, sống một thời gian, lúc nào cần thì nhấc cái khay qui ra ngoài, vớt sâu con ở đáy khạp lên sàng ra. Con nào lớn thì bắt cho chim ăn, con nào nhỏ thì đổ vào đáy khạp (hay thùng) nuối tiếp.

Xem thêm :  Độc đáo thú chơi gà kiểng

Điều cần tránh là dừng để cho đáy khạp hay đáy thùng bị ướt, vì nếu bị ướt thì sâu con chết hết. Do vậy, ta mới cho chúng ăn toàn đồ khô, như bánh mì khô, cơm khô, hoặc khoai mì khoai lang phơi khô.

Riêng sâu lớn, nếu sàng ra quá nhiều, chim ăn một ngày không hết, thì ta có thể dùng một cái thau nhựa, hoặc nhôm để “nuôi bộ” ở ngoài. Với loại sâu này, ta có thể cho ăn “mồi tươi” như chim chết, gà chết, đầu cá tươi… sâu ăn thứ này rất mau lớn.

Nếu tạo được nguồn sâu, thì việc chăn nuôi nhiều Chích Chòe Than trong nhà ai cũng không… ngán.

Việc tạo ra sâu chủ yếu để nuôi chim, cần tránh hai tai nạn: Ương nuôi nhiều sâu, không quản lý tốt sẽ phát triển tràn lan gây hại. Mặt khác không nên nhập sâu từ nước ngoài vào dễ gây dịch hại.

Lồng chim và cách chăm sóc.

Như phần trên đã nói, nuôi chim Chích Chòe Than bằng lồng tre hay lồng mây cũng được. Lồng không cần cao rộng, đường kính đáy lồng độ 30 phân là đủ.

Về cách chăm sóc cho chim Chích Chòe Than cũng như các loại chim khác, nghĩa là luôn luôn giữ vệ sinh cho lồng sạch sẽ. Cóng nước uống phải kỳ cọ cho hết trơn nhớt mỗi khi thay nước mới cho chim uống. Thức ăn nên đổ vào cóng một lượng vừa phải, đủ ăn chừng vài ngày, để tránh hư mốc. Cứ mỗi lần cho ăn mới trộn sâu khô vào hỗn hợp bột đậu phộng với trứng.

Ngoài ra, mỗi ngày, hay cách nhật, ta phải cho Chích Chòe Than tắm. Đây là loại chim ưa tắm. Có tắm chim mới mát mẻ mình không có ký sinh trùng nên không bệnh hoạn.

Tóm lại, nuôỉ chim Chích Chòe Than tuy tốn kém, tuy mất nhiều thì giờ chăm sóc, nhưng bù lại ngày nào từ sớm tinh mơ, Chích Chòe Than đã mang đến cho ta tiêng hót ngọt ngào. Đây là loại chim siêng hót, có thể hót hàng giờ, và sáng, trưa, chiều cũng đều lảnh lót cả.

Chỉ cần tuyển một con Họa Mi và một con Chích Chòe Than, suốt ngày, trong nhà ta đã rộn rã tiếng chim ca.

CÁCH CHỌN CHÍCH CHÒE THAN ĐỂ ĐÁ

Chọn Chích Chòe Than nuôi đá phải lựa những con có những đặc điểm sau đây:

  • Đầu: Đầu to là chim lì đòn.
  • Mỏ: Vừa to, vừa dày, dài nhưng không cong quắp. Loại mỏ này cắn sâu mổ đau.
  • Mắt: To, trong sáng, lanh lợi.
  • Thân mình: To, và trường đòn, ngực nở.
  • Chân: Chân cao, khỏe. Bàn chân và các ngón chắc khỏe, không thương tật. Móng chân sắc và bấu chặt.
  • Lông: Mỏng, thường có câu “mỏng lông dài đòn” là chim khỏe mạnh, thi đấu tốt.
  • Đuôi: Dài và dày, tạo thế đứng vững và giúp chim xoay trở lẹ làng khi thi đấu.


Tiếng Chim Chìa Voi (Chích Chòe) Hót Chuẩn 2020


Tiếng Chim Chìa Voi (Chích Chòe) Hót Chuẩn 2020
?Link tải file mp3: https://drive.google.com/file/d/1blpAKm3g1lXJaOvEE2IGFTA7uWV7Gwm/view?usp=sharing
?Tan Fix Mobile: https://www.youtube.com/TanFixMobile_ST
?Facebook: https://www.facebook.com/TanFixMobile
? Donate
? PayPal: tantientyvn@gmail.com
? Tài khoản: LE HOANG TAN
?Số tài khoản: 0321000628226 (Vietcombank)
?Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam
?Swift code: BFTVVNVX
?Thanks for watching video !
?Please like, share video and subscribe channel !
?Thank you very much !
TanFixMobile

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button