Tổng Hợp

Chiều dài xương mũi bao nhiêu là bình thường?

Chiều dài xương mũi bao nhiêu là bình thường là một trong nhiều thông số quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào khi đi khám cũng nên hỏi kỹ bác sĩ thật kỹ lưỡng với Benconmoingay.net.

Trong 40 tuần thai chuẩn thì ngoài các thông số về xương đùi, vòng đầu vòng bụng, mẹ sẽ nghe bác sĩ nhắc đến 1 số đo khác đó chính là chiều dài xương sống mũi thai nhi. Tương tự như thông số xương đùi theo tuần, xương sống mũi của bé cũng sẽ được bác sĩ thông báo cho mẹ biết tuần thai 12, 16, 22, 28, 32 hay chính xác hơn là tuần thai hiện tại ở thời điểm mẹ đi khám đang là bao nhiêu, cao hây thấp, có đủ chuẩn hay không.

Chiều dài xương mũi bao nhiêu là bình thường?

Với các mẹ sinh con trong những năm 2010 trở về trước thì sẽ có khá nhiều người lạ lẫm về thông số này, tuy nhiên với các kỹ thuật xét nghiệm tân tiến nhất hiện nay thì việc thông tin liên quan đến bất sản xương mũi khiến nhiều mẹ tỏ ra quan tâm hơn rất nhiều. Điển hình là có rất nhiều các dạng câu hỏi được nêu ra ví dụ như danh sách một số thắc mắc tại đây:

Xin chào bác sĩ, cho em hỏi chiều dài xương mũi của e bé ở tuần 26, 27 thì bao nhiêu là chuẩn ạ

Dạ thưa bác sĩ. E đi siêu âm lúc 23 tuần 3 ngày thi chiều dài xương mũi của em bé là 6.1mm . Kl là chieu dai xuong mui ngắn . Đề nghị khảo sát bộ nhiễm sắt thể. Cho em hỏi chiều dài xương mũi bao nhiêu là bình thường ạ.

Ở 12 tuần, e có làm SA độ mờ da gáy cùng xét nghiệm máu cho các kết quả Triple test nguy cơ thấp, 1/một trăm mấy chục nghìn. Tuy nhiên, vừa rồi e SA 4D 21-22 tuần ở 1 phòng khám thì cho các chỉ số sau: Tim thai : 140k/ph
ĐKLĐ : 50mm, CDXĐ : 33 mm, ĐKNB : 47 mm, CVB : 151 mm, ĐK ngang tiểu não : 22 mm, Ngã tư não thất : 6 mm, ĐK 2 gian hốc mắt : 12 mm, CD Xương mũi : 4,8 – 5 mm, Các chỉ số khác bình thường. Trong nhóm chỉ số này, bác sĩ cân nhắc nhất là CD Xương mũi, khá thấp (hình như thấp thì nguy cơ Down cao). Yêu cầu 2 quay lại SA sau 2 tuần, nếu cần thiết thì chọc ối.

Cứ tưởng có mỗi độ mờ da gáy thôi, chứ lần đầu tiên mới biết chiều dài xương mũi cũng phản ánh về bệnh down đấy nhé. Hichic. Bé nhà mình hồi 22 tuần, chiều dài xương mũi là 8,5 mm, 32 tuần là 12,6 mm. Bình thường không hả các mẹ?

Em bối rối quá, không biết phải như thế nào nữa, mong các bác sĩ tư vấn giúp em: Chiều dài xương mũi thai nhi 20 tuần thì dài bao nhiêu là hơi ngắn và bao nhiêu là trung bình? Em siêu âm 4 chiều lần đầu tiên (tại BV đại học y dược ) thì CHIỀU DÀI XƯƠNG MŨI = 4,3mm bác sĩ bảo là hơi ngắn sau đó cho giấy giới thiệu đến phòng khám chuyên siêu âm và xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh thì bác sĩ siêu âm tại đó bảo là CHIỀU DÀI XƯƠNG MŨI = 5,1mm. (trung bình).

Bác sĩ sẽ dựa vào hình thái cơ thể cha mẹ và đọc các chỉ số xét nghiệm để biết được với tình trạng hiện tại của bé trong bụng mẹ có phát triển tốt hay không, thai 3 tháng đầu phát triển như vậy ổn hay chưa, thai 3 tháng giữa mẹ cần bổ sung những chất gì để có thể đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé..v..v..

Bởi vì chiều dài xương mũi phát triển phụ thuộc vào các yếu tố di truyền như từ cha mẹ, dân tộc (châu Âu, châu Á) & tuổi thai để có được độ dài chuẩn nên các mẹ cần dựa vào kết quả xét nghiêm kết hợp với nhận xét của bác sĩ chứ không nên đem thông số xét nghiệm của bé nhà mình so sánh với con hàng xóm hoặc của các mẹ trên những diễn đàn cha mẹ khác.

Bảng đo chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần

Giai đoạn tuổi thai vào tuần thứ 17, 18, 21, 23, 25, 27 hay các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm chiều dài xương mũi thai nhi. Chỉ số này cho thấy thai nhi có bị xương mũi ngắn hay không và nếu ngắn thì bao nhiêu là bất thường, có nguy cơ như thế nào đến sự phát triển của bé trong tương lai.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philipine tiến hành vào giữa năm 2010 đến năm 2011 về chiều dài xương mũi thai nhi được thực hiện trên 74 thai phụ có kết quả như sau: Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm v2 4,05mm. Chiều dài xương mũi (NBL) tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài mông vú (CRL). Đây chỉ là những chỉ số tham khảo cho mẹ bầu, chứ không phải là chỉ số bắt buộc cho thai nhi.

Chiều dài xương mũi thai nhi còn tùy thuộc vào tính di truyền của cha mẹ và con cái. Do đó tất cả những chỉ số dưới đây đều mang tính chất tham khảo mẹ nhé, mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình có xương mũi ngắn và suy nghĩ tiêu cực rằng con mình sẽ bị bệnh thiểu năng trí tuệ mẹ nhé.

Nên chẩn đoán trước sinh hội chứng down vào thời điểm nào?

Thời gian cuối tam cá nguyệt đầu tiên, các thành phần cơ bản của mũi bé bắt đầu hình thành. Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mũi bé dần hình thành như một đường thở của bào thai. Khi mẹ đi làm các xét nghiệm trước sinh quan trọng trong thời gian này, sẽ phát hiện được dấu hiệu hoặc hình ảnh của chứng bất sản xương mũi thai nhi.

Xét nghiệm đo chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất trước sinh mà mẹ bầu cần thực hiện, bên cạnh các xét nghiệm khác như: chu vi vòng đầu, chiều dài xương đùi, đường kính ngang bụng của thai nhi,…

Đo chiều dài xương mũi thai nhi còn được gọi là xét nghiệm bất sản xương mũi. Bất thường xương mũi thai nhi là dấu hiệu mô tả hiện tượng không thấy xương mũi thai nhi khi làm xét nghiệm khám thai ở mẹ bầu. Bất thường xương mũi là dấu hiệu cho thấy thai nhi có khả năng mắc phải hội chứng Down. Xương mũi càng ngắn nguy cơ bé mắc phải hội chứng Down càng cao.

Vậy hội chứng down ở thai nhi là gì?

Hội chứng Down ở trẻ sơ sinh có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc bé, cho bé bú, cho bé ăn, bé có thể bị táo bón và các vấn đề về tiêu hóa. Khi lớn lên trẻ có thể bị chậm ngôn ngữ, không có kỹ năng tự chăm sóc như mặc quần áo, đi vệ sinh, ăn uống. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đời.

Hội chứng Down là hiện tượng thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen còn gọi là tam thể 21 hay trisomy 21. Người mắc bệnh Down bị chậm phát triển thể chất và tâm thần. Cứ 800-1000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ mắc phải hội chứng Down.

Khi mới sinh ra, trẻ bị hội chứng Down có trọng lượng và kích thước như bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn các bé đồng lứa.

Mẹ cần làm gì để thai nhi phát triển tốt nhất?

Môi trường ô nhiễm, khói bụi và tiếng ồn không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Ngoài ra, mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Sự vận động nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn để sẵn sàng chờ đón ngày chào đời.

Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số quan trọng mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính tham khảo, mẹ không cần quá lo khi phát hiện chỉ số thấp hoặc cao hơn bình thường.

Các chất dinh dưỡng quan trọng luôn cần được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn uống suốt thai kỳ của mẹ là can-xi, vitamin D, chất đạm, a-xít folic, i-ốt, sắt, kẽm,… Trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh, mẹ không được dùng thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas,…

Khi bé con vẫn còn nằm trong bào thai, điều này có nghĩa rằng mọi chất dinh dưỡng bé đón nhận đều thông qua mẹ. Do đó, để bé có được sự phát triển tốt nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình, điều này sẽ quyết định chiều cao, trọng lượng và sự phát triển trí tuệ của bé.

Như đã đề cập ở trên, khi mẹ đã biết được Chiều dài xương mũi bao nhiêu là bình thường thì đây cũng chỉ là một trong các thông số quan trọng khác cần xét nghiệm tổng quát trong thai kỳ để đánh giá sự phát triển của thai nhi có tốt hay không.

Xem thêm:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem Thêm :   bài tập luyện thi mos word 2010 core

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Cổ phiếu ngành ô tô bứt phá do thị trường ấm dần

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button