Tổng Hợp

Dự trù chi phí đám cưới trọn gói 2019

Bất kỳ cặp đôi uyên ương nào cũng muốn ngày trọng đại của mình diễn ra một cách suôn sẻ và trọn vẹn nên việc chuẩn bị bảng dự trù kinh phí đám cưới sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi: chi phí đám cưới, đám hỏi cần bao nhiều tiền? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây, để được giải đáp nhé.

  1. Bảng dự trù kinh phí đám cưới excel

Để chuẩn bị cho ngày trọng đại, các đôi uyên ương phần nào cũng biết được chi phí “khổng lồ” mình cần phải sử dụng. Nếu không lên kế hoạch cụ thể, chi phí cưới của hai bạn có thể tăng cao ngoài ý muốn. Bảng dự trù kinh phí đám cưới dưới đây sẽ giúp các đôi giải tỏa nỗi lo lắng này.

Bảng dự trù kinh phí đám cưới excel

  1. Liệt kê ra các khoản chi phí cần thiết

Các hạng mục cần chi trong hôn lễ nếu không được lên danh sách rõ ràng thì rất có khả năng bị bỏ sót. Hai bạn nên dành thời gian để thống kê chính xác những khoản quan trọng cần chi. Đồng thời, bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của người đi trước như cha mẹ, anh chị, bạn bè để có được lời khuyên tốt nhất nhé.

Một hôn lễ thường sẽ chuẩn bị các hạng mục cưới cơ bản như trang phục cưới, tạo kiểu tóc – trang điểm cho cô dâu và người nhà (mẹ cô dâu, mẹ chú rể, phụ dâu…), trang trí không gian ngày vui, sính lễ, chụp hình, quay phim, trang sức, thiệp mời, xe hoa, hoa cầm tay, nhà hàng tiệc cưới và một số hạng mục phát sinh khác.

  1. Khảo sát giá cả thị trường

Tham khảo giá thị trường là khâu lên kế hoạch cưới mà hai bạn không thể bỏ qua. Việc này sẽ giúp các đôi uyên ương biết được chính xác chi phí mà một hôn lễ trung bình tốn kém là bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ có cách thắt chặt bảng dự trù kinh phí đám cưới để tránh “lỗ vốn” nặng sau ngày vui.

Với sự phát triển của công nghệ, cô dâu chú rể ngày nay có thể ngồi ở nhà để kiểm tra, so sánh những bảng báo giá của mỗi nhà cung ứng. Nếu muốn có được trải nghiệm thực tế cho các hạng mục địa điểm tổ chức tiệc, trang phục cưới, trang điểm…, bạn cũng có thể đến tận nơi để kiểm tra chất lượng và đưa ra quyết định phù hợp.

Thông thường, các bạn nên tham khảo ít nhất 3 nhà cung ứng khác nhau để có được cái nhìn chung chuẩn xác nhất. Bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè trong khâu lên kế hoạch cưới này để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho các hạng mục khác nhé.

  1. Lên bảng ngân sách cưới

Để ngày vui diễn ra được suôn sẻ, các đôi uyên ương nên lên kế hoạch chi tiết để biết được những khoản chi lớn nào mình cần phải sử dụng. Nếu không tính toán cụ thể, chi phí tổ chức đám cưới của hai bạn có thể tăng cao ngoài ý muốn. Hơn nữa, danh sách các đầu mục cần chi đã có, bạn có thể co bóp giá trị cho từng mục một cách phù hợp với tình hình kinh tế chung của mình. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước như cha mẹ, anh chị, bạn bè để có được lời khuyên tốt nhất nhé.

Một hôn lễ cơ bản cần chuẩn bị các hạng mục như trang phục cưới, trang điểm cho cô dâu và người nhà (mẹ cô dâu, mẹ chú rể, …), trang trí không gian ngày vui, sính lễ, chụp hình, quay phim, trang sức, thiệp mời, xe hoa, hoa cầm tay, nhà hàng tiệc cưới và một số hạng mục phát sinh khác. Sử dụng bảng lập chi phí cưới dưới đây, sẽ giúp bạn biết cần chuẩn bị những gì:

Dạm ngõ là dịp rất quan trọng. Đây là cơ hội để hai bên thông gia hiểu về nhau hơn và từ đó có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống của hai gia đình sau này. Lễ dạm ngõ thường diễn ra tại nhà gái, tuy không cần cầu kỳ nghi thức nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa trang trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện để đón nhà trai. Sau khi chọn được ngày thích hợp, nhà trai sẽ báo trước thời gian cụ thể và số lượng người để nhà gái có chuẩn bị trước. 

Đối với nhà gái, những việc cần làm là dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ, cắm hoa và bày biện lên bàn thờ gia tiên một mâm hoa quả, chi phí cho phần hoa quả này sẽ rơi vào khoảng 500 nghìn đồng. Thông thường, nhà gái sẽ mời nhà trai một bữa cơm thân mật trong buổi dạm ngõ, chi phí sẽ phụ thuộc vào việc tự nấu ăn tại nhà hay đặt bàn tại nhà hàng. Chi phí tổ chức ở nhà hàng sẽ dao động từ 1,5 – 3 triệu đồng/bàn.

Về phía nhà trai, cần chuẩn bị quà gặp mặt bao gồm: 1 khay trầu, 2 chai rượu, 2 phần trà ngon, bánh mứt và một giỏ hoa quả tươi. Chi phí cho phần lễ vật này từ 2 triệu đồng trở lên, tùy theo chất lượng các món lễ vật. Theo phong tục, cùng với lễ vật, có nhà còn chuẩn bị sẵn cho nhà gái phong bì tiền cheo (tiền dẫn cưới) tượng trưng. Số tiền này từ 2 đến 5 triệu đồng tùy gia cảnh, nhưng không phải bắt buộc.

Thiệp mời cưới là một trong những vật dụng, bạn không thể bỏ qua trong đám cưới của mình. Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu mã ở nhiều nơi khác nhau, để có sự chọn lựa và so sánh giá cả để tiết kiệm được chi phí tổ chức đám cưới. Giá thiệp khoảng từ 2.500 đồng – 5.000 đồng/thiệp là hợp lý. Bạn cứ dựa vào số lượng khách mời của mình để tính tổng chi phí cho thiệp cưới nhé.

Xem thêm :  Gà Giống, Gà Mía giống, Gà Ri giống, Gà lai chọi giống, Gà đông tảo lai

Rất khó để định giá của bộ ảnh cưới bởi nó phụ thuộc nhiều vào kinh tế của cô dâu chú rể, chụp ở phim trường giá sẽ rẻ hơn chụp ngoại cảnh hay chụp tại các điểm du lịch. Với mức chi phí 5 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn được cửa hàng vừa chụp được ảnh cưới, cho mượn váy cô dâu ngày cưới, áo dài cô dâu ngày ăn hỏi và quần áo của 5 người bê tráp.

Nếu có điều kiện, cặp nhẫn đính kim cương là chọn lựa lý tưởng cho hai bạn. Nếu không, với 3 triệu đồng có thể lựa chọn được cặp nhẫn cưới đôi bằng vàng tây. Nhẫn cưới mang ý nghĩa tinh thần và tính chất kỉ niệm là chủ yếu nên không cần chọn những mẫu quá đắt đỏ để giảm gánh nặng cho chi phí tổ chức đám cưới.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn. Nếu bạn là công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.

Ai cũng muốn mọi thứ thật hoàn hảo nhất trong ngày trọng đại của mình. Các cô dâu lại càng muốn mình thật xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy cưới đời người. Nếu bạn không ưng trang phục cưới theo combo chụp ảnh hãy chủ động đề nghị chuyển bằng cách thêm tiền thuê hoặc đổi bằng các sản phẩm hoặc dịch vụ khác không sử dụng đến để tiết kiệm cho chi phí tổ chức đám cưới.

Dù là đặt may hay thuê váy cưới thì các bạn nên tham khảo trước từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn cũng cần xác định đó chỉ là trang phục mặc trong khoảng thời gian dài nhất là một ngày. Tùy vào thiết kế, dòng váy cưới nàng chọn mà giá thuê sẽ rất khác nhau. Những chiếc váy cưới bình dân thường có mức giá rẻ, trong khi những chiếc váy cưới tầm trung hay cao cấp sẽ có mức giá thuê đắt hơn rất nhiều, có thể gấp 4 – 10 lần so với những chiếc váy cưới giá rẻ.

Tự đi may đo, váy thiết kế riêng đang là xu hướng được nhiều cô dâu lựa chọn, chi phí này chỉ khoảng 3-6 triệu đồng là bạn đã có một chiếc váy được may theo số đo của mình. Đối với vest của chú rể các bạn cũng chỉ cần lựa chọn cho chàng một chiếc áo sơ mi chỉn chu, một bộ vest với màu sắc phù hợp. Nếu chú rể chưa có vest thì bạn có thể chọn mua hoặc thuê. Chi phí dành cho việc mua một bộ vest cũng khoảng mức 2-3 triệu đồng.

nhà hàng tiệc cưới sang trọng

Bên cạnh, chi phí tổ chức đám cưới khác thì tân trang phòng cưới là công việc quan trọng cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh chi phí bị đội lên so với dự tính. Điều bạn nên làm là liệt kê từng món đồ và số tiền kèm theo để cân bằng chi tiêu. Có thể kể đến những món đồ cần sắm sửa bao gồm: giường cưới, đệm, chăn, ga, gối, tủ quần áo. Ngoài ra nếu tài chính cho phép thì bạn có thể sắm thêm bàn trang điểm, đèn ngủ, tranh treo tường và đồ trang trí khác…Tổng chi phí cho việc sửa sang, mua sắm và trang trí phòng cưới có thể dao động từ 15 triệu cho tới 100 triệu đồng.

Có thể nói sửa sang lại nhà cửa nhà của mình là công việc ưu tiên hàng đầu của nhà trai và nhà gái khi chuẩn bị đám cưới. Trang trí sửa sang lại những phần thiết yếu giúp cho không gian thêm tuyệt vời hơn cũng như khi có nhà trai hoặc nhà gái qua nhà sẽ không cảm thấy e ngại, hổ thẹn. Khoản chi phí này thường phụ thuộc vào số tiền cần chi tiêu cho việc tân trang và mua sắm nhà cửa của từng gia đình.

Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong đời sống vợ chồng và trong việc sinh con. Nếu có trục trặc về vấn đề sinh lý hay khả năng sinh sản, các cặp đôi sẽ được tư vấn biện pháp cải thiện. Điều này giúp cho các cặp đôi hiểu rõ về đối phương từ đó có được tâm lý thoải mái, đồng cảm với nhau trong chuyện chăn gối. Đặc biệt còn giúp phòng ngừa những rủi ro trong quá trình mang thai, các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh cho những đứa con mình sinh ra.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người nam và người nữ cũng như gói khám sức khỏe tiền hôn nhân mà mỗi cặp đôi lựa chọn, chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân theo đó sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, chi phí các gói khám sức khỏe tiền hôn nhân rơi vào khoảng 2 triệu đồng cho 1 người và cũng nên tính khoản này vào chi phí tổ chức đám cưới.

Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Đây cũng là lời thông báo chính thức của gia đình hai bên về việc sẽ hứa gả con cái giữa hai họ. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quan hệ hôn nhân. Sau buổi lễ này, hai gia đình chính thức là thông gia của nhau và đôi bạn trẻ đã trở thành vợ chồng, có trách nhiệm với nhau. Và chi phí dành cho lễ ăn hỏi có thể bóc tách chi tiết như sau:

Xem thêm :  Thực đơn cơm văn phòng với hơn 20 món ăn đơn giản, dễ làm

+ : Số lượng tráp tùy thuộc vào phong tục từng địa phương, phụ thuộc vào sự bàn bạc thống nhất của hai bên gia đình, thường là 5, 7 hoặc 9 tráp. Hình thức, chất lượng của từng tráp cũng có sự khác biệt mà kéo theo giá thành khác nhau. Hiện nay, giá các tráp ăn hỏi thường từ 3 cho tới 9 triệu đồng.

+ : Với đám hỏi, chỉ nhà trai mới cần thuê xe để đưa đoàn đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. Để việc di chuyển và mang tráp ăn hỏi được thuận tiện, thường thì nhà trai sẽ chọn đi lại bằng ô tô hoặc xích lô. Tùy theo khoảng cách giữa nhà trai và nhà gái mà số tiền thuê xe sẽ thay đổi. Chi phí thuê xe dao động từ 1,5 triệu đồng/xe.

+ : Căn cứ vào số tráp ăn hỏi mà nhà trai và nhà gái chi một khoản phí cho đội bê tráp và phong bao lì xì lại duyên. Phong bao lì xì: từ 50.000 – 100.000 VND. Giá thuê đội bê tráp: trung bình giá thuê 1 người là từ 80.000-100.000 VND.

+ : Bao gồm tiền mua hoa quả trên bàn thờ gia tiên, trang trí phòng tổ chức lễ ăn hỏi, phông bạt, rạp, bánh kẹo, nước uống, trầu cau rơi vào khoảng 2 đến 3 triệu cho hai bên gia đình.

+ : Giá từ 3- 6 triệu đồng, khoản chi phí tổ chức đám cưới này bao gồm quần áo của cô dâu, chú rể và tiền trang điểm cho cô dâu, mẹ cô dâu và mẹ chú rể.

+ : Bạn có thể chọn dịch vụ chụp ảnh hoặc quay cả video nếu muốn. Chi phí trung bình từ 2 đến 4 triệu đồng.

+ : Ở nhiều vùng sẽ có tục lệ lễ đen. Tức là nhà trai phải chuẩn bị phông bao lì xì làm lễ thách cưới mới được rước dâu. Số tiền này sẽ do nhà trai tùy tâm. Thường là khoảng từ 5 triệu cho tới không quy định.

+ : Khi nhà trai và nhà gái ở cách xa nhau, nhà gái sẽ thường mời nhà trai một bữa cơm thân mật. Cỗ bàn có thể làm tại nhà hoặc đặt nhà hàng gần nơi ở. Trung bình khoảng 1,5 triệu/bàn.

tiệc cưới diễn ra vui nhộn hơn

+ : Là cô dâu ai cũng mong muốn mình thật xinh đẹp trong ngày cưới vì thế họ đều chọn cách thuê thợ trang điểm để tạo cho mình một hình ảnh thật lộng lẫy trước mọi người. Tùy theo thị trường và dịch vụ mà cô dâu lựa chọn. Dịch vụ cưới hỏi phát triển mang đến cho cô dâu nhiều sự lựa chọn cho đám cưới. Bên cạnh những dịch vụ trọn gói trong ngày cưới của các studio, cô dâu ngày nay có thể tiết kiệm thời gian và công sức hơn với dịch vụ trang điểm tại nhà.

Trang điểm tại nhà có giá dao động từ 1.200.000 đến 1.800.000 cho ngày cưới. Tùy gói có thể bao gồm cả trang điểm cho mẹ cô dâu hoặc không. Cô dâu nên tham khảo mức giá và dịch vụ ở nhiều nơi trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng cho ngày cưới.

+ : Lời khuyên dành cho các bạn rằng nên thuê dịch vụ cưới hỏi trọn gói, để việc tiến hành trang trí đám hỏi và đám cưới tiết kiệm, tối ưu chi phí tổ chức đám cưới nhất. Chi phí dành cho việc trang trí đám cưới phụ thuộc vào dịch vụ mà uyên ương lựa chọn. Mức giá của từng phần trang trí cụ thể sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như:

– Nhà bạt: 100.000 – 150.000 đồng/1m2 (tùy theo chất liệu bạt)

– Bàn ghế: 80.000 – 200.000 đồng/bộ (1 bộ gồm 1 bàn 6 ghế, ghế nhựa rẻ hơn ghế tựa)

– Phông cưới: 1 – 5 triệu đồng (tùy theo kiểu dáng, chất liệu, họa tiết trang trí như phông cưới vải lụa, hoa giấy, hoa xốp…)

– Cổng hoa: 300.000 – 800.000 đồng (cổng bóng), 2-5 triệu đồng (cổng hoa, tùy vào giá hoa tươi, hoa giả)

– Hoa bàn nước: 100.000 – 200.000 đồng (tùy mẫu và loại hoa)

Như vậy, chi phí tối thiểu dành cho việc trang trí đám cưới rơi vào khoảng 10 triệu đồng. Nếu thuê wedding planner, chi phí này dao động trong khoảng từ 15 triệu đồng cho đến vài chục triệu.

+ : Chuẩn bị sẵn đầy đủ nước uống, hoa quả, bánh kẹo để tiếp đón khách. Đồng thời thì bàn tiếp khách cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, thậm chí là bài trí sao cho đẹp mắt với khăn trải bàn và lọ hoa (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lan…) nhằm tạo nên một buổi gặp mặt vui vẻ nhất. Trung bình rơi vào khoảng 2 đến 4 triệu cho mỗi bên.

+ : Xe hoa để đưa dâu là một phần quan trọng trong lễ cưới. Chi phí thuê xe hoa và trang trí xe hoa trong đám cưới sẽ do nhà trai chi trả. Ngoài ra gia đình hai bên cũng cần thuê xe để đưa họ hàng, khách khứa tới dự tiệc nếu tổ chức tại nhà hàng. Chi phí thuê xe thường từ 3 đến 5 triệu đồng.

+ : Việc quay phim, chụp ảnh trong lễ thành hôn để ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của đôi tân lang, tân nương là không thể thiếu. Các khoản chi phí này sẽ thuộc phần chi phí tổ chức đám cưới và do nhà trai chi trả. Mức giá chung từ 2 đến 5 triệu đồng, phù thuộc vào loại hình dịch vụ mà gia đình và chú rể lựa chọn. Có thể chỉ chụp ảnh mà không quay phim hoặc kết hợp quay phim và chụp ảnh.

Xem thêm :  Giấc mơ thấy người thân và những điềm báo phía sau

+ : khoảng 2.000.000 ( bàn 6 người), 5.000.000 (bàn 10 người). Đối với các bữa tiệc chỉ mời riêng khách của gia đình nhà trai và bạn bè chú rể thì khoản chi phí cho các món ăn của tiệc cưới sẽ do gia đình chú rể chi trả. Nếu nhà gái tổ chức riêng thì các khoản chi phí sẽ do nhà gái chi trả.

Lễ lại mặt (hay lễ nhị hỷ) là một trong những phong tục cưới hỏi không thể thiếu của người Việt. Lễ lại mặt thường diễn ra trong vòng 5 ngày kể từ ngày cưới. Tùy theo khoảng cách xa gần, cũng như việc xem ngày của từng gia đình mà uyên ương chọn ngày cụ thể.

Trong văn hóa truyền thống, lễ lại mặt thường phải có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các gia đình đã giản tiện nhiều, lễ vật không quá cầu kỳ mà chỉ đơn giản như hoa quả, bánh kẹo… làm món quà ra mắt gia đình. Cô dâu chú rể có điều kinh tế có thể chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ gia tiên. Tổng chi phí cho lễ lại mặt có thể rơi vào khoảng từ 1 đến 4 triệu đồng.

Về phía gia đình nhà cô dâu, cha mẹ cô dâu sẽ làm cơm mời con rể và con gái. Bữa cơm này chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết, không cần mời thêm họ hàng hay bạn bè.

Các cặp đôi mới cưới hay chuẩn bị cưới chắc hẳn sẽ có kế hoạch về một tuần trăng mật lãng mạn và hạnh phúc. Cũng nên xác định khoảng thời gian mà cả hai sẽ đi là bao lâu? Để có kế hoạch công việc và tính toán khoản chi phí tổ chức đám cưới cho hợp lý. Trăng mật sẽ bao gồm những khoản phí như phòng khách sạn, vé máy bay, ăn uống, các hoạt động khi du lịch và các chi phí khác…Tùy vào địa điểm trăng mật bạn chọn mà mức chi phí sẽ dao động từ 10 triệu đồng cho tới không xác định.

Bạn nên dự trù một khoảng chi phí phát sinh để phòng hờ, chi phí phát sinh khoảng 10% tổng chi phí đám cưới của bạn. Dưới đây là các chi phí phát sinh thêm, nếu tổ chức nhà hàng, bạn cần chuẩn bị:

Một tiệc cưới tại nhà hàng thông thường sẽ bao gồm 4 khoản phí chính bao gồm: chi phí cho thực đơn; chi phí cho nước uống; phí phục vụ và chi phí cho các dịch vụ đi kèm khác. Nhiều cặp vợ chồng không tiếc tiền cho khoản phí thực đơn, bởi lẽ ấn tượng của hầu hết các vị khách trong đám cưới Việt sẽ đặt nặng vào mức độ ngon của món ăn.

Nếu đôi bên gia đình muốn cỗ cưới với mức giá tầm trung thì chi phí sẽ dao động từ 3 đến 4 triệu đồng. Tuy nhiên nếu kinh tế không dư dả, bạn vẫn hoàn toàn có thể chọn bàn tiệc cưới với chi phí hợp lý hơn trong khoảng 1,5 đến 2,5 triệu đồng.

Vào ngày cưới, cô dâu, chú rể cần chuẩn bị váy cưới, áo dài, veston, trang điểm, hoa cưới cầm tay, chụp hình, quay phim,… Tổng chi phí cho mục này khoảng 8 đến 15 triệu đồng. Trong đó chụp hình có mức giá khoảng 2,5 đến 8 triệu; quay phim phóng sự có giá khoảng 4 đến 6 triệu.

Nếu bạn tổ chức tiệc cưới tại gia thì phải tính đến số tiền thuê bộ rạp cưới, bàn ghế là bao nhiêu. Trong khi đó, nếu bạn tổ chức ngoài trung tâm tiệc cưới thì sẽ mất thêm một khoản tiền chi cho việc thuê không gian tổ chức lễ cưới. Đặc biệt, các phụ kiện như trang phuc, hoa cầm tay, xe hoa cũng được tính toán một cách kỹ càng.

Là cô dâu ai cũng mong muốn mình thật xinh đẹp trong ngày cưới vì thế họ đều chọn cách thuê thợ trang điểm để tạo cho mình một hình ảnh thật lộng lẫy trước mọi người. Trang điểm tại nhà có giá dao động từ 1.200.000 đến 1.800.000 cho ngày cưới. Tùy gói có thể bao gồm cả trang điểm cho mẹ cô dâu hoặc không. Cô dâu nên tham khảo mức giá và dịch vụ ở nhiều nơi trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng cho ngày cưới.

Thiệp cưới đẹp là một yếu tố làm nên sự viên mãn cho đám cưới. Nó không chỉ là một lời mời với thời gian, địa điểm rõ ràng mà còn là sự thông báo chính thức về sự nên duyên của đôi trẻ.Để chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại và thiêng liêng ấy, đôi bên gia đình đừng quên chuẩn bị những tấm thiệp mời đám cưới xinh xắn, đáng yêu hoặc độc lạ tùy thích nhé. Thiệp cưới tại Việt Nam thường là thiệp in với mức giá dao động từ 500.000 đến 800.000 đồng (cho khoảng 200 khách).

Nếu bạn tổ chức tiệc cưới tại gia thì phải tính đến số tiền thuê bộ rạp cưới, bàn ghế là bao nhiêu. Trong khi đó, nếu bạn tổ chức ngoài trung tâm tiệc cưới thì sẽ mất thêm một khoản tiền chi cho việc thuê không gian tổ chức lễ cưới.

Trên đây là bảng dự trù chi phí tổ chức đám cưới với một mức giá tối thiểu nhưng đầy đủ nhất mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, cũng như những phong tục lễ nghi bắt để có những tính toán hợp lý cho đám cưới của mình nhé.

những điểm nhấn trong đám cướiChi phí đám cưới, đám hỏi cần bao nhiêu tiền?

4.7/5 – (3 bình chọn)


10 cách giảm chi phí khi tổ chức đám cưới


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button