Tổng Hợp

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng đúng kỹ thuật đúng kỹ thuật

Huong Dan Cach Trong Hoa Hong Dung Ky Thuat Resize

Hoa hồng là một trong những loài hoa mang trên mình vẻ đẹp quyến rũ bậc nhất trong muôn các loài hoa với rất nhiều kiểu dáng hoa, màu sắc và mùi hương. Sự đang dạng càng khiến cho người chơi hoa hồng không bao giờ là nhàm chán và buồn tẻ. Vào những lúc rảnh rỗi có thời gian thành thơi mà được ngắm nhìn những bông hoa hồng thì thật sự rất thư thái. Và nếu được tự tay trồng và chăm sóc hoa hồng cho khu vườn riêng mình thì lại càng kích thích hơn nữa.

Những năm gần đây, các giống hoa hồng ngoại được du nhập về nước ta ngày càng một nhiều và đa dạng hơn. Những giống hoa hồng ngoại này có nguồn gốc chủ yếu từ Anh Quốc, Australia, Thailand và Nhật Bản. Với sự xuất hiện của nhiều giống hoa hồng ngoại tại các khu vườn ở Việt Nam đã khiến cho nhiều người cảm thấy thán phục, xen lẫn là sự tò mò hiếu kì. Làm cách nào mà hoa hồng có thể trồng được tại điều kiện thổ nhưỡng như ở Việt Nam được chứ? Liệu trồng và chăm sóc hoa hồng có khó lắm không?

Ngoài các giống hoa hồng cổ, thì trước nay cây hoa hồng hầu như không hề có tên trong danh sách cây cảnh trong các khu vườn tại Việt Nam. Nếu như nhìn vào hình ảnh về những vườn hoa hồng đẹp như tranh vẽ được trồng tại nước ngoài thì ai mà không ham, ai mà không muốn trồng hoa hồng cơ chứ.

Trên thực tế, hoa hồng có rất nhiều giống khác nhau (> 10000 giống loại) nên không phải là không có giống hoa hồng nào có thể thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam.

Vả lại, số lượng giống hoa hồng được lai tạo mới liên tục, chúng tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương tốt hơn, kháng tệt tốt hơn và cho ra hoa đẹp hơn. Do đó, ước mơ về một khu vườn hoa hồng được trồng tại Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi.

Tóm lại, cây hoa hồng là loài thực vật thân gỗ, rất ưu sáng, có sức sống rất mãnh liệt, phát triển tốt trong nhiều kiện khí hậu khác nhau, nhưng do là loài cây cho ra hoa thơm nên rất dễ thu hút các loài côn trùng và sâu hại tấn công. Ngoài ra, có một số giống hoa hồng có sức đề kháng yếu rất dễ nhiễm bệnh rất khó trồng.

Khâu lựa chọn giống rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ thành công chiếm đến 50/50, phần còn lại nằm ở cách chăm sóc của bạn. Do đó, cách trồng và chăm sóc hoa hồng không hề khó như nhiều người thường nghĩ mà trái lại là rất căn bản và dễ thực hiện, ai cũng có thể học và làm theo được. Chỉ cần bạn chăm chú dành đôi chút thời gian mỗi ngày cho cây hoa hồng, tầm 10 – 15phút/ngày, liên tục theo dỗi tình trạng sâu bệnh của cây thì “sự nghiệp trồng hoa” của bạn sẽ rất rực rỡ.

Đặc điểm của cây hoa hồng

Rễ câyThuộc loại rễ chùm, có chiều ngang tương đối rộng, khi bộ rễ lớn sẽ phát sinh ra thêm nhiều nhánh rễ phụ.Thân câyCây hoa hồng thuộc nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai.Lá câyLá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách thưa, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép có từ 3-5 hoặc 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ.
Tùy giống mà lá có màu xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hay có hình dạng lá khác.
Trồng Vườn Hoa Hồng Leo Dep

Hiện tại, tài liệu khoa học chuẩn về cây hoa hồng tại Việt Nam hầu như là không có. Bài viết này được dựa trên nền tảng từ kinh nghiệm cá nhân, quá trình học hỏi và tìm hiểu thông qua các diễn đàn trong và ngoài nước. Mong rằng quý đọc giả cũng thành công trong việc trồng và chăm sóc cây hoa hồng của mình.

1 – Điều kiện cho cây hoa hồng phát triển

Theo học thuyết sự sống trong thần thoại Hy Lạp, vào thời điểm sơ khai, những vị thần của hỗn độn (Chaos) đã khai sinh ra những đứa con, đấy là những thuộc tính khởi nguyên sẽ cấu tạo nên vật chất sau này bao gồm Gaia (Đất), Uranus (khí – bầu trời), Pontus (đại dương – nước)Hemera (ánh sáng – lửa). Sự tồn tại của các nguyên tố không hề có một nguyên tố nào là có tính thuần nhất, riêng lẻ mà chúng có đều có sự hòa quyện, biến đổi lẫn nhau.

Cho đến nay, học thuyết bốn nguyên tố vẫn có ảnh hưởng rất lớn từ triết học, qua chiêm tinh học… Tất cả những tri thức cổ này thực sự rất hấp dẫn, nếu suy nghĩ chiêm nghiệm và chìm đắm trong chúng sẽ giúp bạn thấu hiểu và sáng tạo ra những cái mới. Tất nhiên, trong giới hạn của bài viết này chỉ nhắc tới cách trồng và chăm sóc hoa hồng mà thôi.

Vậy bốn nguyên tố có liên quan gì tới trồng và chăm sóc hoa hồng? Nếu ta dùng bốn nguyên tố này để liên tưởng tới các điều kiện cần thiết cho cây hoa hồng phát triển thì sẽ rất phù hợp. Mỗi nguyên tố trong đó sẽ tượng trung cho một yếu tố giúp cho cây hoa hồng khỏe mạnh và phát triển. Dựa vào đó, khi làm theo các nguyên lý “tự nhiên”, mà không máy móc làm theo, thì ắt hẳn cây hoa hồng sẽ phát triển rất tốt. Đôi khi dựa vào đó bạn còn sáng tạo theo cách riêng của mình nữa.

Cac Nguyen To Tuong Tac Tao Nen Su Song

1.1 – Nguyên tố Đất (Earth) ?

Đất là nguyên tố đặc nhất trong các nguyên tố, đòi hỏi con người phải can thiệp vào để sản sinh ra nhiều hoa lợi, giúp cho hạt giống nảy mầm, cây trồng phát triển. Đối với trồng hoa hồng giá thể cũng chính là nguyên tố đất.

  • Cây hoa hồng rất thích môi trường đất trồng có độ pH từ 6,5 đến 6,8. Trong điều kiện có khoảng độ pH này sẽ giúp bộ rễ cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Khi ta duy trì độ pH này sẽ giúp cho cây hấp thụ nguyên tố Phốt-pho rất tốt, là chữ P trong phân NPK. Tuy nhiên, không nên để hàm lượng P quá cao vì nó có thể làm “cháy” bộ rễ.
  • Hoa hồng là loài cây cực kì “hám ăn”, do đó bạn sẽ phải bón phân thường xuyên nhằm đảm bảo cây luôn đủ có đủ dưỡng chất để phát triển.
  • Đất trồng hoa hồng cần phải tơi xốp và có độ thông thoáng, vì cây hoa hồng không chịu được ngập úng. Giá thể cần phải thoát nước tốt, giúp bộ rễ cây dễ dàng hô hấp.
  • Có thể phủ lên bề mặt một lớp rơm nhằm duy trì độ ẩm, nhiệt độ và độ pH cho đất.

1.2 – Nguyên tố Nước (Water) ?

Nước là nguyên tố đại diện cho sự dồi dào, bởi nếu thiếu nước, mặt đất sẽ trở thành sa mạc. Mọi loài sinh vật đều cần có nước để duy trì sự sống.

  • Nước cũng là nguyên liệu quan trọng trong quá trình quang hợp giúp cây phát triển cũng như tạo ra hơi ẩm trên bề mặt lá giúp lá chống chịu với những đợt nắng nóng.
  • Cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây hoa hồng vì nó giúp quá trình sinh hóa của cây hoạt động ổn định.
  • Cây hoa hồng cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng nước. Do đó, cần tránh trường hợp tưới quá nhiều khiến rễ cây bị thối.
  • Tránh tưới nước vào buổi tối vì khi đó sẽ không có đủ lượng nắng làm khô lượng nước dư thừa. Và khi lượng ẩm cao được duy trì qua đêm có thể tạo môi trường cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển. Từ đó, cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh vào ngày hôm sau.
  • Tương tự như trong đất, tránh tưới lá quá nhiều vào lá cây. Độ ẩm trên lá rất dễ phát triển nấm và vi khuẩn.

1.3 – Nguyên tố Khí (Air) ?

Khí chính là phần môi trường bao quanh của cây. Cây hoa hồng rất dễ bị nhiễm bệnh, do đó phải luôn tạo mật độ thông thoáng, bảo đảm ánh sáng và không khí được lưu thông tốt.

  • Trong điều kiện môi trường “khí” ngưng đọng, có sự ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng phát triển.
  • Không nên trồng cây trong môi trường quá bí bách hoặc đặt chúng gần nhau với mật độ dày đặc.

1.4 – Nguyên tố Lửa (Fire) ?

Lửa là nguyên tố tượng trưng sự xáo độn, hoạt động (active) hay năng lượng. Nó cũng chính Hemera (ánh sáng), cung cấp cho cây hoa hồng nguồn năng lượng, giúp cho các “nhà máy” diệp lục được vận hành – quang hợp và trao đổi vật chất.

  • Cây hoa hồng là nằm trong danh sách các loài thực vật ưa sáng. Nó cần cung cấp ánh sáng đầy đủ để sinh trưởng tốt. Thời lượng ánh sáng nên là 6 – 10h mỗi ngày.
  • Nếu thiếu sáng cây sẽ bị còi cọc, cành hoa không đạt chất lượng, hoa không nở.

2 – Cách lựa chọn giống hoa hồng

Lựa chọn giống hoa hồng là khâu quan trọng quyết định tới tỷ lệ thành công trong việc trồng và chăm sóc cây hoa hồng của bạn sau này. Hiện tại có hàng tá giống hoa hồng khác nhau cho bạn lựa chọn. Do đó, không hề sợ thiếu giống hoa hồng cho bạn lựa chọn.

Hoa Hong Leo Trong Nhiet Doi

Câu chuyện lựa chọn giống hoa hồng lại không dừng lại ở tiêu chí thích nghi hay không mà còn tùy theo mỗi ý thích của từng người nên thật sự rất khó đoán. Bởi vì, mỗi người mỗi sở thích khác nhau, đa phần đều lựa chọn giống hoa hồng theo cảm tính chứ không hề xem xét tới khả năng thích nghi của cây. Khi được trồng trong điều kiện khí hậu nóng tại Việt Nam thì cây sẽ phát triển như thế nào?

Xem thêm :  Top 5 địa chỉ dạy học nhảy shuffle dance ở TPHCM uy tín nhất

Đa phần người mới chơi hoa hồng đều lựa chọn đại khái, qua loa mà không hề tìm hiểu các thông tin thật kỹ càng. Và thế là cây hoa hồng sau khi mua về trồng thì không được như ý, bông hoa không được to đẹp, dáng hoa không giống như trong ảnh mô tả, màu hoa thì nhợt nhạt và tệ nhất cây không thể sống sót nổi. Mà giống hoa hồng ngoại không hề rẻ chút nào, và cứ mỗi đợt “trả học phí” thì thật sự cảm thấy rất xót tiền, cũng như dần cảm thấy nhụt chí.

Khi đã có trong tay danh sách các giống hoa hồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng rồi thì việc tiếp theo sẽ là lựa chọn giống hoa hồng theo mục đích và ý đồ. Tùy thuộc và mục đích trồng mà bạn sẽ lựa chọn cho phù hợp. Đó là trồng cảnh quan, trồng leo tường, làm cổng ra vào hoặc trước ban công.

Thật sự để mà lựa chọn được giống hoa hồng thích hợp, mà lại đúng vào sở thích, đúng theo mục đích thì đối với người mới quả thật không hề dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, đừng quá nôn nóng vì “dục tốc bất đạt” đấy.

Nếu như cách tự tìm hiểu quá mất thời gian và công sức thì bạn có thể tham khảo trên các hội nhóm, người bán tư vấn hoặc có thể ngó nghiêng qua vườn “anh hàng xóm” hay “chị tư nhà bên”, xem họ trồng giống hoa hồng gì.

2.1 – Phân loại các giống hoa hồng

Hoa hồng là loài thực vật thuộc chi Rosa, trong phân họ Rosaceae, là một giống loài có cực kì nhiều chủng loài khác nhau, được phân bổ khắp nơi trên thế giới, và cứ mỗi loại hoa hồng khác nhau lại cho một kiểu dáng, màu sắc và form hoa khác nhau. Với sự đa dạng như thế, hoa hồng đem lại cho người chơi hoa một cảm giác rất thích thú khi trồng chúng.

Tuy nhiên, không phải loại hoa hồng nào bạn cũng có thể trồng thành công tại địa phương. Trước khi quyết định trồng hoa hồng thì khâu tìm hiểu và chọn giống rất quan trọng, nó sẽ quyết định tới sự thành công của vườn hoa hồng nhà bạn. Dưới đây là một số dòng hoa hồng phổ biến:

Hoa hồng leo Climbing Roses

Cac Loai Hoa Hong Leo

Hoa hồng leo có nguồn gốc từ châu Âu, tên là hoa hồng leo nhưng thực sự thì không phải như dây leo, thân mềm và thường được gắn vào tường, hàng rào trang trí. Hoa hồng leo có nhiều màu sắc khác nhau như: Đỏ, trắng, hồng, tím  và nở hoa vào tháng 4 và tháng 5.

Hoa hồng nhóm Grandiflora

Cac Loai Hoa Hong Grandiflora

Hoa hồng Grandiflora có hoa lớn, phổ biến và màu sắc sặc sỡ, có thân dài rất cuốn hút. Thường làm hoa cưới, lẵng hoa tiệc, hoa để bàn,… rất thích hợp. Hoa mọc đơn lẻ hoặc theo cụm từ ba đến năm hoa.

Hồng Grandiflora roses được lai giống giữa Hybrid tea roses với Floribunda roses, cao khoảng 120cm – 180cm. Hoa mọc đơn, cành hoa dài, cứng cáp thích hợp để làm hoa cắt cành.
Các giống hồng thuộc dòng này là Cherry Parfait, Dream Come True, Rock n Roll,..

Hoa hồng nhóm Floribunda

Cac Loai Hoa Hong Floribunda

Hoa hồng Floribunda là sự giao thoa giữa hồng trà lai và hoa hồng Polyantha. Hồng Floribundas có nhiều màu sắc khác nhau bao gồm cam, vàng, hồng, tím và trắng. Thân giống với các loài cây bụi, trang trí sân vườn hay công viên rất bắt mắt.

Floribunda roses với đặc trưng là cây bụi cứng, nhỏ có chiều cao từ 60 – 120cm, khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh tốt. Hồng loại này có cành hoa ngắn, hoa nở thành chùm, hương thơm thoang thoảng, hiếm khi thơm nồng. Màu sắc hoa đa dạng hơn Hybrid Tea.

Hoa hồng nhóm Groundcover

Cac Loai Giong Hoa Hong Canh Quan

Còn được gọi là hoa hồng cảnh tạo cảnh quan, chủ yếu trồng để trang trí sân vườn. Màu sắc đẹp và có mùi thơm, dễ chăm sóc. Chúng có xu hướng đạt chiều cao tối đa 1m, nở hoa quanh năm.

Hồng trà lai nhóm Hybrid Tea

Nhom Hoa Hong Hybrid Tea

Hoa hồng trà lai là giống hoa hồng hiện đại phổ biến, ưa thích nhất hiện nay,  nhiều màu sắc rất đa dạng. Chúng được biết đến với thân dài, thẳng đứng, có hoa lớn, hình búp trụ nhọn, có thể có đường kính lên đến 5 inch. Chúng là loại  hoa hồng hiện đại nhất và tươi lâu, giá trị cao.

Hoa hồng trà lai mini

Nhom Hoa Hong Miniture Rose

Trà lai mini là phiên bản thu nhỏ của hồng trà lai. Các kiểu màu sắc tương tự nhưng nhỏ hơn.

Hoa hồng nhóm Polyantha

Nhom Hoa Hong Nho Polyantha

Hoa hồng Polyantha được biết đến với sự nở rộ từ mùa xuân đến mùa thu, hoa lâu tàn, nở thành các cụm hoa lớn màu trắng, hồng, đỏ.

Hoa hồng dáng Tree rose

Cay Hoa Hong Dang Tree Rose

Những bông hồng này có một gốc ghép cứng và được ghép vào một thân dài sau đó được ghép vào một bụi hoa hồng ở đầu của nó. Cây hoa hồng trông thật ấn tượng nhưng phải chăm sóc nhiều hơn để sống sót qua mùa đông.

2.2 – Hướng dẫn chọn giống hoa hồng đúng cách

Cây hoa hồng chỉ mới được trồng gần đây, nên số lượng người trồng còn chưa phổ biến như các loại cây trồng khác. Phần lớn đều suy nghĩ rằng hoa hồng chỉ trồng được ở xứ lạnh, ít ai biết rằng hoa hồng trồng được cả xứ nóng như Việt Nam mình. Bởi vậy, cách hỏi anh hàng xóm, cô láng giềng sẽ không mấy khả thi cho lắm. Tại mục này, Cua Gạo Garden sẽ chỉ bạn một cách đơn giản để tìm giống hoa hồng thích hợp với nơi mình đang sinh sống.

Đầu tiên là bạn cần xác định đúng tên gọi của loại hoa hồng mà mình đang nhắm tới. Nếu như bạn chưa có được tên của thì có thể xem tại mục hoa hồng ngoại, với đầy đủ hình ảnh sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết. Sau đó, truy cập vào website https://www.helpmefind.com/roses/, rồi bấm vào Search/Lookup tại mục PLANS, nhập tên cây hoa hồng mà bạn cần tra.

Lưu ý: Một loại hoa hồng có thể có nhiều tên khác nhau, nếu như tìm tên này không ra thì có thể chuyển sang tên phụ của nó. Tương tự, một tên gọi có thể sẽ ra tới 2 – 3 loài trùng tên. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì khi search sẽ có cả hình bên cạnh nên cũng chẳng sợ nhầm lẫn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng google.com cũng được. Cú pháp để tìm là “tên hoa hồng + helpmefind”, ví dụ như bạn đang tìm cây red eden, hãy nhập từ khoá là “red eden rose helpmefind”.

Sau khi tra bạn sẽ có đầy đủ thông tin về loại hoa hồng mà mình muốn trồng. Do đây là website Tiếng Anh, nên bạn có thể dùng google translate để dịch sang Tiếng Việt. Sẽ có một số loại có đầy đủ thông tin, và cũng có một số loại rất ít thông tin.

  • Đánh giá tổng thể như thế nào? Ví dụ nếu Excellent là cây rất được ưa thích
  • Là cây dạng bụi hay dạng leo?
  • Câ có thể leo cao bao mét?
  • Bông hoa cho mùi thơm hay không?.
  • Hoa là dạng chùm hay đơn?
  • Ra hoa liên tục hay một mùa?
  • Thường mọc tại zone mấy?*
  • Và một số đặc tính của cây

Lua Chon Giong Hoa Hong De Trong

* Hardiness Zone là phân vùng khí hậu theo nhiệt độ. Bản đồ Hardiness Zone giúp người trồng cây có thêm thông tin để đối chiếu loại cây trồng với khi hậu vùng miền, Từ đó có thể tìm được giống cây phù hợp.

Zone Trong Cay Khu Vuc VietnamSố liệu được lấy từ nguồn Hardiness Zone Map for Vietnam

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa thường có zone từ 10 đến 13, nên với những loại cây hoa hồng trong zone này hoa sẽ cho đúng chuẩn form, cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Vùng khí hậu có zone cao từ 10 đến 13 quả thực là một lợi thế cho người trồng hoa hồng. Vì sao?

Vì hoa ở xứ lạnh đem qua xứ nóng có thể sống khỏe, tuy hoa không được đẹp như đúng zone của nó, nhưng nếu đem cây ở xứ nóng sang xứ lạnh thì khó mà chịu được. Do đó, số lượng loại cây hoa hồng trồng được tại Việt Nam nhiều hơn.

Cuối cùng, hãy tham gia vào các nhóm hoa hồng tại Việt Nam, sau đó lân la làm quen với những “con nghiện” trong đó và hỏi xem trồng gì, ở vùng nào, thời điểm ra hoa tháng mấy, vào lúc đó form hoa sẽ thế nào?.

  • Danh sách các giống hoa hồng ngại

3 – Lựa chọn nơi để trồng cây hoa hồng

Tiếp đến, vị trí lựa chọn để trồng hoa hồng sẽ quyết định xem cây hoa của bạn phát triển như thế nào. Dù rằng mất công cho khâu chọn giống hoa hồng, nhưng lại sai lầm trong chọn vị trí thì cũng thành “công cốc”. Hãy nhớ rằng, hoa hồng cần một thời lượng ánh sáng mặt trời tối thiểu là từ 5 – 6 giờ/ngày. Do đó, nếu trồng hoa hồng tại nơi thiếu nắng thì cây sẽ rất khó phát triển.

Vị trí trồng còn quyết định đến cảnh quan nữa. Nếu như mục đích của bạn là trồng hoa hồng để tạo cảnh quan cho vườn, nhưng lại chọn giống hồng leo như red eden, một loại cây thường trồng làm cổng rào thì cũng sẽ rất khó coi. Và bạn cũng nên trồng hoa hồng của mình ở những nơi thoáng mát, ít có gió mạnh, như là tường hoặc hàng rào.

Hoa hồng cần thời lượng ánh sáng lâu chứ không có nghĩa là mạnh, nắng cháy và gắt gao. Nếu trồng tại nơi có khí hậu nắng gắt thì nên có thêm cây bóng râm hoặc trải thêm lưới chuyên dụng nhằm giảm lượng ánh sáng gắt từ mặt trời. Ánh sáng khi qua các khe lá hoặc lưới sẽ tán xạ, gọi là ánh sáng tán xạ. Trong điều kiện này hoa hồng phát triển rất tốt.

Nơi trồng hoa hồng luôn cần có độ thoát nước tốt. Hãy đảm bảo nước rút thật nhanh, chỉ giữ lại một lượng ẩm vừa phải mà thôi. Đừng để nước động lại vì sẽ làm thối rễ cây hoa hồng. Trong trường hợp thối rễ sẽ rất khó cứu, gần như vô phương cứu chữa.

Xem thêm :  Cách làm cá khô đúng quy trình sản xuất ngon và chất lượng

Tránh trồng hoa hồng của bạn gần cây hoặc cây bụi. Chúng sẽ cạnh tranh để lấy chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng, và chúng sẽ không chiến thắng.

Lua Chon Noi Trong Hoa Hong

4 – Chuẩn bị giá thể trồng hoa hồng

4.1 – Yêu cầu giá thể

Hoa hồng như một cô gái xinh đẹp đỏng đánh khó chiều, mặc dù là thực vật ưu ẩm, nhưng lại không chịu được úng nước. Khi để giá thể trồng hoa hồng bị đọng nước trong thời gian dài rễ cây có thể bị ngạt thở và thỗi rễ.

Đảm bảo dinh dưỡng

Hoa hồng là giống cây rất “háu ăn” nên khi thiếu dinh dưỡng cây rất khó phát triển. Do đó, giá thể trồng hoa hồng cần được duy trì dinh dưỡng bằng cách bón thường xuyên.

Giữ được độ ẩm cần thiết

Hoa hồng cũng rất ưa ẩm, nên giá thể lúc nào cũng cần có độ ẩm nhất định. Hãy trộn các thành phần có khả giữ ẩm tốt vì khi thiếu ẩm cây sẽ bị héo ngay.

Tơi xốp và thoáng khí

Đừng để cây hoa hồng bị thối rễ vì khi bộ rễ khỏe chính là điều kiện tiên quyết để cây hồng của bạn luôn khỏe mạnh. Vì vậy mà giá thể trồng hoa hồng cần đảm bảo độ tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt.

Sạch các loại nấm và mầm bệnh

Khi mới thay giá thể cây hoa hồng trong thể trạng yếu sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Cần đảm bảo rằng giá thể sạch bệnh, vì nếu để cây bị bệnh trong giai đoạn này sẽ rất nguy hiểm.

Cũng đừng quên hệ vi sinh vật có lợi vì chúng có vai trò vô cùng quan trọng, ngày nay việc ứng dụng và phát triển vai trò của các vi sinh vật có lợi cho cây trồng ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp bền vững.

4.2 – Các loại nguyên liệu

Đất phù sa màu mỡ

Đây là loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nên rất phù hợp để sử dụng làm đất trồng hoa hồng. Đất cần được phay nhỏ kỹ, phơi nắng khô để chết hết vi khuẩn và sạch các mầm bệnh.

1 Dat Sach Trong Hoa Hong

Trấu hun

Thành phần tạo độ tơi xốp. Mọi người có thể dùng trấu tươi, tuy nhiên để đảm bảo sạch các mầm bệnh thì mọi người nên dùng trấu hun. Trấu trong quá trình hun phải đảo kỹ, nhiệt độ cao sẽ làm chết hết các loại khuẩn gây bênh, rất đảm bảo khi dùng để trộn giá thể trồng cây trong chậu.

2 Tro Trau Trong Cay Hoa Hong

Xỉ than đập dập

Thành phần tạo độ tơi xốp, thông thoáng, thoát nước rất tốt. Mọi người nên thu gom loại xỉ than tổ ong mềm được các gia đình, quán,… đun nấu. Loại này vừa tơi xốp lại mềm, rất phù hợp để làm giá thể. Không nên lấy loại xỉ than cháy dùng để đốt lò, đây là loại rắn, cứng, rất khó sử dụng.

3 Xi Than Trong Cay Hoa Hong

Sơ dừa

Thành phần giữ ẩm. Đây là thành phần giữ ẩm tốt cho cây, lại rất sẵn có, giá thành hợp lý, chỉ khoảng 20 – 22k/ bao. Nhưng lưu ý là sơ dừa rất chat, nếu sử dụng ngay sẽ hạn chế sự phát triển của bộ rễ. Cần được xử lý kỹ trước khi sử dụng. Mọi người có thể ngâm dưới ao khoảng nửa tháng rồi vớt lên, hoặc chất thành đống rồi ngày nào cũng phun nước lên một lần, cứ để ngoài trời mưa gió thì càng tốt. Sau khoảng một tháng là sẽ trôi hầu hết chất chat trong sơ dừa là có thể dùng được.

4 Xo Dua Trong Cay Hoa Hong

Phân trùn quế

Thành phần dinh dưỡng hữu cơ. Đảm bảo độ bền cho sự phát triển của cây. Cái này thì tùy điều kiện và vùng miền nhưng mình thường sử dụng phân gà ủ hoặc phân bò đã qua xử lý. Phân gà thì không thể dùng luôn được mà phải qua xử lý cẩn thận, quy trình ủ phân gà cho hoa hồng mình sẽ chia sẻ ở một bài riêng.

5 Phan Trun Que De Trong Hoa Hong

Phân trung vi lượng

Hoa hồng thường sai hoa, độ lặp hoa nhanh, đa sắc, nên rất cần bón các loại phân chứa các thành phần trung và vi lượng. Nên có thể trộn luôn vào giá thể một lượng vừa phải phân bón dễ hấp thụ có chứa các thành phần trung và vi lượng để đảm bảo sự phát triển cân đối cho hoa hồng. Ở đây mình đề xuất phân HVP 301B, ngoài tỉ lệ N:P:K là 3:3:2 còn có Ca, Fe, Cu, Zn, Mg, Mn, Bo,… tương đối đầy đủ các thành phần trung và vi lượng cần thiết cho hoa hồng, mọi người có thể sử dụng loại khác để thay thế.

6 Phan Vi Luong Trong Hoa Hong

Trichoderma

Thành phần nấm đối kháng và các các chất hữu cơ, vi sinh vật có lợi.

7 Vi Sinh Doi Khang Trichoderma

Đá Perlite

Đá Perlite hay còn gọi đá Trân Châu là một loại đá núi lửa vô định hình rất giàu silic. Để sử dụng trong làm vườn. Quặng đá Perlite được nghiền nát và nung nóng ngay lập tức ở nhiệt độ 1.472-1.562 độ F. Lúc này thể tích của đá Perlite có thể trưởng nở lên gấp 15 lần thể tích ban đầu của nó.

8 Da Perlite Tot Cho Hoa Hong

5 – Cách trồng hoa hồng xuống chậu

Khi mới mua hoa hồng trong chậu về ta sẽ tiến hành thay giá thể ngay giúp cây phục hồi tốt hơn. Nếu thấy giá thể còn tốt, còn đủ độ tơi xốp, dinh dưỡng thì có thể giữ nguyên rồi chăm thêm thời gian đợi cây lớn rồi thay vẫn được. Lưu ý sau khi sang chậu, thay giá thể thì tốt nhất là nên tiến hành cắt tỉa lại toàn cây để dưỡng cây.

Chúng ta cũng tiến hành thay chậu cho cây hoa hồng định kì mỗi khi giá thể của cây mất độ tới xốp, thoát nước không tốt, giá thể sẽ không đủ oxy cho bộ rễ của cây, làm cây phát triển chậm (Thông thường sẽ thay giá thể mỗi 10 – 12 tháng/lần hoặc khi cây phát triển nhanh cần không gian cho bộ rễ phát triển)

Đa phần người chơi hoa hồng tại Việt Nam chọn mua hoa hồng trong chậu, bởi kỹ thuật trồng theo loại này so với trồng cây rễ trần thì đơn giản và dễ nắm bắt hơn. Bài viết này sẽ chỉ hướng dẫn bạn cách trồng hoa hồng trong chậu.

Lưu ý: Trong trường hợp cây được vận chuyển xa về thì khả năng cao cây sẽ bị động rễ, kèm theo đó là cây bị sốc do thay đổi mỗi trường, làm cây sẽ rất yếu, có hiện tượng lá rụng theo phản ứng tự nhiên. Do đó, không nên thay chậu ngay mà chỉ cắt tỉa bớt nụ hoa, bỏ bớt cành tăm, cành xấu, cành bệnh… phun xử lý nấm để ngừa có thể lây bệnh cho cây khác trong vườn (nên dùng thuốc phổ rộng, nội hấp như ridomil gold, aliette, anvil…), phun hoặc ngâm kích rễ, rồi bỏ vô mát vài hôm cho cây hồi phục rồi mới thay chậu.

Khi cây đã thích nghi, ổn định và phát triển bộ rễ khỏe mạnh chúng ta sẽ tiến hành thay chậu cho cây. Bây giờ thì vào các bước trồng hoa hồng trong chậu:

Thay Gia The Trong Cay Hoa Hong

1Trước khi thay chậu nên ngừng tưới nước 1 ngày để tránh hiện tượng vỡ bầu.

Buoc 6 Trong Hoa Hong

2Trộn giá thể theo tỷ lệ hướng dẫn, tiếp theo thêm một nắm bột Supe Lân vào, nó sẽ giúp cây hoa hồng nhanh chóng thích nghi hơn.

Buoc 1 Trong Hoa Hong

3Bạn dốc ngược đáy chậu nếu là chậu nhựa và cây nhỏ, một tay cố định đáy chậu, một tay năm gốc của cây, khẽ lay nhẹ, cả bầu cây sẽ rời khỏi chậu.

Buoc 2 Trong Hoa Hong

4Nếu bộ rễ của cây chưa bám hết bầu, bạn có thể dùng tay nâng bầu ra và giũ bớt phần giá thể cũ còn bám ở rễ để cây có thể tiếp xúc với môi trường giá thể mới tốt hơn.

Buoc 3 Trong Hoa Hong

5Đặt cây vào chính giữa chậu, giữ cho đất thấp hơn miệng chậu khoảng 5-6 cm. Dùng tay nhấn nhẹ xung quanh gốc để các túi không khí thoát ra hết, tránh hiện tượng nước tưới không thoát qua được, sẽ gây úng rễ. Tuy nhiên cũng đừng ấn chặt quá.

Buoc 4 Trong Hoa Hong

6Tưới cây đều đặt, đối với cây trồng vườn bạn có thể vài ngày tưới 1 lần, nhưng với chậu, bạn cần tưới hàng ngày và thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất.

Buoc 5 Trong Hoa Hong

7Tiến hành dưỡng lại cây sau khi đã vào chậu mới. Lúc này cây sẽ cần phát triển bộ rễ mới nên tưới dung dịch kích rễ đều đặn mỗi ngày.

Buoc 7 Tuoi Kich Re Hoa Hong

Công thức kích rễ: dung dịch kích rễ loãng + rong biển (nồng độ 1/4-1/3) phun vào thân và lá. Nếu có superthrive thì 3-4 ngày phun nồng độ 1 giọt/1 lít nước. Bộ phận lá cây sẽ hấp thụ dung dịch hormon kích rễ.

Lưu ý: Có thể giữ lại ít hoặc nhiều đất bám quanh rễ, việc này cũng không ảnh hưởng đến khả năng phát triển tiếp của cây sau khi thay chậu, tuy nhiên nếu gần như hết đất ở bộ rễ thì nên tiến hành cắt tỉa để tránh tình trạng cây mất nước.

6 – Cách chăm sóc hoa hồng

6.1 – Tưới nước cho hoa hồng

Tưới nước cho hoa hồng tưởng chừng là công đoạn đơn giản trong quá trình chăm sóc cây hoa hồng nhưng thực tế không hề đơn giản chút nào. Xin nhắc lại, cây hoa hồng là giống cây rất đặc biệt khi mà nó rất ưu ẩm mà cũng rất dễ bị úng rễ. Do đó, tưới nước hoa hồng không thể cứng nhắc theo lý thuyết mà cần phải hiểu rõ nguyên tắc và thường xuyên quan sát hiện tượng.

Vậy nên tưới cây hoa hồng như thế nào là đúng cách? Có nhiều lời khuyên rằng không nên tưới cây vào ban đêm vì thời điểm này sẽ rất dễ phát triển sâu bệnh. Và điều này hoàn toán đúng. Tuy nhiên, vào chính thời điểm ban đêm thì cây hoa hồng lại phát triển nhiều nhất vì ban đêm nền nhiệt độ giảm xuống. Do đó, nếu gốc cây bị thiếu ẩm thì hoa thường bé, lá cũng rất xấu.

Kết luận, khi cây hoa hồng thiếu nước thì nên bổ sung, vào lúc nào cũng được, đừng để cây vào tình trạng quá khô sẽ khiến cây chậm phát triển. Vào đông, không khí khô ít ẩm nên cây sẽ cần bổ sung nhiều nước cho cây bất kể sáng hay chiều. Khi tưới, nhớ tưới đều lên lá cho nước chảy dần xuống gốc.

Xem thêm :  Trang thơ bà huyện thanh quan

Lưu ý: Sau khi tưới cây sẽ tạo môi trường ẩm ướt thu hút các loại sâu bệnh, vi khuẩn và nấm nên cần chú ý quan sát phun thuốc phòng bệnh cho cây. Có thể dùng thuốc sinh học để tránh gây hại đến sức khỏe. Với cây hoa hồng mà được cung cấp đủ ẩm, đủ phân bón lại được phòng bệnh tốt thì sẽ phát triển đều đặn.

Tuoi Nuoc Cho Cay Hoa Hong Dung Cach

Vào buổi Sáng

  • Buổi sáng là thời điểm rất tuyệt vời để tưới cho hoa hồng. Với nền nhiệt độ thấp, lại có nắng nhẹ giúp lượng ẩm dư thừa mau thoát ra ngoài giúp cây phát triển khỏe mạnh, lại phòng sâu bệnh rất tốt.
  • Vào những ngày trời nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao thì không những nhu cầu của cây nhiều mà cùng với sự bay hơi nước trong chậu nên bắt buộc phải tưới thật đẫm vào buổi sáng. Lúc này cũng cần chú trọng cách cắt tỉa hoa hồng để giảm thoát hơi nước.
  • Đặc biệt, khi tưới nước buổi sáng sẽ giúp rửa trôi toàn bộ sương đọng trên lá, giúp cây tránh được rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.

Vào buổi Trưa

  • Nếu thời tiết mát mẻ, nắng không quá gắt thì có thể tưới nước cho hoa hồng mà không phải suy nghĩ nhiều.
  • Nếu vào mùa nắng nóng thì không nên tưới cho hoa hồng vào lúc này, với nền nhiệt độ cao cùng lượng nắng gắt sẽ chỉ khiến cây hoa hồng mau bị “luộc chín”. Những giọt nước đọng lại trên lá sẽ trở thành những kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và nhiệt lượng có thể làm cháy lá.
  • Sự kết hợp giữa nhiệt độ cao lại kết hợp với độ ẩm cao sau khi tưới cũng làm cho cây dễ bị nhiễm một số bệnh.
  • Khi vào mùa nắng nóng, lượng nước bay hơi nhanh, khiến cây thiếu nước vào buổi trưa thì nên bạt dưới nền để giữ nước. Hoặc có thể làm tưới chắn nắng phía trên. Hoặc kết hợp cả hai.

Vào buổi Chiều

  • Tưới nước vào buổi chiều thì cần xem xét, vì thông thường cây đã được tưới vào buổi sáng, vậy nếu buổi chiều thấy chậu vẫn còn ẩm ướt thì không cần tưới, còn nếu đã se khô mặt chậu thì cần tưới cho cây. Xét về điều kiện thì buổi chiều cũng thuận lợi như buổi sáng.
  • Tuy nhiên chỉ có môt lưu ý là nếu tưới muộn, nước vẫn còn đọng trên lá vào buổi tối dễ phát sinh nấm bệnh gây hại. Nên tưới vào tầm trước 6h chiều sẽ rất tốt.

6.2 – Bón phân cho hoa hồng

6.2.1 – Vì sao cần bón phân thường xuyên cho hoa hồng?

Quá trình quan hợp của cây là giúp chuyển hoa năng lượng mặt trời thành hóa năng giúp cây tổng hợp cacbohidrat, tạo ra các chất hưu cơ và đồng thời thực hiện nhiều chu trình sinh hóa phức tạp giúp cho cây phát triển.

Qua Trinh Hoa Hong Quang Hop

Để thực hiện quá trình này một cách trơn chu, bộ máy diệp lục của cây sẽ cần thêm các chất dinh dưỡng và một số loại acid amin. Trong đó, acid amin cây không thể tổng hợp được.

Đối với cây hoa hồng, cứ sau mỗi đợt ra hoa, cây sẽ mất rất nhiều sức, rất dễ bị sâu bệnh tấn công nếu người trồng không kịp bổ sung dinh dưỡng. Đặc biệt khi trồng hoa hồng trong chậu, qua thời gian đất bị mất dần chất dinh dưỡng, việc bổ sung là điều cần thiết.

Do đó, không thể mong muốn cây sẽ ra hoa to, siêng hoa, màu đẹp mà lại lười bón phân tưới nước định kì cho cây được. Mà vốn hoa hồng lại rất “háu ăn” nữa,

Cay Hoa Hong Bi Thieu Dinh Duong

6.2.1 – Các chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng

Nắm rõ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sẽ giúp bạn xây chế độ dinh dưỡng bài bản và khoa học. Có khoảng 11 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây, trong đó 3 thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất gồm: Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Đây chính là 3 chữ N-P-K trong phân bón NPK.

Nếu như bạn không thích cái gì đó quá phức tạp, cũng như quá khó hiểu thì có thể suy nghĩ về ý tưởng này.

  • Nitơ (N) giúp nuôi chồi (dinh dưỡng cho phần trên mặt đất)
  • Phốt pho (P) giúp nuôi rễ (dinh dưỡng cho phần dưới mặt đất)
  • Kali (K) được sử dụng bởi toàn bộ cây (ví như vitamin).

Cụ thể hơn:

Nitơ (N)

Thúc đẩy sinh dưỡng khỏe mạnh, tăng trưởng xanh. Nitơ là một thành phần của tất cả các protein và vì nước rửa nó ra khỏi vùng rễ, nên hoa hồng đòi hỏi một nguồn cung cấp phù hợp. Cần xây dựng chất diệp lục và cho phép nhà máy sử dụng ánh sáng để biến nước và carbon dioxide thành đường để tự ăn. Quá nhiều và bạn tạo ra những cây tươi tốt với ít hoặc không có hoa. Quá ít, và hoa hồng sẽ có lá vàng, không có sự phát triển mới và hoa hồng nhỏ.

Photpho (P)

Làm cho rễ mạnh và sản xuất hoa phong phú. Quá ít sẽ làm cho tán lá xỉn màu, lá rụng, cuống hoa yếu và nụ không mở được.

Kali (K)

Còn được gọi là kali, khuyến khích tăng trưởng mạnh mẽ và đảm bảo tất cả đều hoạt động tốt. Nó giống như một chất tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cây vượt qua những thời điểm căng thẳng như bệnh / côn trùng gây hại, hạn hán và nhiệt độ lạnh. Thiếu kali sẽ tạo ra hơi nước yếu, chồi kém phát triển và các cạnh màu vàng trên lá, chuyển sang màu nâu.

Dinh Duong Can Thiet Cho Cay Hoa Hong

Ngoài NPK thì hoa hồng cũng cần những chất dinh dưỡng này:

  • Canxi (Ca): Canxi rất quan trọng đối với sức mạnh thực vật nói chung và thúc đẩy sự phát triển tốt của rễ và chồi non. Canxi cũng giúp xây dựng các thành tế bào.
  • Magiê (Mg): Magiê giúp điều chỉnh sự hấp thu của hoa hồng, cũng như hình thành chất diệp lục có màu xanh. Đó là lý do tại sao Epsom Salts (một dạng Magiê Sulfate) được xem là một bí mật của người trồng hoa hồng.
  • Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh giúp duy trì màu xanh đậm và kích thích sự phát triển mạnh mẽ của cây
  • Boron (B): Boron giúp phát triển tế bào và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của thực vật.
  • Đồng (Cu): Thực vật không cần nhiều đồng, nhưng nếu chúng không có được nó, kết quả có thể là thảm họa. Nó kích hoạt các enzyme trong cây của bạn giúp tổng hợp lignin.
  • Sắt (Fe): Sắt giúp sản xuất chất diệp lục và các quá trình sinh hóa khác.
  • Mangan (Mn): Mangan là cần thiết để sản xuất chất diệp lục.
  • Kẽm (Zn): Chức năng của kẽm là giúp cây sản xuất chất diệp lục. Lá bị đổi màu khi đất thiếu kẽm.

6.2.2 – Cách bón phân cho cây hoa hồng

Cách bón phân hiệu quả cho hoa hồng: công thức 3D: ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU

Đúng: bón đúng phân, không lạm dụng quá nhiều phân hoá học, tốt nhất là sử dụng phân hữu cơ vi sinh, bên cạnh đó vẫn phải bổ sung thêm ít phân NPK & Vi lượng để cây đầy đủ chất, mỗi giai đoạn cây cần dưỡng chất khác nhau, lúc chuẩn bị ra hoa muốn màu sắc phế võ công thì thêm: Kali, Canxi, Bo,
Lúc mầm lên thì bổ sung đạm cho chắc thân, lúc mới thay chậu thì bổ sung lân…
Nhưng tóm lại là bón đủ

Đủ: đủ là quan trọng, không thừa, ko thiếu, thừa thì cây bị cằn, lá vàng, vì ko xử lý & hấp thụ hết nên cây nhìn “thấy gớm” đây là căn bệnh truyền thống của các bạn bón NPK, bón hoá học mà bón cả nắm tay. Tốt nhất nên 1-2 muỗng cafe mỗi lần cho phân NPK, còn phân vi sinh là 1 nắm tay, nhiều hơn ko ảnh hưởng nhưng phí! Và quan trọng hơn cả là ĐỀU!!!

ĐỀU: bón định kỳ là đơn giản & khoẻ nhất, ngày 1 & 15 bón NPK (có vi lượng) mỗi lần 1-2 muỗng cafe
Ngày 7 bón 1 nắm tay đạm cá
Ngày 22 bón 1 nắm tay phân nở
Bạn duy trì được 3 tháng sẽ thấy phép màu xuất hiện, còn chưa làm được 1 tháng thì…

Tại sao nên bón phân đạm cá & phân nở???
Vì nó sẽ làm cho giá thể bạn tơi xốp, ổn định, một phần khi trồng chậu, giá thể bị nén xuống nên bạn bón liên tục sẽ tạo thêm 1 lớp giá thể xịn trên mặt.

6.3 – Cách cắt tỉa cây hoa hồng

Cat Tia Cay Hoa Hong

Nếu đang trong giai đoạn nắng nóng nên chỉ cần chọn thời điểm trời mát mẻ vào buổi sáng sớm là bạn có thể tiến hành. Điều này giúp cho vết cắt mau lành và khô lại vào buổi chiều. Đối với các miền hiện đang có không khí lạnh và mưa nhiều thì bạn nên chọn ngày nắng ráo để thực hiện.

Kỹ thuật cắt tỉa hoa:

  • Vị trí cắt nên cách cuống lá khoảng 0.5 – 1cm. Chỉ cần nghiêng kéo với góc 45 độ, chiều cắt hướng ra ngoài và không cắt ngang.
  • Cắt hướng vào trong cuống lá hay cắt ngang đều dẫn đến nước bị đọng và chảy vào trong cuống lá dẫn đến thối mầm non.
  • Cắt đúng hướng nhưng quá sát cuống lá gây chết mầm non.
  • Cắt quá xa gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, và bề mặt cắt lớn sẽ tạo cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập.

Sau khi tiến hành cắt tỉa, khoảng 15 ngày bạn sẽ thấy mầm non xuất hiện ngay cuống lá vừa tỉa và khoảng 20 ngày sau cây sẽ cho lứa hoa mới. Bạn cũng có thể sử dụng hai mốc thời gian này để tiến hành cắt tỉa hoa và ra hoa đúng thời điểm bạn mong muốn.


Bón Phân, Tưới Nước,Những Sai Lầm Khi Chăm Sóc Hoa Hồng Bạn Chưa Biết.|NGƯỜI ƯƠM MẦM


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button