Cây Xanh

Cây sung có mấy loại? giới thiệu chi tiết về cây sung và ý nghĩa

Theo quan niệm của người Việt, cây sung là một trong Tứ linh “Đa – Sung – Sanh – Si”. Loài cây này không chỉ được trồng để tạo bóng mát, lấy quả mà còn đặt trong phòng làm việc để đem lại may mắn. Vậy cây sung có mấy loại và đặc điểm từng loại như thế nào? Theo dõi ngay những thông tin dưới đây để có câu trả lời nhé!

Giới thiệu đôi nét về cây sung

Đi khắp các tỉnh thành trên dải đất hình chữ S, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh cây sung. Đây là loài cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 70m. Thân cây màu nâu, bao gồm nhiều cành nhỏ tỏa ra tứ phía để tạo bóng mát. Lá cây màu xanh, tựa như hình mũi mác, dài khoảng 2cm. Khi cây đã phát triển đến giai đoạn trưởng thành sẽ có quả mọc thành chùm. Quả sung màu xanh và chuyển sang màu cam đỏ khi chín.

Cây sung được trồng phổ biến ở nhiều nơi

Cây sung ưa sống ở môi trường ẩm ướt, gần sông suối, ao, hồ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam là điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, cây sung đã được cấy ghép để tạo ra những dáng bonsai độc đáo.

Ý nghĩa cây sung trong văn hóa của người Việt

Từ lâu, cây sung đã xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Cùng với bánh chưng xanh, bánh tét, dưa hành… thì trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu mâm ngũ quả. Người ta thường chọn chùm sung sai, đều quả bày biện trên mâm với ý nghĩa may mắn, sung túc. Thêm vào đó, người Việt còn có thói quen trồng cây sung vào đầu xuân năm mới với hy vọng cả năm làm ăn phát đạt.

Xem thêm :  12 nam diễn viên trung quốc nổi bật nhất màn ảnh hoa ngữ năm 2020

Ngày nay, mặc dù nền văn hóa đã có nhiều yếu tố du nhập nhưng quan niệm của người Việt về cây sung vẫn không hề thay đổi. Loài cây này được coi là vật phẩm phong thủy mang đến tài lộc cho gia chủ. Nếu đặt cây sung trên bàn làm việc, công việc của bạn sẽ suôn sẻ, thuận lợi. Đồng thời, gia chủ thu được nhiều “lộc lá”, thăng tiến như “diều gặp gió”.

Các loại cây sung phổ biến hiện nay

Cây sung đã trở nên rất phổ biến và được trồng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc “Cây sung có mấy loại?”. Theo nguồn gốc xuất xứ, cây sung được chia thành sung ta và sung Mỹ. Loại sung ta bao gồm sung tẻ và sung nếp. Quả sung nếp mọc đồng đều hơn và có vị đậm hơn sung tẻ. Bởi vậy, người ta thường lựa chọn trồng sung nếp.

Cây sung Việt Nam có thân nhỏ

Nếu như cây sung ta được trồng chủ yếu để lấy bóng mát thì sung Mỹ có lợi thế hơn về cho quả. Kích thước của sung Mỹ không quá lớn, kích thước chỉ ngang với đầu người. Bạn có thể tận dụng để thu quả hoặc lấy lá đều rất phù hợp.

Cây sung Mỹ được trồng để lấy quả

Bật mí tác dụng của cây sung

Không chỉ tìm hiểu cây sung có mấy loại, bạn cần biết được tác dụng của nó đối với sức khỏe. Tất cả các bộ phận của cây sung từ quả cho đến nhựa, vỏ cây đều có trong các bài thuốc Đông Y.

Chữa mụn nhọt, tiêu viêm

Bài thuốc dân gian sử dụng cây sung để chữa mụn nhọt và giảm viêm, sưng tấy rất đơn giản. Với những người đang bị mụn trứng cá hoặc mụn mủ thì chủ cần chuẩn bị 1 của hành khô, lá sung tươi và nhựa sung. Sau đó, giã nhuyễn từng loại, trộn đều và đắp lên vùng bị mụn. Còn trường hợp bị sưng tấy, đau rát do chấn thương thì nên đắp lá sung tươi khoảng 20 phút, ngày từ 3-4 lần.

Xem thêm :  Cây xoài tím:

Cây sung mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

Giảm cơn đau đầu

Đau đầu là tình trạng phổ biến ở những người có sức khỏe không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài. Đồng thời, nhiều bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc thiếu máu cũng gây ra đau đầu. Để chấm dứt cơn đau hành hạ, nhiều người thường tìm đến thuốc Tây y có thành phần chất giảm đau. Những loại thuốc này tác dụng nhanh chóng nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ Y học cổ truyền, cây sung hỗ trợ giảm bớt cơn đau đầu rất hiệu quả. Người bệnh có thể ăn trực tiếp lá sung tươi hoặc hòa nhựa sung với nước ấm để uống. Cùng với đó, phết nhựa sung lên mảnh giấy nhỏ để dán hai bên thái dương. Phương pháp này vừa hiệu quả, vừa an toàn với sức khỏe người bệnh.

Cách trồng và chăm sóc cây đơn giản nhất

Cây sung rất dễ trồng và chăm sóc không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, để cây xanh tốt quanh năm và có giá trị lớn thì chúng ta cần phải nắm được quy trình chuẩn xác.

Bước 1: Lựa chọn đất trồng

Cây sung có thể trồng dưới mặt đất hoặc trong chậu. Nếu bạn trồng cây sung trong vườn nhà thì nên tìm những mảnh đất tươi tốt, có thể tích trữ được nhiều nước. Những nơi đất khô cằn, nhiều sỏi đá sẽ hạn chế sự phát triển của cây. Còn nếu trồng cây sung trên hòn non bộ thì phải đảm bảo lượng nước phù hợp để cây không bị ngập úng hoặc cằn cỗi.

Xem thêm :  Hoa hồng bishop castle

cây sung trồng đơn giản, dễ sống

Bước 2: Chăm sóc cây chu đáo

Nước là yếu tố rất quan trọng quyết định tới tuổi thọ của cây. Do đó, bạn nên chú ý cung cấp nước cho cây thường xuyên. Trong khoảng 2 tuần đầu khi mới trồng cây, bạn duy trì tần suất tưới nước khoảng 2 lần/ngày. Tiếp đó, khi cây đã phát triển ổn định thì giảm chế độ tưới 1 lần/ngày.

Sung là loài cây phát triển tự nhiên và hút chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất. Vì vậy, người trồng không cần bón phân cho cây liên tục. Thời điểm thích hợp nhất để bổ sung dinh dưỡng cho cây là vào đầu và cuối mùa mưa. Đến khi cây phát triển ổn định, bạn có thể tạo dáng nghệ thuật tùy theo sở thích.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Cây sung có mấy loại?”. Nếu bạn đang có ý định trồng loại cây này thì hãy tìm đến địa chỉ uy tín để chọn giống tốt. Chúc bạn thành công!


cây sung nếp sai quả nhất mà tôi biết ( siêu ra quả quanh năm )


Bonsai Tuấn Minh
https://www.youtube.com/channel/UC416HF7B0K_r7Gth4luu3Xw
chuyên về nghệ thuật cây cảnh bốn phương, chia sẻ những kinh nghiệm làm cây từ các nghệ nhân, kĩ thuật chăm sóc cây cảnh, cây đẹp tại các triển lãm… Các bạn Đăng ký kênh để đón xem các video mới. Xin trân trọng cảm ơn!
Cây sung nếp sai quả nhất
siêu ra quả

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button