Cây Xanh

[thú vị] cây mai chiếu thủy

Cây Mai Chiếu Thủy là loài hoa nhỏ nhắn, đẹp mong manh mang một hương thơm dễ chịu, ngọt ngào mà quyến rũ thu hút nhiều ong bướm. Trong phong thủy, hoa tượng trưng cho sự trường tồn và sức khỏe dồi dào, hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Mộc mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây Mai Chiếu Thủy

Nguồn gốc

Cây Mai Chiếu Thủy hay còn được gọi là Mai Chấn Thủy, Mai Trúc Thủy, Mai Chiếu Thổ,  tên tiếng anh là Water Jasmine, tên khoa học là Wrightia religiosa, nó có nguồn gốc từ miền Đông Dương. Chúng được trồng chủ yếu để làm cảnh, bonsai, làm cây cảnh trang trí…

Nguồn gốc đặc điểm <a href=cây mai chiếu thủy” class=”lazy”/>

Nguồn gốc đặc điểm cây

Đặc điểm

Rễ cây 

Rễ cây Mai Chiếu Thủy là loại rễ chùm có rất nhiều rễ con, cây là loại ưa nước nhưng nếu nước quá nhiều thì cây sẽ bị thối rễ dần dần tự nhiên sẽ chết.

Do đó khi pha chất trồng phải dùng loại đất dễ thoát nước, tơi xốp, không được giữ nước lại quá lâu.

Bạn cũng có thể dùng loại đất thịt cứng ở bề mặt các nơi có đất thịt, đem phơi khô rồi đập dập thành nhiều cục nhỏ khoảng bằng ngón tay út rồi đem trồng cây.

Làm như vậy thì mới giữ được vừa đủ lượng nước cho cây, đồng thời tạo được nhiểu khoảng thông thoáng trong đất giúp cây hô hấp dễ hơn và thoát nước tốt.

Thân cây 

Là cây thuộc dạng gỗ thân nhỏ, giòn, trên 1 số loại cây có có những nốt sần (nu), có loại thì thân xù xì, có loại thân màu trắng, nhưng có loại thân làm màu xám đen, phân cành nhiều.

Ở các tỉnh phía Bắc, mỗi năm cây thường ra liên tục 4-5 đợt cành, còn ở các khu vực phía Nam thì do nhiệt độ cao nên cây ra đọt và hoa liên tục, đan xen nhau.

Lá cây

Lá cây nhỏ, hình trái xoan dài, hai đầu nhọn, lá đơn màu xanh mọc đối xứng không có cuống.

Hoa

Hoa mọc ra từ kẽ lá, hoa nhỏ có cuống dài màu trắng và thơm, chúng ra hoa màu trắng, nở hoa quanh năm, có mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu.

Quả

Là loại quả khô, thông thường người ta ít dùng hạt để nhân giống, chủ yếu chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Mỗi bông hoa sẽ cho ra khoảng 2 quả lớn hình dải, chiều dài khoảng 10-12cm, chiều rộng từ 3-3,5mm, quả có mũi và nhọn ở đỉnh, hơi rẽ đôi, màu đen, có khía dọc.

Hạt có hình dải dài khoảng 6mm, rộng 1mm mang chùm lông mềm màu trắng.

> Đặt hoa giá rẻ tại đây bạn nhé : Hoa tươi An Nhơn

Ý nghĩa hoa Mai Chiếu Thủy

Cây Mai Chiếu Thủy có sức sống tốt và dễ chăm sóc vì vậy nó đại diện cho sự bền vững và ổn định của gia chủ.

Chúng thường được trồng trong chậu, đặt ở cổng hoặc trang trí sân vườn…và nó còn được xem là loại cây trấn yểm tài lộc, may mắn cho gia chủ.

> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa hay ít người biết đến của 

Hoa Hồng Môn

Ý nghĩa hoa Mai Chiếu Thủy

Ý nghĩa hoa Mai Chiếu Thủy

Chính vì những ý nghĩa này mà nó rất được ưa chuộng trong các dịp lễ, tết hoặc được dùng làm quà tặng.

Cây được dùng làm cây ngoại thất, thường được trồng trong sân vườn bởi nó rất dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm lại có hương thơm thoang thoảng quyến rũ.

Hoa có 5 cánh khi nhìn thoáng qua thì rất giống hoa mai nên nó có tên gọi là mai, khi hoa nở lại luôn hướng xuống mặt đất nên gọi là chiếu thủy, chiếu thổ.

Công dụng của cây Mai Chiếu Thủy

Dùng để trang trí

Cây có sức sống rất khỏe, dễ chăm sóc, phân nhiều cành nhánh lại dễ dàng uốn nắn, tạo dáng nên được rất nhiều người yêu thích dùng làm cây trang trí, cây bonsai.

Cây trồng trong chậu trang trí trong nhà hoặc trong sân vườn đều rất bắt mắt, nhất là lúc ra hoa, kết trái, vì vậy cây có thể trồng nội thất hay ngoại thất đều rất hợp.

Những cây bonsai có thế đẹp của loài Mai Chiếu Thủy này có giá rất đắt đỏ.

Công dụng hoa Mai Chiếu Thủy

Chậu bonsai

Dùng làm quà tặng

Ngoài các ý nghĩa lớn lao, mang tài lộc đến cho gia chủ loại cây còn rất đắt đỏ vì vậy nó được xem là món quà quý giá người ta dành tặng nhau mỗi dịp lễ tết, khai trương, tân gia…

Các giống Mai Chiếu Thủy

Cây thường có 3 loại: Lá Trung và Lá lớn và Lá Nhỏ (Lá Kim). Màu da của cây thường có các màu như Xanh, Đen, Vàng, Trắng…

Hiện tại trong các nhà vườn có thêm nhiều giống bị đột biến gen và do “thổ nhưỡng” nên trồng được các loại cây: Mai lá tứ, Kim thanh mai, Thanh mai…

Mai Chiếu Thủy lá lớn

Hoa có màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa loại lá lớn thường có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai.

Mai Chiếu Thủy lá lớn

Loại lá lớn

Da của cây có các loại da trắng, đen, xanh, vàng, da láng, nu thường, nu gò công… Hình dạng lá có loại lá dài và loại lá tròn, có loại hoa 20 cánh lá rũ, cũng có loại 20 cánh lá thẳng…

Xem thêm :  Cách trồng hoa thủy tiên đơn giản và dễ dàng nhất

Hoa Mai Chiếu Thủy khi nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên còn được gọi là mai chiếu thổ.

Mai Chiếu Thủy lá trung

Trung nu, nu Gò Công hay nu sọ khỉ (mặt khỉ)

Mai Chiếu Thủy nu mặt khỉ Gò Công (một số địa phương khác có trồng giống mai nu nhưng có da màu đen), nó có giá trị hơn những loại khác ở chỗ có nhiều u nần (bông chiếu xuống đất), được dân chơi kiểng sành điệu rất ưa thích.

Giống mai này hiện đã được Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam xác nhận có xuất xứ từ “Làng mai nu Thạnh Nhựt”.

Sau khi xem xét một số luận cứ dựa trên cơ sở khoa học, nhà văn Sơn Nam đã kết luận, kiểng cổ Nam bộ (trong đó có mai nu) có xuất xứ từ vùng đất Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang

Cây Mai Chiếu Thủy lá trung

Loại lá trung

Thân có màu xanh tím, hơi tròn…

Lá dầy, có gân & màu xanh đậm, hình bầu dục (hơi tròn ), mọc thành 2 hàng, lá nách lá thưa.

Hoa lớn (có hình dạng gần giống như Mai Chiếu Thủy lá trung), nhưng ít bông hơn.

Mai Chiếu Thủy lá kim

Còn được gọi là kim đuôi chồn, kim giòn, kim lá tứ, kim thanh mai, lá tứ xù. (Hiện nay rất nhiều người hay nhầm cây thanh mai và cây kim thanh mai). Loại kim thanh mai thân xù xì, lá cây chỉ to hơn hạt tấm 1 chút, thường không có gốc to, dưới gốc cây mọc rất nhiều mầm con.

Mai Chiếu Thủy lá kim

Loại lá kim

Cơ bản kim thanh mai gần giống như thanh mai tuy nhiên lá nhỏ hơn, thân nhiều nu kể cả cây con, khoảng cách giữa các mắt lá rất khít, bông khá nhỏ và ít.

Vỏ cây màu xám đen hoặc màu trắng xám. Loại cây này chỉ thích hợp làm bonsai Mini, hiện tại chưa phát hiện được cây lớn (chu vi gốc trên 30cm).

Cây Mai Chiếu Thủy lá tứ

Lá tứ thường có 2 loại: Là lá tứ long xuyên và tứ đuôi chồn, lá tứ đuôi chồn rất khó làm cây vì cành cấp 1 mọc ra thì dài và lớn mãi.

Còn cành cấp 2 và cành cấp 3 rất ít, hầu như không phát triển vì loại này rất ít người chơi bonsai chọn nên rất rẻ.

Xét về cơ bản thì cả 2 loại lá tứ đều như nhau, nhưng cây lá tứ long xuyên thì cành nhánh xum xuê, mọc tứ tung, um tùm (kể cả chi cấp 1,2,3).

Mai Chiếu Thủy lá tứ

Loại lá tứ

Còn cây lá tứ đuôi chồn thì chỉ có cành cấp 1 phát triển rất dài, nhưng cành cấp 2, cấp 3 thì chỉ có vài cọng và độ dài không có, nên khó làm ra cây.

So với kim thanh mai thì Mai Chiếu Thủy lá tứ có lá mỏng hơn, màu xanh nhạt, đuôi lá khá nhọn, mọc tứ diện, nách lá thường có nhiều chồi mọc ra. 1 nách thường có 3 lá mà mọc đều ở mọi nách lá.

Thân nhiều cạnh, nhiều gân làm cho thân hơi vuông, phần lớn thân có màu hơi trắng xanh, cây cao to, bông tuy nhỏ nhưng rất nhiều.

Khi ta cắt tỉa thì ở gần chỗ vết cắt, nách lá và khu vực thân cây đặc biệt là gốc và rễ… thường mọc ra rất nhiều chồi nhỏ, 

Mai Chiếu Thủy Kim Giòn

Có lá màu xanh hơi ngã vàng, đuôi lá thường nhọn hơn, mọc ngay hàng, giống này rất giòn, khó uốn chi lắc lượn như Kim thanh mai, chỉ những nghệ nhân có kinh nghiệm mới có thể uốn cành.

Mai Chiếu Thủy kim giòn

Loại kim giòn

Ưu điểm Kim giòn là ra hoa nhiều.

Nhược điểm thân giòn nên hơi khó uốn chi.

Hướng dẫn cách trồng cây Mai Chiếu Thủy

Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ dù điều kiện có khắc nghiệt như thế nào đi nữa. hoa vẫn sống và sinh trưởng tốt trên tất cả các loại đất như đất thịt, đất phù sa, đất sẽ và đất đỏ…

Thông thường cây thường được trồng bằng hai cách đó là tròng bằng hạt và chiết cành.

> Có thể bạn quan tâm: Loài hoa có màu sắc thanh tao đem lại may mắn 

Hoa Cánh Tiên

Cách trồng hoa Mai Chiếu Thủy

Cách trồng hoa Mai Chiếu Thủy

Phương pháp tròng bằng hạt

Trồng cây bằng hạt còn được gọi là phương pháp nhân giống hữu tính, cách này có ưu điểm là số lượng cây con nhiều, ít tốn kém, đỡ mất công sức.

Tuy nhiên, thực hiện nhân giống bằng cách này thì cây thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ như hoa sẽ nhỏ hơn, ít cành, màu sắc nhiều khi khác với cây mẹ…

Phương pháp chiết cành

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp nhân giống vô tính, làm bằng cách này thì cây con khi phát triển sẽ tốt hơn, nhận được nhiều ưu điểm vượt trội từ cây mẹ, nên thường được áp dụng nhiều hơn.

Bạn chọn một cành nhỏ của cây mẹ, tiến hành cắt một khoanh vỏ, có chiều dài khoảng 3 đến 4 phân, khi cắt đừng để vết cắt bị phạm vào phần gỗ bên trong rồi bóc khoanh vỏ đó đi.

Xem thêm :  Chi tiết cách làm ge gừng và cách sử dụng hiệu quả dành cho bạn

Sau đó, dùng đất và phân chuồng hoai mục trộn lại với nhau cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, rồi dùng vải dày hay bao bố, hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt.

Hàng ngày phải thường xuyên, siêng năng tưới nước cho đất giữ được độ ẩm, đợi cho đến vài tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài thì thực hiện cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ và đem đi trồng vào chậu.

Cách chăm sóc cây Mai Chiếu Thủy

Tưới cây

Cây rất dễ sinh trưởng và phát triển không hề kén chọn và khó chăm sóc, bạn chỉ cần đều đặn tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều muộn.

Khi tưới cũng không cần tưới nhiều, chỉ cần đảm bảo làm ẩm 2/3 phần đất trồng là được.

Cách chăm sóc hoa Mai Chiếu Thủy

Cách chăm sóc hoa Mai Chiếu Thủy

Bón phân

Sau mỗi đợt cắt tỉa ta nên bón phân cho cây nhằm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Các loại phân hữu cơ truyền thống thường là: phân bò hoa mục, trùn huyết…

Hoặc bạn cũng có thể bón phân vô cơ cho cây như: Dynamic Lifter, NPK16.16.8, DAP…

Khi bón phải bón tỉ lệ phù hợp cho cây, không được quá ít hay quá nhiều.

Nếu bón phân hữu cơ ta nên bón trên mặt chậu rải đều một lớp dày khoảng 1cm nhưng không được bón vô gốc.

Đối với phân hạt, phân vô cơ cũng phải bón theo hướng dẫn trên bao bì nhằm tránh tổn hại đến cây.

Bón chia xung quanh chậu, vùi chôn xuống đất khoảng 3-5cm, không được bón vào gốc cây.

Ta có thể bón luân phiên giữ các loại phân với nhau, sau mỗi lần bón ta tưới nước đầy đủ để cây bonsai hấp thu được tốt hơn.

Khi cây bonsai ra hoa thì nó thường có mùi thơm thoang thoảng thu hút sâu bệnh. 

Nên chúng ta cũng cần phải thường xuyên kiểm tra và phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân cho cây.

Nếu bạn không có thời gian làm các bước trên, bạn chỉ cần ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày cho đến khi cây héo lá rồi sau đó tưới nước lại bình thường.

Cách này cũng sẽ làm cho cây ra hoa nhưng mức độ ra hoa sẽ ít hơn, và dần dần cây cũng bị suy yếu dần.

Cắt tỉa cành nhánh

Để cây phát triển tốt, ra hoa nhiều thì thường xuyên cắt tỉa cành nhánh cho cây 1 tháng 1 lần và mùa mưa, và vào mùa nắng thì cắt tỉa cho cây 2 tháng 1 lần .

Trong quá trình cắt tỉa bạn nên kết hợp với việc định hình và tạo dáng cho cây.

Trước khi thực hiện việc cắt tỉa, bạn cần ước lượng kích thước và hình dạng cho tán cây, hình dạng đơn giản nhất là hình tròn hoặc hình tháp.

Sau khi thực hiện cắt tỉa cành nhánh thì khoảng 45 – 50 ngày sau cây sẽ ra hoa.

Trị sâu bệnh

Mai Chiếu Thủy có sức sống khỏe, rất ít khi bị sâu bệnh, nhưng khi vào mùa mưa thì cây rất dễ gặp phải tình trạng sâu đục thân và sâu ăn lá.

Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và kịp thời loại bỏ sâu bệnh hại cho cây.

Khi cây bắt đầu ra hoa, sâu bướm cũng làm ảnh hưởng tới quá trình nở, khiến cho hoa nở không đều và không đẹp.

Để giải quyết vấn đề này thì nếu phát hiện ra, bạn cũng chỉ cần chú ý quan sát và loại bỏ sâu là được.

Cách chăm sóc để cây ra hoa đúng tết

Cây là loài cây cho hoa quanh năm, nếu muốn cây ra hoa đúng tết thì chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Trước tết khoảng 2 tháng thực hiện cắt tỉa cành nhánh cho gọn, ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4 – 6 ngày.

Khi đã thấy cây có hiện tượng héo lá thì tưới nước nhẹ cho cây một lần vào buổi sáng.

Cách chăm sóc Mai Chiếu Thủy ra hoa đúng tết

Cách chăm sóc Mai Chiếu Thủy ra hoa đúng tết

Sau khoảng 5 ngày tưới nước, thì thực hiện bón phân KNO3 với liều lượng 12mg/8 lít nước và buổi sáng.

Tiến hành phun phân nitrat kali cho cây 1 tuần 1 lần sau đó tưới nước cho cây bình thường.

Sau thời gian xử lý từ 30 – 35 ngày, cây sẽ bắt đầu xuất hiện những nụ hoa đầu tiên, đến 10 ngày tiếp theo hoa sẽ nở trắng cành.

Cách tạo dáng cây Mai Chiếu Thủy bonsai

Nếu bạn có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm thì có thể uốn thành rất nhiều kiểu dáng đẹp.

Để cây có kiểu dáng và hình thế đẹp nhất, thì trước khi uốn cành, bạn cần quan sát kỹ cây của mình trong nhiều ngày để định hình thế và dáng cây đẹp nhất.

Cách tạo dáng Mai Chiếu Thủy bonsai

Cách tạo dáng Mai Chiếu Thủy bonsai

Khi uốn phải thực hiện uốn từ khi nhánh còn nhỏ, nếu các nhánh và cành cây không phù hợp với thế uốn của bạn thì nên dùng kéo cắt bỏ.

Ở giai đoạn đầu, các bạn sử dụng dây thép nhỏ để uốn cho cây.

Cần cắt nước tước cho cây 2 ngày trước khi uốn, lúc tiến hành uốn phải thật cẩn thận để tránh cành bị gãy, vì cành khá giòn so với nhiều loại bonsai khác.

Xem thêm :  Tìm hiểu về quả cà chua socola

Cây Mai chiếu thủy hợp với mệnh gì?

Cây hợp với mệnh gì? và người mệnh nào nên trồng cây là thắc mắc của nhiều người khi chọn cây cảnh.

Hoa Mai Chiếu Thủy hợp với mệnh gì?

Hoa Mai Chiếu Thủy hợp với mệnh gì?

Theo Phong Thủy thì cây rất hợp với các mệnh sau:

Hợp với người mệnh Mộc, bởi vì Mộc với Mộc tương sinh, giúp gia chủ có thể thuận buồm xuôi gió và giữ vững được tài lộc quanh năm, như chính những bông hoa mai trắng vậy.

Nó còn hợp với cả người mệnh Thủy, vì Thủy sinh Mộc và Mộc dưỡng Thủy giúp gia chủ gặp được bình an cát tường, gặp dữ hóa lành, may mắn tài lộc luôn đến.

Có nên trồng Mai Chiếu Thủy ở trước nhà không?

Về ý nghĩa thẩm mỹ

Hiện nay cây được tạo thành nhiều dáng bonsai rất đẹp, kiểu dáng lạ mắt, khi đặt trước nhà sẽ tạo nên không gian sống rất sinh động, bắt mắt, tuyệt đẹp và thanh tao.

Với những ngôi nhà san sát ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, khi cuộc sống tấp nập, hối hả, ồn ào.

Thì sự xuất hiện hiện của một chậu Mai Chiếu Thủy với sắc lá xanh đan xen những chùm hoa trắng muốt, chắc chắn sẽ tạo nên sự yên bình , nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi giữa cuộc sống đầy hối hả ngoài kia.

Có nên trồng Mai Chiếu Thủy trước nhà không?

Có nên trồng Mai Chiếu Thủy trước nhà không?

Về ý nghĩa phong thủy

Theo phong thủy, cây là biểu tượng của sự bền vững, giúp kích vận tiền tài, trấn an long mạch.

Hoa có 5 cánh đều nhau, khi nở rũ xuống dưới mặt đất. Vì thế nên cây có khả năng trấn yểm long mạch, trấn giữ đất đai, mang lại vượng khí cho ngôi nhà.

Mai Chiếu Thủy là loại cây sống lâu năm, có tuổi thọ cao. Thậm chí có nhiều cây tuổi thọ còn lên tới 500 năm, có giá trị ngang với một chiếc xe Camry.

Nên theo quan niệm của người Á đông, loại cây này mang tới trường thọ, sức khỏe hạnh phúc dồi dào cho gia chủ.

Về mặt sức khỏe

Hoa có thể nở quanh năm, lại có hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ, giúp tinh thần thư thái, đầu óc bớt căng thẳng mệt mỏi.

Ngoài ra nó còn có khả năng hút bụi, thanh lọc không khí, mang đến cho ngôi nhà của bạn một không gian sống sạch sẽ, thoáng mát hơn cho cả gia đình.

Từ những phân tích nêu trên, chắc chắn các bạn đã có thể khẳng định rằng việc trồng cây trước nhà là hoàn toàn cần thiết, mang đến nhiều lợi ích cho gia chủ đúng không nào.

Trồng mai chiếu thủy trong nhà thì sao?

Bên cạnh việc trồng cây trước nhà, bạn cũng có thể trồng loại cây này trong nhà để trên bàn làm việc, bàn khách, trưng bày hành lang văn phòng….

Chúng sẽ giúp không gian nhà bạn thêm phần sang trọng và quý phái hơn, đem lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho ngôi nhà.

Trồng Mai Chiếu Thủy trong nhà thì sao?

Trồng Mai Chiếu Thủy trong nhà thì sao?

Cây có thể sống được trong môi trường từ 10 – 32 độ, tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trong khoảng từ 18 – 27 độ C.

Loại cây này có thể sống được trong phòng làm việc có sử dụng điều hòa, máy lạnh, trong văn phòng.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá thấp thì cây sẽ chết cóng, còn nhiệt độ cao quá(trên 30 độ), cây sẽ gặp tình trạng khô héo, rụng lá, mất khả năng cho hoa.

Cây Mai Chiếu Thủy có giá bao nhiêu?

Tùy vào dáng, thế và tuổi đời mà mai chiếu thủy có giá từ 4 – 10 triệu đồng.

Mai Chiếu Thủy có giá bao nhiêu?

Mai Chiếu Thủy có giá bao nhiêu?

Tuy nhiên, với những người chơi cây cảnh, giá cây rất khó định đoán vì đó là cả tâm huyết chăm sóc và niềm đam mê của các nghệ nhân dành cho tác phẩm của mình.

Mai chiếu thủy bonsai được ưa thích bởi những gốc mai uy nghiêm, tán rộng và hoa trắng điểm xuyến.

Cây có nhiều giống cây khác nhau, thường được trồng làm cây bonsai trang trí sân nhà hoặc trồng chậu cắt tỉa hình dáng đẹp trang trí sảnh, sân vườn…

Mua cây hoa Mai Chiếu Thủy ở đâu?

Bạn có thể đặt mua cây về trồng hoặc các cây bonsai đã tạo dáng tại các cửa hàng online trên mạng. Hoặc để dễ dàng trao đổi và ưng ý chậu cây cảnh đẹp bạn nên ra các địa điểm bán cây cảnh, cây giống gần nhà để đặt mua cho thuận tiện.

> Đặt hoa giao tận nơi tại : Hoa Tươi Buôn Ma Thuột

Một số hình ảnh về cây hoa Mai Chiếu Thủy

mai chiếu thủy

hình ảnh hoa mai chiếu thủy

hình ảnh hoa mai chiếu thủy đẹp

mai chiếu thủy trồng làm cảnh

Trên đây là toàn bộ kiến thức về đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc cây Mai Chiếu Thủy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu bạn là một người yêu hoa, muốn có một chậu Mai Chiếu Thủy đặt trong nhà để mang lại may mắn thì hãy liên hệ ngay với cửa hàng hoa tươi của chúng tôi nhé.


Mai Chiếu Thủy chi cành đẹp, Nguyệt Quế Chào bán 09.12 (O797-7O4-484) ThanhPhong


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button