Cây Xanh

Cách nhận biết cây có độc kèm theo danh sách

Cách nhận biết cây có độc kèm theo danh sách sẽ được giới thiệu trong bài viết này. Cây độc là cây khi người hay động vật ăn phải, có khi chỉ một lượng nhỏ, đã có thể gây ra những rối loạn chức năng trong cơ thể, nặng có thể chết…

Cây có độc là gì?

Bên cạnh một số cây mang độc tính thường xuyên, luôn luôn có trong suốt cả quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng (như lá ngón, trúc đào, cà độc dược.,.), còn có những cây mà độc tính chỉ xuất hiện trong giai đoạn nhất định và ồ những bộ phận nhất định (như ở khoai tây, chất độc solanin chỉ xuất hiện trong thời gian củ khoai tây nẩy mầm và chỉ tập trung ở mầm củ mà thôi).

Đối với một cây, hàm lượng chất độc thay đổi tuỳ theo điều kiện sống và theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của nó. Như ở cây thuốc phiện, chất morphin và các alcaloid độc khác chỉ xuất hiện nhiều nhất trong nhựa quả xanh; quả càng chín hàm lượng chất độc càng giảm.

Sự tích luỹ chất độc trong cây còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, độ chiếu sáng và có khi còn phụ thuộc cả vào nhịp sinh học ngày và đêm. Một ví dụ rõ rệt nhất là sự tích lũy atropin trong cà độc dược: những lá được chiếu sáng nhiều (lá ở phía trên) có hàm lượng atropin cao hơn nhũng lá được chiếu sáng ít (lá già ở phía dưới). Những cây sinh acid cyanhydric, khi điều kiện khí hậu thay đổi làm cây tàn héo đột ngột hay làm cây ngừng sự phát triển, thường làm độc tính của cây tăng rõ rệt.

Kẻ xấu còn sử dụng cây có độc để đầu độc người khác.

Bộ phận nào của cây độc nhất?

Phân bố chất độc trong các bộ phận cây cũng khác nhau, thường chất độc chỉ được tích luỹ ở một phần nhất định như: tập trung ở hạt (thầu dầu, ba đậu, mã tiền), ở quả (thuốc phiện, hồi núi), ở lá (trúc đào, cà độc dược, lá ngón…), ở rễ (ô đầu, chút chít…), ở nhựa mủ (nhựa sui, nhựa xương rồng, nhựa cây giá…), ở lông (lá han…). Cá biệt có sự tương phản điển hình trong cùng một cây, như ở cây củ đậu: củ để ăn sống hoặc xào nấu, nhưng hạt lại rất độc, có thể làm chết người khi ăn phải một lượng nhỏ.

Quá trình phơi sấy, chế biến cũng có thể làm thay đổi độc tính của chúng. Một số cây thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae) khi phơi sấy khô thì chất độc mất đi hoàn toàn hoặc một phần, vì đó là các chất độc dễ bay hơi. Ngược lại, các cây độc chứa alcaloid, độc tính không hề thay đổi trong quá trình phơi sấy. Các cây độc chứa glycosid, khi ủ làm thức ăn gia súc, quá trình lên men có thể phá huỷ hoàn toàn các glycosid độc. Trong khi đó, ở một số cây khác, chất độc lại hình thành trong quá trình phơi sấy, chế biến hay ủ làm thức ăn.

Số lượng cây độc trên trái đất rất lón. Đến nay người ta đã biết hàng nghìn loài có chất độc, thường tập trung vào những cây hạt kín và giới nấm. Đặc biệt, lớp Ngọc lan (cây hai lá mầm) có tỷ lệ cây độc cao hơn ỏ lớp Hành (cây một lá mầm). Các họ thực vật có nhiều cây độc là họ Thầu dầu, họ Trúc đào, họ Cà, họ Đậu, họ Mã tiền… Số loài cây độc ở vùng nhiệt đới nhiều hơn ở các vùng ôn đới và hàn đới.

Nước ta có thảm thực vật rất phong phú, với hàng trăm loài cây độc và khá nhiều nấm độc. Thời gian qua, chúng ta đã gặp nhiều cây độc trong các vụ ngộ độc như mã tiền, hoàng nàn, ô đầu, lá ngón, ba đậu, sui, mưóp sát, cà độc được, v.v…

Các loại cây kịch độc

1. Cây xoan gây tử vong trong vòng 24h sau khi ăn

Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Những độc tố có trong cây xoan gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, hàm lượng cao nhất chứa trong quả.

Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim… Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.

2. Lá ngón có thể chết ngay tức thì

Đây là loại lá có độc tính rất cao, ăn vào có thể chết ngay tức thì. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Đây được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất, chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.

Xem thêm :  Vịt con mới nở ăn gì ? thức ăn cho vịt con mau lớn tăng trọng nhanh

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

3. Mã tiền gây tê liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong

Với hình dạng rất giống quả cam, quả mã tiền là một loại quả chứa độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột, nhưng chúng cũng từng gây nên nhiều vụ ngộ độc chết người do dùng mã tiền ngâm rượu.

4. Cây phụ tử

Cây phụ tử còn gọi là cây xuất gia, vì có đầu hoa giống như đầu nhà tu hành. Cây chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Người bị ngộ độc thường có triệu chứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong.

5. Cây Trúc đào

Cây trúc đào chứa chất độc trên toàn thân, gồm hai loại độc tố mạnh nhất ảnh hưởng đến tim người là oleandrin và neriine, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội, buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim bất thường, và thường tử vong. Trên thực tế, chỉ đơn giản ăn mật ong do ong hút từ mật hoa trúc đào cũng có thể bị ngộ độc.

6. Cây sui độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam

Cây sui, hay còn gọi là cây thuốc bắn, có tên khoa học là Antiaris toxicaria, là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa cây ngấm vào người thì bất kỳ loài động vật nào cũng gặp tử thần nhanh nhất. Nhựa dính vào mắt sẽ gây mù lòa.

7. Cây Củ Chi

Loài thực vật nguy hiểm này có thể giết chết người một thời mọc tràn lan ở vùng đất nằm phía Tây Bắc Sài Gòn.

Loài này có độc tính cao, được xếp vào loại độc dược hạng A. Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không thuốc nào giải độc được. Thân, lá, rễ, quả, hạt cái nào cũng độc, ăn vào một chút xíu là cứng lưỡi, cứng người chết ngay tức khắc.

8. Thơm ổi

Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

9. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

10. Đỗ Quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

Ngoài ra thì cũng có một số loại cây cảnh cũng có độc nhưng lại được trồng nhiều ở trong khuôn viên vườn nhà, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ khu hái lá ăn.

Các loại cảnh cây có độc

1. Trúc đào

Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Xem thêm :  5+cách bảo quản chuối chín tươi ngon cả tuần không sợ hỏng

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

2. Thơm ổi

Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

3. Ngót nghẻo

Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

5. Đỗ Quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

6. Cây thiên điểu

Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

7. Môn kiểng

Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

9. Xương rồng bát tiên

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc

10. Cây Anh Thảo

Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

11. Chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc bi hay sen đá chuỗi ngọc là thực vật mọng nước, có tên khoa học là Sedum morganianum. Cây thích hợp trồng chậu treo trang trí cho cửa sổ nhà bạn thêm xanh tươi, sinh động.

Mặc dù cây cũng góp phần thanh lọc không khí, nhưng nếu bạn quyết định trồng cây này thì cần lưu ý rằng đây là cây cảnh có độc vì chứa chất gucosides. Đây là chất rất có hại cho cơ thể con người, nếu vô tình ăn phải sẽ gây mệt mỏi, tiêu chảy, thậm chí là ảnh hưởng đến hô hấp, gây khó thở, điều tiết nhịp tim khó khăn.

12. Môn lá lớn

Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

13. Hồng môn

Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

14. Dạ lan

Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

15. Cẩm tú cầu

Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

16. Xương rồng kiểng

Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

17. Thủy tiên

Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,…)

Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

19. Tulip

Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

20. Lục bình

Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Xem thêm :  Mèo ragdoll – nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc và giá mèo ragdoll

21. Huệ Lili

Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa…

22. Ngô đồng

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

23. Cây vạn thiên thanh

Loại cây này còn được biết với tên minh ti, chúng thuộc họ ráy, có hình dáng đẹp nên được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh, nhất là trồng trong nhà. Tất cả các bộ phận của cây này đều có độc từ rễ tới ngọn. Do đó bạn tránh chạm vào chúng khi di chuyển và chăm sóc nhé. Khi không may bị dính nhựa cây nên làm dịu chúng bằng nhiệt như hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.

Nhựa cây gây ngứa. Nếu ăn phải bị tê môi, đỏ lưỡi, ngứa họng. Trẻ con ăn lá, hoa hay quả của cây sẽ bị ngộ độc.

24. Cây thế kỷ

Cây thế kỷ (còn gọi là cây thùa) là dạng cây bụi mọng nước, sống lâu năm, lá nhọn, có nhiều răng cưa. Trong môi trường tự nhiên, cây thế kỷ có thể cao 2-4 m, với tán lá màu xanh gần giống như hoa huệ. Khi cây trưởng thành có thể ra hoa màu vàng tươi sáng thu hút chim, ruồi và những loài côn trùng đến lấy mật hoa mà không bị ảnh hưởng bởi nhựa cây.

Theo khuyến cáo trên trang Homeguides, nhựa của cây này khá độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Vật nuôi và kể cả con người tiếp xúc với nhựa cây này có thể bị ngộ độc.

Trong thành phần cây thế kỷ có tinh thể calcium oxalate, nó sản sinh ra một hợp chất gọi là saponin. Saponin cũng tìm thấy trong nhiều họ thực vật, với một số biển thể rất độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng nếu ăn phải. Ngoài ra, nếu người hoặc động vật vô tình hấp thụ saponin vào cơ thể sẽ rất khó tiêu hóa.

Triệu chứng thông thường khi tiếp xúc với nhựa cây thế kỷ là nổi phát ban, rát và ngứa da, tổn thương vùng mắt, kéo dài trong 24 đến 48 giờ. Các cạnh gai của lá kim rất sắc chứa nhựa có thể đâm thủng da, thậm chí có thể gây bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Bên cạnh đó nếu ăn phải bộ phận nào đó của cây thế kỷ, người và động vật có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

25. Vạn tuế

Loài cây này không nên trồng trong phòng kín vì có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong mà bạn không cần phải chạm đến chúng. Riêng vỏ và ngọn cây vạn tuế có chất độc mạnh có thể gây ung thư hay loạn thần kinh mãn tính.

26. Lan chuông

Chất độc trong hoa và quả của loại hoa hoa này có thể gây tử vong nếu bạn nuốt phải.

27. Cây thông đỏ

Cây thông đỏ hay Taxus baccata (“taxus” có nghĩa là độc) là loại cây bụi lớn thường thấy trong các khu rừng ở châu Âu, có lá xanh quanh năm. Trái cây mềm, màu đỏ chín mọng trông rất bắt mắt nhưng chứa hột màu nâu đen có độc tính rất mạnh, đến nay vẫn chưa có thuốc giải loại độc này.

Người nào ăn phải hột cây sẽ chết ngay trong vài phút. Vì chất độc này gây nên chứng co thắt, tê liệt nên nó từng được dùng làm thuốc phá thai tuy nhiên phần lớn trường hợp thường dẫn đến tử vong.

28. Anh đào đen (nightshade)

Quả của cây anh đào đen có thể khiến người nuốt phải bị mất giọng, rối loạn hô hấp, lên cơn co giật và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ nếu ăn phải.

29. Cây kim tiền

Cây Kim Tiền là cây phong thủy số một của các gia đình, trồng cầu mong may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, cần cân nhắc bởi trong thân và lá cây có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu ăn phải. Nặng hơn sẽ gây sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây dính lên mắt cũng ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Hãy chia sẻ cho mọi người nếu thấy thú vị nhé!

shares

  • Share

  • Tweet

  • LinkedIn


Những Loại Cây Cực Độc Ở Việt Nam Có Thể Giết Người Trong Nháy Mắt


?? Đăng ký kênh “KHÁM PHÁ THẾ GIỚI\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button